Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Kết quả Sơ tuyển (Vòng 1) cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Dự án: Tòa nhà Viettel Thăng Long

Ngày 1/3/2022, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đã phê duyệt Kết quả Sơ tuyển (Vòng 1) cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Dự án: Tòa nhà Viettel Thăng Long, với 10 tổ chức tư vấn thiết kế tham dự vòng Thi tuyển (Vòng 2).

Cuộc thi tuyển phương án Quy hoạch, Kiến trúc công trình dự án: Tòa nhà Viettel Thăng Long được phát động từ 12/1/2022, với hình thức thi tuyển rộng rãi, dành cho các tổ chức tư vấn thiết kế, cá nhân trong nước và quốc tế. Cuộc thi nhằm lựa chọn phương án thiết kế quy hoạch, kiến trúc tối ưu nhất làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo của dự án Viettel Thăng Long.

Sau gần 1 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được hồ sơ dự thi của 22 đơn vị dự thi, trong đó tổng số đơn vị dự thi tham dự sơ tuyển sau khi kiểm tra đáp ứng các điều kiện theo Quy chế thi tuyển là 19 đơn vị dự thi. Sau khi tổng hợp ý kiến đánh giá từ Hội đồng thi tuyển, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đã chọn lựa ra 10 đơn vị dự thi, vượt qua vòng sơ tuyển, tham dự vòng thi tuyển phương án quy hoạch, kiến trúc công trình dự án: Toà nhà Viettel Thăng Long.

Danh sách 10 đơn vị dự thi sẽ tham dự vòng thi tuyển:

  1. Liên danh Nikken Sekkei Ltd và CDC
  2. Liên danh gmp-VNCC
  3. Công ty TNHH DCMSTUDIOS Việt Nam
  4. B+H Architects Vietnam Company Limited
  5. Liên danh Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng Quốc tế 1+1>2 và Công ty TNHH Huni Việt Nam
  6. Liên danh studioMilou Singapore – Công ty Cổ phần Thiết kế xây dựng Hà Nội – studioMilou Việt Nam
  7. Heerim Architects & Planners Co.,Ltd
  8. Công ty TNHH ONG&ONG
  9. Công ty TNHH Korn Việt Nam
  10. Liên danh Yasui Architects & Engineers, Inc – Yasui Sekkei Việt Nam

Các đơn vị tư vấn thiết kế được lựa chọn vào vòng thi tuyển căn cứ Nhiệm vụ và Quy chế để triển khai phương án theo đúng tiến độ cuộc thi.

Theo Quy chế cuộc thi, các đơn vị dự thi sẽ thực hiện phương án cho vòng thi tuyển trong thời gian 75 ngày. Cụ thể, bài thi cần nộp trước 17:00 GMT+7 [thứ 7] ngày 14/05/2022.

Quyết định Phê duyệt Kết quả Sơ tuyển (Vòng 1)

© Tạp chí kiến trúc

 

The post Kết quả Sơ tuyển (Vòng 1) cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Dự án: Tòa nhà Viettel Thăng Long appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/mExf7F6
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Phương án “Xứ Đông Dương” – Cuộc tuyển chọn phương án kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo

Phương án kiến trúc theo hình thức tuyển chọn

 Đầy đủ các phương án bình chọn, xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/moi-tham-gia-dong-gop-y-kien-ve-phuong-an-kien-truc-cau-tran-hung-dao.html

Link bình chọn: https://forms.gle/92jxb3KfEa9129zW8

Phương án Xứ Đông Dương

Công trình cầu Trần Hưng Đạo với tiêu chí là cầu có tính chất văn hóa, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng. Phương án Xứ Đông Dương với ý tưởng kết nối hiện đại và tương lai từ cảnh quan đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam sông Hồng. Đường Trần Hưng Đạo có tên Đại lộ Gambetta vào đầu thế kỷ 20, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc quý – đặc trưng của thời kỳ này (kiến trúc Pháp và Đông Dương) sang bờ Bắc là nơi phát triển các khu đô thị mới. Phù hợp quy hoạch 2 bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố trung tâm gắn với trục Hồ Tây – Cổ Loa tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ về một xứ sở đầy màu sắc và sinh động mà Hà Nội là thủ phủ – xứ Đông Dương.

Xem toàn bộ phương án:

Để bình chọn và đóng góp ý kiến cho các phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, vui lòng truy cập: https://forms.gle/92jxb3KfEa9129zW8

© Tạp chí kiến trúc

The post Phương án “Xứ Đông Dương” – Cuộc tuyển chọn phương án kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/1ApPOL3
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

[TT1228] Giải Ba Cuộc thi tuyển Phương án Kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo

Thông tin phương án Giải Ba – Cuộc thi tuyển Phương án Kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo

Mã số dự thi: TT1228

Đầy đủ các phương án bình chọn, xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/moi-tham-gia-dong-gop-y-kien-ve-phuong-an-kien-truc-cau-tran-hung-dao.html

Link bình chọn: https://forms.gle/92jxb3KfEa9129zW8

Cơ sở và ý tưởng thiết kế

Cầu Trần Hưng Đạo nằm ở trung tâm TP Hà Nội kết nối phần lõi nội đô đông đúc (quận Hoàn Kiến) với quận Long Biên ở phía Đông Bắc. Với chiều dài các đoạn qua các trung tâm lên đến gần 20km của sông Hồng, Hà Nội cần một hệ thống cầu hoàn chỉnh để kết nối giao thông với hai bờ sông.

Khi hoàn thành cầu Trần Hưng Đạo sẽ giúp kết nối khu vực nội độ với nhiều yếu tố lịch sử và truyền thống với các khu vực phía Bắc sông Hồng với hệ thống đô thị vệ tinh mới mang dáng vẻ hiện đại. Với vị trí quan trọng, cầu Trần Hưng Đạo có ý nghĩa lớn không chỉ về vị trí mà còn có ý nghĩa lớn về mặt biểu tượng. Với ý muốn truyền tải sự liên kết giữa nét truyền thống và sự hiện đại, hướng tới tương lai; chúng tôi đã tìm cách sử dụng hoa văn truyền thống, cách điệu và đưa nó vào bên trong một hình thái hiện đại với công nghệ mới và vật liệu mới.

Trong nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc thời Lý- Trần nổi bật lên như đỉnh cao về tính thẩm mỹ với sự chi tiết, tinh tế và ý nghĩa trìu tượng. Nổi bật trong số đó là hoa văn thủy ba. Trong tiếng Hán Việt, thủy nghĩa là nước, ba là sóng, thủy ba tức là sóng nước. Hoa văn thủy ba thường xuất hiện với hệ thống các nét tạo hình hình sin hoặc parabol, xếp chồng lên nhau dày đặc lớp trên và lớp dưới tạo nên những lớp núi non trùng điệp và những con sóng bạc đầu. Ở một cách hiểu khác thuỷ ba không chỉ là sóng nước mà còn mang ý nghĩa là khởi nguồn của sự sống, là khởi nguồn của mọi nguồn năng lượng nó phản ánh sự luân chuyển không ngừng của sự sống. Ý nghĩa này rất phù hợp với một cây cầu giúp kết nối không chỉ không gian mà còn có ý nghĩa lớn về kết nối văn hóa truyền thống với thời đại mới. Tạo ra một công trình vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Phương án của nhóm tác giả tạo ra một hàng 5 cột tháp treo với chiều cao khoảng 55m so với cao độ gốc. Những phân vị này chia cây cầu thành các đoạn dài 160m. Các hàng cột này được tạo thành bởi một chữ V với mặt trong là một hình parabol được hạ thấp xuống cao độ khoảng 2,5m so với mặt nước và chạy xuyên xuống phía dưới lòng đường.

Hình chiếu ngang đóng vai trò như phần núi nổi lên giữa những con sóng với các cột tháp giao nhau và hợp nhất tại đỉnh cột, tạo ra một cấu trúc rỗng có tầng lớp. Hệ dây văng dàn ra hai bên gặp nhau tại khoảng giữa 2 cột tạo thành những chân sóng theo lớp hình sin gãy khúc. Những yếu tố tạo hình này đều được tìm thấy trong các hoa văn thủy ba. Hình thái kiến trúc của kết cấu của trụ cột tạo ra sự mảnh mai trang nhã kết hợp với sự mềm mại của phần dây văng sẽ tạo ra một tổng thể công trình hiện đại, hấp dẫn và sáng tạo.

Nhằm củng cố ý tưởng liên kết truyền thống với hiện đại, nhóm tác giả sử dụng thêm hệ thống hoa văn trang trí vào mặt trong của hệ cột tạo ra một dạng hoa văn chìm, nhằm truyền tải yếu tố văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam bên trong dáng vẻ ngoài hiện đại của công trình. Ngoài ra ý tưởng này có thể được phát triển thành một dạng triển lãm lịch sử với các hoa văn theo thứ tự các triều đại từ phía nội đô sang phía bờ Đông Bắc. Những không gian này kết hợp với nghệ thuật sử dụng ánh sáng sẽ tạo thành điểm nhấn ấn tượng cho cây cầu trong toàn bộ không gian đô thị hai bên bờ sông.

Với ý tưởng tạo ra các không gian triển lãm lịch sử ngoài trời, nhóm tác giả đã tham khảo các yếu tố nghệ thuật trang trí của Việt Nam qua các thời kỳ. Qua mỗi một nhịp cầu chúng tôi chọn một loại hoa văn hoặc một bức tranh điêu khắc đặc trưng cho thời kỳ đó. Qua đó tạo ra một dòng chảy thời gian xuyên qua các không gian lịch sử thời đại. Kết nối hài hòa giữa tính lịch sử cũng như đương đại của công trình. Vật liệu sử dụng có thể là điêu khắc đá, đúc đồng hoặc sử dụng bê tông hoa văn nhằm đảm bảo được cả yếu tố thẩm mỹ cũng như bền vững.

Xem toàn bộ phương án tại:

Để bình chọn và đóng góp ý kiến cho các phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, vui lòng truy cập: https://forms.gle/92jxb3KfEa9129zW8

© Tạp chí kiến trúc

The post [TT1228] Giải Ba Cuộc thi tuyển Phương án Kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/dQIPNgh
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//