Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

Tính đặc thù của địa điểm trong sáng tạo nghệ thuật công cộng

Tiếp nối Chuỗi tọa đàm, tập huấn về “Nghệ thuật công cộng – Không gian văn hóa sáng tạo công cộng vì sự phát triển bền vững của Hà Nội”, sáng ngày 5/10/2022, tại Trụ sở Hội KTS Việt Nam, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội, UN-Habitat phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam tiếp tục tổ chức Tọa đàm với chủ đề Tính đặc thù của địa điểm trong sáng tạo nghệ thuật công cộng. 

Với những tiếp cận từ Tọa đàm Không gian công cộng: Kết nối truyền thống và tinh thần đương đại diễn ra vào ngày 4/10 trước đó, Tọa đàm lần này là dịp để các nhà thiết kế, sáng tạo hiểu rõ hơn về cuộc thi, giải đáp thắc mắc dành cho các bạn trẻ, tập huấn về thiết kế, thực thi, duy trì và quản lý các tác phẩm nghệ thuật công cộng cho các đối tượng là tài năng thiết kế nghệ thuật trẻ tại Hà Nội.

Hướng tới khơi nguồn cảm hứng, và tạo không gian cho các bạn trẻ từ các lĩnh vực thiết kế văn hóa nghệ thuật khác nhau cùng tương tác kết nối, Tọa đàm đã bắt đầu bằng một nghiên cứu cụ thể về một không gian công cộng nổi tiếng tại Đức – dự án Skulptur Projekte ở TP Munster của diễn giả Phan Thùy Phương – Nghiên cứu sinh Đại học Bielefeld (Đức) – Thực tập sinh quốc tế, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dẫn luận là một bài học kinh nghiệm quý báu về lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật công cộng gắn với không gian công cộng vì đô thị bền vững, tạo không gian cho giới sáng tạo trẻ từ các lĩnh vực thiết kế văn hóa nghệ thuật khác nhau tương tác kết nối đồng thời phổ biến chi tiết nội dung cuộc thi và giải đáp thắc mắc dành cho đối tượng giới sáng tạo trẻ có hứng thú. Đồng thời, theo diễn giả Phan Thùy Phương, quan điểm của tác giả dự án này đó là: “Nghệ thuật cần không gian, chứ không phải nghệ thuật tạo ra không gian.”

Diễn giả Phan Thùy Phương – Nghiên cứu sinh Đại học Bielefeld (Đức) – Thực tập sinh quốc tế, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội

Cũng tại tọa đàm, Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đồng thời với vị trí là người thực hiện các dự án nghệ thuật đương đại gần 20 năm nay, đã chia sẻ thêm một số dự án nghệ thuật đã thực hiện như Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, Dự án Cấn Văn Ân – Phản chiếu song hành, Phạm Khắc Quang- “Xẩm tàu điện” … cùng nhiều dự án khác và thông qua đó để kể một câu chuyện về ngữ cảnh và sự tham gia của cộng đồng vào tác phẩm.

Đặc biệt tại tọa đàm, diễn giả và khách mời đã có dịp cùng trao đổi về cách hình thành ý tưởng nghệ thuật công cộng gắn với không gian (văn hóa sáng tạo) công cộng trong đô thị bền vững; Kỹ năng và phương pháp tư duy và hình thành ý tưởng nghệ thuật công cộng: Chia sẻ từ người thực hành nghệ thuật có kinh nghiệm; Các nguyên tắc và điều cần lưu ý khi xây dựng và triển khai ý tưởng nghệ thuật công cộng và các nội dung chính trong một đề xuất dự án NTCC bền vững…

Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế – Khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Khi một thành phố gia nhập một mạng lưới sáng tạo, thì từ chính quyền đến các nhà chuyên môn, chúng ta phải làm thế nào đó để cho bản thân mỗi người của Hà Nội cảm nhận được họ là công dân của thành phố sáng tạo. Và có một đặc thù từ buổi thảo luận từ ngày hôm qua, các không gian công cộng tại Việt Nam của chúng ta có nhiều khác biệt với các quốc gia phương Tây. Và không gian công cộng đầu tiên của chúng ta không phải là quảng trường, tượng đài, mà đó là đường phố. Tôi nghĩ đa phần khách du lịch đến Việt Nam tham quan các khu phố cổ không chỉ vì là các mái nhà cổ kính mà còn bởi sự giao thoa sống động giữa không gian sinh hoạt và không gian công cộng, hay một ví dụ khác như các khu vực chợ thuyền trên sông. Và tôi hy vọng, một ngày nào đó, Hà Nội sẽ gợi lại đúng như những gì họa sĩ Thế Sơn đã nói, đó chính là ký ức đô thị, và các ký ức đẹp đẽ đó sẽ tiếp tục được tại Hà Nội.

Nguyễn Thế Sơn; Phan Thùy Phương; Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế (theo thứ tự từ trái sang phải).

Ngoài ra, tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ từ khách mời tham dự sự kiện, với những góc nhìn thực tế từ các nhà quản lý đô thị, kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà thiết kế và cả những người sống tại các tuyến phố tập trung nhiều không gian công cộng tại Hà Nội. Hy vọng, với góc nhìn đa dạng, Tọa đàm đã khơi nguồn cảm hứng, tạo không gian cho các bạn trẻ từ các lĩnh vực thiết kế văn hóa nghệ thuật khác nhau cùng tương tác kết nối và các thí sinh tham dự sẽ có thêm những kinh nghiệm quý báu để tạo ra được những tác phẩm ấn tượng.

Xem thêm: Không gian công cộng: Kết nối truyền thống và tinh thần đương đại

Chuỗi tọa đàm, tập huấn về “Nghệ thuật công cộng – Không gian văn hóa sáng tạo công cộng vì sự phát triển bền vững của Hà Nội”, nằm trong khuôn khổ Cuộc thi Thiết kế Nghệ thuật công cộng Hà Nội 2022Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2022 với kỳ vọng thu hút sự tham gia của các bên liên quan trong lộ trình xây dựng Hà Nội – TP sáng tạo. Chi tiết xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tag/le-hoi-thiet-ke-sang-tao

Thuỵ An – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

The post Tính đặc thù của địa điểm trong sáng tạo nghệ thuật công cộng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/nr36Vay
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét