Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Thi tuyển quốc tế Phương án Kiến trúc Công trình Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định

Nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất để đầu tư xây dựng tổ chức, cụ thể hoá đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, Sở Xây dựng Bình Định tổ chức thi tuyển quốc tế phương án kiến trúc công trình Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định.

 

Thông tin thi tuyển:

1. Tên cuộc thi: Thi tuyển quốc tế phương án kiến trúc công trình Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định.

2. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Sở Xây dựng Bình Định.

3. Hình thức tổ chức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi.

4. Mục đích thi tuyển:

Cuộc thi tuyển quốc tế phương án kiến trúc công trình bảo tàng tổng hợp Bình Định được tổ chức nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất để đầu tư xây dựng tổ chức, cụ thể hoá đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

5. Yêu cầu:

  • Tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo, thiết thực cho công trình Bảo tàng Bình Định, hướng đến xây dựng một công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc, hài hoà với cảnh quan xung quanh và quy hoạch chung; gắn kết, tiếp nối các đặc điểm văn hoá, lịch sử địa phương; ứng dụng kỹ thuật công nghệ và vật liệu xây dựng hiện đại, hiệu quả trong đầu tư, vận hành và bảo trì đáp ứng các tiêu chuẩn tiên tiến của Việt Nam và quốc tế.
  • Yêu cầu cuộc thi phải tổ chức phân tích, đánh giá các phương án đề xuất của các đơn vị tham gia dự thi trên cơ sở đó lựa chọn phương án tốt nhất làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đảm bảo sự khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của Nhà nước và luật pháp quốc tế.

6. Thời gian tổ chức và nộp hồ sơ dự thi:

  • Công bố cuộc thi, đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông: 31/3/2022
  • Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ thi tuyển trực tiếp và trực tuyến: Từ 14 giờ 00 ngày 31/3/2022 đến 16 giờ 00 ngày 16/4/2022
  • Các đơn vị dự thi nhận toàn bộ tài liệu cuộc thi: 20/4/2022
  • Đơn vị thực hiện phương án (45 ngày): 20/4/2022 – 05/6/2022
  • Thời gian nộp phương án kiến trúc: 16 giờ 00 ngày 5/6/2022
  • BTC tổng hợp và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự tuyển: 05/6/2022-10/6/2022
  • Trưng bày triển lãm và Tổ chức chấm thi: 13/6/2022
  • Công bố kết quả cuộc thi và Báo cáo UBND Tỉnh: 26/6/2022

7. Thủ tục đăng ký dự thi

7.1 Đăng ký dự thi

Các đơn vị có nhu cầu tham gia dự thi sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi đồng thời cả 2 phương thức:

  • Các đơn vị tư vấn thiết kế tự nguyện đăng ký và nộp hồ sơ dự tuyển trực tuyến tại link: http://cuocthi.tckt.vn/dangkybaotangbinhdinh (đăng nhập tài khoản Gmail để nộp hồ sơ)
  • Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện các hồ sơ bản gốc (đã ký, đóng dấu) đến văn phòng Ban tổ chức.
    Địa chỉ: Sở Xây dựng Bình Định, số 32 đường Lý Thường Kiệt, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Khi đăng ký dự thi, đơn vị dự thi phải nộp cho Ban Tổ chức những giấy tờ sau:

7.2 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi:

Hồ sơ đăng kí dự thi (gồm các danh mục qui định tại điều 5.1) cần nộp chậm nhất là 16h00 ngày 16/4/2022 đồng thời theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại:

  • Trực tuyến tại đường link: http://cuocthi.tckt.vn/dangkybaotangbinhdinh (đăng nhập tài khoản Gmail để nộp hồ sơ)
  • Bản cứng dữ liệu cần được nộp trực tiếp (trong giờ hành chính) hoặc gửi qua đường bưu điện đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên (không tính theo dấu bưu điện):
    • SỞ XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH
    • Địa chỉ: Số 32 đường Lý Thường Kiệt, Tp Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
    • Đầu mối tiếp nhận hồ sơ: Ông Trần Minh Quang – Phó Trưởng phòng Phòng QH – KT.  Điện thoại: 0947258889

7.3 Tiếp nhận nộp sản phẩm dự thi:

Đơn vị dự thi thực hiện bài dự thi từ ngày 20/4/2022 – 05/6/2022.

Sản phẩm dự thi nộp tại văn phòng Ban tổ chức trước 16 giờ 00 ngày 5/6/2022 tại:

  • SỞ XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH
  • Địa chỉ: Số 32 đường Lý Thường Kiệt, Tp Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
  • Đầu mối tiếp nhận hồ sơ: Ông Trần Minh Quang – Phó Trưởng phòng Phòng QH – KT.  Điện thoại: 0947258889

– Với những sản phẩm dự thi nộp qua đường bưu điện căn cứ theo dấu bưu điện gửi đến Ban tổ chức, tuy nhiên không chậm quá 3 ngày so với thời gian qui định.
– Ban tổ chức sẽ thực hiện việc lập biên bản bàn giao sản phẩm (trực tiếp hoặc thông qua email) nêu rõ: Thời gian nộp, Số lượng, Nội dung, Tình trạng sản phẩm. Đại diện BTC và người đại diện nộp sản phẩm cùng ký vào biên bản. Biên bản bàn giao sản phẩm được sao thành 02 bản: 01 bản gửi cho người đại diện nộp sản phẩm, 01 bản gửi cho Ban tổ chức lưu.

8. Giải thưởng:

  • 01 giải Nhất: 1.000.000.0000 VNĐ (Một tỷ đồng);
  • 01 giải Nhì: 500.000.000 VNĐ (Năm trăm triệu đồng)

9. Trình tự tổ chức cuộc thi:

Sau khi đăng tải thông tin cuộc thi, Ban tổ chức tiếp nhận đăng ký hồ sơ thi tuyển trong 15 ngày. Các tổ chức, cá nhân thực hiện phương án dự thi và nộp phương án dự thi theo thời gian quy định tại quy chế thi tuyển. Hội đồng thi tuyển chấm chọn phương án theo quy chế cuộc thi và quy chế Hội đồng, chuyển kết quả của cuộc thi tới Sở Xây dựng Bình Định (đơn vị tổ chức cuộc thi) và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

10.  Thông tin liên hệ:

  • Sở Xây dựng Bình Định; Số 32 đường Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn.
  • Đầu mối cung cấp thông tin:
    + ThS. KTS. Trần Minh Quang – Phó Trưởng phòng Phòng Quy hoạch- Kiến trúc, sở Xây Dựng Bình Định. Điện thoại: 094.725.8889.
    + ThS. KTS. Nguyễn Ánh Dương – Trưởng Ban Truyền thông, Tạp chí Kiến trúc- Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Điện thoại: 0916.555.198.

Thông báo thi tuyển:

Quy chế thi tuyển:

Phụ lục đính kèm:

© Tạp chí kiến trúc

The post Thi tuyển quốc tế Phương án Kiến trúc Công trình Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/4gqJ2L0
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Via North Point – Nghệ thuật công cộng Hong Kong

Sự kiện Via North Point được tổ chức tại khu vực dân cư cùng tên ở Hong Kong đã mang đến nhiều tác phẩm sắp đặt mang tính cộng đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển về nhiều mặt, từ văn hóa, nghệ thuật cho đến chất lượng đời sống.

Ngày 30 tháng 9 năm 2021, trong khuôn khổ sự kiện tại North Point, Hong Kong mang tên Via North Point, hàng loạt các tác phẩm sắp đặt mang tính cộng đồng đã được công bố với sự tham gia của 8 nghệ sĩ/KTS. Sự kiện cho Trung tâm Nghệ thuật Hong Kong khởi xướng và Quỹ Đổi mới Đô thị tài trợ từ năm 2019 nhằm khuyến khích du khách và cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động của thành phố.

A Cycle of Life. Ảnh: Tư liệu.
A Cycle of Life. Ảnh: Tư liệu.

North Point là một trong những khu phố lâu đời nhất tại Hong Kong, nơi trải qua nhiều thế hệ cư dân. Khu vực vẫn mang rất nhiều tính địa phương, cũ kỹ và truyền thống trong nhiều năm cho đến khi xã hội nhanh chóng phát triển trong quá trình tiến bộ hóa, các bất động sản tư nhân mới và nhiều công trình hiện đại được xây dựng.” – Trung tâm Nghệ thuật Hong Kong cho biết.

Ocean Imagineer. Ảnh: Tư liệu.
Ocean Imagineer. Ảnh: Tư liệu.

Các tác phẩm sắp đặt được trưng bày là thành quả thu được từ cuộc thi phát động vào tháng 1 cùng năm nhằm kêu gọi các NTK không gian đô thị, các chuyên gia lẫn cộng đồng đam mê sáng tạo chung tay phát triển đổi mới bộ mặt thành phố. Trong số 80 bài dự thi nhận được, 6 tác phẩm trên đất liền và 2 tác phẩm trên mặt nước đã được chọn để khai triển thực tế.

Từ Phố Chung Yeung đến phía đông của bến tàu North Point Public Pier, mỗi tác phẩm sắp đặt đều được thiết kế dựa trên những nghiên cứu về tính bản địa trong khu vực, quan sát hành vi của người dùng và thông qua nhiều thảo luận kéo dài với cư dân địa phương. Nhờ giải pháp tiếp cận hợp lý mà nhiều khía cạnh khác nhau của thành phố đã được giải quyết, cụ thể là các chiến dịch ủng hộ chính sách bền vững, đa dạng sinh học và khuyến khích tương tác xã hội.

The Symphony of North Point. Ảnh: Tư liệu.
The Symphony of North Point. Ảnh: Tư liệu.
Ảnh: Tư liệu.
Ảnh: Tư liệu.

Công ty kiến trúc MLKK Studio tại địa phương đã ứng phó với cuộc sống tấp nập của phố chợ bằng cách tạo ra A Cycle of Life – một điểm thu gom rác thải thực phẩm hay Khu vườn công cộng ở Chun Yeung – nơi biến rác thải thành phân bón/năng lượng để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra còn có thiết bị tương tác âm thanh Symphony of North Point của ARTA Architects giúp khuếch đại tiếng động của North Point, khuyến khích mọi người sáng tác âm nhạc. AaaM Architects’ Hangout Islands lại mang đến một loạt các không gian mùa hè nằm dọc theo bến tàu North Point, cung cấp khu vực bãi biển nhân tạo. Hoài niệm hơn còn có dự án North Pointer của O&O Studio x Rehyphenation với một loạt những chiếc ghế cũ được thu gom từ nhiều trường học, hộ gia đình lẫn quầy hàng đường phố của North Point. Chúng được sắp đặt dọc theo bến tàu North Point kèm theo bản ghi âm về kỷ niệm của chủ nhân cũ bằng cách quét mã QR.

AaaM Architects’ Hangout Islands. Ảnh: Tư liệu.
AaaM Architects’ Hangout Islands. Ảnh: Tư liệu.
O&O Studio x REhyphenation’s North Pointer. Ảnh: Tư liệu.
O&O Studio x REhyphenation’s North Pointer. Ảnh: Tư liệu.

Via North Point Festival là cột mốc cho tầm nhìn của chúng tôi nhằm thu hút cộng đồng thông qua nghệ thuật công cộng và tạo hình không gian. Dự án tìm cách đưa nghệ thuật tiếp cận đến cư dân North Point, truyền cảm hứng đến họ. Chúng cũng đồng thời khuyến khích hoạt động đi bộ, mời gọi chiêm ngưỡng không gian thông qua lăng kính sáng tạo, từ đó tạo điều kiện thuật lợi cho việc trở thành công dân văn hóa.” – Trung tâm Nghệ thuật Hong Kong.

Re-imagining Collective Swimming. Ảnh: Tư liệu.
Re-imagining Collective Swimming. Ảnh: Tư liệu.

Ảnh: Tư liệu.

Theo Đức Nguyên (Biên dịch từ Dezeen)

The post Via North Point – Nghệ thuật công cộng Hong Kong appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/AVvKWHo
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Công viên – tư viên, công cộng và… tư cộng

Hình ảnh mới của công viên bến Bạch Đằng tuy còn nhiều tranh cãi (đa số ý kiến cho rằng vẫn còn khô khan, thiếu bóng mát cây xanh, chưa chú ý đến các điểm nhấn lịch sử…) nhưng trong tổng thể, cũng cho thấy diện mạo sáng sủa hơn nhiều so với vẻ ngổn ngang nhếch nhác trước đây.

Những bức ảnh chụp từ fly-cam bay trên sông Sài Gòn nhìn vào “mặt tiền” trung tâm đã thoáng đãng, tôn thêm mặt tiền khang trang của một thành phố hướng giang. Câu chuyện này lại đánh thức một ý tưởng, đúng hơn, là một khao khát của những nhà quy hoạch bấy lâu loay hoay với câu hỏi làm sao để Sài Gòn có một dải công viên vành đai sông uốn lượn duyên dáng và hiện đại?

Chỉnh trang đô thị đi cùng với các ý tưởng kết nối không gian công cộng dọc đôi bờ sông Sài Gòn là vấn đề được bàn bạc nhiều trong vài chục năm qua, không phải chờ đến bây giờ mới được đề cập. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây trên tờ Tuổi Trẻ, KTS. Huỳnh Xuân Thụ đã chia sẻ câu chuyện ông và KTS. Lê Văn Năm (nguyên kiến trúc sư trưởng của TP.HCM) đã dành nhiều ngày để đi khảo sát, vẽ lại cảnh quan ven bờ sông Sài Gòn đoạn từ Bến Nhà Rồng đến cầu Sài Gòn.

Theo ông, đó là 5km con đường di sản của thành phố. Có thể hiểu, di sản mà ông nói ở đây chính là dòng sông và những công trình, dấu chỉ vật chất mà lịch sử trăm năm để lại ở trên đôi bờ. Nếu mở lăng kính theo ý tưởng này, ta thấy tiềm năng của không gian công cộng gắn với sông Sài Gòn có thể còn vươn xa hơn, nới rộng lên đến bán đảo Thanh Đa hay cầu Bình Lợi của quận Bình Thạnh và kéo dài thậm chí đến cầu Tân Thuận của quận 7.

Hãy tưởng tượng khi phi cơ giảm độ cao để hạ cánh, hình ảnh thành phố đi vào ấn tượng của du khách là khúc sông uốn lượn, được tô điểm bởi những đường cong mềm mại của công viên bên những cây cầu hiện đại, những khu phố di sản bên những tòa cao ốc hướng đến tương lai. Hình ảnh văn minh đó có lẽ đã được phác thảo không ít lần trên các bản ghi chép của các kiến trúc sư nhận ra giá trị dòng sông mang lại cho thành phố. Nhưng rồi mọi thứ chỉ dừng ở đó, thực tế là những bước chuyển chậm chạp và manh mún.

Cột cờ Thủ Ngữ - dấu tích di sản trong công viên bến Bạch Đằng.
Cột cờ Thủ Ngữ – dấu tích di sản trong công viên bến Bạch Đằng.

Sự xuất hiện của những đại dự án bất động sản đã biến đôi bờ sông đoạn qua Thủ Thiêm trở thành những khu đất vàng và theo đó, không gian lẽ ra được phát triển theo hướng công cộng thì đã được chỉnh trang theo lợi ích cục bộ của các nhà đầu tư, mang lại lợi ích nhiều nhất cho cảnh quan bất động sản của các nhà đầu tư. Điều này có thể cảm nhận rõ khi ta đi dạo trên những bờ kè sông tươm tất nhưng chật hẹp gần như kết nối với khuôn viên của các khu cư dân cao cấp nhiều hơn cởi mở với cộng đồng. Không gian công cộng đã biến thành “tư cộng” đầy uyển chuyển bởi ngay từ đầu, việc triển khai chỉnh trang và quy hoạch thiếu đi những tính toán đồng bộ và nhất quán.

Khi nguyên tắc tham gia tài trợ, xã hội hóa không theo một chuẩn mực chung, lại được tiến hành manh mún vào nhiều thời kỳ “lịch sử” khác nhau, nên việc tới ngang đâu chia phần ngang đó, thì mỗi nhà đầu tư sẽ can dự vào một ít theo cách của mình, khó có thể đảm bảo giá trị nhất quán cho cảnh quan công cộng.

Sự xuất hiện của những đại dự án bất động sản đã biến đôi bờ sông đoạn qua Thủ Thiêm trở thành những khu đất vàng và theo đó, không gian lẽ ra được phát triển theo hướng công cộng thì đã được chỉnh trang theo lợi ích cục bộ của các nhà đầu tư, mang lại lợi ích nhiều nhất cho cảnh quan bất động sản của các nhà đầu tư.

Về lợi ích của các không gian công cộng trong phát triển, không cần phải đi quá xa, nhìn sang những thành phố hiện đại có dòng sông đi qua trung tâm trong khu vực, ta có thể nhận ra giá trị mà dải công viên ven sông Singapore từ cầu Tan Kim Seng nối Boat Quay, Empress Place, Clarke Quay và Robertson Quay mang lại cho đời sống cảnh quan công cộng và dịch vụ du lịch của đảo quốc này. Giá trị khai thác du lịch cảnh quan mà dòng sông Chao Phraya mang lại cho Bangkok khi nhiều đoạn ven sông được thiết kế mảng xanh công cộng và phát triển dịch vụ vệ tinh, quảng bá di sản… cũng là câu chuyện đáng tham khảo.

Làm sống lại hình ảnh một thành phố hướng giang, có lẽ phải bắt đầu từ phép tính kết nối bộ mặt của đôi bờ sông gắn liền với sinh khí tự nhiên và văn hóa của thành phố. Việc tiếp theo đó là giải cứu môi trường của dòng sông và những tuyến kênh để các kè sông phải trở thành không gian cho chính người dân thành phố hít thở và thụ hưởng không khí trong lành, giao tiếp cộng đồng lành mạnh.

Xã hội hóa trong việc cải tạo và thiết kế lại những công viên, không gian công cộng trong đô thị là một hướng mở, huy động được nhiều nguồn lực, đem lại giá trị cho cảnh quan công cộng. Nhưng một cơ chế mời gọi, ghi nhận đóng góp song song với điều kiện tôn trọng các giá trị cộng đồng cần được xác lập bằng một hệ thống thỏa ước đồng bộ, rõ ràng thì xã hội hóa mới không trở thành cơ hội để chủ đầu tư, nhà tài trợ áp đặt hình mẫu hay tệ hại hơn là biến công viên thành… tư viên.

Theo Nguyễn An Nam (Báo Người đô thị)

The post Công viên – tư viên, công cộng và… tư cộng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/iFGBKc9
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Phát triển Đô thị biển Phú Yên theo định hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững

Nằm trên dải đất khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Phú Yên là một trong những địa phương có nhiều lợi thế về phát triển du lịch biển nói riêng, đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới phát triển kinh tế du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên nói chung. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu định hướng quy hoạch – kiến trúc với sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực, để cùng góp sức tìm ra những cơ hội và đề xuất các giải pháp để đô thị Phú Yên phát triển bền vững hài hòa với các điều kiện khách quan về biến đổi khí hậu, xứng tầm với vị thế của mình.

Chính vì vậy, Chuyên đề Tháng tư của Tạp chí Kiến trúc  – Hướng tới Kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4 sẽ có nội dung: “Phát triển Đô thị biển Phú Yên theo định hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững”.

Với những đóng góp xây dựng của các chuyên gia quốc tế và các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, văn hoá, kinh tế và xã hội cùng những góc nhìn về lợi thế, tiềm năng của Phú Yên; kết quả nghiên cứu và thực hành của giới nghề, chuyên đề sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích để chính quyền tỉnh kiên định, vững vàng thực hiện mục tiêu xây dựng Phú Yên phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Trân trọng kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc gần xa tham gia số Chuyên đề đặc biệt này của Tạp chí Kiến trúc!

Bài viết và ý kiến chia sẻ xin gửi về Tạp chí Kiến trúc theo địa chỉ emailinfo@tckt.vn (Tiêu đề email ghi rõ: Tham gia chuyên đề Phát triển Đô thị biển Phú Yên theo định hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững).
Bài viết từ 1500-2000 từ kèm ảnh minh họa chất lượng cao.
Hạn gửi bài đến ngày: 05/04/2022.

BBT Tạp chí Kiến trúc
© Tạp chí Kiến trúc

The post Phát triển Đô thị biển Phú Yên theo định hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/bz87Qu3
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Vinh danh các dự án đoạt giải Cuộc thi thiết kế nội thất An Cường interior Design Award 2021 (IDA 2021)

Giải thưởng IDA 2021 được xem là giải thưởng thường niên của Công Ty Cổ Phần Gỗ An Cường ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, nội thất, sáng tạo họa tiết trên vật liệu mới…, nhằm mục đích kết nối, phát triển và vinh danh những Kiến trúc sư, Nhà thiết kế nội thất tài năng trẻ ở Việt Nam.

Với đối tượng dự thi chính là sinh viên và các nhà thiết kế nội thất trẻ, cuộc thi hướng đến các giải pháp thiết kế, thi công mới, có tính ứng dụng linh hoạt và đề cao tinh thần bền vững trong các không gian sinh hoạt thường nhật như: phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn… của các căn hộ chung cư.

Dựa trên chủ đề chính của cuộc thi “Story-telling through your space – Kể câu chuyện của bạn qua không gian Nội Thất” các dự án của IDA 2021 đã được các bạn thí sinh thoả sức thể hiện sự sáng tạo và đem lại một luồn gió mới cho ngành nội thất Việt Nam. Với tính mới mẻ và ứng dụng cao, các câu chuyện mà gia chủ muốn gửi gắm đã được các thí sinh lồng ghép một cách đầy tinh tế vào trong từng dự án nhờ đó dễ dàng hiện thực hoá những ý tưởng từ bản vẽ ra thực tế.

Thông qua các tiêu chí của chương trình đưa ra, Hội Đồng Giám Khảo đã rất nghiêm túc đánh giá để chọn ra các dự án xuất sắc nhất năm nay. Theo đánh giá chung, các bài dự thi tại vòng Chung kết đã có sự thay đổi rất nhiều, sau khi nhận được sự góp ý của Ban Giám Khảo tại các vòng trước và chúng tôi đánh giá cao điều này. Các bạn thí sinh đã thật sự chỉn chu và đầu tư trong từng dự án, đó cũng chính là yếu tố đem đến sự thành công cho mùa đầu tiên của IDA 2021.

Giải nhất: Dự án ngày xửa ngày xưa

Với hình ảnh cỏ lúa, cánh chuồn chuồn, gạc-măng-rê gợi nhớ về những cánh đồng hay ngôi nhà ngày xưa, được đem ứng dụng vào trong thiết kế trên những vật liệu hiện đại như gỗ công nghiệp nhưng vẫn đem đến cho căn hộ một cảm giác gần gũi, bình yên đến đỗi lạ thường.

Giải nhì: Căn hộ ba gian

Mang âm hưởng miền quê vào thành thị với kiến trúc nhà vườn truyền thống, dự án căn chung cư có ba gian nhà với ba chất cảm khác nhau. Mỗi khu vực với công năng riêng biệt những vẫn hòa chung với tổng thể không gian.

Giải ba: Art of surve

Sự phối hợp hoàn hảo giữ các đường nét thiết kế được đồng nhất và tối ưu hóa với hình khối cũng như màu sắc, đem đến sự cân bằng, hài hòa và hiện đại cho một căn hộ đậm chất luxury.

Trong các năm tiếp theo, An Cường tin rằng sẽ đem giải thưởng này trở thành một giải thưởng có tính bền vững. Các dự án đoạt giải tại IDA sẽ được đưa vào ứng dụng thực tế cũng như dự thi tại các đấu trường quốc tế lớn hơn.

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 01-2022)

The post Vinh danh các dự án đoạt giải Cuộc thi thiết kế nội thất An Cường interior Design Award 2021 (IDA 2021) appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/4TGrVgJ
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chuyển đổi nhà máy điện Bankside: “Quá khứ và hiện tại cùng tồn tại trong một thể thống nhất”

Được thiết kế cuối những năm 1940, Nhà máy điện Bankside là một minh chứng sống động cho cách tiếp cận thiết kế “trung dung” của kiến trúc sư Sir Giles Gilbert Scott giữa Chủ nghĩa truyền thống siêu cực đoan và Chủ nghĩa hiện đại cực đoan. Theo Scott “những ý tưởng hay nhất của chủ nghĩa hiện đại sẽ được ghép và truyền thống tốt nhất trong quá khứ”. Scott đã sử dụng thành thạo Chủ nghĩa biểu hiện và thành công trong ý định cho thấy rằng một công trình công nghiệp cũng có thể là một công trình tốt về mặt kiến trúc.

Hình 1: Bankside được chuyển đổi thành Tate Modern vào năm 2000

Trong ba mươi năm qua, các công trình công nghiệp ngày càng được bảo vệ như một biểu tượng của giá trị lịch sử gắn liền với vật chất còn lại của quá trình công nghiệp hóa. Cách tốt nhất để đảm bảo vai trò liên tục của chúng trong kết cấu đô thị hiện tại và tương lai là thông qua tái sử dụng thích ứng.

Trong lĩnh vực bảo tồn kiến trúc, các nhà bảo tồn quy định hướng dẫn thiết kế cho các chương trình chuyển đổi của tất cả các công trình được bảo vệ theo các điều khoản chính thức, yêu cầu “tính toàn vẹn thẩm mỹ” của công trình được bảo vệ được duy trì càng nhiều càng tốt. Các công trình công nghiệp phần lớn được bảo vệ chủ yếu bởi giá trị lịch sử. Vấn đề đặt ra là làm thế nào các hướng dẫn thiết kế chuyển đổi phản ánh tầm quan trọng của thẩm mỹ đối với các các công trình công nghiệp được coi là không có giá trị thẩm mỹ hoặc kiến trúc ngay từ đầu. Chuyển đổi nhà máy điện Bankside – là bài học kinh nghiệm hữu ích cho việc tìm kiếm giải pháp thiết kế can thiệp chuyển đổi thích ứng bởi ba lý do chính như sau: Thứ nhất., Bankside là một kiệt tác về mặt lịch sử kiến trúc, nhưng không được bảo vệ về mặt pháp lý; Thứ hai, vì công trình không được bảo vệ đã mở ra khả năng xác định các phương pháp tiếp cận khác nhau của cá nhân các kiến trúc sư đối với việc chuyển đổi công trình cũ; Thứ ba, một cuộc thi kiến trúc đã được tiến hành cho việc thiết kế chuyển đổi cho phép đánh giá và so sánh các phương pháp kiến trúc về ứng xử đối với công trình công nghiệp cũ. The Tate Gallery đã mua Bankside vào năm 1993. Vào mùa hè năm 1994, Tate đã tổ chức một cuộc thi kiến trúc để chuyển đổi Bankside. Người chiến thắng đã được công bố vào tháng 2 năm 1995. Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 1997. Tate Modern được mở cửa vào năm 2000 như là một trong những dự án thiên niên kỷ của London, bên cạnh the Dome, Millennium Bridge và London Eye.

 Nhận diện giá trị Nhà máy điện Bankside

1. Phân tích công trình về mặt kiến tạo không gian và phong cách

Vị trí: nằm ở bờ nam sông Thames, đối diện với Nhà thờ St. Paul, London

Thiết kế: KTS. Sir Giles Gilbert Scott vào năm 1947

Công trình và được xây dựng theo hai giai đoạn. Nửa phía tây của công trình và ống khói được đưa vào sử dụng vào năm 1953, trong khi nửa còn lại của công trình được chính thức khai trương vào năm 1963.

Nhà máy điện Bankside cũ bên trái và tài sản bị hư hại ở phía trước, nhà thờ St. Paul, London chỉ có thể nhìn thấy qua màn sương mù – Hình 2a. Phần phía tây của nhà ga mới, ống khói và cầu cảng sắp hoàn thành bên cạnh nhà máy điện cũ, với các bể dầu ngầm ở phía nam của tòa nhà mới – Hình 2b.

Hình 2a: Bankside và môi trường xung quanh, tháng 1 năm 1947 (ảnh trái), Hình 2b: Nhà máy điện Bankside đang được xây dựng, tháng 3 năm 1952 (ảnh phải)

Nhà thờ St.Paul có ảnh hưởng rất lớn trong thiết kế Nhà máy điện Bankside của Scott thông qua sự gần gũi về không gian của nó bên cạnh mong muốn của tác giả về một công trình công nghiệp tốt về mặt tổng thể, kiến trúc như các công trình chức năng khác. Để phù hợp với kiểu dáng của nhà thờ St. Paul về tổng thể, Scott đã giảm các ống khói của nhà máy điện từ hai khối như thiết kế ban đầu thành một và đẩy nó ra giữa mặt ngoài song song với dòng sông. Quyết định sử dụng dầu thay vì than có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức của công trình: bởi vì đốt dầu giúp loại bỏ vấn đề bay tro (than đá) trong khí thải, nồi hơi có thể thấp hơn và thiết bị loại bỏ sạn là không cần thiết. Chiều cao của nhà nồi hơi được hạ từ 43m xuống 26m do đó làm giảm tác động trực quan của công trình.

Hình 3a: Thiết kế ban đầu với 2 ống khói của G.G. SCOTT
Hình 3b: Thiết kế cuối cùng

Sự phân chia đối xứng của Bankside được nhấn mạnh hơn nữa bằng cách tạo không gian khối lập phương riêng biệt trước ống khói và ăn vào một phần toàn nhà ở vị trí chính giữa. Với các cách xử lý hình khối không gian như trên, Scott đã xoay sở để cân bằng được tầm nhìn từ bờ bắc xuống phía nam: cả hai bên bờ sông đều có các công trình lớn đối xứng với nhau, đối thoại với nhau chủ yếu tại các thành phần khối thẳng đứng chính của chúng. Giống như trường hợp của nhà thờ St. Paul, Nhà máy điện Bankside không tổ chức không gian đối xứng bên trong. Thay vào đó, nó được chia thành ba không gian theo trục chiều dọc chính, mỗi không gian ban đầu chứa một chức năng riêng biệt của quá trình chuyển đổi điện: nhà nồi hơi, hội trường tuabin và nhà chuyển mạch.

Được thiết kế vào cuối những năm 1940, Bankside là một minh chứng sống động cho cách tiếp cận thiết kế “trung dung” của Scott giữa Chủ nghĩa chủ nghĩa truyền thống siêu cực đoan và Chủ nghĩa hiện đại cực đoan. Theo Scott “những ý tưởng hay nhất của chủ nghĩa hiện đại sẽ được ghép vào truyền thống tốt nhất trong quá khứ “. Scott đã sử dụng thành thạo Chủ nghĩa biểu hiện và thành công trong ý định cho thấy rằng một công trình công nghiệp cũng có thể là một công trình tốt về mặt kiến ​​trúc.

2. Phân tích công trình theo quan điểm của chủ nghĩa hữu cơ

Nếu coi như Bankside là hiện thân của chủ nghĩa hữu cơ, nghĩa là tự người xem phải hiểu công trình trông như thế nào. Thực chất, ban đầu cần một không gian giống như hội trường, không nhất thiết phải chia làm ba và không nhất thiết phải theo chiều dọc. Đặc tính không gian ba bên dọc của nội thất là kết quả của một quyết định thiết kế xuất phát từ hình dạng của khu đất, đường chân trời của khu vực và loại cấu trúc công trình được sử dụng. Sự phân chia không gian cho phép hiểu được cách thức và lý do tại sao công trình được tạo ra và sử dụng, nghĩa là, tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của nó. Cửa sổ không cần thiết cho chức năng ban đầu. Trên thực tế, một trong những bản phác thảo sơ bộ của Scott, đã trình bày các khối kín, không có cửa sổ, trong khi một bản khác cho thấy một nghiên cứu về sự phân chia độ cao liên quan đến độ cao của các công trình lân cận, các nhà kho ban đầu. Theo đó, việc thiết đặt các cửa sổ là một quyết định thiết kế dựa trên mối quan hệ hình thức với môi trường xung quanh hơn là dựa trên nhu cầu chức năng của việc sử dụng được đặt ở đó.

Hình 5a: Hình phác thảo nghiên cứu cho thiết kế mặt đứng (ảnh trái), Hình 5b: Thiết kế ban đầu của nhà máy điện Bankside, năm 1945 (ảnh phải)

Nhà nồi hơi cao dành cho nồi hơi đốt than, nhưng việc sử dụng dầu cho phép xây dựng một công trình thấp hơn. Lưu ý, thiết kế ban đầu với hai ống khói – Hình 5b.

Hình khối của công trình, cũng như thiết kế của các mặt đứng, không có một ảnh hưởng đến đặc tính không gian hoặc cấu trúc của nội thất. Nhưng đây không phải là trường hợp của hai loại “tính toàn vẹn thẩm mỹ”, một bên trong và một bên ngoài, hai cách thức của việc tạo ra công trình. Ở đây là tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của công trình được tạo thành từ cả hai cách thức liên quan đến nhau: một là nói đến sự sáng tạo vật chất và cái còn lại là sự sáng tạo hình thức. Một phần Kiến trúc dù trong hay ngoài muốn đạt được sự thống nhất thì trong chính nó luôn có cả hai yếu tố trên.

Phân tích các phương án thiết kế can thiệp của các kiến trúc sư hàng đầu hiện nay

Cùng tồn tại, áp đặt và hợp nhất là ba thuật ngữ, ba cách tiếp cận khác nhau về mặt khái niệm để can thiệp với cái cũ có thể được ngoại suy từ các tuyên bố của sáu kiến trúc sư hàng đầu lọt vào giai đoạn 2 của cuộc thi thiết kế chuyển đổi nhà máy điện Bankside.

Cùng tồn tại: David Chipperfield định nghĩa cùng tồn tại là sự tồn tại thoải mái của sự hoàn hảo chính thức được tạo ra bằng cách phân biệt rõ ràng sự tầm thường của cái cũ và mới. Renzo Piano không định nghĩa cách tiếp cận của mình về mặt khái niệm, nhưng theo định nghĩa của ông, sự can thiệp của ông chủ yếu có thể được định nghĩa là sự cùng tồn tại của cái cũ và cái mới về mặt vật chất.

“Có lẽ mô hình thẩm mỹ được áp dụng là thảm Ba Tư, được chắp vá một cách rõ ràng và sửa chữa theo thời gian, trong đó các thành phần hình thức hoàn hảo và tầm thường cùng tồn tại thoải mái bên nhau. Theo cách này, một phần của công trình có thể được đưa lên các cấp độ hoàn thiện và đánh bóng công nghệ hiện đại nhất, trong khi các phần khác sẽ được giữ nguyên như hiện tại” – David Chipperfield

“Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài sẽ trông thật lố bịch về quy mô… các công trình công nghiệp có những không gian thô sơ, chân thành, không phô trương mà không thể dễ dàng bị đe dọa bới nghệ thuật” – Renzo Piano

Áp đặt: OMA định nghĩa sự áp đặt là đối nghịch với sự xâm nhập đạt được thông qua sức mạnh và sự tinh tế, tương đối, là kết quả của sự tăng cường của cái hiện tại (cái cũ)

Hình 8: Phương án của OMA

“Can thiệp trong bối cảnh hiện tại để lại hai sự lựa chọn: xâm nhập hoặc áp đặt. Để thành công, lựa chọn thứ nhất cần sự tinh tế, thứ hai cần quyền lực. Trong trường hợp này, các can thiệp của chúng tôi trong bối cảnh đô thị rộng lớn hơn chỉ có thể mang tính gợi ý; “sức mạnh” được giới hạn trong nội thất của công trình hiện tại. Thuyết nhị nguyên này đã truyền cảm hứng cho dự án” – OMA

Hợp nhất: Tadao Ando định nghĩa sự hợp nhất kiến trúc là kết quả của sự va chạm vật chất và không gian trong khi đối với Herzog & de Meuron, sự hợp nhất là kết quả của sự tăng cường của cái hiện tại (cái cũ). Jose Rafael Moneo muốn không thay đổi sức mạnh biểu tượng của cái hiện tại và do đó không thể hợp nhất.

Hình 9: Phương án của Tadao Ando (ảnh trái), Hình 10: Phương án của Jose Rafael Moneo (ảnh phải)

“Việc chấp nhận giá trị kinh tế nội tại của Nhà máy điện Bankside có nghĩa là đề xuất này sẽ duy trì càng nhiều càng tốt sự sắp đặt hiện hữu không làm tác động thay đổi biểu tượng của nó đối với sông Thames” – Jose Rafael Mono

“Khái niệm cơ bản; Sự kết hợp trong kiến trúc, bao gồm các ý định sau: kích hoạt lại ý thức về lịch sử và đồng thời biến khu vực xây dựng thành một sân khấu cho năng lượng sáng tạo mới. Chúng tôi dự định tạo ra một không gian cho tương lai được hình thành bới sự đụng độ giữa các yếu tố từ các thời đại khác nhau, mỗi bản chất thể hiện mà không mất đi tính riêng biệt của mình – một không gian cho thế kỷ 21 làm bằng vật liệu thế kỷ 20” – Tadao Indo

Hình 10: Phương án của Herzog&deMeuron – Phương án đạt giải nhất.

“Chiến lược của chúng tôi là chấp nhận sức mạnh vật lý của công trình bằng gạch to lớn như quả núi của Bankside và thậm chí tăng cường nó hơn là phá vỡ nó hoặc cố gắng làm giảm nó… từng bước chúng ta nên giữ lại và xem ở đâu thì nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Điều đó không liên quan gì đến sự tôn trọng ít nhiều đối với công trình hiện tại mà sẽ chỉ thể hiện ở kết quả cuối cùng. Chúng tôi coi công trình Scott như một phần của cấu trúc của chính chúng tôi, đó không phải là điều gì tồi tệ hay khác biệt” – Herzog&deMeuron

Herzog & de Meuron đã nhận ra sức mạnh vật lý của Bankside, xuất phát từ khái niệm tổng thể của công trình, nghĩa là từ “tính đối xứng của công trình của Scott”, từ bộ phận không gian ba bên trong công trình và trong các yếu tố riêng lẻ, như trong hình khối của ống khói, không gian của hội trường tuabin và kích thước và đặc điểm kiến trúc của các cửa sổ. Bằng cách đặt các phòng trưng bày với các chất lượng không gian khác nhau trong mỗi không gian theo chiều dọc, can thiệp của Herzog & de Meuron đã thể hiện sự tôn trọng phân chia không gian ba bên của công trình hiện tại. Kết nối vật lý duy nhất với không gian hai bên là tầng quan sát, lối vào đi qua sảnh tuabin ở cốt cao độ tầng trệt. Ba không gian này được kết nối trực quan hơn bởi hai hộp kính mờ dài và ngắn, dường như được treo từ cấu trúc thép chính cũ, nhìn ra sảnh tuabin từ các hành lang của phòng trưng bày đặt trong nhà nồi hơi. Các hộp này được sắp xếp theo chiều dọc và chiều ngang tạo ra một cấu trúc đối xứng tĩnh của các khối được đặt trên lưới cấu trúc cũ. Cả hai không gian bên, nhà nồi hơi và nhà chuyển mạch được chia theo chiều dọc thành một số tầng. Chỉ có hội trường tuabin vẫn trống rỗng với chiều cao toàn bộ công trình.

Sự can thiệp vào nội thất bởi phần nhô ra bên ngoài ở dạng “chùm sáng” là một khối tích được làm bằng thủy tinh ở tầng mái, trải dài dọc theo toàn bộ chiều dài của công trình. Herzog & de Meuron xem chùm tia chủ yếu là một đối trọng ngang với chiều dọc của ống khói, mà chúng được giải phóng khỏi phần mở rộng xung quanh được thực hiện bởi thiết kế của Scott, tái lập theo cách này bản gốc của nó được hình thành độc lập giữa hình thức và khối tích. Chùm sáng cũng là một cách phá vỡ tính đối xứng  khối tích của Scott vì chùm tia không chạy qua toàn bộ chiều dài của công trình mà chỉ dừng lại cách mặt đứng phía đông vài mét. Ở mặt đất, sự đối xứng của mặt tiền phía bắc bị phá vỡ bởi sự ra đời của một hộp thủy tinh trong thân gạch của góc phía tây bắc của công trình. Đối trọng hộp kính ở phía đông công trình được đặt bên dưới và dọc theo toàn bộ chiều rộng của các bộ cửa sổ giống như nhà thờ ban đầu.

Các hộp thủy tinh trong suốt và mờ xuất hiện cả bên trong và bên ngoài công trình là đặc trưng của sự can thiệp. Phần còn lại của sự can thiệp, nghĩa là, không gian phòng trưng bày, được thực hiện bằng loại vật liệu mới khác, cụ thể là bê tông. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố kiến trúc mới được làm bằng vật liệu mới có thể phân biệt rõ ràng với cái cũ. Về mặt cấu trúc, cái mới và cái cũ làm việc cùng nhau và phụ thuộc vào nhau. Do đó, về mặt vật chất, sự can thiệp này có thể được coi là hợp nhất cộng sinh. Về mặt không gian, cái cũ và cái mới không được hợp nhất mà thay vào đó cái mới được gửi lại cho cái cũ một lần nữa. Về hình thức bên ngoài, có một chiến lược thú vị khi chơi’ “Nếu một người muốn sử dụng sức mạnh của người khác cho mục đích riêng của mình, thì điều đó có thể được thực hiện bằng cách làm nổi bật sức mạnh của người khác”. Với vị trí bất đối xứng của chùm sáng, Herzog & de Meuron cũng có ý định áp dụng chiến lược đối đầu. Sự chuyển đổi của Herzog & de Meuron rất nhỏ đến mức chỉ có thể nhìn thấy được từ một cách tiếp cận của người đi bộ đến công trình từ cây cầu nối Tate Modern với nhà thờ St. Paul.

Bài học kinh nghiệm qua phân tích ví dụ về chuyển đổi nhà máy điện Bankside

Thứ nhất, cần thiết nhận diện giá trị di sản của các công trình công nghiệp (CTCN). Các CTCN có giá trị vật thể và phi vật thể, là cầu nối thu hẹp khoảng cách lịch sử giữa quá khứ và hiện tại; do đó các giải pháp thiết kế nên tạo ra một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại. Khi thiết kế can thiệp cho một dự án chuyển đổi, những người làm kiến trúc, quy hoạch cần tìm hiểu những bản sắc đặc thù của các khu vực/công trình công nghiệp để cân nhắc, lựa chọn giữ lại những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống; Đưa ra những giải pháp hợp lý và quan trọng nhất là phải “lên tiếng” để bảo vệ bản sắc đô thị, giá trị lịch sử của các CTCN.

Thứ hai, cần nhìn nhận việc tái sử dụng các công trình công nghiệp là động lực để phát triển khu vực xung quanh. Các công trình công nghiệp có sự gắn kết chặt chẽ với khu vực xung quanh, các ký ức của công nhân trước đây với khu vực, nhà máy. Việc hồi sinh và tái sử dụng các công trình công nghiệp nên được định hướng là không gian tạo dựng việc làm, gắn kết cộng đồng xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khu vực xung quanh.

Thứ ba, vai trò của KTS là bảo tồn các giá trị kiến trúc và cấu trúc cốt lõi trong khi chuyển đổi CTTN theo các tiêu chuẩn mới, theo yêu cầu của chức năng mới. Vì những yêu cầu này thường gây mâu thuẫn nên khi thiết kế can thiệp phải đưa ra các quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể. Các phương án cần mang tính sáng tạo cả về giải pháp kiến trúc, cấu trúc/mô hình và chức năng chuyển đổi đối với không gian dường như bị lãng quên.

Thứ tư, khi chủ nghĩa hữu cơ được sử dụng làm quy tắc hướng dẫn thiết kế chuyển đổi CTCN, điều đó có nghĩa là việc tạo ra các CTCN cũ theo thuật ngữ cấu trúc và không gian hoặc đơn giản là các mặt hình thức tổng thể phải được nhìn thấy trong suốt quá trình chuyển đổi, nói cách khác, cái mới phải truyền tải cùng một thông điệp về cách thức tạo ra công trình. Nếu theo yêu cầu của các điều lệ bảo tồn, hình thức cái mới phải được phân biệt với cái cũ nên yêu cầu cách thức thể hiện của cái mới và cái cũ cần khác nhau. Như vậy, cái cũ và cái mới phải cùng tồn tại trong một tổng thể thống nhất. Khi đạt được điều này, có thể nói rằng tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của cái cũ được thay đổi tối thiểu về mặt hình thức.

ThS.KTS Đinh Thị Hải Yến
NCS trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 01-2022)


Tài liệu tham khảo:

  1. ICOMOS International Charter for the Conservation and Restoration of Monuments and Sites (The Venice Charter) (1964)
  2. ICOMOS The Australia ICOMOS Charter for the Conservation of Places of Cultural Significance (The Burra Charter) (Australia ICOMOS) (1979)
  3. ICOMOS Appleton Charter for the Protection and Enhancement of the Built Environment[PDF] (ICOMOS Canada) (1983)
  4. ICOMOS Charter for the Conservation of Places of Cultural Heritage Value (ICOMOS New Zealand, 1992).
  5. Tamara Rogic, Thesis “ converted industrial buildings where past and present live in formal unity”, TUDelft, 2005.

The post Chuyển đổi nhà máy điện Bankside: “Quá khứ và hiện tại cùng tồn tại trong một thể thống nhất” appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/SZsArGa
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tạp chí Kiến trúc số 02-2022

Bạn đọc thân mến,

Tiếp tục xây dựng, phát triển nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá trở thành nền tảng của công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá… là những nội dung cơ bản của Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 – tầm nhìn 2050 đã được chính phủ phê duyệt. Trong đó, với khu vực nông thôn cần chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên, kết hợp hiện đại hoá kết cấu hạ tầng; phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng, góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững.

Đó cũng là nội dung chính của Chuyên đề TCKT số tháng 2: Kiến trúc nông thôn Việt Nam – Phát triển và hội nhập. Trong bối cảnh kiến trúc nông thôn đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường cảnh quan, thiên tai và biến đổi khí hậu, sự chung tay, góp sức của giới nghề không chỉ thể hiện bản lĩnh chuyên môn mà còn là trách nhiệm xã hội của giới nghề trong việc kết nối truyền thống và hiện đại, tiếp nối tinh thần bản địa, đề xuất hướng đi đúng đắn để kiến trúc nông thôn tìm được ngôn ngữ và bản sắc riêng, phù hợp môi trường tự nhiên mà không xa rời bối cảnh hội nhập.

Những công trình – tác phẩm Nhà ở nông thôn được vinh danh tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2020-2022 thực sự trở thành điểm sáng, thể hiện quan điểm của giới nghề trong công cuộc đổi mới qua thông điệp: Khai thác bản điạ – Kết nối công nghệ.

TCKT số này trân trọng giới thiệu Không gian Ngói (H&P Architects), công trình của KTS Việt Nam tham dự Triển lãm Seoul Biennale of Architecture and Urbanism 2021 với thông điệp thể hiện được chính tinh thần của Chuyên đề: Tìm về quá khứ để nhìn nhận và phát hiện lại các giá trị cốt lõi để kiến tạo nên những không gian của tương lai.

Chuyên mục Kiến trúc Thế giới sẽ khép lại TCKT số này với Giải thưởng Pritzker 2022 và chân dung KTS, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội Diébédo Francis Kéré. Ông là KTS người Châu Phi đầu tiên nhận giải thưởng danh giá này bởi những đóng góp của ông với cộng đồng tại các quốc gia bị thiệt thòi, gặp nhiều nghịch cảnh. Kiến trúc của Diébédo Francis Kéré được ghi nhận là sự hòa quyện tri thức khoa học, công nghệ và truyền thống địa phương một cách bản địa, đặc sắc.

Cùng với số chuyên đề này, như một món quà đầu năm tri ân những “Cây bút vàng” và bạn đọc thân thiết, TCKT xin gửi tới những chuyên gia, bạn đọc gần xa lời cảm ơn sâu sắc – Vì những đóng góp cho phát triển TCKT những năm qua!

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc TCKT số 2/2022!

Tạp chí kiến trúc

The post Tạp chí Kiến trúc số 02-2022 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/soePxI6
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Ra mắt câu lạc bộ nhà thầu Philips tại Việt Nam

Ngày 28/03/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, Signify (Euronext: LIGHT) – tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chiếu sáng, ra mắt Câu Lạc Bộ Nhà Thầu Philips tại Việt Nam (gọi tắt là CLB Nhà Thầu Philips), cùng chương trình “Đại tiệc tiền thưởng” dành cho các nhà phân phối kênh chiếu sáng chuyên dụng, nhà bán hàng chuyên nghiệp và đội ngũ thầu thợ chuyên nghiệp.

Năm 2022 được dự báo sẽ tiếp nối chuỗi thách thức sau đại dịch đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng. Trước những khó khăn của bối cảnh thị trường, mô hình CLB Nhà Thầu Philips được triển khai với mục tiêu tạo ra môi trường trao đổi nhanh chóng, minh bạch giữa nhà thầu, các đơn vị phân phối giải pháp chiếu sáng chuyên dụng và tập đoàn Signify. CLB Nhà Thầu Philips sử dụng phương thức kết nối chính qua nền tảng Zalo và các hoạt động tập huấn trực tiếp. Qua đó, dự án góp phần nâng cao chuyên môn kỹ thuật và xây dựng mạng lưới nhà thầu chiếu sáng chuyên nghiệp cho thị trường nội địa, đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh với lợi thế giá thành phân phối sản phẩm Philips tốt nhất và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại Việt Nam.

Giải pháp chiếu sáng ngoài trời
Giải pháp chiếu sáng ngoài trời

Ngoài ra, CLB Nhà Thầu Philips cũng tiến hành các hoạt động hỗ trợ và huấn luyện về sản phẩm thiết bị chiếu sáng, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và tay nghề thầu thợ cho thị trường trong nước. Các nhà bán hàng và đội ngũ thợ kỹ thuật chuyên nghiệp còn có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và công nghệ mới nhất.

Giải pháp thiết bị khử trùng không khí Philips UV-C giúp vô hiệu hóa vi rút và vi khuẩn
Giải pháp thiết bị khử trùng không khí Philips UV-C giúp vô hiệu hóa vi rút và vi khuẩn

Chia sẻ về quyết định thành lập CLB Nhà Thầu Philips, Ông Phùng Hoài Dương, Tổng Giám Đốc Signify Việt Nam nhấn mạnh: “CLB Nhà Thầu Philips sẽ là nơi quy tụ những nhà bán hàng và nhà thầu chuyên nghiệp nhất, giúp các đơn vị liên tục cập nhật xu hướng công nghệ mới của ngành. Từ đó, nhà thầu có thể nâng cao năng lực tư vấn và thi công thiết bị chiếu sáng cho các công trình Việt. Mục tiêu năm 2024 của Signify là trở thành tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực chiếu sáng thông minh. Cùng với sự đồng hành của các đơn vị thành viên từ CLB Nhà Thầu Philips, Signify Việt Nam sẽ hiện thực hóa các dự án chiếu sáng đổi mới trên khắp cả nước và mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng”.

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

The post Ra mắt câu lạc bộ nhà thầu Philips tại Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/qudHwJi
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Văn Phú – Invest và những dấu ấn trong quy hoạch, thiết kế

Không chỉ để lại ấn tượng thông qua các dự án có thiết kế thông minh, không gian sống an lành, Văn Phú – Invest được biết đến như một nhà phát triển bất động sản với khả năng quy hoạch đô thị bài bản, hiện đại, có quy mô lớn, trải dài nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam.

Văn Phú - Invest được là một nhà phát triển BĐS có thế mạnh về quy hoạch (Minh họa: Khu đô thị mới Cồn Khương – TP Cần Thơ)
Văn Phú – Invest được là một nhà phát triển BĐS có thế mạnh về quy hoạch (Minh họa: Khu đô thị mới Cồn Khương – TP Cần Thơ)

Thành công đầu tiên: Thế mạnh từ quy hoạch

Cách đây gần 20 năm, mối lương duyên đã kết nối những kiến trúc sư lành nghề, dày dạn kinh nghiệm và am hiểu về thị trường cùng “kề vai sát cánh” phát triển thương hiệu Văn Phú – Invest. Và cũng chừng ấy thời gian, Văn Phú – Invest đã nỗ lực theo đuổi khát vọng kiến tạo chốn an cư vượt lên tiêu chuẩn thông thường, hiện thực hóa những bản vẽ tâm huyết thành công trình thực tế sống động và có giá trị cho cộng đồng. Những người sáng lập mong muốn Văn Phú – Invest không chỉ mang đến những dự án đơn thuần mà lớn lao hơn là góp phần kiến tạo đô thị văn minh, làm thay đổi diện mạo từng vùng đất.

Khát vọng đó đã được hun đúc để tạo nên công trình đầu tiên ở vùng đất nông nghiệp nay thuộc phường Phú La (Hà Đông). Lấy cảm hứng từ những khu đô thị xanh của Nhật Bản, Văn Phú – Invest biến những cánh đồng hoang trở thành không gian sống mới văn minh, hiện đại. Một thành phố thu nhỏ dần hiện hữu với những khu nhà ở, tháp cao tầng, công viên cây xanh cùng các công trình xã hội đan xen, bổ trợ và tương tác lẫn nhau.

Từ thời điểm đó cho đến tận hôm nay, khu đô thị mới Văn Phú Hà Đông vẫn được xem là một hình mẫu quy hoạch lý tưởng, đáng học hỏi, không chỉ đánh thức tiềm năng mà còn tạo tiền đề quan trọng giúp thay đổi diện mạo khu vực phía Tây thành phố.

Nhờ kiến thức và kinh nghiệm quy hoạch bài bản, cùng khả năng “thấu hiểu” mong muốn khách hàng, các công trình mang thương hiệu Văn Phú – Invest dần tạo nên sự khác biệt so với phần lớn các sản phẩm bất động sản trên thị trường. Đó là những công trình “ăn khớp” với tổng thể, hài hòa cùng cơ sở vật chất hạ tầng và văn hóa xung quanh, từ đó đi sâu kiến tạo nên từng nơi chốn, thổi hồn cho mỗi không gian, để căn nhà trở thành tổ ấm gắn bó đích thực trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Những công trình khang trang dần thay thế cho ruộng đồng (Minh họa: Khu đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông)
Những công trình khang trang dần thay thế cho ruộng đồng (Minh họa: Khu đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông)

“Lắng nghe” từng vùng đất

Quan điểm mỗi vùng đất đều ẩn chứa những giá trị “tâm hồn” khác biệt, trên hành trình chinh phục của mình, Văn Phú – Invest đã luôn nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu địa phương bằng cái tài và chữ tâm trọn vẹn. Văn Phú – Invest hướng tới việc đầu tư – tài trợ quy hoạch chung cho toàn tỉnh nhằm mục đích hỗ trợ địa phương có được quy hoạch bài bản, thống nhất và có lộ trình phát triển dài hạn, là tiền đề quan trọng giúp phát triển kinh tế vùng, cải thiện đời sống vật chất cho người dân, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị văn hóa bản địa.

Tiêu biểu, trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, thay vì đi theo công thức phổ biến của các chủ đầu tư khác là tập trung vào khách sạn, resort để khai thác du lịch địa phương thì Văn Phú – Invest lại hướng tới kiến tạo khu đô thị biển.

Giới quan sát nhận định, đây là một mô hình đầu tư giàu tính nhân văn. Bởi Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km với tiềm năng phát triển du lịch lớn. Tuy nhiên, các chủ đầu tư thông thường sẽ có xu hướng xây dựng các khu nghỉ dưỡng đặt tại những bãi biển đẹp nhất, tạo thành quần thể khép kín và khai thác du lịch độc lập. Bằng cách này, các thành phố biển sẽ gặp nhiều hạn chế, thiếu cảnh quan đẹp ở bãi tắm chung, đồng thời khách du lịch thường bị bó hẹp lựa chọn trong các khu nghỉ dưỡng. Còn với mô hình đô thị ven biển như Văn Phú – Invest đang hướng tới, người dân địa phương có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hưởng lợi gián tiếp từ cơ sở hạ tầng được phát triển bởi chủ đầu tư.

Điển hình tại dự án Vlasta – Sầm Sơn (Thanh Hoá), Văn Phú – Invest phát triển mô hình khu đô thị mở ven biển hiện đại xong vẫn gìn giữ các nét văn hóa đặc trưng. “Tại đây, chúng tôi quyết định giữ nguyên vẹn dấu ấn bản địa ở di tích Đền Cá Ông nhằm duy trì tín ngưỡng thờ cúng của người dân. Thiết kế kiến trúc của dự án cũng được lấy ý tưởng từ hình cảnh Cá Voi, con thuyền… những hình ảnh thân quen của người dân quanh năm gắn bó với biển cả. Đây chính là lực hút để người dân địa phương cũng như các khu vực lân cận tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ. Với mô hình khu đô thị mở ven biển, cuộc sống của người dân vùng ven biển sẽ có nhiều thay đổi. Khi thu nhập của người dân gia tăng, như quy luật tất yếu, kinh tế của địa phương cũng sẽ khởi sắc”, đại diện Văn Phú – Invest chia sẻ.

Khu vực trung tâm – Khu đô thị mới Cồn Khương (Cần Thơ) do Văn Phú - Invest tiến hành quy hoạch, đầu tư, xây dựng
Khu vực trung tâm – Khu đô thị mới Cồn Khương (Cần Thơ) do Văn Phú – Invest tiến hành quy hoạch, đầu tư, xây dựng

Ngoài ra, có thể kể đến Khu đô thị mới Cồn Khương, TP Cần Thơ, Văn Phú – Invest đã tiến hành quy hoạch một vùng đất hơn 52 ha, với đa dạng các loại hình nhà ở, khách sạn, dịch vụ, công trình công cộng… Do đặc điểm nằm ở vùng miền Tây sông nước, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nên dựa vào điều kiện thủy văn, khu đô thị này có thiết kế cốt nền dự án cao vượt hơn đỉnh lũ nhằm chống lại tác động triều cường. Bên cạnh đó, dự án giữ nguyên cảnh quan thực vật thuỷ sinh bản địa miền Tây với hệ thống hồ đan xen, nương theo mực nước của sông Khai Luông giúp khai thác hiệu quả cảnh quan sông nước, vừa tạo không gian giao hòa thiên nhiên, giúp điều hòa không khí.

Có thể thấy, quy hoạch muốn tạo được dấu ấn cần xoá mờ đi lằn ranh giữa cái cũ và cái mới, khơi dậy tiềm năng ẩn chứa, phát triển tối đa nội lực, giữ gìn trọn vẹn giá trị tự nhiên, văn hóa, và đó chính là lối đi riêng biệt mà Văn Phú – Invest định hình để bước trên hành trình kiến tạo những di sản tương lai.

Nguồn: Văn Phú – Invest
© Tạp chí Kiến trúc

The post Văn Phú – Invest và những dấu ấn trong quy hoạch, thiết kế appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/gLrEj24
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Ngày Thiết kế Ý 2022 với tiêu điểm hướng đến sự bền vững

Chào mừng Ngày Thiết kế Ý 2022 (Italian Design Day – IDD), ngày 25/3/2022 vừa qua, Đại Sứ quán Ý, Cơ quan Thương vụ Ý và Tổng Lãnh sự quán Ý tại TP.HCM, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và Hồ Chí Minh, với nội dung xoay quanh chủ đề của Ngày Thiết kế Ý 2022: “Tái tạo. Thiết kế và công nghệ đổi mới hướng tới một tương lai bền vững” cũng như thảo luận về khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Toàn cảnh sự kiện Ngày thiết kế Ý tại TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS Phạm Duy Hoà – Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS. TS Phạm Duy Hoà – Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội bày tỏ: “Trong khuôn khổ của Hội nghị về Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tháng 11 năm 2021, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững khi hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (zero emission) vào năm 2050. Và để thực thiện được mục tiêu này, Việt Nam cần một thế hệ các nhà thiết kế, các chuyên gia, các nhà khoa học có tầm hiểu biết không những giỏi trong lĩnh vực thiết kế – sáng tạo mà còn nắm vững kỹ thuật – công nghệ. Từ đó, có thể tạo ra các sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm năng lượng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững – Như triết lý thiết kế của Piaggo. Tôi mong rằng Ngày thiết kế Italia 2022 sẽ là nơi để các chuyên gia cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm lan tỏa những triết lý thiết kế “vì tương lai bền vững” tới toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ mà đại diện là các bạn sinh viên của Trường ĐHXD Hà Nội.”

Toàn cảnh sự kiện Ngày thiết kế Ý tại Hà Nội
Ông Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam

Chia sẻ tại sự kiện, ông Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam cũng gửi lời cảm ơn tới các đối tác đã cùng đồng hành trong thời gian vừa qua. Ông cũng cho biết thêm: “Chủ đề thảo luận năm nay sẽ thúc đẩy quá trình chuẩn bị cho việc ứng cử của Roma với tư cách ứng viên đăng cai tổ chức World EXPO 2030, với chủ đề được đề xuất là: “Con người và lãnh thổ: Tái tạo đô thị, hòa nhập và đổi mới”. IDD 2022 cũng là nền tảng ra mắt cho “Il Salone del Mobile di Milano” – Hội chợ Nội thất sẽ diễn ra tại Milan vào ngày 7-12 tháng 6 năm 2022.

Cũng tại sự kiện, KTS. Marco Lambri, Đại sứ Ngày Thiết kế Ý 2022 tại Việt Nam chia sẻ về nguồn gốc hình thành phong cách thiết kế Ý nổi tiếng thế giới cũng như mục tiêu cần hướng đến của thiết kế. Theo ông: “Phong cách thiết kế Ý không dễ được nhận diện qua hình thức như những nước Bắc Âu khác, tuy nhiên phong cách thiết kế lại phục vụ tốt nhu cầu về thẩm mỹ của người dân ý, đặc biệt sau Thế chiến thứ 2, nước Ý gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm thiết kế của Ý chủ yếu là tự sản xuất. Vậy nên, theo tôi, thiết kế cần đặt con người làm trọng tâm, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2017, Ngày Thiết kế Ý giờ đây đã trở thành một sự kiện trọng đại tại hơn 100 thành phố trên toàn thế giới. Đây cũng là cơ hội để hỗ trợ chiến lược quốc tế hóa đối với các lĩnh vực công nghiệp chiến lược cho kim ngạch xuất khẩu Ý. Được coi là quốc gia đi đầu về kiến trúc và thiết kế, nước Ý đã tiên phong trong việc tạo ra sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật, thiết kế, toán học và công nghệ để thúc đẩy tính bền vững.

Chủ đề “Tái tạo. Thiết kế và công nghệ đổi mới hướng tới một tương lai bền vững” năm nay cũng đồng thời nêu bật mục tiêu chính của chương trình kỷ niệm hằng năm. Theo đó, sự kiện mong muốn thúc đẩy một kế hoạch phát triển và đổi mới để từ đó có thể cải thiện chất lượng sống và bảo vệ hành tinh. Sự kiện là cơ hội đặc biệt để hội tụ các các cá nhân và doanh nghiệp liên quan trong ngành, mở ra những cuộc đối thoại sâu sắc về sự khác biệt giữa Việt Nam và Ý.

Thuỵ An – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc

The post Ngày Thiết kế Ý 2022 với tiêu điểm hướng đến sự bền vững appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Ivm3jio
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Naoto Fukasawa: Thiết kế với tiềm thức rộng mở

Naoto Fukasawa là một trong những nhà thiết kế người Nhật có ảnh hưởng nhất hiện nay. Những sản phẩm của ông luôn để lại ấn tượng đặc biệt nhờ hình thức tinh tế kết hợp cùng khả năng lay động tiềm thức con người sâu sắc, mạnh mẽ. Naoto Fukasawa rất tài năng trong việc sáng tạo ra những vật dụng vừa lạ vừa quen, tuy chỉ mới tiếp xúc nhưng người dùng sẽ nhanh chóng nắm bắt được cách vận hành chúng, một sự sáng trí đến lạ kỳ.

Naoto Fukasawa sinh năm 1956, ông lớn lên và vào nghề tại thời điểm cực thịnh của Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Nghệ thuật Tama chuyên ngành thiết kế sản phẩm, Fukasawa lên đường sang Mỹ và đầu quân cho ID Two (nay mang tên IDEA San Francisco). Những năm rèn luyện ở thung lũng Silicon đã tạo dựng cho Fukasawa những luồng suy nghĩ khác biệt. Những nhà thiết kế khi ấy đang tập trung vào cách thể hiện tài năng, diễn giải tư duy qua thiết kế thì Fukasawa lại chuyển hướng sang một phương pháp mà ngày nay được biết rộng rãi với cái tên “thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm”. Ông bắt đầu tự vấn về cách cảm nhận của người dùng thực sự và phát triển phương pháp “đọc suy nghĩ” để liên tục hoàn thiện sáng tạo của mình.

Những năm tháng làm việc trong lĩnh vực công nghệ đã khai mở suy nghĩ của Fukasawa, ông nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách giữa người sản xuất và người sử dụng cuối cùng. Thiết kế phải trực quan, dễ hiểu, dễ sử dụng thì mới có thể đi vào lòng khách hàng. Đó chính là sự thông minh tiềm ẩn khiến người dùng thích thú để họ sẽ luôn quay lại với nhãn hàng. Một trong những mối quan hệ cộng tác quan trọng nhất trong sự nghiệp của Fukasawa là khi ông thiết kế cho nhãn hàng Muji – hãng đồ dùng gia đình “no brand” nổi tiếng của Nhật. Trong khoảng thời gian này Fukasawa thực sự thăng hoa trong sự nghiệp. Ông cho ra đời một trong những thiết kế trứ danh nhất của mình: chiếc máy CD Player treo tường có hình dạng quạt hút gió (1990), điện thoại Infobar cho hãng KDDI/AU, máy cấp hơi ẩm Plus Minus Zero, điện thoại Neon. Tất cả đều được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Đương đại New York như một minh chứng cho thời kỳ chuyển dịch quyết định trong cách tư duy thiết kế công nghiệp.

Naoto Fukasawa phát triển một khái niệm gọi là “Without thought Design” – thiết kế phi lý trí. Ông giải thích rằng khái niệm này không phải là sáng tạo bừa mà chính là đọc hành động, thói quen của con người để tạo ra những vật kết nối trực tiếp tới tiềm thức, dễ dàng trong việc sử dụng. Ví dụ như chiếc máy CD Player có hình dạng quạt hút nên người dùng sẽ ngay lập tức biết cách bật nó bằng cách kéo dây, y như việc họ thường làm mỗi lần mở quạt. Hay chiếc điện thoại Inforbar có cách phân bố nút bấm như điều khiển tivi nên dù có nhắm mắt lại thì bàn tay vốn đã thân quen với vị trí phím bấm cũng có thể soạn tin nhắn được. Fukasawa đặc biệt tài năng trong việc nắm bắt được suy nghĩ vô hình và nhào nặn chúng để tạo nên đường nét hữu hình cho sản phẩm, đó chính là sự thấu hiểu thuyết phục. Người dùng được cung cấp trải nghiệm mới lạ dựa trên chính những điều thân quen; khả năng truyền tải sự tinh tế lồng ghép bên trong hình thái đơn giản dễ chịu đã khiến tên tuổi của Naoto Fukasawa nổi tiếng khắp thế giới.

Ghế Grande Papillio thiết kế cho hãng B&B mang hình dáng thoải mái, hứa hẹn một cuộc thư giãn yên ả. Mục đích của ghế hiển hiện ngay trên đường nét
Ghế Grande Papillio thiết kế cho hãng B&B mang hình dáng thoải mái, hứa hẹn một cuộc thư giãn yên ả. Mục đích của ghế hiển hiện ngay trên đường nét
Kệ Shelf-X thực hiện cho hãng B&B
Kệ Shelf-X thực hiện cho hãng B&B

Trong khi khiến cả thế giới phải tò mò với sản phẩm của mình, thì Naoto Fukasawa lại điềm nhiên dùng từ “siêu bình thường” để miêu tả về những sáng tạo ấy. Bằng cách giản lược mọi thứ về cốt lõi, tạo hình bằng những đường nét cơ bản nhất, Fukasawa tạo ra những thứ tối giản tiềm ẩn đầy khí chất. Fukasawa cho rằng bản thân sự vật chính là sự phản chiếu của môi trường xung quanh. Tất cả những thứ vô hình như ký ức, thói quen, thời gian, hoàn cảnh, âm thanh, văn hóa và lịch sử sẽ tác động lên hình dáng hình thành của một vật thể. Khi gắn liền hình dạng của chúng với những ý niệm đó, cơ thể con người sẽ ngay lập tức bắt được tần số thân quen và tương tác thuần thục ngay từ lần gặp đầu tiên. “Công việc của tôi chính là vạch ra được những đường nét ấy để thiết kế sản phẩm đáp ứng tuyệt đối”.

Triết lý thiết kế của Fukasawa chính là cài cắm tiềm thức con người vào dáng hình sản phẩm để tạo nên một tổng thể đẹp đẽ, dễ chịu và tiện nghi. Và ông tin rằng vật nào được ấn định cho chức năng gì thì vẫn nên làm tốt chức năng đó. “Cuối cùng thì cái nồi vẫn phải là cái nồi”, ông đã phát biểu như vậy trong một bài giảng cho các tân sinh viên chuyên ngành thiết kế. Sự sáng tạo luôn cần được bắt rễ từ nhu cầu thực tiễn để đảm bảo chức năng của sản phẩm và tính giản lược trong hình thức. Và dù đã trở thành một ngôi sao trong ngành thì Naoto Fukasawa chưa bao giờ ngừng quan sát học hỏi. Bởi theo ông, khả năng quan sát tinh tường sẽ giúp người làm thiết kế thu thập, cô đọng được nhiều cảm hứng sáng tác. Khi đó họ sẽ không còn phải lo lắng về sự hao hụt trí tưởng tượng nữa.

Một thiết kế đẹp sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ, nhưng một thiết kế với sự thấu hiểu sẽ đi thẳng vào trái tim người dùng và nhận được tình cảm quý giá. Bằng cách kết nối cảm xúc chân thực tới những vật tưởng chừng bất động, vô tri, Naoto Fukasawa không chỉ xây dựng được một cá tính đặc sắc cho vật thể mà còn gán cho chúng linh hồn sinh động, một sự lan tỏa xúc cảm liên hoàn khởi nguồn từ những trải nghiệm thân quen hay ký ức ấm áp. Thay vì tìm cách làm cho hiển lộ, quảng bá tài năng, Fukasawa âm thầm gửi gắm di sản của mình vào những vật dụng đầy thấu hiểu như thế. Sự quen thuộc khiến người ta ngỡ ngàng và bất giác mỉm cười, hạnh phúc đó có lẽ chính là đích đến của mọi nhà thiết kế.

Bộ bàn ghế ngoài trời Ayana thực hiện cho hãng B&B. Naoto Fukasawa đã lấy cảm hứng thiết kế khi quan sát những tán cây và khi tìm hiểu về những kỹ thuật mộc cổ xưa
Bộ bàn ghế ngoài trời Ayana thực hiện cho hãng B&B. Naoto Fukasawa đã lấy cảm hứng thiết kế khi quan sát những tán cây và khi tìm hiểu về những kỹ thuật mộc cổ xưa

Bộ sản phẩm nhà bếp tối giản Objective Thinking cho hãng Muji và máy CD Player treo tường thực hiện cho hãng MUJI
Bộ sản phẩm nhà bếp tối giản Objective Thinking cho hãng Muji và máy CD Player treo tường thực hiện cho hãng MUJI
Đèn Kettal ra mắt tại Milano Salone 2019 với hình dáng hiện đại, ngay lập tức ghi điểm bởi sự tinh tế . Ghế Real Furniture cho hãng MUJI có lưng đỡ ôm vòng và mặt ghế phẳng phiu. Chiếc ghế thoải mái và đẹp mãi với thời gian
Đèn Kettal ra mắt tại Milano Salone 2019 với hình dáng hiện đại, ngay lập tức ghi điểm bởi sự tinh tế . Ghế Real Furniture cho hãng MUJI có lưng đỡ ôm vòng và mặt ghế phẳng phiu. Chiếc ghế thoải mái và đẹp mãi với thời gian

Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 173

The post Naoto Fukasawa: Thiết kế với tiềm thức rộng mở appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/BqHbyaZ
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//