Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

Buổi ra mắt thương hiệu nội thất Việt Kia: Khám phá văn hóa và di sản Việt

Chiều ngày 24/9/2024, sự kiện ra mắt thương hiệu nội thất Việt Kia đã diễn ra tại Hà Nội, mang đến một không gian đậm chất văn hóa Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia văn hóa, các nhà thiết kế và kiến trúc sư hàng đầu. Được lấy cảm hứng từ những vật dụng quen thuộc như chõng, chạn và cả chiếc ghế Hoàng Bào, ghế Nam Phương Hoàng Hậu, Việt Kia tự hào giới thiệu những sản phẩm nội thất đậm bản sắc dân tộc trong diện mạo hoàn toàn mới mẻ và đương đại.

Một không gian đậm chất văn hóa Việt Nam
Một không gian đậm chất văn hóa Việt Nam

Với thông điệp “Tái tạo di sản, vươn tầm thế giới”, Việt Kia đã khéo léo chắt lọc các yếu tố văn hóa Việt và kết hợp với những xu hướng thiết kế đương đại, tạo ra những sản phẩm nội thất không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc.

Theo bà Nguyễn Phương Chi, CEO của SEMA DESIGN CENTER, Việt Kia chính là biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại: “Việt Kia chắt lọc các yếu tố văn hóa và di sản Việt, sử dụng như những mảnh ghép và kết hợp với chất liệu và xu hướng thiết kế đương đại. Sản phẩm mang hình hài mới nhưng vẫn giữ tinh thần dân tộc cốt lõi.

Những chi tiết nhỏ nhưng rất Việt được Việt Kia sắp xếp
Những chi tiết nhỏ nhưng rất Việt được Việt Kia sắp xếp

Sự kiện được sắp đặt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam, từ hình ảnh làng quê đến âm nhạc và ẩm thực truyền thống. Mỗi chi tiết trong không gian đều gợi lên tinh thần dân tộc, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mang đến một trải nghiệm văn hóa đầy ý nghĩa cho khách mời.

Khách mời hòa mình vào không gian trang trí tinh tế, được cảm nhận bằng cả 6 giác quan với âm nhạc nhã nhạc cung đình Huế và hương trầm lãng đãng khắp nơi.
Khách mời hòa mình vào không gian trang trí tinh tế, được cảm nhận bằng cả 6 giác quan với âm nhạc nhã nhạc cung đình Huế và hương trầm lãng đãng khắp nơi.

Không gian sự kiện được bài trí tỉ mỉ, tái hiện hình ảnh làng quê Việt Nam với những bụi rạ, chạn gỗ, chõng tre. Màu sắc và thiết kế hài hòa, đậm nét truyền thống, tạo nên một khung cảnh vừa quen thuộc, vừa độc đáo hòa cùng với âm nhạc nhã nhạc cung đình Huế và hương trầm, mang đến một trải nghiệm văn hóa đầy ý nghĩa. Khách mời được trải nghiệm vào không gian thiết kế độc đáo, thưởng thức các món ăn dân dã và cảm nhận sự tinh tế trong từng sản phẩm nội thất. Tất cả giác quan cùng hòa quyện trong không gian sự kiện, tạo nên một trải nghiệm toàn diện, giúp truyền tải rõ ràng tinh thần mà Việt Kia mong muốn – sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại.

Điểm nhấn của sự kiện chính là buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa và thiết kế. Đầu tiên là phần chia sẻ của Kiến trúc sư Lê Thành Vinh – Nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích, với chủ đề “Giá trị văn hóa trong thiết kế nội thất”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện đại hóa. Bài nói được dẫn dắt từ các lĩnh vực khác nhau: đời sống, kiến trúc, âm nhạc.. và tất cả giá trị đó đều được tiếp biến một cách thú vị tạo nên những giá trị mới cho mỗi thời kỳ. Bài nói sâu sắc và có nhiều hàm chứa về ý nghĩa giá trị văn hóa với đời sống đương đại.

Tiếp theo, ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã mang đến một góc nhìn độc đáo về “Giá trị của thủ công Việt trong thời đại mới”. Ông khẳng định rằng, việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn mở ra cơ hội kinh tế lớn cho các làng nghề và cộng đồng địa phương.

Buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa và thiết kế.
Buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa và thiết kế.

Không khí hội trường thêm phần sôi nổi khi các chuyên gia, trong đó KTS Lê Trương – chủ tịch Hội nội thất Việt Nam, KTS Vũ Hoàng Sơn – văn phòng thiết kế VUUV cùng nhau thảo luận về các thách thức và cơ hội trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa trong thiết kế nội thất. Những câu hỏi như “Làm thế nào để bảo tồn giá trị truyền thống mà không bị rập khuôn, nhàm chán?” hay “Làm thế nào để đưa văn hóa Việt vào thiết kế nội thất một cách tinh tế, không gượng ép?” đã được đưa ra và bàn luận sâu sắc.

Sự kiện kết thúc trong bầu không khí ấm cúng và trang trọng. Không chỉ là một buổi ra mắt sản phẩm, đây còn là một cuộc gặp gỡ, giao lưu của những tâm hồn yêu nghệ thuật và văn hóa Việt, nơi những giá trị di sản được tôn vinh và phát triển trong một hình hài mới.

Bộ sưu tập nội thất được giới thiệu như một triển lãm thực thụ, với những sản phẩm độc đáo thể hiện sự hòa quyện giữa chất liệu hiện đại và các yếu tố văn hóa cổ truyền
Bộ sưu tập nội thất được giới thiệu như một triển lãm thực thụ, với những sản phẩm độc đáo thể hiện sự hòa quyện giữa chất liệu hiện đại và các yếu tố văn hóa cổ truyền

Nghiên Dương – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/tJVDmpi
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Suy nghĩ về không gian công cộng trước chợ Bến Thành

Sắp tới, việc nâng cấp khu vực trước Chợ Bến Thành có thể sẽ mang đến cho TP.HCM một cơ hội độc đáo để đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về chính mình. Bốn địa danh đô thị bao quanh khu vực này nhắc chúng ta nhớ về lịch sử của thành phố (TP) như một Paris của phương Đông, được thúc đẩy bởi cộng đồng người châu Á đa dạng và năng động. Mỗi địa danh đô thị này nói riêng cũng là đại diện tương ứng cho các khía cạnh khác nhau (thương mại, cơ sở hạ tầng, văn hóa và môi trường) đã góp phần khiến TP được yêu mến.

Tuy nhiên, ngay tại trung tâm của khu vực này, như một vết chém chia cắt không gian làm đôi, là một công trình dang dở đang truyền tải một thông điệp lạc lõng: thông điệp về lòng tham và sự lừa dối: Khi mà người dân Việt Nam đang đồng lòng kiên quyết thể hiện sự ủng hộ của họ đối với cuộc chiến chống tham nhũng, việc phá hủy đống đổ nát của tòa nhà này, và tích hợp bốn địa danh đô thị vào một không gian công cộng mang tầm quốc tế sẽ cho thấy rõ ràng các giá trị mà TP.HCM muốn đại diện, trên con đường trở thành một trong những TP hàng đầu châu Á.

Cải tạo cảnh quan trước chợ Bến Thành (Nguồn: Internet)
Chợ Bến Thành sau khi được cải tạo (Nguồn: Tác giả)

Trong suốt chiều dài lịch sử, cá tính của các TP được định nghĩa bởi không gian công cộng của chúng.

Athens được coi là cái nôi của tổ chức nhà nước hiện đại và Agora là trung tâm chính trị của TP. Đó là nơi tụ họp của dân chúng để bầu ra người đại diện và xem xét các tài khoản công. Đây cũng là nơi các nhà triết học như Plato hay Socrates thảo luận về những vấn đề của thời đại, từ đó định hình cách nhìn của chúng ta về thế giới ngày nay.

Ở Tây Âu, nơi đầu tiên kinh tế được phát triển mạnh mẽ, các quảng trường trung tâm là khu vực để nông dân và nghệ nhân bán sản phẩm và dịch vụ của họ. Quảng trường Grand-Place của Brussels (Bỉ), được bao quanh bởi các tòa nhà tráng lệ của các đoàn hội hùng mạnh trong TP, là một minh họa cho việc sử dụng không gian công cộng vì mục đích kinh tế. Đây cũng là một trong những quảng trường đẹp nhất thế giới.

Không gian công cộng cũng có thể được sử dụng như những tuyên bố mạnh mẽ.

Tại Berlin, Potsdamer Platz đã trở thành biểu tượng cho hòa bình trỗi dậy của nước Đức. Khu vực này đã bị phá hủy trong Thế chiến II và bị chia cắt bởi Bức tường Berlin. Nhưng sau khi thống nhất, nó đã trở thành một trong những công trình xây dựng đáng mong đợi nhất ở châu Âu. Trở thành một mắt xích sôi động liên kết hai nửa TP, Potsdamer Platz đã chữa lành những vết thương lịch sử và lần nữa khẳng định Berlin là một trong những thủ đô lớn của thế giới.

Tại Paris, vai trò định nghĩa này được đảm nhiệm bởi Sông Seine. Bao quanh bởi những kiệt tác kiến trúc, chảy qua những cây cầu thanh lịch, hai bên là những bến tàu lãng mạn, không gian công cộng nối dài này phản ánh hình ảnh Paris như một kinh đô của văn hóa và nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà dòng sông này, thay vì một sân vận động chung chung nào đó, đã được chọn làm địa điểm tổ chức lễ đăng cai Thế vận hội Olympic gần đây nhất.

Giờ đây, TP.HCM đang đứng trước một cơ hội độc đáo để khiến không gian công cộng truyền tải định nghĩa về cá tính của TP, đồng thời đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về các ưu tiên của TP khi hướng tới mục tiêu trở thành một trong những đô thị hàng đầu châu Á. Cơ hội đó được tạo ra thông qua quyết định về việc nâng cấp sắp tới trên khu vực phía trước chợ Bến Thành, khi hiện nay công trình tuyến tàu điện ngầm bên dưới đã hòan thành.

Cơ hội này được “khơi mào” bằng hai kinh nghiệm thành công trong việc phát triển không gian công cộng của TP.HCM, mỗi kinh nghiệm có thể coi là một bước đệm trong quá trình phát triển đô thị mà chính quyền địa phương có thể gây dựng.

Bước đệm đầu tiên, phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành nơi phản ánh sức sống của đời sống xã hội trong TP. Mỗi buổi tối, khi làn gió mát dịu thổi từ sông Sài Gòn, đám đông vui vẻ tràn vào làn giữa đặc biệt rộng lớn của con phố. Trẻ em chơi đùa và đạp xe, thanh thiếu niên nhảy múa và biểu diễn, các gia đình tụ tập và thư giãn… Cho đến tối muộn, đặc biệt là vào cuối tuần, dường như toàn bộ năng lượng của đời sống vỉa hè TP.HCM đã được cô đọng lại chỉ trong vài dãy nhà ở trung tâm TP, làm hài lòng không chỉ người dân địa phương mà còn cả khách du lịch.

Quang cảnh khu vực cầu Thủ Thiêm (Nguồn: Tác giả)

Bước đệm thứ hai, gần đây hơn, Thủ Thiêm Plaza mới được xây dựng và đưa vào hoạt động như một sân khấu kịch khổng lồ thể hiện sự tăng trưởng về kinh tế của TP.HCM. Bên kia sông Sài Gòn là những tòa nhà chọc trời sáng lóa của Quận 1 và Quận 2, minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của TP kể từ khi kết thúc thời kỳ bao cấp. Và mỗi ngày, khi màn đêm buông xuống, tất cả người dân TP được tận hưởng không khí mát mẻ trong khi chiêm ngưỡng đời sống phong phú diễn ra ở hai bên bờ sông: khung cảnh kiến trúc hiện đại của TP, những hoạt động sôi động, công viên phủ đầy mảng xanh…

Tuy nhiên, vượt qua cả phố Nguyễn Huệ và Thủ Thiêm Plaza, khu vực trước chợ Bến Thành mới là nơi có tiềm năng để trở thành không gian công cộng đặc trưng của TP.HCM.

Phối cảnh phương án cải tạo cảnh quan trước chợ Bến Thành sau khi hoàn thành.
(Nguồn: internet)

Với bốn địa danh đô thị bao quanh khu vực. Ở phía Bắc, chợ Bến Thành với kiến trúc Pháp hiệu quả và thanh lịch kết hợp với văn hóa thương mại mạnh mẽ của miền Nam Việt Nam. Không xa đó, về phía Đông, Trụ sở Đường sắt phản ánh tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông trong sự phát triển của TP. Ở phía đối diện, về phía Tây, công viên 23 tháng 9 là một trong những không gian xanh lớn nhất ở trung tâm TP. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, ở phía Nam là Bảo tàng Mỹ thuật với kiến trúc tráng lệ và sở hữu bộ sưu tập tranh phong phú.

Bốn địa danh đô thị này là lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự trỗi dậy của TP trong một thế kỷ trước.

Vào thời điểm đó, Sài Gòn đã trở thành Paris của phương Đông nhờ bố cục đô thị và phong cách kiến trúc. Nhưng sự năng động của nó hiển nhiên là đặc trưng của châu Á, được thúc đẩy bởi đặc điểm dân số pha trộn bao gồm một nhóm người Kinh chiếm đa số, một tầng lớp doanh nhân gốc Hoa và thậm chí là một cộng đồng đáng kể người Nam Ấn. Xét cho cùng, Bảo tàng Mỹ thuật tráng lệ được xây dựng bởi một doanh nhân địa phương giàu có mà không phải là chính quyền thực dân.

Bảo tàng Mỹ thuật và tòa nhà cao tầng chia cắt khu vực (Nguồn: Tác giả)

Thật không may, một tòa nhà cao tầng khổng lồ còn đang dang dở đã che khuất Bảo tàng Mỹ thuật, chia cắt khu vực đô thị đắc địa này thành hai phần, giống như Bức tường Berlin đã chia cắt Potsdamer Platz. Được rót vốn bằng cách lừa dối lòng tin của những người tiết kiệm nhỏ bé, thúc đẩy bằng cách hối lộ các quan chức chính phủ và được kỳ vọng sẽ trở thành cơ hội rửa tiền, đống đổ nát của tòa nhà này thể hiện trái ngược với hình ảnh đặc trưng mà Việt Nam muốn mang lại.

Tuy nhiên, may mắn thay, dự án đã bị đình trệ. Sau khi các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt giữ, vào tháng 10 năm 2022, logo Viva Land đã bị gỡ khỏi hàng rào bên ngoài và dường như không có nhà thầu mới nào tham gia. Trong trường hợp không có công trình xây dựng mới, đống đổ nát của tòa nhà này chỉ đơn giản là lời nhắc nhở về những tổn thất mà lòng tham và tham nhũng có thể gây ra.

Vẫn chưa quá muộn để xóa bỏ “vết thương hở” này và chuyển đổi khu vực đô thị đắc địa trước chợ Bến Thành thành không gian công cộng mang “định nghĩa” của TP.HCM. Trong số các tòa tháp cao 55 và 48 tầng theo quy hoạch, chỉ có khoảng chục tầng đã được xây dựng trên mặt đất. Chúng có thể được phá dỡ. Đối với sáu tầng ngầm, chúng có thể được chuyển đổi công năng thành khu vực đậu xe thương mại, giải tỏa tắc nghẽn cho các đường phố xung quanh và làm cho trung tâm TP.HCM thân thiện hơn với người đi bộ. Song song đó, có thể phát động một cuộc thi quốc tế để cung cấp ý tưởng biến khu vực này thành không gian công cộng đẳng cấp thế giới.

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, đã có một làn sóng tiếc thương dành cho ông. Những thông điệp biết ơn về cuộc chiến chống tham nhũng không ngừng nghỉ của ông đột nhiên tràn ngập trên mạng xã hội, cho thấy kế hoạch của ông thân thương gần gũi như thế nào đối với người dân Việt Nam.

Việc phá dỡ tàn tích xấu xí của tòa nhà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và xem xét lại về khu vực trước chợ Bến Thành sẽ cho thấy rằng tầm nhìn của ông Trọng vẫn còn sống. Và không gian công cộng được hình thành sắp tới, hy vọng sẽ thành công như phố Nguyễn Huệ và Thủ Thiêm Plaza, trở thành tuyên bố mạnh mẽ về cam kết của TP.HCM đối với sự liêm chính trong phát triển đô thị.

Martin Rama
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 7-2024)


*Martin Rama: Là Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2010. Ông là tác giả của “Hà Nội – Một chốn rong chơi”, cuốn sách đoạtGiải thưởng Bùi Xuân Phái năm 2014, và “Vì tình yêu Hà Nội”, cuốn sách về bảo tồn di sản và phát triển đô thị phát hành năm 2023.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/7zO0he1
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2024

Luật Thủ đô 2024 Mở đường cho phát triển không gian công cộng, mặt nước, cây xanh Hà Nội

Ngày 28/6/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có nội dung Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước với sông Hồng: Tạo cơ hội lớn để phát triển không gian công cộng Hà Nội.

