Được thiết kế cuối những năm 1940, Nhà máy điện Bankside là một minh chứng sống động cho cách tiếp cận thiết kế “trung dung” của kiến trúc sư Sir Giles Gilbert Scott giữa Chủ nghĩa truyền thống siêu cực đoan và Chủ nghĩa hiện đại cực đoan. Theo Scott “những ý tưởng hay nhất của chủ nghĩa hiện đại sẽ được ghép và truyền thống tốt nhất trong quá khứ”. Scott đã sử dụng thành thạo Chủ nghĩa biểu hiện và thành công trong ý định cho thấy rằng một công trình công nghiệp cũng có thể là một công trình tốt về mặt kiến trúc.
Trong ba mươi năm qua, các công trình công nghiệp ngày càng được bảo vệ như một biểu tượng của giá trị lịch sử gắn liền với vật chất còn lại của quá trình công nghiệp hóa. Cách tốt nhất để đảm bảo vai trò liên tục của chúng trong kết cấu đô thị hiện tại và tương lai là thông qua tái sử dụng thích ứng.
Trong lĩnh vực bảo tồn kiến trúc, các nhà bảo tồn quy định hướng dẫn thiết kế cho các chương trình chuyển đổi của tất cả các công trình được bảo vệ theo các điều khoản chính thức, yêu cầu “tính toàn vẹn thẩm mỹ” của công trình được bảo vệ được duy trì càng nhiều càng tốt. Các công trình công nghiệp phần lớn được bảo vệ chủ yếu bởi giá trị lịch sử. Vấn đề đặt ra là làm thế nào các hướng dẫn thiết kế chuyển đổi phản ánh tầm quan trọng của thẩm mỹ đối với các các công trình công nghiệp được coi là không có giá trị thẩm mỹ hoặc kiến trúc ngay từ đầu. Chuyển đổi nhà máy điện Bankside – là bài học kinh nghiệm hữu ích cho việc tìm kiếm giải pháp thiết kế can thiệp chuyển đổi thích ứng bởi ba lý do chính như sau: Thứ nhất., Bankside là một kiệt tác về mặt lịch sử kiến trúc, nhưng không được bảo vệ về mặt pháp lý; Thứ hai, vì công trình không được bảo vệ đã mở ra khả năng xác định các phương pháp tiếp cận khác nhau của cá nhân các kiến trúc sư đối với việc chuyển đổi công trình cũ; Thứ ba, một cuộc thi kiến trúc đã được tiến hành cho việc thiết kế chuyển đổi cho phép đánh giá và so sánh các phương pháp kiến trúc về ứng xử đối với công trình công nghiệp cũ. The Tate Gallery đã mua Bankside vào năm 1993. Vào mùa hè năm 1994, Tate đã tổ chức một cuộc thi kiến trúc để chuyển đổi Bankside. Người chiến thắng đã được công bố vào tháng 2 năm 1995. Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 1997. Tate Modern được mở cửa vào năm 2000 như là một trong những dự án thiên niên kỷ của London, bên cạnh the Dome, Millennium Bridge và London Eye.
Nhận diện giá trị Nhà máy điện Bankside
1. Phân tích công trình về mặt kiến tạo không gian và phong cách
Vị trí: nằm ở bờ nam sông Thames, đối diện với Nhà thờ St. Paul, London
Thiết kế: KTS. Sir Giles Gilbert Scott vào năm 1947
Công trình và được xây dựng theo hai giai đoạn. Nửa phía tây của công trình và ống khói được đưa vào sử dụng vào năm 1953, trong khi nửa còn lại của công trình được chính thức khai trương vào năm 1963.
Nhà máy điện Bankside cũ bên trái và tài sản bị hư hại ở phía trước, nhà thờ St. Paul, London chỉ có thể nhìn thấy qua màn sương mù – Hình 2a. Phần phía tây của nhà ga mới, ống khói và cầu cảng sắp hoàn thành bên cạnh nhà máy điện cũ, với các bể dầu ngầm ở phía nam của tòa nhà mới – Hình 2b.
Nhà thờ St.Paul có ảnh hưởng rất lớn trong thiết kế Nhà máy điện Bankside của Scott thông qua sự gần gũi về không gian của nó bên cạnh mong muốn của tác giả về một công trình công nghiệp tốt về mặt tổng thể, kiến trúc như các công trình chức năng khác. Để phù hợp với kiểu dáng của nhà thờ St. Paul về tổng thể, Scott đã giảm các ống khói của nhà máy điện từ hai khối như thiết kế ban đầu thành một và đẩy nó ra giữa mặt ngoài song song với dòng sông. Quyết định sử dụng dầu thay vì than có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức của công trình: bởi vì đốt dầu giúp loại bỏ vấn đề bay tro (than đá) trong khí thải, nồi hơi có thể thấp hơn và thiết bị loại bỏ sạn là không cần thiết. Chiều cao của nhà nồi hơi được hạ từ 43m xuống 26m do đó làm giảm tác động trực quan của công trình.
Sự phân chia đối xứng của Bankside được nhấn mạnh hơn nữa bằng cách tạo không gian khối lập phương riêng biệt trước ống khói và ăn vào một phần toàn nhà ở vị trí chính giữa. Với các cách xử lý hình khối không gian như trên, Scott đã xoay sở để cân bằng được tầm nhìn từ bờ bắc xuống phía nam: cả hai bên bờ sông đều có các công trình lớn đối xứng với nhau, đối thoại với nhau chủ yếu tại các thành phần khối thẳng đứng chính của chúng. Giống như trường hợp của nhà thờ St. Paul, Nhà máy điện Bankside không tổ chức không gian đối xứng bên trong. Thay vào đó, nó được chia thành ba không gian theo trục chiều dọc chính, mỗi không gian ban đầu chứa một chức năng riêng biệt của quá trình chuyển đổi điện: nhà nồi hơi, hội trường tuabin và nhà chuyển mạch.
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2022/03/22A03025-9-e1648613969146.png)
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2022/03/22A03025-7-e1648613950170.png)
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2022/03/22A03025-8-e1648613959577.png)
Được thiết kế vào cuối những năm 1940, Bankside là một minh chứng sống động cho cách tiếp cận thiết kế “trung dung” của Scott giữa Chủ nghĩa chủ nghĩa truyền thống siêu cực đoan và Chủ nghĩa hiện đại cực đoan. Theo Scott “những ý tưởng hay nhất của chủ nghĩa hiện đại sẽ được ghép vào truyền thống tốt nhất trong quá khứ “. Scott đã sử dụng thành thạo Chủ nghĩa biểu hiện và thành công trong ý định cho thấy rằng một công trình công nghiệp cũng có thể là một công trình tốt về mặt kiến trúc.
2. Phân tích công trình theo quan điểm của chủ nghĩa hữu cơ
Nếu coi như Bankside là hiện thân của chủ nghĩa hữu cơ, nghĩa là tự người xem phải hiểu công trình trông như thế nào. Thực chất, ban đầu cần một không gian giống như hội trường, không nhất thiết phải chia làm ba và không nhất thiết phải theo chiều dọc. Đặc tính không gian ba bên dọc của nội thất là kết quả của một quyết định thiết kế xuất phát từ hình dạng của khu đất, đường chân trời của khu vực và loại cấu trúc công trình được sử dụng. Sự phân chia không gian cho phép hiểu được cách thức và lý do tại sao công trình được tạo ra và sử dụng, nghĩa là, tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của nó. Cửa sổ không cần thiết cho chức năng ban đầu. Trên thực tế, một trong những bản phác thảo sơ bộ của Scott, đã trình bày các khối kín, không có cửa sổ, trong khi một bản khác cho thấy một nghiên cứu về sự phân chia độ cao liên quan đến độ cao của các công trình lân cận, các nhà kho ban đầu. Theo đó, việc thiết đặt các cửa sổ là một quyết định thiết kế dựa trên mối quan hệ hình thức với môi trường xung quanh hơn là dựa trên nhu cầu chức năng của việc sử dụng được đặt ở đó.
Nhà nồi hơi cao dành cho nồi hơi đốt than, nhưng việc sử dụng dầu cho phép xây dựng một công trình thấp hơn. Lưu ý, thiết kế ban đầu với hai ống khói – Hình 5b.
Hình khối của công trình, cũng như thiết kế của các mặt đứng, không có một ảnh hưởng đến đặc tính không gian hoặc cấu trúc của nội thất. Nhưng đây không phải là trường hợp của hai loại “tính toàn vẹn thẩm mỹ”, một bên trong và một bên ngoài, hai cách thức của việc tạo ra công trình. Ở đây là tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của công trình được tạo thành từ cả hai cách thức liên quan đến nhau: một là nói đến sự sáng tạo vật chất và cái còn lại là sự sáng tạo hình thức. Một phần Kiến trúc dù trong hay ngoài muốn đạt được sự thống nhất thì trong chính nó luôn có cả hai yếu tố trên.
Phân tích các phương án thiết kế can thiệp của các kiến trúc sư hàng đầu hiện nay
Cùng tồn tại, áp đặt và hợp nhất là ba thuật ngữ, ba cách tiếp cận khác nhau về mặt khái niệm để can thiệp với cái cũ có thể được ngoại suy từ các tuyên bố của sáu kiến trúc sư hàng đầu lọt vào giai đoạn 2 của cuộc thi thiết kế chuyển đổi nhà máy điện Bankside.
Cùng tồn tại: David Chipperfield định nghĩa cùng tồn tại là sự tồn tại thoải mái của sự hoàn hảo chính thức được tạo ra bằng cách phân biệt rõ ràng sự tầm thường của cái cũ và mới. Renzo Piano không định nghĩa cách tiếp cận của mình về mặt khái niệm, nhưng theo định nghĩa của ông, sự can thiệp của ông chủ yếu có thể được định nghĩa là sự cùng tồn tại của cái cũ và cái mới về mặt vật chất.
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2022/03/22A03025-1-380x247.jpg)
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2022/03/22A03025-8-380x247.jpg)
“Có lẽ mô hình thẩm mỹ được áp dụng là thảm Ba Tư, được chắp vá một cách rõ ràng và sửa chữa theo thời gian, trong đó các thành phần hình thức hoàn hảo và tầm thường cùng tồn tại thoải mái bên nhau. Theo cách này, một phần của công trình có thể được đưa lên các cấp độ hoàn thiện và đánh bóng công nghệ hiện đại nhất, trong khi các phần khác sẽ được giữ nguyên như hiện tại” – David Chipperfield
“Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài sẽ trông thật lố bịch về quy mô… các công trình công nghiệp có những không gian thô sơ, chân thành, không phô trương mà không thể dễ dàng bị đe dọa bới nghệ thuật” – Renzo Piano
Áp đặt: OMA định nghĩa sự áp đặt là đối nghịch với sự xâm nhập đạt được thông qua sức mạnh và sự tinh tế, tương đối, là kết quả của sự tăng cường của cái hiện tại (cái cũ)
“Can thiệp trong bối cảnh hiện tại để lại hai sự lựa chọn: xâm nhập hoặc áp đặt. Để thành công, lựa chọn thứ nhất cần sự tinh tế, thứ hai cần quyền lực. Trong trường hợp này, các can thiệp của chúng tôi trong bối cảnh đô thị rộng lớn hơn chỉ có thể mang tính gợi ý; “sức mạnh” được giới hạn trong nội thất của công trình hiện tại. Thuyết nhị nguyên này đã truyền cảm hứng cho dự án” – OMA
Hợp nhất: Tadao Ando định nghĩa sự hợp nhất kiến trúc là kết quả của sự va chạm vật chất và không gian trong khi đối với Herzog & de Meuron, sự hợp nhất là kết quả của sự tăng cường của cái hiện tại (cái cũ). Jose Rafael Moneo muốn không thay đổi sức mạnh biểu tượng của cái hiện tại và do đó không thể hợp nhất.
“Việc chấp nhận giá trị kinh tế nội tại của Nhà máy điện Bankside có nghĩa là đề xuất này sẽ duy trì càng nhiều càng tốt sự sắp đặt hiện hữu không làm tác động thay đổi biểu tượng của nó đối với sông Thames” – Jose Rafael Mono
“Khái niệm cơ bản; Sự kết hợp trong kiến trúc, bao gồm các ý định sau: kích hoạt lại ý thức về lịch sử và đồng thời biến khu vực xây dựng thành một sân khấu cho năng lượng sáng tạo mới. Chúng tôi dự định tạo ra một không gian cho tương lai được hình thành bới sự đụng độ giữa các yếu tố từ các thời đại khác nhau, mỗi bản chất thể hiện mà không mất đi tính riêng biệt của mình – một không gian cho thế kỷ 21 làm bằng vật liệu thế kỷ 20” – Tadao Indo
“Chiến lược của chúng tôi là chấp nhận sức mạnh vật lý của công trình bằng gạch to lớn như quả núi của Bankside và thậm chí tăng cường nó hơn là phá vỡ nó hoặc cố gắng làm giảm nó… từng bước chúng ta nên giữ lại và xem ở đâu thì nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Điều đó không liên quan gì đến sự tôn trọng ít nhiều đối với công trình hiện tại mà sẽ chỉ thể hiện ở kết quả cuối cùng. Chúng tôi coi công trình Scott như một phần của cấu trúc của chính chúng tôi, đó không phải là điều gì tồi tệ hay khác biệt” – Herzog&deMeuron
Herzog & de Meuron đã nhận ra sức mạnh vật lý của Bankside, xuất phát từ khái niệm tổng thể của công trình, nghĩa là từ “tính đối xứng của công trình của Scott”, từ bộ phận không gian ba bên trong công trình và trong các yếu tố riêng lẻ, như trong hình khối của ống khói, không gian của hội trường tuabin và kích thước và đặc điểm kiến trúc của các cửa sổ. Bằng cách đặt các phòng trưng bày với các chất lượng không gian khác nhau trong mỗi không gian theo chiều dọc, can thiệp của Herzog & de Meuron đã thể hiện sự tôn trọng phân chia không gian ba bên của công trình hiện tại. Kết nối vật lý duy nhất với không gian hai bên là tầng quan sát, lối vào đi qua sảnh tuabin ở cốt cao độ tầng trệt. Ba không gian này được kết nối trực quan hơn bởi hai hộp kính mờ dài và ngắn, dường như được treo từ cấu trúc thép chính cũ, nhìn ra sảnh tuabin từ các hành lang của phòng trưng bày đặt trong nhà nồi hơi. Các hộp này được sắp xếp theo chiều dọc và chiều ngang tạo ra một cấu trúc đối xứng tĩnh của các khối được đặt trên lưới cấu trúc cũ. Cả hai không gian bên, nhà nồi hơi và nhà chuyển mạch được chia theo chiều dọc thành một số tầng. Chỉ có hội trường tuabin vẫn trống rỗng với chiều cao toàn bộ công trình.
Sự can thiệp vào nội thất bởi phần nhô ra bên ngoài ở dạng “chùm sáng” là một khối tích được làm bằng thủy tinh ở tầng mái, trải dài dọc theo toàn bộ chiều dài của công trình. Herzog & de Meuron xem chùm tia chủ yếu là một đối trọng ngang với chiều dọc của ống khói, mà chúng được giải phóng khỏi phần mở rộng xung quanh được thực hiện bởi thiết kế của Scott, tái lập theo cách này bản gốc của nó được hình thành độc lập giữa hình thức và khối tích. Chùm sáng cũng là một cách phá vỡ tính đối xứng khối tích của Scott vì chùm tia không chạy qua toàn bộ chiều dài của công trình mà chỉ dừng lại cách mặt đứng phía đông vài mét. Ở mặt đất, sự đối xứng của mặt tiền phía bắc bị phá vỡ bởi sự ra đời của một hộp thủy tinh trong thân gạch của góc phía tây bắc của công trình. Đối trọng hộp kính ở phía đông công trình được đặt bên dưới và dọc theo toàn bộ chiều rộng của các bộ cửa sổ giống như nhà thờ ban đầu.
Các hộp thủy tinh trong suốt và mờ xuất hiện cả bên trong và bên ngoài công trình là đặc trưng của sự can thiệp. Phần còn lại của sự can thiệp, nghĩa là, không gian phòng trưng bày, được thực hiện bằng loại vật liệu mới khác, cụ thể là bê tông. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố kiến trúc mới được làm bằng vật liệu mới có thể phân biệt rõ ràng với cái cũ. Về mặt cấu trúc, cái mới và cái cũ làm việc cùng nhau và phụ thuộc vào nhau. Do đó, về mặt vật chất, sự can thiệp này có thể được coi là hợp nhất cộng sinh. Về mặt không gian, cái cũ và cái mới không được hợp nhất mà thay vào đó cái mới được gửi lại cho cái cũ một lần nữa. Về hình thức bên ngoài, có một chiến lược thú vị khi chơi’ “Nếu một người muốn sử dụng sức mạnh của người khác cho mục đích riêng của mình, thì điều đó có thể được thực hiện bằng cách làm nổi bật sức mạnh của người khác”. Với vị trí bất đối xứng của chùm sáng, Herzog & de Meuron cũng có ý định áp dụng chiến lược đối đầu. Sự chuyển đổi của Herzog & de Meuron rất nhỏ đến mức chỉ có thể nhìn thấy được từ một cách tiếp cận của người đi bộ đến công trình từ cây cầu nối Tate Modern với nhà thờ St. Paul.
