Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Đồng thời sản phẩm thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường để an tâm sống khỏe mỗi ngày, không nên ham giá rẻ để rồi tiền mất tật mang.
Tiêu chí xác định máy lọc nước chất lượng gồm có sở hữu hệ lõi lọc hiệu suất cao, nước sau lọc đạt chuẩn nước uống tinh khiết đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT.
Lọc nước hiệu suất cao loại bỏ các tạp chất có hại trong nước
Theo các chuyên gia, các chất độc hại trong nước như chất rắn, ion kim loại nặng, arsen… sẽ không thể được loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đun sôi ở 100 độ C. Khi uống nguồn nước này, lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ.
Máy lọc nước với màng lọc sợi rỗng công nghệ Nhật Bản, khả năng loại bỏ sạch các chất độc hại có trong nước, sẽ mang đến nguồn nước giữ khoáng chất, an toàn để ăn uống hàng ngày. Kết hợp với lớp bổ sung Ion kiềm mang đến nguồn nước có lợi cho sức khỏe.
04 cấp lọc trong bộ lọc nước lắp dưới chậu rửa MPC-5KCB loại bỏ tạp chất, vi sinh vật & giữ lại khoáng chất có lợi với hiệu suất lọc đạt đến 3.500ml nước / phút
Thương hiệu uy tín đạt chứng nhận QCVN 6-1:2010/BYT
Chứng nhận QCVN 6-1:2010/BYT là quy chuẩn cao nhất cho nước uống trực tiếp tại Việt Nam do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế ban hành. Bộ lọc nước đạt chứng nhận này phải vượt qua quy trình kiểm định, đánh giá vô cùng khắt khe. Đây cũng là một trong những tiêu chí giúp người dùng nhận diện một sản phẩm máy lọc nước chất lượng, an toàn để uống trực tiếp tại vòi.
Hiệu suất lọc cao, loại bỏ nguy chơ nhiễm khuẩn ngược trong quá trình lọc
Bộ lọc nước lắp dưới chậu rửa MPC- 5KCB – Giải pháp lọc nước tại căn hộ chung cư
Với những người đã quen với hình ảnh chiếc máy lọc nước cồng kềnh, to như chiếc tủ, với bình chứa nước lớn và hàng chục lõi lọc bên trong, thì chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với bộ lọc nước MPC-5KC kích thước chỉ 262 mm, vừa vặn với mọi không gian bếp, đặc biệt là nhà chung cư diện tích nhỏ, có thể đặt trên bàn bếp hay dưới chậu rửa gọn gàng và thuận tiện.
Bộ lọc nước MPC-5KCB kích thước chỉ 262 mm, vừa vặn với mọi không gian bếp mà không cần cải tạo khi lắp đặt
Có mặt tại thị trường Việt Nam đã 20 năm, sự kết hợp giữa Malloca & Tập đoàn Toray Nhật Bản để mang đến thị trường Việt Nam Bộ lọc nước MPC-5KCB hoàn toàn được sản xuất, đánh giá chất lượng tại Nhật Bản giúp khắc phục các hạn chế của các máy lọc nước RO là chiếm nhiều diện tích, cần điện để hoạt động và tạo ra lượng nước thải lớn, MPC-5KCB với thiết kế nhỏ, ít tốn diện tích lắp đặt, không điện và nước thải tối ưu hóa chi phí lọc nước, mang đến hiệu quả nước lọc giàu khoáng chất, uống được ngay; góp phần mang đến giải pháp thiết bị bếp tối ưu cho không gian bếp.
Vừa mang đến nguồn nước khoáng, an toàn sức khỏe, vừa có thiết kế đặc biệt nhỏ gọn, bộ lọc nước không dùng điện lắp dưới chậu rửa chén MPC-5KCB được nhận định là đang xác lập chuẩn mực mới cho thị trường lọc nước Việt.
Tại các đô thị lớn, việc lựa chọn sống tại các căn hộ chung cư đang ngày càng phổ biến. Không chỉ người trẻ mà ngay cả người lớn tuổi cũng thích sống ở chung cư vì những tiện ích mà nó đem đến.
Bố trí thiết bị bếp tại các căn hộ chung cư được chú trọng để tối ưu hóa diện tích sự dụng
Tuy nhiên, nhược điểm về diện tích luôn là vấn đề mà người dân ở chung cư phải đối mặt. Đặc biệt là không gian bếp, nơi gia chủ sử dụng nhiều nhất mỗi ngày, thường lại có diện tích khiêm tốn nhất. Vì vậy, việc lựa chọn, sắp xếp đồ nội thất sao cho hợp lý, tiết kiệm không gian nhất là điều mọi cư dân đều quan tâm. Là một trong những sản phẩm thiết yếu, nhưng nhiều gia đình vẫn lo ngại lắp máy lọc nước, do máy kích thước lớn chiếm nhiều diện tích trong nhà.
Bộ lọc nước MPC-5KCB kích thước chỉ 262mm, lắp đặt gọn dưới chậu rửa
Vốn được biết đến là thương hiệu tiên phong với các thiết bị nhà bếp đồng bộ, tích hợp nhiều chức năng mang đến giải pháp tối ưu không gian bếp chung cư, Malloca phát triển bộ lọc nước hiệu quả nhưng kích thước nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng tiện dụng, thiết kế siêu nhỏ gọn dành riêng cho căn hộ chung cư.
Lõi lọc của MPC-5KCB tích hợp 4 cấp lọc, giúp giảm đáng kể số lượng lõi lọc và cút nối
4 cấp lọc mạnh mẽ trong bộ lọc nhỏ gọn đến bất ngờ
Với những người đã quen với hình ảnh chiếc máy lọc nước cồng kềnh, to như chiếc tủ, với bình chứa nước lớn và hàng chục lõi lọc bên trong, thì chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với bộ lọc nước không dùng điện MPC-5KCB kích thước chỉ 262 mm, vừa vặn với mọi không gian bếp, đặc biệt là nhà chung cư diện tích nhỏ, có thể đặt trên bàn bếp hay dưới chậu rửa gọn gàng và thuận tiện.
Công suất lọc đạt đến 3.500ml nước/ phút, nước lọc uống được ngay.
Với công suất 3.500ml nước/ phút, MPC-5KCB không cần bình chứa nước sau lọc, không cần dùng điện, không có nước thải đảm bảo nước luôn sạch, giữ khoáng chất có lợi, tránh hiện tượng tái nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, công nghệ tiên tiến từ Toray – Nhật Bản giúp tích hợp 4 cấp lọc, đặc biệt, ứng dụng màn lọc sợi rỗng chỉ trong 1 lõi lọc, loại bỏ kim loại nặng, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus, nấm mốc, khử mùi và điều chỉnh vị, đảm bảo chất lượng nước đầu ra luôn tinh khiết, đạt chuẩn an toàn sức khỏe.
Việc giảm số lượng lõi lọc không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí thay lõi, bảo dưỡng hàng năm, mà còn hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
Công nghệ tiên tiến tạo nên những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt
Bên cạnh thiết kế đột phá, MPC-5KCB còn sở hữu những công nghệ tiên tiến khác mang đến sự tiện nghi và an toàn sử dụng như lõi lọc đúc nguyên khối kết hợp van dây nối thiết kế thông minh giảm tối đa nguy cơ rò rỉ qua các khớp nối trong quá trình sử dụng, rút gọn công đoạn lắp đặt; đồng thời, giúp máy chịu được áp lực nước lớn tại các tòa nhà cao tầng, tránh nguy cơ vỡ, rò rỉ hệ thống lọc do áp lực nước. Do đo, có thể nói MPC-5KCB chính là bộ lọc nước chuyên dụng dành cho các căn hộ chung cư.
Cấu tạo lõi lọc đúc nguyên khối giảm tối đa nguy cơ rò rủ qua các khớp nối & chịu được áp lục nước lớn.
Tiếp tục kế thừa những giá trị cốt lõi của thương hiệu hơn 20 năm lịch sử
Có mặt tại thị trường Việt Nam đã 20 năm, sự kết hợp giữa Malloca & Tập đoàn Toray Nhật Bản để mang đến thị trường Việt Nam Bộ lọc nước MPC-5KCB hoàn toàn được sản xuất, đánh giá chất lượng tại Nhật Bản giúp khắc phục các hạn chế của các máy lọc nước RO là chiếm nhiều diện tích, cần điện để hoạt động và tạo ra lượng nước thải lớn, MPC-5KCB với thiết kế nhỏ, ít tốn diện tích lắp đặt, không điện và nước thải tối ưu hóa chi phí lọc nước, mang đến hiệu quả nước lọc giàu khoáng chất, uống được ngay; góp phần mang đến giải pháp thiết bị bếp tối ưu cho không gian bếp.
Chiều nay, ngày 30/10/2024 đã diễn ra buổi họp báo Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với sự tham gia của hơn 110 phóng viên, báo chí. Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 09 tháng 11 năm 2024 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (trước Nhà hát Lớn).
Tại buổi họp báo, Bà Trần Thị Vân Anh – Phó Giám Đốc Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội, cho biết: “Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 là một trong những hoạt động nổi bật của thành phố trong năm 2024. Lễ hội được xác định sẽ là sự kiện bứt phá, mang đến nhiều sáng kiến sáng tạo nhất, kết nối di sản thủ đô, thúc đẩy các nhà thiết kế trẻ cũng như tiếp tục định vị thành phố sáng tao với UNESCO. Qua đó sẽ tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô, với một khát vọng được góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên vươn mình của dân tộc.”
Bà Trần Thị Vân Anh – Phó Giám Đốc Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội
Bà cũng cho biết thêm, hiện tại, Lễ hội đang vào giai đoạn gấp rút chuẩn bị và thi công để sẵn sàng cho Lễ khai mạc vào ngày 9/11 sắp tới và chính thức mở cửa các không gian cho công chúng tới trải nghiệm. Gần 500 nhà sáng tạo, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu,v.v… đang nỗ lực và tâm huyết đóng góp trong công tác chuẩn bị. Cùng với đó, các đơn vị, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND các cấp,… cũng đang chung tay đồng hành với Đơn vị tổ chức (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS VN) để thực hiện chương trình.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 được tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội – Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hoá và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc thực hiện, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Thành đoàn Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan… Lễ hội có sự tham gia đông đảo các các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, các chuyên gia và tài năng sáng tạo…
TS. KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
Tham gia tại Lễ họp báo, TS. KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam bày tỏ: “Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được chuẩn bị với một tinh thần cộng đồng và sáng tạo. Tôi tin rằng với tinh thần đó, sự kiện sẽ đạt được sự thành công hơn nữa. Cảm ơn Thành Uỷ, UBND quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện cho tất cả giới thiết kế được kết nối, sáng tạo và cống hiến cho cộng đồng, ngay trên mảnh đất thủ đô yêu quý của mình. Chúng ta, với vai trò là đối tác của TP, sẽ cống hiến hết mình, thực hiện đúng tinh thành của TP, phát triển công nghiệp sáng tạo cũng như đánh thức di sản, đưa di sản đồng hành cùng sự phát triển của thành phố.”
Ông Phạm Tuấn Long – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm
Với vai trò chủ nhà tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, Ông Phạm Tuấn Long – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm gửi lời cảm ơn tới Ban tổ chức đã một lần nữa chọn Hoàn Kiếm là nơi triển khai Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Ông chia sẻ: “Qua các năm tổ chức lễ hội, chúng tôi nhận thấy, các sự kiện sáng tạo, những thiết kế sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế sáng tạo ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Năm nay, với nội dung tập trung vào khu vực đô thị di sản, khu phố cổ, khu phố cũ, với rất nhiều công trình di sản và giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật nhất định sẽ thành công. Ngoài ra, tôi hy vọng,không dừng lại ở Lễ hội, chúng ta sẽ tiếp tục nhận được nhiều sản phẩm sáng tạo hơn nữa.”
Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Là đơn vị đồng hành cùng sự kiện, Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chia sẻ: “Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội là sự kiện văn hóa thường niên mang tầm quốc tế của Thủ đô, và cũng là cơ hội để VPBank nỗ lực chung tay cùng cộng đồng nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam Thịnh Vượng” mà ngân hàng đã theo đuổi trong nhiều năm qua. Chúng tôi kỳ vọng sẽ góp phần thổi bùng năng lượng sáng tạo trong cộng đồng, chắp cánh cho những ý tưởng mới mẻ và đột phá của lực lượng sáng tạo trẻ, đặc biệt, đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên là ưu tiên hàng đầu trong những hoạt động đồng hành của VPBank với mong muốn ươm mầm sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm và Bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Kiến trúc trao giấy chứng nhận đồng hành cho các đơn vị đồng hành cùng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Cũng tại buổi họp báo, Bà Bùi Thị Thanh Hương – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Kiến trúc, đơn vị đồng tổ chức sự kiện cùng các nhà thiết kế, giám tuyển nghệ thuật, và đạo diễn đã “bật mí” những thông tin quan trọng về chuỗi hoạt động và công trình tại Lễ hội năm nay tới các khách mời, phóng viên.
Bà Bùi Thị Thanh Hương, Đạo diễn Nguyễn Quốc Hoàng Anh, Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, KTS Nguyễn Hồng Quang, Giám tuyển Vân Đỗ (theo thứ tự từ trái sang phải)
Bước sang năm thứ 4 được tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 09/11 đến ngày 17/11/2024, tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo,… Giao lộ sáng tạo không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về Kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực sáng tạo; đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội. Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước… Cùng với đó, tinh thần sáng tạo cũng được lan toả tại khắp các không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, các địa bàn quận huyện, thị xã của Thủ đô. Ban Tổ chức Lễ hội cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố cùng cộng hưởng sáng tạo, trưng bày tại chỗ các “sáng kiến sáng tạo” của mình.
Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, kết nối trục “Tinh hoa di sản” (phố Lý Thái Tổ – Lê Thánh Tông) và trục “Kinh tế sáng tạo” (dốc Bác Cổ – phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ),… và 5 vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn trên tuyến.
Thông tin về Lễ Khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024
Thời gian: 19h30 ngày 09 tháng 11 năm 2024
Địa điểm: Quảng trường Cách mạng tháng Tám (trước Nhà hát Lớn)
Du lịch homestay – một loại hình du lịch gắn với cộng đồng đã xuất hiện tại nhiều nơi trên cả nước trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trên cơ sở phát huy tính tích cực khám phá tự nhiên; tìm hiểu về văn hóa địa phương, cùng sống và trực tiếp trải nghiệm nếp sống của người dân bản địa. Loại hình du lịch này đã mang đến những kết quả tích cực trong bức tranh toàn cảnh của du lịch Việt Nam: Tăng cường giao lưu văn hóa, bảo tồn các giá trị mang tính lịch sử vùng miền, phát triển môi trường sống bền vững và là sợi dây liên kết các mối quan hệ trong cộng đồng.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với những đặc trưng về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, cảnh quan và con người dường như hội tụ tất cả các lợi thế để du lịch Homestay được cất cánh. Tham gia homestay tại ĐBSCL, du khách vừa được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước, vừa được trải nghiệm các hoạt động thường nhật truyền thống như bắt cá, tát ao, nấu ăn, thưởng thức văn nghệ đờn ca tài tử…
Tại Vĩnh Long, Cù lao An Bình được mệnh danh là “Đệ nhất homestay”, với kiến tạo điển hình của dạng đồng bằng bồi tụ phù sa sông – thường được gọi với tên dân gian là Cù lao hay Cồn. Do được bồi lắng phù sa từ sông Tiền và sông Cổ Chiên nên khu vực rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây ăn trái, hình thành cảnh quan miệt vườn sông nước trù phú.
Với những điều kiện thuận lợi đó, các cơ sở du lịch homestay đã được hình thành và khai thác sử dụng thu hút khách du lịch nhiều năm qua, trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu Vĩnh Long vang bóng một thời trong khu vực và cả nước được rất nhiều bạn bè đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
II. Đặt vấn đề
Với ý tưởng “Người người làm homestay, nhà nhà là homestay”, tác giả muốn định hình lại cách người dân Cù lao sống chung với các hoạt động du lịch như một điều không thể tách rời. Xây dựng một mô hình không gian kiến trúc kết hợp giữa nhà ở nông thôn hiện đại và điểm du lịch homestay nhằm đưa du lịch đến từng nhà, làm phong phú thêm những trải nghiệm của du khách, khi mà mỗi ngôi nhà là một điểm đến, một câu chuyện rất riêng biệt để khai thác và khám phá. Tác giả xin được phân tích một mô hình cải tạo ngôi nhà thuần nông thôn vùng Cù lao ĐBSCL thành một “Căn nhà homestay” qua 3 góc nhìn về kiến trúc: Truyền thống và hiện đại, chung và riêng, cá thể và tổng thể.
Vị trí xây dựng Sông Mê homestay
Mặt bằng tổng thể công trình
Phối cảnh tổng thể Sông Mê homestay
Phối cảnh thực tế công trình
Hình ảnh ngôi nhà ba gian, hai chái, mái lá, nền đất vẩy rồng,… dường như là đại diện đặc trưng cho homestay An Bình. Mọi người dễ dàng bắt gặp hình ảnh truyền thống ấy khi đặt chân đến miền cù lao này. Đó là một ý niệm tốt để đối tượng du lịch phương xa đặc biệt là người thành thị và khách nước ngoài được trải nghiệm những hình ảnh đậm chất miệt vườn, đưa con người quay về với những hòa niệm xưa cũ. Tuy nhiên, đối tượng tác giả muốn hướng đến tiếp theo là những người muốn hòa vào nhịp sống thực tại của người dân bản địa một cách chân thật nhất. Với câu chuyện hơi thở của thời đại, không phải gia đình nào cũng giữ được nếp xưa và những không gian xưa để khai thác.Làm thế nào để kết hợp được chất hiện đại nhưng vẫn giữ được hồn của vùng quê?
Các không gian gợi nhớ
Cách sử dụng và phối hợp vật liệu cũng là một điều đáng quan tâm. Công trình cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để tồn tại với môi trường tự nhiên nắng, gió và mưa nhiều. Không gian để ở, sinh sống lâu dài qua hàng chục năm sẽ khác so với không gian lưu trú trong một thời gian ngắn để du lịch trải nghiệm. Cho nên, việc lựa chọn vật liệu xây dựng của các mô hình homestay gia đình sẽ có những yêu cầu không giống với homestay đơn thuần. Vật liệu tường gạch xây, mái ngói vẫn được ưu tiên sử dụng, thêm vào đó là nghệ thuật phối hợp các vật liệu địa phương vào công trình hiện đại. Vĩnh Long nổi tiếng là “Vương quốc Gốm đỏ”, chất đỏ thô từ gốm sẽ là chất xúc tác làm tăng tính vùng miền trong một ngôi nhà hiện đại. Đồng thời, tre nứa, mái lá,… cũng là những chất liệu và màu sắc giúp trung hòa giữa tính hiện đại và chất truyền thống cho công trình.
Cách phối hợp vật liệu địa phương
Không gian chung
Không gian riêng
Giao thông kết nối chung – riêng
Hình ảnh sinh hoạt của Du khách
Công trình trong tổng thể cảnh quan xung quanh
Cách phối hợp cây xanh công trình hài hòa với cảnh quan xung quanh
Với “Căn nhà homestay”, tác giả hi vọng tạo ra một hình mẫu homestay gia đình mà người dân nào trên vùng cù lao cũng có thể học tập và áp dụng cho chính bản thân mình. Với kinh phí đầu tư phù hợp cho hộ gia đình, chắc chắn là một giải pháp khả thi, dễ dàng được lựa chọn. Một khi nhà nhà đều có thể làm du lịch, người dân nào cũng có công ăn việc làm, các công trình nhà ở có thêm vai trò mới thì tự thân nó sẽ thay đổi và hoàn thiện theo chiều hướng hợp lý về công năng và vi khí hậu. Người dân muốn thu hút khách du lịch thì ngôi nhà của họ tạo ra phải có giá trị, từ đó cuộc sống của họ cũng sẽ trở nên tích cực hơn. Mối quan hệ tương hổ này sẽ tồn tại vững chắc theo thời gian. Một môi trường phát triển bền vững sẽ hình thành trên vùng đất được mệnh danh là “Đệ nhất homestay”.
Nhằm tìm kiếm phương án bảo tồn, tôn tạo tối ưu cho khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, Ban Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Điện Biên tổ chức cuộc thi tuyển phương án Nghiên cứu, xây dựng phác thảo để phục dựng dự án: Bảo tồn, tôn tạo Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Nguồn ảnh: Internet)
Thông tin dự án:
1. Tên cuộc thi: Thi tuyển phương án phương án Nghiên cứu, xây dựng phác thảo để phục dựng Dự án: Bảo tồn, tôn tạo Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
2. Tên dự án: Bảo tồn, tôn tạo Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
3. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Ban Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Điện Biên.
4. Hình thức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi dành cho các cá nhân, tổ chức tư vấn có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia.
5. Nhóm dự án, loại, cấp công trình chính thuộc dự án: Nhóm B, công trình dân dụng, công trình cấp II.
6. Địa điểm xây dựng: phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (Hầm Đờ cát tơ ri).
7. Yêu cầu của cuộc thi:
Cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp II.
Phạm vi Nghiên cứu, xây dựng phác thảo để phục dựng (khoảng10ha)
Đầu tư tôn tạo bổ sung khu vực Hầm chỉ huy Tướng Đờ Cát Tơ Ri.
Bảo tồn, tôn tạo, phục dựng trận địa pháo và hầm pháo; các trại lính, bệnh viện dã chiến, hầm quân y; hệ thống đường giao thông, hệ thống giao thông hào, các lô cốt đất và ổ đề kháng, hệ thống hàng rào dây thép gai, dù hàng các loại, hệ thống các vật tư thiết bị tạo cảnh quan bao quanh khu vực Hầm chỉ huy Tướng Đờ Cát Tơ Ri – Trung tâm Chỉ huy của quân Pháp tại Điện Biên Phủ…
Các hạng mục phụ trợ khác như: Bảo quản, tu bổ các hạng mục di tích hiện đang trưng bày ngoài trời (các khẩu pháo, xe tăng, xác máy bay…).
Tổ chức trưng bày, giới thiệu bổ sung di tích và một số nội dung đầu tư khác liên quan.
Kinh phí phục dựng dự kiến: 252.000.000.000 đồng.
8. Thời gian, địa điểm tổ chức và nộp hồ sơ dự thi:
8.1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi:Từ ngày 29/10/2024 đến 17h 00 phút ngày 04/01/2025.
Hồ sơ đăng ký dự thi và hồ sơ dự thi được nộp trực tiếp đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên.
8.2. Địa điểm tổ chức cuộc thi và nộp hồ sơ dự thi: Ban Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Điện Biên.
– Địa chỉ: Bản Noong Bua, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
– Người liên hệ: Ông Bùi Ngọc Trìu, số điện thoại: 0826445888.
Ngày 3/11/2024, tại Đại học Xây dựng Hà Nội, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của vật liệu tre trong kiến trúc: Talkshow và Workshop thiết kế tre (Bamboo Architectural Models). Chương trình do Đại học Xây dựng Hà Nội phối hợp với Đại học Chiangmai, Thái Lan tổ chức, hứa hẹn mang đến những cơ hội học hỏi và sáng tạo cho sinh viên và những người yêu thích lĩnh vực kiến trúc.
Vật liệu tre là một trong những di sản truyền thống của các nước Đông Nam Á. Tre đang dần lấy lại vị thế quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và xu hướng phát triển bền vững trong kiến trúc xây dựng, vật liệu tre không chỉ là một lựa chọn mà còn là một giải pháp chiến lược mang nhiều lợi ích. Mang trong mình đặc tính nhẹ, bền và khả năng chống chịu tốt, tre vươn mình tạo ra những cơ hội cho sự đột phá độc đáo và bền vững cho môi trường.
Đây không chỉ là nơi để các sinh viên kiến trúc – xây dựng thỏa sức sáng tạo tìm hiểu về cách ứng dụng tre trong thiết kế, mà còn là cơ hội để chia sẻ ý tưởng, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc sử dụng tre một cách hiệu quả và bền vững.
Chương trình bao gồm hai phần chính: phần Talkshow với bài giảng về kiến trúc tre và phần Workshop, nơi 15 bạn được chọn sẽ có cơ hội thực hành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các diễn giả.
Chương trình sẽ có sự tham gia của hai diễn giả nổi bật từ Khoa Kiến trúc, Đại học Chiang Mai:
Dr. Karn Khamkaew – Khoa Kiến trúc, Đại học ChiangMai
Tốt nghiệp Đại học Silpakorn và Đại học Công nghệ Rajamangala
Hiện là Trợ lý Giáo sư tại Đại học ChiangMai
Đã tích cực tham gia thiết kế và phát triển các sản phẩm tre hợp tác với cộng đồng địa phương, tập trung vào việc sử dụng bền vững và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tạo ra các sản phẩm tre độc đáo phản ánh bản sắc miền Bắc Thái Lan
Làm việc tại Muji, một công ty quốc tế nổi tiếng được công nhận về thiết kế tối giản và sử dụng vật liệu tự nhiên
Dr. Piyachon Oumchnum – Khoa Kiến trúc, Đại học ChiangMai
Tốt nghiệp Học viện Công nghệ Kyoto và Đại học ChiangMai
Các dự án: Cuộc thi Thiết kế và Xây dựng Kiến trúc Tre tại Đại học Chiang Mai, tích hợp công nghệ hiện đại với các vật liệu bền vững như tre
Tập trung vào việc sử dụng các kỹ thuật truyền thống cùng với các thiết kế thân thiện với môi trường sáng tạo
Tham gia vào các dự án nhấn mạnh việc sử dụng vật liệu địa phương, đặc biệt là tre, trong kiến trúc bản địa, thúc đẩy các hoạt động xây dựng bền vững
Thông tin chi tiết về sự kiện:
Thời gian: 8h30, ngày 03/11/2024
Địa điểm: Hội trường tầng 1 – G3, Đại học Xây dựng Hà Nội
Đối tượng tham gia: Sinh viên và những người quan tâm đến lĩnh vực
Số lượng: Đăng ký cho đến khi đạt giới hạn không gian tổ chức