Luật Thủ đô cho phép xây dựng các công trình phù hợp với quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan

Điều 17 Luật Thủ đô [1] “Các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.”. Liên quan thực thi nội dung này có các Quy hoạch phòng chống thiên tai và Thủy lợi, Quy hoạch phòng, chống lũ, đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” [2] “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” [3]

Đề xuất làm đường trên cao kết hợp với gia cường đê và mở rộng không gian trữ nước kết hợp với công viên bờ sông, bãi nổi sông Hồng tạo ra hàng trăm km2 không gian cây xanh mặt nước, không gian công cộng giá trị

Để đảm bảo lưu thông dòng chảy, phải bỏ các đề xuất xây dựng công trình gây cản trở dòng chảy, như liệt kê trong khoản 3 điều 32 Luật Thủ đô “UBND TP Hà Nội quyết định: Hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái kết hợp tham quan, giáo dục trải nghiệm, du lịch trải nghiệm bảo đảm nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”. Diễn giải những quy định này theo quy luật vật lý: Tác động của vật thể với dòng chảy của nước thì các không gian, công trình phục vụ mục đích công cộng ở đây được hiểu chỉ là giữ nguyên cao trình hiện trạng, không tôn cao, san lấp mà chỉ tạo ra những bề mặt bằng phẳng, hay những chi tiết kiến trúc nhỏ, có độ mảnh, không tạo nên những khối tích bất kỳ kích thước nào để đảm bảo dòng chảy được lưu thoát. Những quy định của Luật Thủ đô cũng loại bỏ những nội dung trái với quy hoạch đê điều và Luật Thủ đô có trong dự thảo Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội. “… Tại bờ tả sông Hồng, ngoài các khu dân cư hiện hữu thấp tầng được phát triển thành các khu chức năng đô thị nhà ở đa dạng loại hình từ thấp tầng đến cao tầng tạo điểm nhấn cho toàn bộ không gian cảnh quan sông Hồng cùng các công viên sông đô thị hai bên bờ sông Hồng và bãi giữa”. [4]

Xây dựng tuyến đê mới và khu dân cư tại đâu để cân bằng lợi ích Đất – Nước bền vững lâu dài?

Điều 17 Luật Thủ đô: “Cho phép xây dựng các tuyến đê mới dọc theo hành lang thoát lũ để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng. Trong khu vực hành lang thoát lũ được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ được duyệt”. Luật Thủ đô định hướng lập Quy hoạch chung Thủ đô, để sông Hồng trở thành “Trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của TP” thì yêu cầu tiên quyết là đảm bảo sông Hồng có đủ không gian cho nước chảy và nước phải sạch. Nhiệm vụ này được xác định trong “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có nội dung: “Xây dựng các công trình để dâng mực nước trên sông Hồng tại hạ lưu cống Xuân Quan, sông Đuống tại hạ lưu cống Long Tửu để ứng phó với diễn biến hạ thấp mực nước trên hệ thống sông; tiếp nguồn thuận lợi cho hệ thống Bắc Hưng Hải và các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Ngũ Huyện Khê, kết hợp với các giải pháp xử lý nước thải để làm sống lại các sông nội đồng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Ngũ Huyện Khê, sông Châu Giang, sông Bắc Hưng Hải. Thực hiện phương án bổ sung nước từ dòng chính sông Đà vào sông Tích, sông Đáy”.

Sáng 20/6/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường cho hay, ông là người tham gia xây dựng quy hoạch, vai trò của Sông Hồng trong Quy hoạch Thủ đô sẽ lồng ghép 3 nhiệm vụ: (1) Tiết kiệm 5 tỷ m3 nước sạch để phục vụ sinh hoạt và sản xuất; (2) rửa trôi nước thải, làm sạch các dòng sông khô hạn ô nhiễm; (3) tạo cảnh quan để xây dựng hai con đường di sản hai bên sông. [5]

Giữ lại 5 tỷ m3 nước xả từ hồ thủy điện trong thời gian rất ngắn đòi hỏi không gian trữ nước rất lớn, nếu trữ trong 1.000km2 thì cột nước cao 5m, trong khi tổng diện tích trong lòng đê hai bên sông của 29km sông Đà và 129km sông Hồng chảy qua Hà Nội có diện tích 400km2. Khi đập Xuân Quang, Long Tửu hình thành đập dâng thì 400km2 dòng sông và vùng đất bãi lọt trong hai con đê có thể trữ được 2 tỷ m3 nước sạch, tham gia rửa trôi nước ô nhiễm nhưng sẽ nhấn chìm con đường và các công trình xây dựng trong khu vực.

Đường mới và tuyến đê mới đặt tại vị trí của tuyến đê hiện trạng là việc làm mang lại nhiều lợi ích đã được Luật Đê điều 2006 cho phép: “Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong công tác quy hoạch phòng, chống lũ. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này”

Luật Thủ đô cho phép xây dựng các công trình phù hợp với quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan

Việc định cư an toàn, lâu dài cho 0,3 triệu dân cư ngoài đê sông Hồng là thách thức lớn bao năm nay vì đất trong đồng đã dày đặc làng xóm cũ và ruộng lúa, thì nay đã được hóa giải: Quy hoạch TP mới Bắc sông Hồng đã giảm đất nông nghiệp, tăng đất ở để tiếp nhận thêm 1,6 triệu người (từ 1,3 triệu người năm 2024 sẽ tăng lên 2,9 triệu người năm 2045) không gian đô thị mới trong đồng có thể tiếp nhận nhiều hơn gấp 5 lần dân cư ngoài bãi sông Hồng, 1,6 triệu/0,3 triệu người). Với chiến lược làm đập tràn, lấy nước sạch sông Hồng cất giữ trong lòng sông và tràn vào 600km2 thuộc lưu vực các sông con, kênh mương, hồ ao, ruộng trũng… tạo thành đô thị nước sinh thái, gia tăng chất lượng sống, giá trị bất động sản, cũng như phát triển nông nghiệp thủy sản hiện đại, tạo ra những không gian công cộng, kiến trúc cảnh quan đặc sắc làm giàu cho cư dân trong đồng lẫn ngoài bãi, và cho cả Thủ đô ta.

Trần Huy Ánh
Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 7-2024)


Chú dẫn
[1] https://ift.tt/ORfE8g5 -2024-575158.aspx;
[2] https://ift.tt/xU59nvf;
[3] https://ift.tt/SWIEnuc;
[4]https://ift.tt/oeXQZis;
[5] https://ift.tt/pCtfsTq.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/RjgYeHr
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chung kết giải thưởng Kiến trúc công nghiệp Việt 2024 vinh danh công trình tiêu biểu

Ngày 20/09/2024 Ban tổ chức Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp Việt Nam 2024 đã vinh danh tám thiết kế công trình xuất sắc tại sự kiện diễn ra ở Tp. HCM. Sáng kiến mang tầm chiến lược này nhằm đem đến sân chơi chuyên biệt, mang tầm quốc tế cho giới kiến trúc công nghiệp và dựng xây nguồn nhân lực chất lượng cao về thiết kế công nghiệp cho Việt Nam.

Giải thưởng tạo dấu ấn qua chuỗi hoạt động: triển lãm công trình kiến trúc công nghiệp, hội thảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sự kiện vinh danh các đơn vị tư vấn thiết kế tài năng và trao học bổng cho sinh viên Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh.

Giải thưởng là sáng kiến của công ty NS BlueScope Việt Nam và được phát động cùng trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM, kết hợp với đội ngũ tư vấn và ban giám khảo chuyên môn. Qua hơn ba tháng triển khai, cuộc thi thu hút 33 công trình chất lượng cao trải dài khắp 18 tỉnh, thành, từ 15 đơn vị tư vấn thiết kế lớn trên cả nước. Đây không chỉ là những công trình xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế và công năng của nhà máy, kho xưởng mà còn là những tác phẩm đầy cảm hứng về sự sáng tạo, tính bền vững và tình yêu nghệ thuật thiết kế của các kiến trúc sư tài năng và duy mỹ.

Tại sự kiện chung kết Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp Việt Nam 2024 tôn vinh 8 công trình xuất sắc nhất, đáp ứng các tiêu chí về Kiến trúc độc đáo – Sáng tạo – Tính bền vững, gồm: 01 Giải Đẹp bền vững, 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba và 01 Giải Sáng tạo.

8 công trình xuất sắc nhất, đáp ứng các tiêu chí về Kiến trúc độc đáo – Sáng tạo – Tính bền vững, đã được vinh danh tại sự kiện chung kết Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp Việt Nam 2024

Trong đó, hai tác phẩm đạt giải cao nhất là Nhà máy may mặc Đức DBW và Nhà máy Hayward Quartz Technology sẽ đại diện Việt Nam tranh tài ở giải thưởng Kiến Trúc BlueScope Đông Nam Á tổ chức tại Malaysia vào tháng 11/2024.

Ông Nguyễn Trường Hải, Tổng Giám đốc Công ty VEV nhận Giải Nhất cho Thiết kế Nhà máy may mặc Đức DBW
Ông Phạm Trọng Luật, Giám đốc Công ty M.I.T.A nhận Giải Đẹp Bền Vững cho Thiết kế Nhà máy Hayward Quartz Technology.

Ông Đặng Thanh Hùng, Phó Tổng Giám Đốc NS BlueScope Việt Nam chia sẻ: “Là một tập đoàn tôn thép toàn cầu đã đồng hành cùng sự phát triển của kiến trúc công nghiệp Việt hơn 30 năm qua, chúng tôi xác định sứ mệnh chung tay nâng tầm kiến trúc công nghiệp Việt và từng bước thực hiện trong nhiều năm. Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp Việt Nam là một trong những hoạt động vì sứ mệnh này. Đây cũng là cơ hội để các tài năng kiến trúc công nghiệp nước nhà cọ xát thực tiễn mạnh mẽ với giới chuyên gia hàng đầu khu vực, mở rộng quan hệ kết nối xuyên Á trong ngành kiến trúc công nghiệp, mở đường cho việc ươm mầm các tài năng trong tương lai.

Những giải pháp sáng tạo được trưng bày tại triển lãm kiến trúc công nghiệp Việt và chia sẻ tại Hội thảo Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiến trúc công nghiệp không chỉ làm phong phú thêm các ý tưởng đột phá cho kiến trúc công nghiệp Việt Nam mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ kiến trúc sư hạt giống tương lai.

Ông Lê Văn Thương chia sẻ ý nghĩa mang lại của giải thưởng đối với các nhà thiết kế công trình kiến trúc công nghiệp

PGS. TS. KTS Lê Văn Thương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, kiến trúc công trình công nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực thiết kế cũng có bước phát triển vượt bậc, để bắt kịp xu thế. Nhà trường liên tục tạo ra các cơ hội trao đổi kiến thức và cọ xát thực tế với các doanh nghiệp toàn cầu, các kiến trúc sư tài năng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến và sự hợp tác của NS BlueScope Việt Nam khi phát động Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp cùng nhiều hoạt động ý nghĩa trong việc khai mở tri thức, tạo sân chơi chuyên nghiệp và tạo cơ hội cọ sát học hỏi tầm quốc tế cho các tài năng thiết kế công trình kiến trúc công nghiệp Việt theo xu thế bền vững.”

Hai tác phẩm đạt giải cao nhất là Nhà máy may mặc Đức DBW và Nhà máy Hayward Quartz Technology sẽ đại diện Việt Nam tranh tài ở giải thưởng Kiến Trúc BlueScope Đông Nam Á tổ chức tại Malaysia vào tháng 11/2024.

(c) Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/2OLM5np
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

Hội thảo Kiến trúc xanh lần thứ 16: Hướng tới Net Zero Carbon trong Thiết kế Kiến trúc

Hội thảo Kiến trúc Xanh lần thứ 16 đã diễn ra thành công tốt đẹp với hơn 350 lượt khách đăng ký tham dự tại hội trường. Tạp chí Kiến trúc tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông, đồng hành cùng sự thành công của hội thảo. Hội thảo lần này tập trung vào chủ đề hiện đang được rất nhiều các bên quan tâm, đặc biệt là các đơn vị tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, các đơn vị phát triển dự án, đó là Net Zero Carbon trong công trình xây dựng.

Hội thảo với hơn 350 khách tham dự
Hội thảo với hơn 350 khách tham dự

Hội thảo Kiến trúc Xanh là một trong những hoạt động chuyên môn thường kỳ của CLB Kiến trúc Xanh TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện lần này đánh dấu thêm một hội thảo thành công của CLB Kiến trúc Xanh TP. Hồ Chí Minh, với các bài trình bày có chất lượng cao đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước, chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ Singapore, Hàn Quốc và khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ đó có được định hướng cho sự phát triển Công trình xanh và Net Zero Carbon tại Việt Nam trong tương lai.

Các khu vực trưng bày triển lãm
Các khu vực trưng bày triển lãm

Hội thảo Kiến trúc Xanh lần 16 bắt đầu bằng bài trình bày của KTS. Trần Khánh Trung, Phó Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, Chủ nhiệm CLB, với nội dung tổng quan “Công trình xanh và Net Zero Carbon” để làm rõ, giải đáp các thuật ngữ chuyên ngành cho cam kết của chính phủ Việt Nam để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Khán giả đã được giải đáp các câu hỏi rất quan trọng về các giải pháp thiết kế để giảm phát thải carbon từ công trình kiến trúc, và liệu có thể đạt Net Zero Carbon đối với công trình kiến trúc hay không.

Bài thuyết trình của KTS Trần Khánh Trung
Bài thuyết trình của KTS Trần Khánh Trung

ThS. Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phuc Khang Corporation, đã mang đến những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc, với các chính sách tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển công trình xanh ở Singapore và Vương quốc Anh, qua bài trình bày “Chính sách, pháp luật về phát triển Công trình xanh Việt Nam”.

Bài thuyết trình của Bà Lưu Thị Thanh Mẫu
Bài thuyết trình của Bà Lưu Thị Thanh Mẫu

Bài thuyết trình “Các giải pháp kính cho công trình bền vững” của Bà Irene Cheng, Trưởng nhóm Bền vững và Truyền thông, Tập đoàn Kính AGC Châu Á, với mục tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tòa nhà Net Zero Energy bằng các sản phẩm kính cải tiến của AGC, bà Irene Cheng đã trả lời cho sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và tính bền vững, với những công trình thực tiễn tại Singapore.

Bài thuyết trình của Bà Irene Cheng
Bài thuyết trình của Bà Irene Cheng

Điểm nhấn của Hội thảo lần 16 là bài trình bày của Tiến sĩ Jin-Ho Park, Giáo sư Đại học Inha, Hàn Quốc chia sẻ về ngành công nghiệp xây dựng tại Hàn Quốc, các kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp kiến trúc bền vững, trong đó có Tòa nhà The Pinnacle Gangnam đạt LEED O+M Gold qua bài trình bày “Các xu hướng công trình bền vững tại Hàn Quốc”.

Bài thuyết trình của Giáo sư Jin Ho Park
Bài thuyết trình của Giáo sư Jin Ho Park

Hội thảo Kiến trúc xanh lần 16 đem đến cho các chuyên gia, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà phát triển dự án… cơ hội giao lưu, học hỏi các kiến thức mới, bên cạnh kết nối và tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, công nghệ tiên tiến nhất, chung tay xây dựng nên một nền kiến trúc và xây dựng Việt Nam phát triển bền vững, hướng đến Net Zero Carbon trong công tác thiết kế kiến trúc.

Phần trao đổi và chia sẻ
Phần trao đổi và chia sẻ

Uyên Thư – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/IOTYaZg
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Giải thưởng “Kiến trúc xanh sinh viên 2024”

Tiếp nối thành công của những năm trước, Giải thưởng “Kiến Trúc Xanh Sinh Viên 2024” trở lại với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Đô thị Xanh (IGU), Sen Vàng Group, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đô thị Xanh Việt Nam (VIEALIFE Group), và SBVN. Chương trình được truyền thông bởi Tạp chí Kiến trúc (Hội KTS) cùng sự đồng hành của các nhà tài trợ.

Giải thưởng năm 2024 thu hút gần 100 đồ án xuất sắc từ 15 trường đại học có khoa Kiến trúc – Quy hoạch trên cả nước. Ban giám khảo bao gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ – Kiến trúc sư hàng đầu cùng các chuyên gia trong lĩnh vực công trình xanh và phát triển bền vững. Các đồ án được đánh giá cao nhờ sự sáng tạo trong thiết kế, từ các công trình văn hóa cộng đồng, trung tâm di tích lịch sử, các resort cao cấp, viện bảo tàng, trung tâm chăm sóc sức khỏe, đến các công viên tái chế và trung tâm bảo vệ trẻ em. Tất cả đều thể hiện sự nhiệt huyết, tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược của thế hệ kiến trúc sư trẻ.

Cơ cấu giải thưởng gồm:1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba, 5 Giải Khuyến khích, 8 Giải chuyên đề. Các đồ án dự thi được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí chính: Sáng tạo, Địa điểm bền vững và Tính chống chịu, Thiết kế thụ động, Công nghệ xanh và Chất lượng môi trường trong nhà, Sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả.

Buổi lễ trao giải và lễ vinh danh là cơ hội để tôn vinh những nỗ lực và sáng tạo của các sinh viên và giảng viên tham gia, đồng thời tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội giao lưu, chia sẻ với ban tổ chức và các nhà tài trợ. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 14h30 ngày 27/09/2024 dưới hình thức trực tuyến. Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 500 khách mời, bao gồm sinh viên, giảng viên, đại diện các nhà tài trợ, cùng các đại biểu từ các Bộ, ban ngành.

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/IPhm3y1
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

Nhôm An Lập Phát tiếp tục hành trình kiến tạo giá trị

Hiện thực hóa khát vọng tối đa giá trị của nhôm cho cuộc sống An cư – Lập nghiệp – Phát triển, bước sang năm thứ 26, Công ty Nhôm An Lập Phát tạo ra những bước phát triển lớn cả về quy mô và mở rộng mạng lưới phân phối, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường nhôm Việt.

An Lập Phát bắt đầu hành trình từ một cửa hàng thương mại, tiên phong phân phối sản phẩm nhôm YNGHUA – thương hiệu uy tín hàng đầu Đài Loan. Khi ấy, An Lập Phát là một trong những đơn vị tiên phong tạo nên cuộc cách mạng về cửa nhôm, góp phần thay đổi thói quen sử dụng cửa của người Việt. Nhằm nâng cấp nhu cầu sử dụng cửa để đảm bảo an toàn, An Lập Phát đã đưa vào thị trường những sản phẩm gia tăng độ bền, tính thẩm mỹ, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc.

Nhà máy An Lập Phát - nơi cung cấp trung bình 15.000 tấn nhôm mỗi năm đến khắp mọi miền đất nước
Nhà máy An Lập Phát – nơi cung cấp trung bình 15.000 tấn nhôm mỗi năm đến khắp mọi miền đất nước

Nhận thấy thị trường cần phải có những sản phẩm nhôm đáp ứng nhu cầu “bền – chắc – đẹp – đa dạng mẫu mã và màu sắc, thương hiệu nhôm Đại Tân đã được ra đời vào năm 2002. Qua quá trình xây dựng và phát triển, nhờ hướng đi đúng đắn, sau này Đại Tân trở thành thương hiệu nhôm “quốc dân” – chuyên cung cấp giải pháp nhôm nội – ngoại thất với chi phí cạnh tranh, có thể đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng, tạo dựng nền móng phát triển cho các sản phẩm tiếp theo của An Lập Phát.

Tiếp tục mở rộng thị trường, 3 năm sau đó, An Lập Phát cho ra đời thương hiệu nhôm FUJI, thương hiệu nhôm tối ưu chi phí. Sự ra đời của FUJI và độ phủ sóng của nhôm Đại Tân đã giúp An Lập Phát khẳng định vị thế và uy tín thương hiệu khi có sản lượng phân phối nhôm dẫn đầu cả nước vào năm 2011.

Nhôm Đại Tân tự hào là lựa chọn hàng đầu cho không gian sống của nhiều khách hàng
Nhôm Đại Tân tự hào là lựa chọn hàng đầu cho không gian sống của nhiều khách hàng

Trước nhiều thách thức đến từ thị trường trong và ngoài nước, An Lập Phát xác định cần kịp thời nắm bắt thời cơ để chuyển đổi. Vì thế, ưu tiên của chúng tôi là xây dựng nội lực mạnh mẽ, không ngừng nghiên cứu, đổi mới, bám sát nhu cầu người dùng và nghiên cứu thị trường để mang lại những sản phẩm thực – có giá trị thực, phù hợp với từng phân khúc khách hàng” Bà Diệp Hạ Hằng – CEO An Lập Phát chia sẻ.

Nắm bắt sự đa dạng trong nhu cầu về sản phẩm nhôm của khách hàng, An Lập Phát hướng đến mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ sinh thái cung cấp các giải pháp tổng thể. Năm 2022, công ty hoàn thành thương vụ sáp nhập đơn vị chuyên thi công, thiết kế kiến trúc nhôm kính cao cấp VIC – hướng đến các giải pháp cửa nhôm mang tính cá nhân hóa vào từng không gian và đồng hành cùng khách hàng trong suốt vòng đời công trình.

VIC là đơn vị chuyên tư vấn giải pháp, thiết kế và thi công cửa nhôm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
VIC là đơn vị chuyên tư vấn giải pháp, thiết kế và thi công cửa nhôm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Một điểm sáng đáng chú ý của An Lập Phát trong quá trình mở rộng độ phủ đó là trong năm 2024, An Lập Phát cho ra mắt thương hiệu Nhôm REVO – thương hiệu nhôm cao cấp mang tinh thần dám thay đổi để tạo ra những cải tiến có giá trị cho khách hàng. Với thiết kế tích hợp thông minh, nâng cao tính thẩm mỹ, sản phẩm của REVO góp phần nâng tầm giá trị cho các công trình xây dựng, mở ra không gian sống tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp.

REVO lấy cảm hứng từ “Revolution - cuộc cách mạng”, mang lại những cải tiến có giá trị, được chứng minh qua các kiểm nghiệm uy tín
REVO lấy cảm hứng từ “Revolution – cuộc cách mạng”, mang lại những cải tiến có giá trị, được chứng minh qua các kiểm nghiệm uy tín

Để đạt được những dấu mốc thành tựu to lớn này, An Lập Phát chủ động chuẩn hóa mọi công đoạn, tối ưu quy trình và xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp để cung cấp cho khách hàng dịch vụ theo tiêu chuẩn tốt nhất. Đồng thời, thu hút và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng tích cực và mang lại dịch vụ tối ưu nhất. Đồng thời, An Lập Phát tin rằng sự đổi mới cần gắn liền với tính bền vững, phải biến khía cạnh này thành chuẩn mực trong cả khâu sản xuất và tiêu dùng. Do đó, đơn vị không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới để mang lại nhiều tiện ích và đảm bảo tính lâu dài.

Bộ ba giá trị cốt lõi “Chất lượng - Đổi mới - Bền vững” là kim chỉ nam dẫn đường để An Lập Phát vững vàng tiến bước chinh phục thị trường nhôm Việt
Bộ ba giá trị cốt lõi “Chất lượng – Đổi mới – Bền vững” là kim chỉ nam dẫn đường để An Lập Phát vững vàng tiến bước chinh phục thị trường nhôm Việt

Trong giai đoạn tới, An Lập Phát sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ sinh thái các ứng dụng nhôm trong không gian sống. Chiến lược của An Lập Phát trong những năm tiếp theo là nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tư vấn, tối ưu chi phí, rút ngắn thời gian thi công, đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Với những định hướng chiến lược rõ ràng cùng tinh thần quyết tâm cao độ, An Lập Phát sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, gặt hái được nhiều thành công trong tương lai, góp phần vào sự phát triển chung của ngành và của đất nước.

An Lập Phát là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp và sản phẩm nhôm thanh định hình, đáp ứng từ nhôm hệ phổ thông đến cao cấp đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Trên chặng đường 26 năm phát triển, ALP không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ để góp phần nâng tầm không gian sống của mỗi ngôi nhà, mỗi công trình.

An Lập Phát – Tạo hình chất sống

  • https://anlapphat.com/
  • https://ift.tt/z5hlVQj
  • 1800 6332
  • contact@anlapphat.com

© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/iPqmEyh
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tạp chí Kiến trúc số 07 – 2024

Bạn đọc thân mến!

Số Chuyên đề tháng 5/2024, với chủ đề: Công viên, vườn hoa và không gian công cộng nội đô, Tạp chí Kiến trúc đã nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận cũng như sự đóng góp tích cực của giới nghề.

Tiếp nối sự thành công đó, đồng thời nhằm làm rõ hơn các nhu cầu thực tế, các giải pháp hiệu quả và các xu hướng phát triển không gian công cộng tại các khu vực nội đô, Tạp chí Kiến trúc số 7/2024 trân trọng giới thiệu Chuyên đề Những không gian xanh trong Thành phố.

Từ những phân tích, nghiên cứu của giới chuyên môn, tới thực trạng và những đề xuất thực tế cho những không gian xanh hiện hữu trong nội đô… Tạp chí Kiến trúc số này kỳ vọng sẽ “chạm” đến những vấn đề thiết thực và hữu ích, hướng tới xu hướng đa dạng hóa loại hình không gian công cộng, tạo ra những tiềm năng khai thác triệt để không gian công cộng theo hướng đa chức năng cho các khu vực nội đô trên khắp cả nước…

Đặc biệt, những chính sách đổi mới của Nhà nước, cụ thể như Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) – với việc ban hành những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững, đã trở thành tiền đề cho việc xây dựng những đô thị thực sự xanh và sinh thái.

Bên cạnh đó, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cũng được đề xuất với những không gian xanh, không gian công cộng trong thành phố, được xem như những cách tiếp cận mới, mang tính định hướng, cần được tiếp tục thực hiện để tăng tính thực tiễn cho hệ thống giải pháp này, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ diễn ra liên tục trong thời gian vừa qua.

Chuyên mục Kiến trúc thế giới sẽ khép lại Tạp chí Kiến trúc số này với “Bình đẳng viện Vườn Tịnh độ dưới trần gian”, nơi mà “Kiến trúc đạt được tới một trạng thái vừa gần vừa xa” Đạt tới cảnh giới thăng hoa với không gian vườn đặc sắc: Vườn cảnh Tịnh độ.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tạp chí Kiến trúc số 07/2024!

ĐẶT MUA TẠP CHÍ KIẾN TRÚC QUA FORM TRỰC TUYẾN:

 

© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/zlFD4up
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm của Nhật Bản và Châu Âu trong Xác định định mức năng lượng cho Công trình NET ZERO”

Sáng ngày 18/9/2024, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm của Nhật Bản và Châu Âu trong Xác định định mức năng lượng cho Công trình NET ZERO” theo hình thức hybrid tại trường ĐHXD Hà Nội.

Tham dự hội thảo, về phía Bộ Xây dựng có PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường; về phía Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) có Ông Masaki Kamiura, Phó Giám đốc Ban Quan hệ quốc tế, Cục Tài nguyên thiên nhiên và Năng lượng cùng các lãnh đạo đại diện nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội thảo hướng đến các kỹ thuật triển khai nội dung của “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26”. Các nội dung chia sẻ tại Hội thảo tạo điều kiện trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển các Công trình cân bằng năng lượng, Công trình trung hòa carbon (gọi chung là Công trình Net Zero), giúp tăng cường năng lực và phát triển cộng đồng thực hành xanh trong ngành kiến trúc – xây dựng của Việt Nam.

Các Đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Các Đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các định mức năng lượng để hỗ trợ ngành xây dựng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông cũng cho biết Bộ Xây dựng đang thực hiện nhiều chương trình nhằm giảm thiểu khí thải trong lĩnh vực xây dựng và cũng mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia các nước: “Thông qua Hội thảo này, chúng ta rất muốn lắng nghe những kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản (ECCJ) và Vương quốc Anh, về việc xác định định mức năng lượng cho các dạng công trình, đặc biệt là các công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng hướng tới Net Zero. Từ đó, các chuyên gia và các nhà quản lý có thể cùng trao đổi và áp dụng vào việc xây dựng các chính sách trong điều kiện thực tế tại Việt Nam”.

Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ xây dựng, PGS.TS Vũ Ngọc Anh phát biểu khai mạc hội thảo
Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ xây dựng, PGS.TS Vũ Ngọc Anh phát biểu khai mạc hội thảo

Mở đầu phiên trình bày, TS. Yoshitaka Ushio – Cố vấn cao cấp, Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) đã giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật cụ thể, chi tiết về “Xác định định mức cho công trình cân bằng năng lượng ở Nhật Bản”. Theo ông Ushio, cần phải xây dựng định mức năng lượng theo từng thể loại công trình và theo các vùng khí hậu khác nhau để quy định phải áp dụng trong thiết kế công trình HQNL, sau đó là định mức sử năng lượng cho từng thể loại công trình đã được đưa vào vận hành, không phân chia theo vùng khí hậu. Bên cạnh đó, ngoài việc xác định các giá trị tiêu chuẩn trong phát triển hệ thống định mức, điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để triển khai được chúng thông qua các chính sách thúc đẩy HQNL trong lĩnh vực xây dựng.

TS. Yoshitaka Ushio – Cố vấn cao cấp, Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) trình bày tại Hội thảo
TS. Yoshitaka Ushio – Cố vấn cao cấp, Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) trình bày tại Hội thảo

Trong mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bài tham luận “Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng và tòa nhà, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” từ ThS. Lưu Linh Hương, đại diện Bộ xây dựng đã cung cấp số liệu mục tiêu Ngành xây dựng giảm tối thiểu 74,3 triệu tấn CO2tđ (theo NDC 2020 và NĐ 06/2022/NĐ-CP) từ các quá trình công nghiệp trong sản xuất xi măng và tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà. Dự thảo “Thông tư hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng” cũng đã được bà Linh Hương giới thiệu trong bài tham luận.

ThS. Lưu Linh Hương, Chuyên viên chính Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình bày tại Hội thảo
ThS. Lưu Linh Hương, Chuyên viên chính Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình bày tại Hội thảo

Trong bài tham luận “Hệ thống Điều hòa không khí tiết kiệm điện và vì sức khỏe – giải pháp hướng tới Trung hòa Carbon cho thị trường ASEAN”, Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc cấp cao của Daikin Air Conditioning Việt Nam đã giới thiệu về dự án nghiên cứu thực nghiệm giải pháp ĐHKK tiết kiệm năng lượng và đảm bảo tiện nghi nhiệt, sức khỏe của người sử dụng, hướng tới mục tiêu giảm 50-60% mức năng lượng tiêu thụ, đã được áp dụng đối với các tòa nhà ZEB tại Thái Lan và Văn phòng Daikin ở Tp HCM.

Theo PGS. Hải Hà đại diện nhóm chuyên gia từ trường ĐH Xây dựng Hà Nội, trường Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Hà Nội và Hội Môi trường xây dựng Việt Nam tổng kết trong tham luận “Hiện trạng các nghiên cứu về mức tiêu thụ năng lượng riêng (SEC) cho công trình dân dụng tại Việt Nam”, cần có một nghiên cứu tổng hợp, đánh giá phân tích và kế thừa kết quả từ các dự án được UNDP, USAID, IFC tài trợ để hỗ trợ Bộ Xây dựng ban hành định mức năng lượng tòa nhà và tạo ra căn cứ cụ thể về chính sách để đạt được các mốc trên con đường đạt mục tiêu Net Zero của ngành xây dựng hướng tới Net Zero 2050.

Bài học kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và các nước Châu Âu, nơi có nhiều nỗ lực đóng góp trong thực hiện khung tiêu chuẩn, pháp lý và thực hành công trình Net Zero được trình bày trong tham luận “Xác định định mức cho Công trình trung hòa carbon ở Vương quốc Anh và Châu Âu”. Các chuyên gia của trường ĐH Wolverhampton đã giới thiệu các Khung quy định và tiêu chuẩn tại Vương quốc Anh và EU.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu online và offline đã trao đổi các vấn đề phát triển công trình xanh, công trình Net Zero, tiêu chuẩn vi khí hậu (tiện nghi nhiệt), áp dụng các bài học kinh nghiệm của Nhật Bản và châu Âu cho nghiên cứu định hướng ban hành SEC và định mức năng lượng cho nhà dân dụng tại Việt Nam.

Kết thúc hội thảo, các chuyên gia và khách mời đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho mục tiêu hành động, hoàn thiện cơ sở pháp lý theo lộ trình phát thải ròng bằng không vào 2050 mà ngành Xây dựng đặt ra.

Nghiên Dương – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/vr9XHI6
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9-17/11 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”

Tiếp nối thành công từ 3 mùa Lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ trước đã xây đắp và để lại. Lễ hội năm nay sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9-17/11/2024. Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam với vai trò là đơn vị đồng tổ chức trân trọng giới thiệu tới bạn đọc thông tin chính thức về chương trình.

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 266/KH-UBND ngày 12/9 về Kế hoạch tổ chức các hoạt động Hà Nội tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO năm 2024 – 2025, trong đó có Mục III chi tiết về Tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 17/11/2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo; Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc thực hiện; có sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), cùng sự phối hợp của Thành đoàn Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm và các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan…

Từ giao lộ sáng tạo đến sức sống cộng đồng

Lần đầu tiên, giao lộ sáng tạo của Thủ đô sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hàng trăm các hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc các lĩnh vực vực kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo… Giao lộ sáng tạo không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về Kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, mà hơn thế, còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực sáng tạo; đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người dân Hà Nội.

Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, kết nối Trục Bắc – Nam (phố Lý Thái Tổ – Lê Thánh Tông) và Trục Đông – Tây (dốc Bác Cổ – phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ) Nhà Hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tổng hợp… và 5 vườn hoa Lý Thái Tổ, Cổ Tân, vườn hoa Diên Hồng… trên tuyến.

Tuyến trải nghiệm của Lễ hội sẽ là dịp đưa các công trình kiến trúc nổi bật, gắn liền với lịch sử Hà Nội đến gần hơn với đời sống người dân. Một số các công trình lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan như Công trình Nhà Khách Chính phủ và một số các tour tham quan được “kích hoạt” như tham quan Nhà Hát Lớn, Đại học Tổng hợp… Các hoạt động sáng tạo được tổ chức tại đây sẽ là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ trong tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước.

Lễ hội chủ trì gần 100 hoạt động sáng tạo. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm – trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước thuộc lĩnh vực sáng tạo… Đồng thời, tinh thần sáng tạo cũng được lan toả tại khắp các không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, các địa bàn quận huyện, thị xã của Thủ đô.

Để sáng tạo không chỉ khu trú trong không gian lễ hội, mà còn lan tỏa đến từng người dân, Lễ hội phát đi thông điệp kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố cùng cộng hưởng sáng tạo, trưng bày tại chỗ các “sáng kiến sáng tạo” của mình. Hứa hẹn, nhân dân và du khách thủ đô sẽ được sống trong không khí của một “bữa tiệc sáng tạo” độc đáo, thú vị.

Vị thế Hà Nội – Thành phố “nhạc trưởng sáng tạo”

Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia, là trung tâm văn hóa, Giáo dục Đào tạo và Khoa học Kĩ thuật của cả nước. Vị thế “Thành phố Nhạc trưởng Sáng tạo” dựa trên tiềm lực to lớn của một siêu đô thị 10 triệu dân và phát triển nhanh chóng với tỉ lệ đô thị hóa khoảng 55-60%.

Trong sự phát triển ấy, công nghiệp văn hóa được định hình dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 09-NQ/TU. Nhiều hoạt động thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã được khuyến khích, trong đó có Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội bắt đầu được tổ chức, trở thành sự kiện thường niên của thành phố.

Lễ hội năm thứ 4 được tổ chức trong bối cảnh Hà Nội đang hiện thực hóa các sáng kiến khi tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Chính thức gia nhập từ năm 2019, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Mạng lưới. Với vai trò Thành phố “nhạc trưởng” sáng tạo, vị thế sáng tạo của Hà Nội đã lan tỏa đến nhiều địa phương và hiện nay, cả nước có thêm thành phố Hội An và Đà Lạt tham gia Mạng lưới này.

Việc tổ chức Lễ hội là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm củng cố thương hiệu thành phố sáng tạo Hà Nội. Qua mỗi năm, các chủ đề và quy mô của Lễ hội ngày một mở rộng và trở thành ngày hội của giới sáng tạo và người yêu văn hoá thủ đô. Lễ hội được tổ chức thường niên như một sáng kiến cấp quốc tế của Hà Nội tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng cho sáng tạo trong nhân dân. Lễ hội đã thúc đẩy cho quá trình phát triển mạng lưới Nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo thời gian tới.

Được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô, hoạt động của Lễ hội mang đậm dấu ấn ký ức Hà Nội, đánh thức, gợi nhắc ký ức lịch sử và sức mạnh sáng tạo của các thế hệ người dân thủ đô. Thông qua Lễ hội, công chúng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ trước đã xây đắp và để lại.

Họp báo chính thức về việc tổ chức Lễ hội sẽ diễn ra ngày 28/10/2024.

(c) Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/xTwyRUm
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2024

Ấn tượng với loạt Pavilion kiến trúc đặc sắc tại Triển lãm Nội thất & Xây dựng VIBE 2024

Từ ngày 2 – 5/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM, Triển lãm Nội thất & Xây dựng – VIBE 2024 hứa hẹn mang đến một sự kiện lớn cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất, nhà thầu xây dựng và những người đam mê lĩnh vực này.

Triển lãm VIBE 2024, do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) phối hợp cùng Hiệp Hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM (SACA) tổ chức. Với quy mô hơn 500 gian hàng đến từ hơn 150 nhà triển lãm hàng đầu trong ngành như Nippon, Takara Standard, Vicostone, Phúc Mỹ Gia, Nhà Xinh, Trần Đức, Tavico, Bo Concept, Nệm Liên Á… và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, VIBE không chỉ là nền tảng giao thương mà còn là nơi định hình xu hướng mới cho ngành Nội thất & Xây dựng, đồng thời giới thiệu tới giới chuyên môn hàng loạt không gian kiến trúc đặc sắc và chuỗi sự kiện chuyên ngành đa thông tin.

Trong đó, nổi bật với không gian kiến trúc Architecture Space với chủ đề “Bối cảnh mới, Bản sắc mới” được thực hiện bởi 3 đơn vị: GALLERY, AGOHub và KIENVIET Media. Sự kiện sẽ có hai nội dung chính: Không gian triển lãm có sự tham gia của các văn phòng kiến trúc, thiết kế trẻ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam giới thiệu các công trình, thiết kế không gian nội thất, ngoại thất ấn tượng, các công trình ứng dụng xu hướng vật liệu, trang trí…; Tọa đàm dựa trên cơ sở chủ đề chính của Triển lãm VIBE là 3S (Style – Smart – Sustainability) – Chủ đề mang tính xu thế, rất thời đại. Các nội dung và hoạt động chương trình được Cố vấn chuyên môn bởi KTS Nguyễn Thu Phong, KTS Nguyễn Tuấn Anh, KTS Vương Đạo Hoàng.

Dàn cảnh Pavilion Kiến trúc “Bối cảnh mới, Bản sắc mới” do KTS. Nguyễn Thu Phong (Gallery Architecture) & KTS. Nguyễn Bá Tiệp cùng đội ngũ thực hiện
Dàn cảnh Pavilion Kiến trúc “Bối cảnh mới, Bản sắc mới” do KTS. Nguyễn Thu Phong (Gallery Architecture) & KTS. Nguyễn Bá Tiệp cùng đội ngũ thực hiện

Bên cạnh đó, giải pháp gương vuông góc, hộp tối với màn hình Led của Mia Design studio và mô hình tương tác AR tại không gian triển lãm Giải thưởng Kiến trúc Ashui Awards do ConsMedia phối hợp thực hiện hứa hẹn mang lại trải nghiệm số hoá hiện đại nhờ công nghệ AR.

Cụm gian hàng giải thưởng gồm Top Ten Awards của Kiến Việt Media kết hợp không gian khu vực sự kiện của VIBE được sáng tạo bởi atelier tho.A cũng là điểm nhấn đặc biệt tại triển lãm.

Không chỉ dừng ở vai trò xúc tiến của một triển lãm cơ bản, VIBE thể hiện sâu sắc vai trò định hướng nâng cao năng lực toàn ngành qua chuỗi hội thảo chuyên sâu, diễn đàn bám sát xu hướng net zero toàn cầu. Điểm nhấn quan trọng của nhóm hoạt động này là Diễn Đàn Nội Thất Việt Nam – ASEAN diễn ra 14:00, 2/10/2024. Với sự tham gia của loạt đại diện từ Hiệp hội Nội thất các nước Đông Nam Á cùng diễn giả là các chuyên gia, kiến trúc sư tài năng của Việt Nam, sự kiện cho thấy tính quốc tế hoá và sứ mệnh tăng cường kết nối lĩnh vực nội thất liên quốc gia. Đây cũng là cơ hội quý báu để đại diện các nước thảo luận hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Tiếp nối, từ ngày 3-5/10/ 2024, hàng loạt hội thảo, sự kiện chuyên môn về xu hướng Net Zero, chiếu loạt phim chủ đề phát triển bền vững, workshop làm nến, vẽ chậu trồng cây, làm túi….cũng là những điểm nhấn giúp gia tăng “gia vị” cho không khí kết nối, trải nghiệm của khách tham quan tại VIBE.

© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/8TaWu3p
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tham gia thiết kế tái thiết làng Nủ và thôn Nậm Tông ở Lào Cai

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng xây dựng lại nhà cửa, công trình phụ trợ để ổn định cuộc sống cho người dân tại những khu vực chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ, Đài THVN đã đề nghị và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai về việc phối hợp cùng Tỉnh tham gia tái thiết, xây dựng lại nhà ở và các công trình dân sinh cho hai điểm khó khăn và thiệt hại nặng nhất trong đợt bão lũ vừa qua tại thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, huyện Bắc Hà. Công trình nhà ở sẽ được xây dựng tại khu quy hoạch mới cùng một số công trình phụ trợ như: Trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình cung cấp nước sạch… nhằm giúp các hộ dân sớm vượt qua đau thương, ổn định cuộc sống.

Sáng ngày 16/9/2024, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) tổ chức cuộc họp trực tuyến với sự tham dự UBND tỉnh Lào Cai, đại diện Binh đoàn 12 – Bộ Quốc phòng, đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam, UNBD huyện Bắc Hà và UBND huyện Bảo Yên.

Phát biểu tại cuộc họp, KTS Hoàng Thúc Hào – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đưa ra một số ý kiến về công tác quy hoạch, thiết kế để lựa chọn vị trí, tính toán phương án thiết kế kiến trúc nhà đảm bảo phòng tránh thiên tai và phù hợp với kiến trúc truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào Tày (thôn Làng Nủ) và đồng bào Mông (thôn Nậm Tông). Để phục vụ việc thiết kế, ngay sau khi Sở Xây dựng triển khai việc đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1/500, Hội Kiến trúc Việt Nam sẽ cử người lên Lào Cai, vừa khảo sát toàn bộ khu vực, vừa thiết kế tại chỗ hai mô hình nhà phù hợp với công năng sử dụng và kiến trúc truyền thống, phong tục của bà con hai dân tộc Tày và Mông.

Chiều tối 16/9/2024 sau khi nhận được bản đạc sơ bộ địa hình, các KTS đã khẩn trương lên các phương án định tuyến quy hoạch sơ bộ và đến chiều 17/9/2024 gửi 3 phương án cho Lào Cai và tổ chức họp trao đổi cùng tỉnh Lào Cai và các chuyên gia tối ngày 17/9/2024. Sau khi trao đổi, đã thống nhất được hướng điều chỉnh, kết hợp điểm mạnh của các phương án, đưa ra giải pháp định tuyến nhằm phục vụ công tác tổ chức thi công san gạt ngay lập tức. 18/9 đoàn KTS trực tiếp lên kiểm tra địa hình, làm việc cùng BQL DA, chuyên gia của tỉnh Lào Cai và Binh đoàn 12 để bàn bạc các giải pháp thiết kế thi công phù hợp và kịp tiến độ thần tốc. Do tiến độ gấp, công tác quy hoạch, thiết kế kiến trúc được thực hiện đồng thời với tiến trình thi công của Binh đoàn 12.

Quy hoạch dựa trên quan điểm tôn trọng địa hình tự nhiên, đảm bảo khối lượng san gạt tối thiểu, các tuyến đường, nền nhà được đặt trên các cốt khác nhau. khoanh vùng, chăng dây bảo vệ các khu vực cây xanh có giá trị và nằm ngoài khu vực san gạt. Ngoài đất ở cho các hộ bố trí khu đất dành cho nhà cộng đồng và đất giáo dục bao gồm 2 lớp mầm non, 2 lớp tiểu học.

Song song với đó, ngay từ khi tiếp nhận nhiệm vụ, nhóm KTS ngay lập tức đã tiến hành nghiên cứu thiết kế các mẫu nhà dựa trên đặc trưng của kiến trúc truyền thống bản địa kết hợp với vật liệu hiện đại. Nhóm KTS cũng tổ chức các buổi họp, mời các chuyên gia dân tộc học, chuyên gia kết cấu, cấu kiện lắp ghép tham dự để tìm ra thiết kế tối ưu, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phù hợp với văn hóa người Tày, người Mông bản địa cũng như tập quán sinh hoạt truyền thống và nhu cầu hiện tại của người dân. Hiện các mẫu nhà đã được thiết kế cơ bản hoàn thành và đang đi sâu vào các giải pháp chi tiết.

© Tạp chí kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/bj2SMLq
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Đài THVN làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc xây dựng, tái thiết thôn Làng Nủ và thôn Nậm Tông

Sáng 16/9, Tổng Giám đốc Đài THVN Lê Ngọc Quang đã có cuộc họp với UBND tỉnh Lào Cai để thống nhất phương án triển khai xây dựng, tái thiết thôn Làng Nủ và thôn Nậm Tông.

Tham dự cuộc họp trực tuyến cùng với Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) và UBND tỉnh Lào Cai còn có đại diện Binh đoàn 12 – Bộ Quốc phòng, đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam, UNBD huyện Bắc Hà và UBND huyện Bảo Yên.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng xây dựng lại nhà cửa, công trình phụ trợ để ổn định cuộc sống cho người dân tại những khu vực chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ, Đài THVN đã đề nghị và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai về việc phối hợp cùng Tỉnh tham gia tái thiết, xây dựng lại nhà ở và các công trình dân sinh cho hai điểm khó khăn và thiệt hại nặng nhất trong đợt bão lũ vừa qua tại thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, huyện Bắc Hà. Công trình nhà ở sẽ được xây dựng tại khu quy hoạch mới cùng một số công trình phụ trợ như: Trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình cung cấp nước sạch… nhằm giúp các hộ dân sớm vượt qua đau thương, ổn định cuộc sống.

Để công việc được tiến hành khẩn trương, đảm bảo tiến độ, Tổng Giám đốc Đài THVN Lê Ngọc Quang cảm ơn và đề nghị các bên liên quan nhanh chóng có phương án về mặt bằng, thiết kế kiến trúc, thi công… cũng như thống nhất cơ chế phối kết hợp cùng Tỉnh, phấn đấu hoàn thành các công trình trước ngày 31/12/2024 theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tổng Giám đốc mong muốn, công trình khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ đảm bảo yếu tố an toàn, chống được bão lũ mà còn phù hợp với văn hóa cộng đồng của bà con dân tộc; các công trình nhà ở và các công trình phụ trợ như trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt động đồng… khi hoàn thành phải là một tổng thể thống nhất với cảnh quan môi trường xung quanh, nếu có thể thành 2 thôn kiểu mẫu thì càng tốt. Tổng Giám đốc cũng cho biết thêm, phía Đài THVN đã làm việc và trao đổi với Tập đoàn điện lực để ngay sau khi Tỉnh Lào Cai xác định được mặt bằng sẽ sẵn sàng kết nối để đưa điện vào khu xây dựng để phục vụ công tác thi công.

Báo cáo với các bên liên quan tại cuộc họp trực tuyến, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh đã đi khảo sát thực địa và chỉ đạo phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Tham gia đoàn khảo sát có GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất; các chuyên gia về địa chất; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai và huyện Bảo Yên. Đoàn khảo sát đã đi thực địa một số điểm dự kiến bố trí tái định cư cho các hộ dân Làng Nủ, nghe các cơ quan chuyên môn báo cáo nhanh tình hình đo đạc địa chất, khảo sát, tính toán phương án bố trí tái định cư; đồng thời tham khảo ý kiến của nhân dân địa phương về tình hình thủy văn, phong tục tập quán.

Sau khi khảo sát thực địa, các chuyên gia về địa chất, xây dựng đã tham gia ý kiến vào hai phương án tái định cư. Về địa điểm dự kiến bố trí tái định cư, UBND tỉnh ưu tiên lựa chọn phương án 2 – khu đất có địa hình cao, an toàn, thuận lợi bố trí hạ tầng giao thông, điện nước. Phía Nậm Tông, tỉnh cũng đã xác định được vị trí xây dựng khu tái định cư nhưng việc tiếp cận phía này nhiều khó khăn hơn. Hai công trình có tổng khối lượng công việc rất nhiều, Tỉnh xác định sẽ cùng tham gia với các nhà tài trợ, đặc biệt là Quỹ Tấm lòng Việt, Đài THVN để cung cấp các nội dung cần thiết như đang triển khai đường dây 500 kV để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ.

Phát biểu tại cuộc họp, KTS Hoàng Thúc Hào – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đưa ra một số ý kiến về công tác quy hoạch, thiết kế để lựa chọn vị trí, tính toán phương án thiết kế kiến trúc nhà đảm bảo phòng tránh thiên tai và phù hợp với kiến trúc truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào Tày (thôn Làng Nủ) và đồng bào Mông (thôn Nậm Tông). Để phục vụ việc thiết kế, ngay sau khi Sở Quy hoạch kiến trúc triển khai việc đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1/500, Hội Kiến trúc Việt Nam sẽ cử người lên Lào Cai, vừa khảo sát toàn bộ khu vực, vừa thiết kế tại chỗ hai mô hình nhà phù hợp với công năng sử dụng và kiến trúc truyền thống, phong tục của bà con hai dân tộc Tày và Mông.

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, Bộ Quốc phòng cũng chia sẻ, việc đưa máy móc thiết bị cũng như tập kết vật tư, vật liệu xây dựng thi công vào 2 địa điểm công trình thời điểm hiện nay sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nhất là trong thời điểm mùa mưa bão vẫn còn tiếp diễn. Bên cạnh vấn đề bị chia cắt giao thông thì các mỏ đá hay nhà máy gạch của tỉnh Lào Cai cũng đều chưa khôi phục được. Vì vậy, cần phải có lực lượng tại chỗ để xử lý, giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu vì không còn thời gian để bàn hay kéo dài nữa.

Sau khi nghe các bên liên quan thảo luận và đưa ra ý kiến, với nhiệm vụ trước mắt bao gồm vừa quy hoạch, vừa thiết kế, vừa thi công, Tổng Giám đốc Đài THVN Lê Ngọc Quang khẳng định, đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, đòi hỏi công tác phối kết hợp của tất cả các bên liên quan để hoàn thành việc tái thiết hai thôn trước 31/12/2024 theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chỉ có hơn 3 tháng, do đó, cần tập trung giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, đồng thời có giải pháp khắc phục ngay một số vấn đề quan trọng sau:

Thứ nhất là vấn đề đường giao thông: Phải đảm bảo ô tô có thể vào, tiếp cận được hai địa điểm mà Tỉnh đã chọn. Trên các tuyến đường này, đề nghị Tỉnh Lào Cai kiểm tra, gia cố, khắc phục những điểm còn sạt lở gây cản trở làm sao việc vận chuyển vật liệu, trang thiết bị thi công có thể vào được nhanh nhất, sớm nhất nhưng cũng phải an toàn.

Thứ hai là việc quy hoạch, thiết kế mặt bằng hai thôn: Bên cạnh việc thiết kế nhà ở và các công trình phụ trợ mà Hội Kiến trúc sư Việt Nam đang triển khai, đề nghị tỉnh khẩn trương có quy hoạch mặt bằng của hai bản từ đường vào, địa hình, giao thông kết nối ra sao… để việc thi công sớm được triển khai.

Thứ ba là, sau khi tham khảo một số địa phương, chúng ta xác định tất cả những công việc triển khai, thi công phải diễn ra liên tục còn các thủ tục như hồ sơ, giấy tờ… sẽ hoàn thiện sau để đảm bảo việc triển khai xây dựng không bị đứt đoạn.

Thứ tư, trong quá trình thiết kế nhà cho hai thôn, đề nghị nhóm thiết kế phối hợp cùng địa phương để đảm bảo về quy mô, công năng sử dụng cũng như yếu tố văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.

Tổng Giám đốc Đài THVN cũng khẳng định, trong quá trình thi công, nếu tỉnh Lào Cai không thể khắc phục được vấn đề về nguyên vật liệu xây dựng, Đài THVN sẵn sàng liên hệ với các doanh nghiệp, đồng thời đề nghị Đường sắt Việt Nam hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu, tiến độ. Tinh thần chung là tất cả cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc đúng tiến độ, nếu phối hợp tốt, thậm chí còn có thể rút ngắn thời gian hơn thì càng tốt. Bên cạnh việc triển khai xây dựng, Đài THVN cũng đảm bảo chuẩn bị sẵn đồ dùng cần thiết để bà con yên tâm nhận nhà mới mà không cần mua sắm thêm vật dụng gì.

Sau những ngày tang thương và u ám, với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp từ Trung ương tới địa phương, cũng như sự vào cuộc khẩn trương, quyết tâm của Đài THVN cùng các đơn vị liên quan, hai thôn mới của tỉnh Lào Cai sẽ nhanh chóng được xây dựng, tái sinh để giúp bà con hai thôn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Theo Trần Yến – VTV.VN



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/NnlfFZx
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//