Bài học kinh nghiệm qua phân tích ví dụ về chuyển đổi nhà máy điện Bankside
Thứ nhất, cần thiết nhận diện giá trị di sản của các công trình công nghiệp (CTCN). Các CTCN có giá trị vật thể và phi vật thể, là cầu nối thu hẹp khoảng cách lịch sử giữa quá khứ và hiện tại; do đó các giải pháp thiết kế nên tạo ra một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại. Khi thiết kế can thiệp cho một dự án chuyển đổi, những người làm kiến trúc, quy hoạch cần tìm hiểu những bản sắc đặc thù của các khu vực/công trình công nghiệp để cân nhắc, lựa chọn giữ lại những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống; Đưa ra những giải pháp hợp lý và quan trọng nhất là phải “lên tiếng” để bảo vệ bản sắc đô thị, giá trị lịch sử của các CTCN.
Thứ hai, cần nhìn nhận việc tái sử dụng các công trình công nghiệp là động lực để phát triển khu vực xung quanh. Các công trình công nghiệp có sự gắn kết chặt chẽ với khu vực xung quanh, các ký ức của công nhân trước đây với khu vực, nhà máy. Việc hồi sinh và tái sử dụng các công trình công nghiệp nên được định hướng là không gian tạo dựng việc làm, gắn kết cộng đồng xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khu vực xung quanh.
Thứ ba, vai trò của KTS là bảo tồn các giá trị kiến trúc và cấu trúc cốt lõi trong khi chuyển đổi CTTN theo các tiêu chuẩn mới, theo yêu cầu của chức năng mới. Vì những yêu cầu này thường gây mâu thuẫn nên khi thiết kế can thiệp phải đưa ra các quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể. Các phương án cần mang tính sáng tạo cả về giải pháp kiến trúc, cấu trúc/mô hình và chức năng chuyển đổi đối với không gian dường như bị lãng quên.
Thứ tư, khi chủ nghĩa hữu cơ được sử dụng làm quy tắc hướng dẫn thiết kế chuyển đổi CTCN, điều đó có nghĩa là việc tạo ra các CTCN cũ theo thuật ngữ cấu trúc và không gian hoặc đơn giản là các mặt hình thức tổng thể phải được nhìn thấy trong suốt quá trình chuyển đổi, nói cách khác, cái mới phải truyền tải cùng một thông điệp về cách thức tạo ra công trình. Nếu theo yêu cầu của các điều lệ bảo tồn, hình thức cái mới phải được phân biệt với cái cũ nên yêu cầu cách thức thể hiện của cái mới và cái cũ cần khác nhau. Như vậy, cái cũ và cái mới phải cùng tồn tại trong một tổng thể thống nhất. Khi đạt được điều này, có thể nói rằng tính toàn vẹn về mặt thẩm mỹ của cái cũ được thay đổi tối thiểu về mặt hình thức.
ThS.KTS Đinh Thị Hải Yến
NCS trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 01-2022)
Tài liệu tham khảo:
- ICOMOS International Charter for the Conservation and Restoration of Monuments and Sites (The Venice Charter) (1964)
- ICOMOS The Australia ICOMOS Charter for the Conservation of Places of Cultural Significance (The Burra Charter) (Australia ICOMOS) (1979)
- ICOMOS Appleton Charter for the Protection and Enhancement of the Built Environment[PDF] (ICOMOS Canada) (1983)
- ICOMOS Charter for the Conservation of Places of Cultural Heritage Value (ICOMOS New Zealand, 1992).
- Tamara Rogic, Thesis “ converted industrial buildings where past and present live in formal unity”, TUDelft, 2005.
The post Chuyển đổi nhà máy điện Bankside: “Quá khứ và hiện tại cùng tồn tại trong một thể thống nhất” appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/SZsArGa
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét