Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Các nền tảng để xây dựng thành phố sáng tạo bền vững ở các nước Asean

Được xem là một yếu tố mới trong nền kinh tế toàn cầu, nền văn hóa sáng tạo còn mạnh hơn cả sức lực tài chính, vì nó có thể tạo ra khả năng tài chính đồng thời giúp giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển bản sắc văn hóa. Các TP trên thế giới đã dần nhận ra rằng để có thể ứng phó với các thách thức lớn thì một nền văn hóa sáng tạo cần được lồng vào quá trình dựng xây TP. Động lực của phát triển bền vững này cần được nuôi dưỡng trong một môi trường kích thích tinh thần cởi mở, trí tưởng tượng, đồng thời thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hóa (UNESCO, 2020).

Sự đa dạng văn hóa được thể hiện trong kiến trúc đô thị Singapore và Bangkok
Nguồn: Tác giả

Trong cuốn “TP sáng tạo”, Landry đã đề cập đến bảy nhóm yếu tố tạo thành sự sáng tạo của đô thị:

  1. Phẩm chất cá nhân;
  2. Sức mạnh và vai trò của người lãnh đạo;
  3. Sự đa dạng về con người;
  4. Văn hóa của tổ chức;
  5. Bản sắc địa phương;
  6. Hạ tầng đô thị và không gian đô thị;
  7. Mối liên kết trong cộng đồng.

Đối với mỗi nhóm yếu tố, Landry thiết lập các chỉ số, khuyến nghị và đều được minh chứng từ kinh nghiệm của các nước phát triển (ở Châu Âu và Hoa Kỳ).

Các luận điểm của Landry và các hướng dẫn từ Mạng lưới TP sáng tạo của UNESCO đang được các quốc gia ASEAN tham khảo, sử dụng trong quá trình khởi xướng và thực hiện chính sách TP sáng tạo. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng các khái niệm liên quan đến TP sáng tạo đều có nguồn gốc từ các nước phát triển với có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến ở Châu Âu, Bắc Mỹ hay Úc. Do đó, việc áp dụng các hướng dẫn, mô hình hay bộ công cụ vào các TP đang phát triển ở các quốc gia ASEAN cần thận trọng, nhìn nhận đến cấu trúc xã hội và chế độ chính trị đặc biệt của từng quốc gia.

Dựa trên các nhóm yếu tố do Landry đề xuất, bài báo đề cập muốn nhấn mạnh một vài yếu tố cốt lõi, được cho là nền tảng quan trọng cho hoạt động sáng tạo bền vững ở các TP ASEAN.

(1) Lãnh đạo và thực thi giáo dục nghệ thuật

Các TP ASEAN đều có sự khác nhau rõ rệt về hệ thống xã hội, nền tảng chính trị và kinh tế. Cho nên, yếu tố chung quan trọng trong việc thực thi chính sách TP sáng tạo là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, coi trọng giáo dục nghệ thuật và hiểu được sức mạnh của sáng tạo.

Landry cũng đã nhấn mạnh: “lãnh đạo thành công gắn liền ý chí, sự tháo vát, năng lượng với tầm nhìn, sự hiểu biết về nhu cầu của TP và người dân. […]. Các nhà lãnh đạo cần phát triển câu chuyện có thể làm gì về TP sáng tạo và làm sao để có được TP sáng tạo?”.

Câu chuyện từ Đảo quốc Singapore là một minh chứng. Từ năm 1959, Chính phủ Singapore đã sử dụng giáo dục nghệ thuật để thúc đẩy sự thống nhất xã hội giữa các nhóm dân tộc chính. Đến năm 1991, Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Singapore (NAC) sử dụng giáo dục nghệ thật để thúc đẩy sự sáng tạo. Ngày nay, Chính phủ Singapore xem sự sáng tạo là phẩm chất quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo và là phương tiện để tăng trưởng kinh tế.

(2) Hiểu rõ về sự sáng tạo và mối quan hệ với di sản văn hóa

Truyền thống văn hóa có thể được duy trì tồn tại, không phải bằng cách “đóng băng” mà hồi sinh bằng sự sáng tạo. Di sản văn hóa là một “lợi thế sẵn có”. Sự sáng tạo đô thị có thể được thể hiện bằng việc các TP di sản văn hóa thể hiện sự độc đáo của mình và thúc đẩy bản sắc địa phương mạnh mẽ.

Nhằm thu hút người dân đến với di sản văn hóa, năm Di sản Văn hóa Châu Âu 2018, Tổ chức Creative Europe đã tài trợ gần 27 triệu Euro cho các dự án của các nhóm nghệ sĩ và cộng đồng địa phương, bao gồm các hội thảo, triển lãm, trưng bày và lưu trữ kỹ thuật số liên quan đến di sản. Ở các nước Asean, với mục đích nâng cao nhận thức và đánh giá di sản văn hóa, cơ quan lưu trữ Di sản văn hóa ASEAN (ACHDA) cho phép công chúng truy cập trực tuyến vào một số bảo tàng ở các nước ASEAN.

Một dự án tương tự, ASEAN Culture House, nằm ở Busan, nơi có thể trải nghiệm các Di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở ASEAN bằng cách sử dụng VR tai nghe (Phoak 2019).

(3) Đa dạng, hòa nhập và phương pháp tiếp cận từ dưới lên.

Để tăng cường sức sống, sự tương tác và học hỏi trong đô thị, Landry cho rằng sự đa dạng về văn hóa là điều cần thiết. Richard Florida, nhà lý thuyết nghiên cứu đô thị người Mỹ, khẳng định rằng những người lao động sáng tạo cần được tôn trọng với sự đa dạng về chủng tộc, khuynh hướng tình dục, tôn giáo và các bản sắc xã hội khác nhau. Landry cũng đã nói: “Điều kiện quan trọng nhất để sáng tạo là cởi mở đầu óc và khả năng lắng nghe”. Điều này nhấn mạnh hành động lắng nghe cần diễn ra giữa các nhóm văn hóa và xã hội đa dạng và khác nhau. Như trường hợp của Singapore hay Bangkok, có các nền văn hóa đa dạng là chưa đủ, các công dân cần được thực hiện khả năng sáng tạo vượt ra khỏi các loại hình nghệ thuật hay truyền thống dân tộc. Tất cả các nhóm dân tộc, tôn giáo hay tầng lớp xã hội cần được thừa nhận và được nêu ý kiến trong các cuộc thảo luận về chính sách, kế hoạch và dự án phát triển của TP sáng tạo. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TP sáng tạo ngay từ đầu.

Jane Jacobs, nhà hoạt động xã hội người Mỹ, người tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch đô thị – đã đề cập đến việc ưu tiên hàng đầu đối với sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch đô thị. Bà nhấn mạnh: “Các TP có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người chỉ khi chúng được tạo ra bởi chính những con người sinh sống trong chúng”.

Tòa nhà văn hóa Asian tại Busan, Hàn Quốc.
Nguồn: wikimedia commons

Kết luận

Các nền tảng được trình bày trong bài báo này giới thiệu một khuôn khổ ngắn gọn cho sự phát triển một TP sáng tạo bền vững trong ASEAN. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo chính phủ không nên chỉ sử dụng các chỉ dẫn của TP sáng tạo của UNESCO như một mục tiêu cuối cùng nhưng chỉ nên là điểm bắt đầu và là cam kết để hướng đến sự phát triển bền vững. Thứ hai, bởi vì các khái niệm “Nền kinh tế sáng tạo”, “Ngành công nghiệp sáng tạo” hay “TP sáng tạo” mới chỉ được giới thiệu và triển khai trong ASEAN trong 10 năm qua, nên vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn, mơ hồ về ý nghĩa của “văn hóa” và “sáng tạo”. Do đó, để hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của lao động sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực, cần có sự phân loại các hoạt động sáng tạo cụ thể. Cuối cùng, sự đa dạng về tầng lớp văn hóa, xã hội và sự hòa nhập phải được đón nhận và tôn vinh. Điều này cho phép có nhiều sự tự do hơn và khả năng nâng cao tính sáng tạo.

Grisana Punpeng/ Nguyễn Thị Thùy Vân (lược dịch)
(Lược dịch từ bài báo: Three Pillars of a Sustainable Creative City in ASEAN)
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2022)


Tham khảo:
(1) United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO). Why Creativity? Why Cities? N.d. https://ift.tt/5gdqVNS.
(2) Jacobs, Jane. The Death and Life of Great American Cities. New York: Vintage Books, 1961.
(3) Landry, Charles. The Creative City: A Toolkit for Urban Innovators. 2nd ed. London: Earthscan, 2008
(4) Florida, Richard. Cities and the Creative Class. New York: Routledge, 2005

The post Các nền tảng để xây dựng thành phố sáng tạo bền vững ở các nước Asean appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/FXKjlJs
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Sắc màu không gian sáng tạo

Không gian

Ban đầu, con người coi không gian và thời gian là hai khái niệm song hành không thể tách rời. Toán học đưa đến các khái niệm không gian hình học, không gian đẳng hướng, không gian hai hay ba chiều. Triết học đặt không gian trong phạm trù của tư duy để giải thích các khái niệm. Trí tuệ của chúng ta cũng được coi như một không gian mà trong đó các khái niệm cũng có chỗ đứng nhất định. Qua thời gian phát triển, ngày nay khi nói đến không gian xã hội, không gian sáng tạo, không gian tri thức là con người đề cập đến một sự không giới hạn, một sự hòa nhập hay một biểu hiện đặc tính kết nối cũng như tập hợp nào đó. Khái niệm không gian đôi khi gắn với các hình ảnh đối lập như đặc – rỗng, sáng – tối, ngày – đêm, sinh – tử, âm – dương, hệ thống và phi hệ thống, cứng và mềm, đôi khi lại nói là không gian vật chất và không gian tinh thần… Không gian đã thu hút chúng ta ngay từ khái niệm đầu tiên khi muốn tìm hiểu không gian sáng tạo.

Hình ảnh một thiết kế từ Cuộc thi tháp truyền hình phương Tây không đạt giải lại “bất ngờ” trở nên vô cùng giá trị khi đến với phương Đông. Biểu trưng cho ngôn ngữ tượng hình (chữ nhân) của Trung Hoa cũng đồng thời thể hiện khát vọng đoàn kết vươn lên. (Thiết kế của BIG tại Trung Quốc)

Không gian sáng tạo vừa là nơi diễn ra mọi hoạt động sáng tạo của con người nhưng cũng chính là kết quả của những hoạt động đó. Phần lớn các hoạt động này đã tạo dựng và phát triển nên các TP. Do đó, TP chính là không gian không thể bỏ qua trong mọi hoạt động sáng tạo phát triển các lĩnh vực.

Mạng lưới các TP sáng tạo của Unesco (The UNESCO Creative Cities Network – UCCN) bao gồm bảy lĩnh vực phát triển sáng tạo. Gắn các lĩnh vực đặc trưng này với không gian TP thì chúng ta có các không gian: Thủ công và Nghệ thuật Dân gian, Nghệ thuật truyền thông, Điện ảnh, Thiết kế, Ẩm thực, Văn học, Âm nhạc. Chính những khái niệm này cho chúng ta hình ảnh phong phú về không gian đầy sắc thái trong TP sáng tạo. Thủ đô Hà Nội trở thành một phần trong mạng lưới không gian “Thiết kế” các TP sáng tạo.

Sử dụng chất liệu dệt của vải Tyrek làm từ sợi tổng hợp kết hợp với các cây tre tự nhiên tạo nên một không gian sử dụng với gần như không có một giới hạn bề mặt nào. Theo như mô tả của KTS Kengo Kuma chất liệu dệt đã biến bề mặt phẳng 2D thành một tác phẩm nghệ thuật 3D
Studio mang tên Dual Works tại Anh thiết kế một không gian sáng tạo cho người khuyết tật. Do tổ chức từ thiện Sense tài trợ. Đặt tại trung tâm Sense TouchBase Pears. Mục tiêu của thiế kế là mang tới một không gian tăng tương tác xã hội và trải nghiệm nghệ thuật

Lao động sáng tạo của con người qua thời gian tạo dựng nên các lớp không gian có thể gọi là các nền văn minh. Chúng là hình ảnh lưu giữ ý tưởng sáng tạo trong quá khứ tạo nên truyền thống văn hóa. Chính vì vậy kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chính là văn hóa truyền thống. TP lúc này trở thành tổng hòa của tầng tầng, lớp lớp các không gian văn hóa truyền thống phong phú và sáng tạo. Chúng ta đề cập đến nó như muôn màu sáng tạo của không gian TP.

Dưới góc độ nhà thiết kế thì không gian là một thế giới không giới hạn của những trải nghiệm sáng tạo. Nền tảng truyền thống văn hóa cùng với sáng tạo là nguồn lực chính tạo dựng nên không gian sống.

Đặc trưng văn hóa truyền thống định hướng không gian

Đặc trưng văn hóa truyền thống là hạt nhân định hướng không gian. Chính vì vậy không gian như những biểu hiện phong phú kết nối với truyền thống theo muôn vàn cách thức khác nhau từ thiết kế, tạo dựng hay lựa chọn không gian sống rất phong phú và sống động.

Thiết kế nhà quốc hội Benin dựa trên ý tưởng truyền thống về nhà cộng đồng dưới tán cây “palaver” của vùng Tây Phi. KTS Francis Kere
Một trong những ngôi nhà gây tranh cãi khi chính quyền cho rằng việc sơn vẽ lên mặt ngoài nhà phá hoại cảnh quan chung. Gia chủ cho rằng nó là điều cần thiết cho người con tự kỷ. Sau này chính quyền TP đã chính thức xin lỗi, coi đây là một không gian sáng tạo “hợp lệ”. Một ngôi nhà tại Mount Dora, bang Florida, Mỹ
Nội thất Apple Store đầu tiên do Art Gensler thiết kế. Ngày nay đây vẫn là một hình mẫu nhận diện của thương hiệu Apple, sự khác biệt lớn nhất của các Store là đặc trưng địa điểm thể hiện qua những vỏ bọc công trình phong phú, khác nhau rải khắp địa cầu

Sáng tạo đem lại sắc thái muôn màu cho không gian

Sáng tạo chính là nguồn năng lượng cốt lõi, ý tưởng để định hình các không gian phong phú.

Một mẩu truyện của Art Gensler, người đã tạo ra công ty thiết kế lớn nhất thế giới, nói về nội thất Apple Store đầu tiên của Apple do ông thiết kế.
Trong khi KTS Art Gensler nói rằng ông chỉ cần một tuần là sẽ có được bản thiết kế của Apple Store. Tuy vậy Steve Job yêu cầu ông sẽ làm việc một tiếng hàng tuần cùng với mình để bàn về nó. Nhìn vào cửa hàng đầu tiên này, cho đến bây giờ, người ta mới nhận ra dự định của Steve Job. Ông không thiết kế một cửa hàng mà chính là một phương thức trải nghiệm người dùng cho sản phẩm, một không gian sáng tạo của Apple.

Trí tuệ nhân tạo

Dưới sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, các lựa chọn thiết kế trở nên linh hoạt và thích ứng hơn. Nếu coi trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực mà con người muốn khám phá chính mình, thì các lĩnh vực sáng tạo hay không gian sáng tạo cũng không nằm ngoài tư duy đó.

Sao chép dập khuôn và rủi ro tiềm ẩn của phát triển

Quan điểm tạo dựng TP ngày nay cho rằng nếu chỉ làm theo những hình mẫu đã thành công ở các TP khác thì sự phát triển TP sẽ mãi là “lạc hậu” hay “đi sau”. Các hình mẫu cũng cho thấy những khó khăn rất lớn để hòa nhập với môi trường mới chưa kể đến động lực phát triển khác nhau trong nội tại của chúng. Do đó, sáng tạo chính là chìa khóa của phát triển. Tất nhiên nó cũng đi kèm với các thách thức và rủi ro. Chính vì vậy, chấp nhận thách thức, đương đầu và đánh giá rủi ro là những vấn đề hết sức quan trọng.

Chúng ta hay dùng từ “đánh đổi” để nói về sự thiệt hại nào đó như cái giá của phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ không gian sáng tạo thì việc chúng ta cần làm là tăng thêm giá trị cho không gian chứ không phải là làm mất đi những giá trị đã có hay “đánh đổi” một giá trị nào đó. Không gian sáng tạo hướng tiêu điểm của chúng ta đến giá trị, đến chất lượng hơn là số lượng của chúng.

Hình ảnh thiết kế phát triển TP thông minh vấp phải vấn đề an toàn thông tin cá nhân do bố trí quá nhiều các thiết bị số để TP trở nên thông minh. Alphabet cuối cùng phải kết thúc dự án TP thông minh tại Toronto mang tên Sidewalk Labs. Việc này cũng lấy đi danh tiếng của nhà thiết kế được cho là non kém vì thiết kế sáng tạo không phải là “vời vẽ” ra một thứ gì đó mới lạ
Hình ảnh xuất hiện trong một tờ báo nước ngoài, có ý cho rằng Việt Nam đang muốn biến Phú Quốc thành nơi phát triển “kiểu như” Hồng Công hay Ma Cao với các loại “sao chép” từ phương Tây chứ không phải là một “hòn ngọc” thơ mộng, hoang sơ, thiên nhiên phong phú như nó đã từng được biết tới

Kết luận

Truyền thống văn hóa là hạt nhân, bản sắc của không gian, sự sáng tạo sẽ định hình và tạo dựng nên chính không gian này. Không gian sáng tạo phần nào thể hiện nỗ lực phát triển, tạo dựng TP, nơi con người tin rằng sáng tạo là sức mạnh, là nguồn lực cho phát triển bền vững, là giải pháp cho những vấn đề mới phát sinh trong một thế giới nhiều biến động.

Không gian sáng tạo chính là không gian sống mà con người hướng tới nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sống. Thiết kế không gian sáng tạo chính là tạo thêm nhiều giá trị và ý nghĩa cho không gian sống. Cũng chính vì vậy, không gian truyền thống luôn là một phần có tính chất nền tảng, không thể thiếu của muôn màu không gian sáng tạo.

KTS Ngô Nam Phương
Khoa Nội thất ĐH Kiến trúc Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2022)


Tài liệu tham khảo
1. Charles Landry. The Art of City-making, 1st Edition.Earthscan, England, 497 pages.
2. Henri Lefebvre. The Production of Space. Blackwell, Cambridge, 461 pages. Bản dịch của Donald Nicholson-Smith
3. Tạp chí Kiến trúc, Architecture Record, phiên bản số năm 2022.
4. Nguồn dữ liệu internet: Sưu tầm các hình ảnh minh họa và mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO (The UNESCO Creative Cities Network – UCCN)

The post Sắc màu không gian sáng tạo appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/0HzPUXT
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

5 tính năng bạn cần quan tâm khi mua máy rửa chén cho gia đình

Máy rửa chén bát đang trở thành một trong những thiết bị nhà bếp không thể thiếu của những căn bếp hiện đại, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc bếp núc. Để mua máy rửa chén phù hợp với đa dạng yêu cầu sử dụng, bạn nên chú ý đến 05 tính năng của máy để bạn cân nhắc thật kỹ trước khi mua máy rửa chén cho gia đình.

Autodoor – Sấy khô hoàn hảo, tiết kiệm điện năng

Dù bạn lựa chọn dòng máy rửa chén độc lập hay lắp đặt âm có một vấn đề bạn có thể gặp phải là chén đĩa sau khi rửa xong vẫn còn đọng nước bên trong chén đĩa, nếu bạn không mở hờ cánh cửa ra sau khi kết thúc chu trình rửa hoặc không sử dụng các dung dịch làm sạch không phù hợp.

Tính năng Auto Door được ứng dụng trong tất các mẫu máy rửa chén Malloca collection 2022
Tính năng Auto Door được ứng dụng trong tất các mẫu máy rửa chén Malloca collection 2022

Với chức năng Auto Door sau khi máy kết thúc chu trình rửa, cửa máy sẽ tự động mở ra, hơi nước thoát ra ngoài làm cho chén khô hoàn toàn và tiết kiệm điện năng và thời gian hơn khi bạn không phải sấy lại hoặc lau khô chén đĩa một lần nữa.

Động cơ tiết kiệm năng lượng

Việc máy sử dụng động cơ tiên tiến giúp bạn tiết kiệm tối đa năng lượng điện, trong đó công nghệ động cơ Hydro Power (động cơ BLDC) sử dụng công nghệ bơm, tiết kiệm nước, năng lượng hơn so với các động cơ cũ trước đó. Chức năng hộp nước – Water Box giúp bạn tái sử dụng lại một lượng nước sạch đã qua sử dụng tích trữ trong hộp và sử dụng lại vào chu trình rửa tiếp theo.

Máy rửa chén Malloca sử dụng động cơ Hydro Power với hiệu suất năng lượng A+++
Máy rửa chén Malloca sử dụng động cơ Hydro Power với hiệu suất năng lượng A+++

Gợi ý, bạn nên lựa chọn những loại máy rửa chén hiệu suất năng lượng A+++ điều này có nghĩa máy có khả năng tiết kiệm 30% năng lượng so với các máy có cùng công suất.

Có khả năng khử mùi và diệt khuẩn

Môi trường bên trong máy rửa chén dễ phát sinh mùi hôi và vi khuẩn nếu vận hành và vệ sinh không đúng cách. Những máy rửa chén hiện đại sẽ tích hợp công nghệ khử mùi và diệt khuẩn để khắc phục vấn đề này. Có thể nhắc đến, công nghệ Ion khử mùi hiệu quả, kết hợp với hệ thống lưới lọc antibacterial bộ lọc kháng khuẩn tích hợp bên trong máy rửa chén, loại bỏ lên đến 99% vi khuẩn phát sinh trong máy.

Công nghệ Ion khử mùi hôi bám trên chén đĩa và bên trong máy
Công nghệ Ion khử mùi hôi bám trên chén đĩa và bên trong máy

Chế độ rửa thông minh

Tránh việc lựa chọn những chế độ rửa không phù hợp với số lượng, độ bẩn của chén đĩa làm cho thời gian và mức năng lượng sử dụng tiêu tốn không cần thiết thì những chiếc máy có hệ thống cảm biến đo độ đục giúp kiểm tra độ đục của nước, điều chỉnh các chu kỳ rửa chén của máy phù hợp bao gồm: Nhiệt độ, thời gian, lượng nước, việc này giúp bạn sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất.

Công nghệ Smart Wash ứng dụng trong bộ sưu tập máy rửa chén Malloca 2022
Công nghệ Smart Wash ứng dụng trong bộ sưu tập máy rửa chén Malloca 2022

Chú ý về độ ồn khi mua máy rửa chén

Với những chiếc máy rửa chén dành cho gia đình nên chọn độ ồn thích hợp nằm trong khoảng 35dB – 44dB, tương đương với tiếng thì thầm chỉ số độ ồn được cung cấp đầy đủ trên thông số kỹ thuật máy. Bên cạnh đó, nên chọn các máy có hệ thống giảm xóc, bộ lọc để thức ăn khi qua máy không bị mài mòn, không tạo ra tiếng ồn.

Máy rửa chén MDW14-S10TFT ứng dụng công nghệ màn hình TFT màu sắc sinh động, hoạt động êm ái với độ ồn 44dB
Máy rửa chén MDW14-S10TFT ứng dụng công nghệ màn hình TFT màu sắc sinh động, hoạt động êm ái với độ ồn 44dB

Nắm bắt công nghệ bằng sự đầu tư chỉn chu và sáng tạo, Malloca đã mang đến những mẫu máy rửa chén với thiết kế sang trọng và giúp tối đa hóa không gian, nhưng vẫn đem lại sự tiện nghi cho căn bếp đem đến một căn bếp tối giản, hoàn mỹ mà vẫn đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống hiện đại.

© Tạp chí Kiến trúc

The post 5 tính năng bạn cần quan tâm khi mua máy rửa chén cho gia đình appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Zmwy4GP
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Gỗ An Cường (ACG) tài trợ chính CLB Kiến trúc sư trẻ vùng Tây Nam Bộ khóa II & CLB Kiến trúc sư trẻ Đồng Tháp

Ngày 26,27/08 vừa qua, tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Lễ ra mắt CLB KTS Trẻ vùng Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh) và CLB KTS Trẻ Đồng Tháp. Tới tham dự có sự hiện diện của Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Hội KTS Việt Nam, hơn 250 KTS Trẻ từ 13 tỉnh miền Tây và các đoàn KTS khách mời thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, các cơ quan ban ngành Tỉnh Đồng Tháp cùng đại diện Công ty Gỗ An Cường.

Là nhà tài trợ Kim Cương, An Cường đã đem đến sự kiện những chia sẻ và cập nhật những xu hướng và sản phẩm mới nhất về Giải pháp 4.0 trong nội thất và Giải pháp Smarthome của thương hiệu Schneider đến từ Pháp để tạo nên một ngôi nhà thông minh. Sự kết hợp giữa vật liệu, phụ kiện và giải pháp được ứng dụng thực tế vào các căn hộ chung cư, nhà phố hiện đại hay biệt thự sang trọng được An Cường chia sẻ trong sự kiện… chắc chắn đã đem đến những trải nghiệm hữu ích cho các bạn KTS Trẻ và tạo cái nhìn rõ nét hơn về sự kết hợp vật liệu gỗ và các giải pháp 4.0 vào trong không gian nội thất hiện nay.

Gian hàng An Cường tại sự kiện
Gian hàng An Cường tại sự kiện
Đại diện Gỗ An Cường – Ông Lê Thanh Phong nhận hoa và thư cám ơn từ Ban Tổ Chức
Đại diện Gỗ An Cường – Ông Lê Thanh Phong nhận hoa và thư cám ơn từ Ban Tổ Chức

An Cường tin rằng các hoạt động của CLB luôn là môi trường tuyệt vời để các bạn KTS trẻ có không gian học hỏi phát triển thêm nhiều ý tưởng. Bên cạnh đó, An Cường mong rằng sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia CLB được trao đổi về chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với đồng nghiệp trong và ngoài nước, từ đó nâng tầm cho ngành nội thất Việt Nam.

Đại diện Gỗ An Cường chụp hình lưu niệm cùng Hội Kiến Trúc Sư Trẻ
Đại diện Gỗ An Cường chụp hình lưu niệm cùng Hội Kiến Trúc Sư Trẻ
Khách mời tìm hiểu về giải pháp Smarthome đến từ thương hiệu Schneider (Pháp)
Khách mời tìm hiểu về giải pháp Smarthome đến từ thương hiệu Schneider (Pháp)
Khách tham dự tìm hiểu về sản phẩm An Cường
Khách tham dự tìm hiểu về sản phẩm An Cường

© Tạp chí Kiến trúc

The post Gỗ An Cường (ACG) tài trợ chính CLB Kiến trúc sư trẻ vùng Tây Nam Bộ khóa II & CLB Kiến trúc sư trẻ Đồng Tháp appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Gaki1AS
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Mời thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng “Trung tâm chăm sóc, khám và điều trị chất lượng cao cho cán bộ bệnh viện Hữu Nghị

Nhằm tìm kiếm phương án thiết kế kiến trúc và dây chuyền công năng tối ưu nhất cho công trình Xây dựng Trung tâm chăm sóc, khám và điều trị chất lượng cao cho cán bộ của Bệnh viện Hữu Nghị, hoàn chỉnh và đồng bộ cơ sở vật chất theo quy hoạch, đồng thời nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh đến khám chữa bệnh, góp phần giảm tải, nâng cao chất lượng điều trị và sự hài lòng của người bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng “Trung tâm chăm sóc, khám và điều trị chất lượng cao cho cán bộ Bệnh viện Hữu Nghị”. 

Thông tin thi tuyển:

1. Tên dự án: Xây dựng Trung tâm chăm sóc, khám và điều trị chất lượng cao cho cán bộ Bệnh viện Hữu Nghị;

2. Ban tổ chức thi tuyển: Bệnh viện Hữu Nghị

3. Hình thức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi trong nước, dành cho các tổ chức tư vấn thiết kế trong nước có đủ năng lực chuyên môn, chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia.

Tiến hành xét duyệt qua 02 vòng:

  • Vòng 1: Ban tổ chức đánh giá các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm trên cơ sở hồ sơ đăng ký để lựa chọn mời đơn vị tư vấn dự thi chính thức.
  • Vòng 2: Sau khi hoàn thiện xong phương án, các tổ chức tư vấn thiết kế được bảo vệ phương án trước Hội đồng thi tuyển và các đại biểu được mời. Hội đồng thi tuyển đưa ra đánh giá, xem xét, quyết định.

4. Cơ cấu và giá trị giải thưởng

  • Giải Nhất: 20.000.000 VNĐ;
  • Giải Nhì: 15.000.000 VNĐ;
  • Giải Ba: 10.000.000 VNĐ.

Giá trị giải thưởng đã bao gồm các loại thuế, phí (nếu có) theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

5. Đối tượng và điều kiện dự thi:

Cuộc thi dành cho các tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế trong nước có tư cách hợp lệ, kinh nghiệm và đủ năng lực chuyên môn phù hợp với quy định hiện hành được đăng ký tham gia cuộc thi:

  • Các tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế trong nước có kinh nghiệm và đủ năng lực chuyên môn phù hợp với quy định hiện hành được đăng ký tham gia cuộc thi.
  • Các cá nhân tư vấn thiết kế trong nước.
  • Các đơn vị tư vấn dự thi có thể liên danh với nhau để tham gia thi tuyển, mỗi đơn vị chỉ được tham gia vào một liên danh.

6. Đăng ký dự thi

Các tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký dự thi cần gửi đến Ban tổ chức Hồ sơ đăng ký (01 bản chính và 04 bản sao) bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:

  • Bản đăng ký dự thi: Bản gốc;
  • Thỏa thuận liên danh trong trường hợp là liên danh tư vấn thiết kế đăng ký tham gia (Mẫu tại Phụ lục 2): Bản gốc;
  • Đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp; chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình dân dụng Hạng II trở lên: Bản chụp được công chứng/chứng thực;
  • Bản giới thiệu tóm lược quá trình hoạt động và thành tích đạt được của tổ chức (Mẫu tại Phụ lục 3), trong đó nêu rõ các cuộc thi đã tham gia và giải thưởng đạt được trong lĩnh vực thiết kế phương án kiến trúc (kèm theo tài liệu chứng minh);
  • Sơ yếu lý lịch và thành tích của chủ trì thiết kế kiến trúc (Mẫu tại Phụ lục 4) kèm theo Hợp đồng lao động và chứng chỉ hành nghề kiến trúc còn hiệu lực;
  • Danh sách nhân sự chủ chốt tham gia triển khác các bước tiếp theo (nếu phương án được lựa chọn) kèm theo sơ yếu lý lịch; Hợp đồng lao động và chứng chỉ hành nghề của các nhân sự còn hiệu lực (Mẫu tại Phụ lục 5);
  • Danh sách các dự án đã và đang thực hiện trong lĩnh vực kiến trúc từ năm 2016 đến nay, ưu tiên các công trình Bệnh viện (Mẫu tại Phụ lục 6);
  • Hồ sơ đăng ký dự thi được đặt trong bao bì cứng ghi rõ tên tổ chức đăng ký dự thi và gửi đến Ban tổ chức vào thời gian nhận đăng ký dự thi.
  • Ban tổ chức có quyền đề nghị tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế làm rõ, bổ sung các giấy tờ chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của tổ chức cá nhân tư vấn thiết kế đăng ký dự thi.

7. Yêu cầu hồ sơ dự thi:

a. Yêu cầu chung:
Sản phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa được công bố, chưa từng dự thi ở nơi khác, không sao chép bất kỳ công trình nào.

  • Mỗi đơn vị tham gia tối thiểu 01 phương án thiết kế bao gồm: Bản vẽ, thuyết minh phương án kèm theo khái toán công trình, file mềm hình ảnh;
  • Mỗi phương án dự thi nộp 01 bộ gốc thể hiện bằng màu và 02 bộ sao (mỗi bộ gồm thuyết minh và bản vẽ);
  • Trong hồ sơ dự thi có tóm tắt năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia dự thi trong lĩnh vực thiết kế;
  • Các đơn vị dự thi cần quan tâm đến việc bảo quản an toàn sản phẩm khi chuyển sản phẩm đến Ban Tổ chức;
  • Hồ sơ dự thi không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ bị loại và sẽ không được hoàn trả lại.

b. Nội dung hồ sơ dự thi:

  • Thuyết minh phương án dự thi:
    • Ý tưởng thiết kế;
    • Sự phù hợp với yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    • Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng;
    • Giải pháp thiết kế công năng công trình;
    • Giải pháp kỹ thuật;
    • Bản vẽ minh họa kèm theo (nếu có).
  • Bản vẽ phương án dự thi:
    Các bản vẽ phương án dự thi phải thể hiện đầy đủ nội dung của phương án và có quy cách theo quy định:
    • Bản vẽ mặt bằng tổng thể TL: 1/500;
    • Các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chính TL: 1/100;
    • Phối cảnh công trình.
    • Các chi tiết minh họa, phim, ảnh (nếu cần).
    • 20 tập bản vẽ thu nhỏ trên khổ giấy A3 và bản tóm tắt thuyết minh phương án dự thi
    • Mô hình tổng thể TL: 1/250 (nếu có).
  • Đề xuất tài chính:
    • Đơn vị dự thi phải có bảng đề xuất tài chính tạm tính trên cơ sở quy mô, các phương án kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật đề xuất cho dự án.
  • Hình thức thể hiện:
    • Các bản vẽ thể hiện trên khổ giấy A0;
    • Hồ sơ dự thi phải được thể hiện đầy đủ và rõ ràng.

c. Ngôn ngữ, tiền tệ sử dụng:

  • Toàn bộ hồ sơ dự thi được thể hiện bằng tiếng việt;
  • Đồng tiền sử dụng trong hồ sơ dự thi: Việt Nam đồng (VNĐ).

8. Hình thức đăng ký và phát hành hồ sơ mời thi tuyển:

Hồ sơ đăng ký dự thi gửi đến Phòng Hành chính quản trị – Tầng 2 Nhà số 8 – Bệnh viện Hữu Nghị

  • Địa chỉ số 1 Trần Khánh Dư, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: Ks.Đạt: 0342564971.

(Mỗi tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc sẽ được nhận miễn phí 01 bộ hồ sơ mời thi tuyển phương án kiến trúc. Các hồ sơ dự thi được gửi đến Ban tổ chức bằng hình thức nộp trực tiếp. Số lượng và quy cách hồ sơ dự thi gồm 02 túi hồ sơ (Túi đựng sản phẩm dự thi và túi đựng thông tin đơn vị dự thi). Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân mang theo giấy giới thiệu và CMND hoặc CCCD khi đến nhận hồ sơ mời thi tuyển.)

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

The post Mời thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng “Trung tâm chăm sóc, khám và điều trị chất lượng cao cho cán bộ bệnh viện Hữu Nghị appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/wPLE3Fl
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022: Sân chơi mới mang tính trải nghiệm cho sinh viên kiến trúc

Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022 với chủ đề Nhà ở hợp tác hướng đến tiêu chuẩn công trình Xanh lần đầu tiên được diễn ra tại TP. HCM từ ngày 09 – 17/7/2022 đã thành công tốt đẹp. Chương trình được tổ chức bởi Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam với nhiều Trường Đại học đào tạo ngành kiến trúc phía Nam, tạo nên sân chơi bổ ích, mới mẻ, mang tính trải nghiệm thiết kế cho sinh viên kiến trúc và KTS trẻ tại TP.HCM.

Nhà ở kết hợp với quán café, văn phòng và các dịch vụ khác
Ảnh: Tổng hợp từ https://ift.tt/PhVS9kq
Ý tưởng tổ chức không gian nhà ở hợp tác cho đối tượng sinh viên
(Nguồn: Sản phẩm thiết kế Xưởng thiết kế mùa hè, 2022)

Ý tưởng ban đầu xuất phát từ mong muốn tạo ra một sân chơi mới có tính trải nghiệm cho sinh viên kiến trúc, được trao đổi với vài đồng nghiệp yêu nghề và nhận được sự tán thành, khích lệ. Sau 4 tháng, ý tưởng đó đã trở thành hiện thực – Lần đầu tiên Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022 với chủ đề Nhà ở hợp tác hướng đến tiêu chuẩn công trình Xanh được tổ chức tại TP. HCM từ ngày 09 – 17/7/2022.

Chương trình được tổ chức bởi Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam với các trường đại học có đào tạo ngành kiến trúc: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách Khoa -ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Việt Đức, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH SPKT TP.HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một, và Trường ĐH Văn Lang. Chương trình thu hút sự tham gia của 125 sinh viên và 20 giảng viên đến từ các trường đại học, cùng nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, vật liệu và bất động sản. Thông qua nhiệm vụ thiết kế nhà ở hợp tác (Cohousing) hướng đến tiêu chuẩn công trình xanh cho nhóm đối tượng sinh viên tại TP.HCM, Ban tổ chức đã chọn bối cảnh thực tế là Khu ký túc xá A Đại học Quốc gia TP HCM (TP.HCM).

Để giúp cho sinh viên nâng cao hiểu biết về Công trình và Kiến trúc Xanh, chương trình đã cho sinh viên đi tham quan thực tế các công trình Xanh như: Dự án Diamond Lotus Riverside – 49 Lê Quang Kim, Quận 8, TP.HCM (do Công ty Đầu Tư & Xây Dựng Phúc Khang đầu tư và phát triển); Khu ký túc xá A của ĐHQG TP.HCM. Đồng thời, các bạn sinh viên được nghe các báo cáo chuyên đề về Nhà ở hợp tác và Nhà ở hướng đến đạt tiêu chuẩn công trình xanh, do chuyên gia từ Hội đồng công trình Xanh Việt Nam (VGBC) trình bày. Đặc biệt, tại Xưởng thiết kế lần này, 16 đội nhóm cũng đã thực hiện thiết kế nhanh với chủ đề tìm ý tưởng về khu nhà ở hợp tác theo hướng đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS. Cuối cùng, tất cả những sản phẩm đầy tính sáng tạo và tâm huyết của 16 đội nhóm sinh viên được trưng bày tại Hội trường Green Gallery, TP.HCM.

Về mô hình nhà ở hợp tác (Cohousing)

Mô hình nhà ở hợp tác (Cohousing) khuyến khích tính tương tác xã hội – giao tiếp, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các dân cư, giúp các cá nhân và gia đình có được sự sẻ chia. Các TP và đô thị lớn trên thế giới đã và đang hướng tới mô hình này nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của người dân nhập cư, đồng thời thích nghi với những thách thức về môi trường và xã hội ngày nay, trong đó có cả TP.HCM. Cốt lõi của mô hình nhà ở hợp tác là khuyến khích phát triển khu vực lân cận, kết hợp một cách sáng tạo nơi ở riêng tư và chung để tạo lại cảm giác cộng đồng. Đồng thời vẫn duy trì mức độ riêng tư cho các cá nhân. Cư dân có thể chọn mức độ tham gia để có được sự cân bằng giữa quyền riêng tư và cộng đồng. Về mặt này, Cohousing hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết phát triển kinh tế của TP. HCM. Thông qua việc tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, nhóm giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã giới thiệu khái quát mô hình nhà ở hợp tác (Cohousing) và đưa ra những gợi ý ban đầu về khả năng áp dụng loại hình nhà ở mới mẻ này cho nhóm đối tượng học sinh sinh viên, người nhập cư hoặc người thu nhập thấp tại TP.HCM.

Tiềm năng khai thác mô hình nhà ở hợp tác cho một đô thị có mật độ dân số cao như TP.HCM là rất lớn, nơi mà nhà ở có chi phí thuê/mua khá cao đối với người lao động. Cư dân của loại hình nhà ở này thường nằm trong độ tuổi từ 19 đến 40 tuổi, là nhân viên của các công ty khởi nghiệp, doanh nhân hoặc học sinh/ sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Mô hình nhà ở này không chỉ đơn thuần là giải pháp về nơi ở, mà còn là một trải nghiệm hướng tới việc kết nối và chia sẻ với mọi người xung quanh, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng. Nếu nghiên cứu áp dụng cho đối tượng học sinh sinh viên, chiếm số lượng rất lớn tại TP.HCM, thì những kết quả và ý tưởng sáng tạo này sẽ đem lại sự ổn định để phát triển các khu làng đại học, hay khu Ký túc xá ĐHQG tại TP.HCM, cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước.

Tham quan thực tế công trình xanh, Dự án Diamond Lotus Riverside, Quận 8, TP.HCM do Công ty Đầu Tư & Xây Dựng Phúc Khang đầu tư và phát triển

Cách thức tổ chức chương trình

Với Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022, hơn 120 sinh viên kiến trúc đã có dịp vận dụng kiến thức của mình để đề xuất những ý tưởng mới, sáng tạo cho những không gian ở (gồm ngoại thất và nội thất). Các phương án tổ chức không gian ở đã thể hiện những đặc điểm, nhu cầu của nhóm đối tượng sinh viên tại các Trường đại học, nhằm tạo ra những không gian ở linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, cá tính và hiện đại. Ngoài ra, sinh viên kiến trúc có cơ hội trực tiếp trao đổi với các chuyên gia tư vấn thiết kế, góp phần nâng cao hiểu biết về Công trình và Kiến trúc Xanh.

Về cách thức tổ chức nhóm làm việc, BTC chương trình đã trộn lẫn sinh viên từ tất cả các trường thành 16 nhóm, với khoảng 7 – 9 sinh viên mỗi nhóm. Các nhóm tự làm quen nhau, đi tham quan khảo sát hiện trạng khu đất nghiên cứu trong 1 ngày, rồi sau đó họp nhóm và phân công nhiệm vụ cho nhau. Trong vòng 7 ngày làm việc, mỗi nhóm phải hoàn thành một phương án thiết kế tổng thể và một phương án concept (thiết kế nhanh). Hình thức trình bày bằng pano bản vẽ trên khổ giấy A1 và các mô hình, video clip minh họa.

Với vai trò Đồng Trưởng Ban tổ chức, tác giả bài viết đã có dịp tiếp xúc với các giảng viên giảng dạy tại các trường ĐH đào tạo ngành kiến trúc, cùng với tất cả sinh viên ngành kiến trúc từ năm thứ 1 đến năm cuối. Quá trình làm việc nhóm với nhau trong 9 ngày đã đem đến cho toàn thể sinh viên cơ hội tuyệt vời được giao lưu, học hỏi bạn bè đến từ các trường khác nhau. Các em được làm quen và học hỏi những hướng tư duy mới, cách thức làm đồ án sáng tạo từ các anh chị sinh viên trường khác. Kết thúc chương trình, sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm quý báu, và có những định hướng rõ ràng hơn việc hành nghề KTS trong tương lai. Đây thực sự là một trải nghiệm mùa hè đặc biệt và ấn tượng nhất đối với sinh viên kiến trúc.

Phương án đạt giải Nhất Thiết kế vì cộng đồng
(Nguồn: Sản phẩm thiết kế Xưởng thiết kế mùa hè, 2022)
Phương án đạt giải Kiến tạo Công trình Xanh
(Nguồn: Sản phẩm thiết kế Xưởng thiết kế mùa hè, 2022)
Nhóm sinh viên ghép từ nhiều trường ĐH cùng đạt giải Kiến tạo Công trình Xanh, cũng là nhóm đạt Giải Nhất hạng mục Thiết kế vì Cộng đồng (Nguồn: Sản phẩm thiết kế Xưởng thiết kế mùa hè 2022)

Các phương án thiết kế và giải thưởng cho sinh viên

Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022 đã trao tổng cộng 11 giải thưởng, thuộc 5 hạng mục: Giải thưởng cho nhóm Thiết kế nhanh (Nội thất); Giải thưởng cho nhóm Thiết kế vì Cộng đồng; Giải thưởng Kiến tạo Công trình Xanh; Giải thưởng Không gian sáng tạo; và Giải thưởng Ấn tượng do Doanh nghiệp trao tặng. Tổng giá trị giải thưởng là 29 triệu đồng.

Từ góc độ Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, tác giả đánh giá các tác phẩm tham dự Xưởng thiết kế mùa hè năm nay đều có chất lượng tốt, sáng tạo. Đặc biệt, khối lượng bản vẽ và các ý tưởng sáng tạo của sinh viên đã gây bất ngờ cho hầu hết thành viên Hội đồng Giám khảo. Nhiều phương án đã thể hiện được sự hiểu biết khá sâu sắc về mô hình nhà ở hợp tác, thể hiện được tính nghiên cứu, tìm tòi, và bước đầu tiếp cận với các tiêu chuẩn công trình xanh trong thiết kế. Phương án đạt giải Nhất hạng mục Thiết kế vì Cộng đồng, đã có giải pháp tích hợp một số chức năng vào không gian ở cho sinh viên, đồng thời có tính thích ứng tốt trong bối cảnh kinh tế – xã hội tiềm ẩn nhiều biến đổi. Phương án giải Nhì hạng mục Thiết kế vì Cộng đồng cũng được đánh giá cao bởi sự tìm tòi nghiên cứu, đánh giá nhu cầu ở của đối tượng sinh viên khá đơn giản, chủ yếu cần chỗ ngủ, nghỉ ngơi và học tập yên tĩnh, an toàn. Trên cơ sở đó, nhóm sinh viên đã đề xuất giải pháp tổ chức không gian ở theo nguyên tắc lắp ghép module với nhau. Số lượng module tùy theo qui mô dự án và kế hoạch phát triển của Khu KTX. Mỗi module phòng ở cho phép ở ghép từ 4-8 sinh viên.

Nhóm đạt Giải thưởng Kiến tạo Công trình Xanh đã có những đề xuất ấn tượng, sáng tạo khi tích hợp và ứng dụng đa dạng các sản phẩm xanh của nhà tài trợ chương trình.

Nếu nhìn từ góc độ xã hội, trong bối cảnh cuộc sống con người đang phải vật lộn đối diện với thiên tai, dịch bệnh, điều kiện sống ngày càng khó khăn hơn, thì những nghiên cứu và đề xuất sáng tạo cho nhà ở của người thu nhập thấp nói chung, và đối tượng sinh viên nói riêng, theo hướng mô hình nhà ở hợp tác là rất cần thiết và có ý nghĩa. Chính những ý tưởng concept này khi được xã hội biết đến sẽ góp tiếng nói và thúc đẩy các chính quyền TP quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về nơi ăn và chốn ở cho người lao động và học sinh sinh viên. Đó cũng chính là ý nghĩa tốt đẹp và mong muốn của BTC chương trình này.

Lễ trao giải tại Hội trường Green Gallery, 42 Mạc Đĩnh Chi, Q1, TP. HCM (Ảnh: Phuc Khang Corporation, 2022)

Thay lời kết

Chương trình Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022 đã khép lại cùng nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Xin thay mặt Ban tổ chức trân trọng cảm ơn tất cả những cá nhân và tập thể đã đồng hành và ủng hộ cho chương trình. Tin tưởng rằng, Xưởng thiết kế mùa hè Xanh sẽ tiếp tục nhận được với sự hưởng ứng, đồng hành từ các Trường đại học khắp cả nước và từ các doanh nghiệp, để trở thành hoạt động thường niên hướng tới việc nâng cao nhận thức về Công trình và Kiến trúc Xanh.

TS.KTS Ngô Lê Minh
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2022)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Lê Minh, Trần Thế Kiệt, Nguyễn Thị Ngọc Diễm. Coliving – Giải pháp mới cho nhà ở của người nhập cư. Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam. 2022 (2). Pg: 55 – 59
[2] Lê Tấn Hạnh, Ngô Lê Minh, Võ Hoàng Khánh. Đặc điểm Co-housing và khả năng áp dụng tại TP. HCM. Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam. 2022 (3). Pg: 83 – 86
[3] Peter Jakobsen & Henrik Gutzon Larsen. An alternative for whom? The evolution and socio-economy of Danish cohousing, Urban Research & Practice, 2019. 12:4, 414-430, DOI: 10.1080/17535069.2018.1465582
[4] Vestbro, D. From collective housing to cohousing – A summary of research. Journal of Architectural and Planning Research, 2000. 17(2): 164–177.
[5] Trường đại học Tôn Đức Thắng. Tài liệu giảng dạy môn Chuyên đề kiến trúc nhà ở, 2021-2022.

The post Xưởng thiết kế mùa hè Xanh 2022: Sân chơi mới mang tính trải nghiệm cho sinh viên kiến trúc appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/RdFX91H
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) quận Hoàn Kiếm

Ngày 30/8/2022, tại Trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm (126 Hàng Trống, Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) quận Hoàn Kiếm do UBND quận Hoàn Kiếm và Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Tới dự Lễ trao giải có ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm; Bà Nguyễn Thi Thu Hiền – Trưởng phòng văn hóa Quận Hoàn Kiếm; KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam, KTS Đoàn Kỳ Thanh – Giám đốc Công ty Kiến trúc Avant, thành viên Hội đồng giám khảo, Bà Bùi Thị Thanh Hương – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, đại diện các phòng, ban thuộc quận Hoàn Kiếm; các tác giả, hoạ sĩ, kiến trúc sư tham gia cuộc thi.

ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Với lịch sử hình thành và phát triển, cùng với  bề dày lịch sử, Quận Hoàn Kiếm là trung tâm văn hoá của Thủ đô- một trong bốn quận lõi nội đô, mang trong mình nhiều giá trị di sản văn hoá. Đặt vấn đề định hướng xây dựng quận Hoàn Kiếm thành quận di sản – nghệ thuật, Quận Hoàn Kiếm cùng với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội KTS Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tạo logo (biểu trưng) cho quận Hoàn Kiếm, với mong muốn có một biểu trưng, nhận diện cho quận trong tương lai. Chúng tôi xác định tìm kiếm một sản phẩm có chất lượng, sử dụng lâu dài, hướng tới mang tính quốc tế như một số biểu tượng của các đô thị khác- Biểu tượng nhận diện hàng trăm năm, có giá trị sử dụng đến tận ngày nay.

Được phát động ngày 16/11/2021, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) quận Hoàn Kiếm được tổ chức để lựa chọn 01 mẫu biểu trưng (logo) tiêu biểu được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, các sự kiện văn hóa, xã hội; công tác thông tin, tuyên truyền; giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển và hoạt động đối nội, đối ngoại… của quận. Nhận được sự quan tâm của các KTS, họa sĩ, nhà điêu khắc, sinh viên chuyên ngành kiến trúc – mỹ thuật trên toàn quốc, qua hơn 1 tháng phát động cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 208 phương án từ 76 cá nhân, tổ chức. Ban giám khảo cuộc thi là các hoạ sĩ, chuyên gia chuyên ngành và nhà quản lý văn hóa có uy tín, trách nhiệm và chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế đã lựa chọn được các phương án đạt giải như sau:

  • Giải Nhất – Mã số B02112 của Công ty CP Beau Design;
  • Giải Nhì – Mã số C26893 của tác giả Nguyễn Văn Cương;
  • Giải Ba – Mã số A20110 của tác giả Giáp Thị Minh Trang – Công ty CP Kiến trúc và đầu tư xây dựng Agora.
Giải Nhất – Mã số B02112 của Công ty CP Beau Design
Phương án Giải Nhất của Công ty CP Beau Design

Đại diện Công ty CP Beau Design, Ông Emmanuel Cerise chia sẻ về phương án Giải Nhất tại Lễ trao giải: “Quận Hoàn Kiếm có vị trí quan trọng giữa khu nội đô lịch sử của Thành phố Hà Nội. Tên gọi của quận bắt nguồn từ hồ Hoàn Kiếm, một không gian cảnh quan tự nhiên nổi bật giữa trung tâm địa bàn quận và có giá trị văn hóa – lịch sử vô cùng to lớn không chỉ đối với riêng quận Hoàn Kiếm mà còn được coi như trái tim của Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là địa điểm thân thuộc của tất cả người dân Hà Nội, nơi tổ chức rất nhiều sự kiện chính trị, văn hóa và thể thao trọng đại của thành phố cũng như ở tầm quốc gia. Ngoài việc đóng vai trò như một điểm đến du lịch, một không gian cảnh quan có giá trị độc đáo, hồ Hoàn Kiếm còn có vai trò như một vòng xoay khổng lồ mà mọi trục đường chính đều hội tụ về đó. Trong những ngày lễ lớn và khi có những sự kiện quan trọng, các dòng người và phương tiện cũng thường đổ về phía hồ Hoàn Kiếm để được cùng chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ. Xuất phát từ những giá trị nổi bật như vậy của hồ Hoàn Kiếm, mẫu thiết kế logo của quận Hoàn Kiếm được xây dựng dựa trên hình ảnh mô phỏng hồ Hoàn Kiếm ở vị trí trung tâm và các tuyến đường chính cùng hội tụ về đó. Những đường nét thể hiện các trục đường này cũng mang tính hình tượng ẩn chứa hai chữ cái H và K là những ký tự đầu tiên của hai chữ Hoàn Kiếm.

Theo chia sẻ từ Ban giám khảo, đây là cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) đầu tiên được tổ chức bởi đơn vị hành chính cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, điều này thể hiện nét riêng biệt về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của quận Hoàn Kiếm.

Các phương án dự thi thể hiện tình cảm nhiệt tình đối với quận Hoàn Kiếm, một quận trung tâm của Thủ đô và cả nước. Các phương án đã thể hiện được bản sắc riêng của quận Hoàn Kiếm, gây ấn tượng về hiệu ứng thị giác, dễ hiểu, dễ nhận biết, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm được sáng tác theo kiểu truyền thống, chưa truyền tải được tinh thần bối cảnh hội nhập. Các phương án được trao giải chính thức đều có những ưu thế về mặt sáng tạo và khả thi. Ban giám khảo sẵn sàng trao đổi thêm với các tác giả để hoàn thiện các biểu trưng cả về hình thức và ý tưởng.

Trong quá trình tổ chức cuộc thi, UBND quận Hoàn Kiếm đã cùng phối hợp với Tạp chí Kiến trúc tổ chức Diễn đàn “Logo quận Hoàn Kiếm: Ý nghĩa văn hoá và biểu tượng của sự phát triển” với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá và thiết kế sáng tạo, hướng tới làm rõ thêm các nội dung, ý nghĩa văn hoá của logo quận Hoàn Kiếm. Các ý kiến đóng góp khá thống nhất quan điểm: Logo quận Hoàn Kiếm cần được đặt trong “hệ sinh thái’ của cuộc sống hiện đại với nhiều hình thức biểu đạt mới, ứng dụng trên nhiều chất liệu, công nghệ mới mà vẫn nhận diện được đúng là biểu trưng của quận Hoàn Kiếm.

Tham gia lễ trao giải, Ông Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cũng nhận định” Quận Hoàn Kiếm đã trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Hà Nội, trung tâm hệ giá trị của thủ đô. Thế giới ngày nay rất cần sự sáng tạo, và cuộc thi chính là một phần của sự sáng tạo, đã rất lâu rồi mới có cấp quận thực hiện cuộc thi sáng tạo biểu trưng, thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất của quận Hoàn Kiếm. Tôi đánh giá rất cao điều này. Các tác phẩm đạt giải có thể chưa chuyển tải hết được “mong muốn của quận Hoàn Kiếm”, các tác phẩm cũng có thể chưa lập tức trở thành biểu tượng trên các ấn phẩm của quận, mà cần một quá trình tiếp theo…

Theo chia sẻ từ Ban tổ chức, phương án biểu trưng đạt giải sẽ được xem xét và đưa vào thử nghiệm trong thời gian sắp tới.

Thuỵ An – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

 

The post Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) quận Hoàn Kiếm appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Ei4C6qf
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tổ chức không gian phố đi bộ trung tâm Hà Nội

Thành phố (TP) Hà Nội đã và đang triển khai tổ chức các tuyến phố dành cho người đi bộ trong khu vực trung tâm. Năm 2016, Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận là một dự án khởi đầu thành công trong việc khai thác các tuyến phố cho hoạt động này. Tuy nhiên có thể nhận thấy các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội hiện nay chưa thực sự đúng nghĩa “Phố đi bộ”, không gian các tuyến phố chưa được tổ chức đồng bộ và khai thác hiệu quả.

Bài báo giới thiệu những vấn đề thực trạng không gian các phố đi bộ trung tâm Hà Nội và một số giải pháp nhằm tối ưu hóa các không gian, khai thác các giá trị hiện có và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cư dân TP.

Sự hình thành và phát triển của các tuyến phố đi bộ
trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội

Sự hình thành và phát triển các tuyến phố đi bộ Hà Nội

Trung tâm Hà Nội trong suốt gần 10 thế kỷ không có sự thay đổi lớn về vị trí đó là khu vực thuộc 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Đây là nơi tập trung các hoạt động văn hóa, thương mại, dịch vụ mang tầm quốc gia và quốc tế đồng thời là vị trí tọa lạc của nhiều cơ quan đầu não hành chính, chính trị của Nhà nước.

Định hướng phát triển phố đi bộ trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô luôn được đề cập, tuy nhiên do hạn chế về nhân lực tài chính cũng như các điều kiện khác nên việc triển khai còn chậm trễ.

Tại Hội nghị Đô thị toàn quốc những năm 1990 đã đặt ra vấn đề về tuyến phố đi bộ nhưng lúc bấy giờ tuyến phố đi bộ chỉ bố trí trong không gian các nhóm ở, các khu vực di tích và công viên. Đến năm 1995, Quy hoạch chi tiết khu vực hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ do Hội KTS Việt Nam thực hiện đã hoạch định các tuyến phố đi bộ trong định hướng phát triển đô thị nhưng không thực hiện được. Phải đến năm 2016, UBND quận Hoàn Kiếm phát triển đề án “Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận” Hà Nội mới có một khu vực tổ chức thành công phố đi bộ, nhưng giới hạn về thời gian- chỉ vào các ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Các đề án về tuyến phố đi bộ công cộng mới được hình thành và triển khai thực hiện trong khoảng 15 năm trở lại đây và TP Hà Nội đang dẫn đầu về số lượng các tuyến phố đi bộ của cả nước.

Trong định hướng quy hoạch xây dựng Thủ đô, các tuyến phố đi bộ đã được xác định từ rất sớm. Cụ thể như sau:

Vị trí và phân bố các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm Hà Nội

Phân bố các tuyến phố đi bộ trong khu vực nội đô lịch sử có hai dạng:

  • Dạng 1: Tuyến phố đi bộ được định hướng trong quy hoạch với chức năng không gian công cộng tại khu vực trung tâm lịch sử; tập trung chủ yếu tại khu vực phố cũ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, nơi chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể (121 di tích, trong đó 25 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia) với đầy đủ các loại hình công trình tôn giáo, tín ngưỡng cũng như phi vật thể đa dạng, hấp dẫn (nếp sống, sinh hoạt của người dân; xẩm thực, lễ hội truyền thống…) đã góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.
  • Dạng 2: Tuyến phố đi bộ do từng khu vực (quận, phường) đề xuất cục bộ và tổ chức khai thác sử dụng. Ví dụ như tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, tuyến phố đi bộ Tống Duy Tân, phố sách hoặc tuyến phố đi bộ “Ông Đồ” được tổ chức có thời gian, tuy nhiên, hiệu quả khai thác sử dụng còn chưa cao.
Các tuyến phố đi bộ được đề cập theo mốc thời gian

Các vấn đề của không gian phố đi bộ trung tâm Hà Nội

Thực tế hiện nay Hà Nội chưa có một tuyến phố đi bộ đúng nghĩa. Các tuyến phố dành cho người đi bộ được triển khai tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận hay các tuyến trong khu vực bảo tồn cấp 1, tuyến hàng Ngang hàng Đào… đơn giản chỉ là chặn xe cơ giới, tổ chức sự kiện vào các ngày cuối tuần từ 19h thứ 6 đến 24h chủ nhật, các ngày lễ Tết… rồi gọi đó là tuyến phố đi bộ.

Vì tận dụng như vậy nên không gian các tuyến phố đi bộ trung tâm Hà Nội nhìn chung còn nghèo nàn và đơn điệu, chưa có các thiết kế chi tiết nên kém hấp dẫn, thiếu bản sắc, chưa có điểm nhấn, chưa đa dạng các hoạt động công công, thiếu cây xanh và không gian xanh, thiếu các công trình kiến trúc nhỏ trang trí và trang thiết bị tiện ích đô thị. Ngoài ra còn khó tiếp cận với hệ thống giao thông đặc biệt là giao thông công cộng, các bãi đỗ xe.

Các tuyến phố đi bộ hình thành và phát triển qua từng năm

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cũng là một trở ngại đáng kể đối với hoạt động đi bộ trên các tuyến phố.

Các tuyến phố đi bộ trung tâm Hà Nội được phân bố chủ yếu hướng Bắc – Nam, nên hai mặt của tuyến phố đều chịu tác động của nắng hướng Đông vào buổi sáng và hướng Tây vào buổi chiều. Phần lớn các tuyến phố bị chiếu nắng ở hầu hết các khung giờ trong ngày nên các hoạt động đi bộ chủ yếu diễn ra vào sáng sớm hay chiều tối. Một số tuyến phố có trồng cây hai bên nhưng bóng cây chưa đủ che phủ cho người đi bộ .

Sơ đồ hệ thống các tuyến phố đi bộ trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội
Sơ đồ hệ thống các tuyến phố đi bộ trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội

Tổ chức không gian phố đi bộ trung tâm Hà Nội

1. Chức năng: Khác với các tuyến phố đi bộ ở Châu Âu với chức năng chủ yếu là thương mại dịch vụ, các tuyến phố đi bộ Hà Nội còn là không gian sinh hoạt công cộng của người dân đô thị. Các công trình trên phố đi bộ có chức năng hỗn hợp, ở kết hợp thương mại, dịch vụ; đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, thu hút và hấp dẫn người đi bộ trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Hoặc có thể tổ chức các tuyến phố đi bộ riêng biệt theo chuyên đề cụ thể (phố ẩm thực, phố sách…) phục vụ từng nhóm đối tượng, không bố trí các công trình đòi hỏi phải tiếp cận giao thông cơ giới như: Ngân hàng, kho bạc, các cơ quan hành chính chính trị… .

2.Công trình kiến trúc

a. Hình thức kiến trúc

Mặt đứng công trình có sức ảnh hướng lớn về sự hấp dẫn của tuyến phố đi bộ. Mặt đứng thiết kế sinh động, nhiều chi tiết và thú vị và tạo cho người đi bộ có cảm giác được chào đón, nán lại thêm. Ngược lại, những mặt tiền đơn điệu, kém hấp dẫn và ít cửa sổ sẽ tạo thành tuyến phố buồn tẻ, không an toàn cho người đi bộ vào ban đêm.

  • Các công trình nằm tại góc giao lộ cần có hình thức độc đáo, nổi bật để tạo điểm nhấn
  • Các công trình cải tạo hoặc xây mới phải có mầu sắc, hình thức phù hợp và hài hòa với các công trình đã xây dựng trên tuyến phố, nhằm tạo nên một tổng thể kiến trúc đồng bộ.

b. Vật liệu hoàn thiện

  • Vật liệu sử dụng mặt lát đường cần bền vững, chịu tải trọng tốt, chống trơn trượt, dễ cọ rửa làm vệ sinh, an toàn cho người đi bộ đồng thời đa dạng màu sắc và chủng loại để lôi cuốn sự chú ý, giảm mệt mỏi cho khách bộ hành, sử dụng những bức tranh đường phố làm thay đổi thị giác và thu hút người đi bộ.
Hình minh họa vật liệu sử dụng cho mặt đường đi bộ

c. Biển báo và biển quảng cáo

  • Các loại biển hiệu, biển quảng cáo phải được thiết kế đồng bộ về màu sắc, kích thước và vật liệu, hình thức thân thiện và gần gũi với văn hóa của người Hà Nội, tránh sử dụng các vật liệu ngoại nhập;
  • Biển báo ở các khu vực công cộng nên có hai thứ tiếng là Việt và Anh. Tăng cường biển báo chỉ dẫn cho người khuyết tật, người già và trẻ em.

d. Cây xanh

  • Tăng cường nhiều loại hình cây xanh khác nhau trong không gian phố đi bộ: Cây xanh hai bên đường, các bồn hoa cố định hoặc di động, cây trên các mặt đứng công trình, giàn hoa leo…;
  • Tại các bồn cây nên trồng những cây bụi thấp, xén tỉa và mang tính nghệ thuật kết hợp với cây bóng mát;
  • Bố trí cây xanh có hoa nở theo mùa để tạo đặc trưng cho mỗi tuyến phố; hoặc tổ hợp cây xanh theo cụm, nhóm để tạo cảnh quan.

e. Các tiện ích đô thị

  • Các trang thiết bị tiện ích đô thị phải được chế tạo từ các loại vật liệu địa phương, có độ bền cao, thích ứng khí hậu nóng ẩm, kích thước phù hợp với không gian;
  • Các thiết bị chiếu sáng được sử dụng với nhiều mẫu mã đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu chiếu sáng các công trình và tăng độ an toàn cho không gian đường phố.

f. Mái hiên di động

  • Giới hạn chiều cao của mái hiên di động cách mặt hè tối thiểu là 2,7m và các loại mái che có thể gập lại cách mặt hè từ 2,25 đến 2,5m;
  • Mái hiên trên vỉa hè nhô ra ngoài chỉ giới xây dựng không quá 4m;
  • Có thể thay thế mái hiên di động bằng những giàn hoa leo hoặc cây thân mềm để tạo cảnh quan cho tuyến phố và che nắng cho người đi bộ trên những tuyến phố có chiều rộng vỉa hè lớn;
  • Khuyến khích sử dụng nhiều định dạng mái với hình thức, chất liệu và mầu sắc phong phú, nhưng cần đảm bảo những quy định và quản lý của TP.

3. Giải pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu cho từng tuyến phố điển hình

Có ba nhóm tuyến phố điển hình như sau:

  • Tuyến phố đi bộ có mặt cắt đường lớn: Phùng Hưng; Ông Ích Khiêm, Chùa Một Cột, Đinh Tiên Hoàng;
  • Tuyến phố đi bộ có mặt cắt đường trung bình: Hàng Buồm, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Đinh Liệt, Gia Ngư, Cầu Gỗ, Ô Quan Chưởng, Hàng Đào, Lương Văn Can…;
  • Tuyến phố đi bộ có mặt cắt đường nhỏ: Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Gầm Cầu…
Minh họa biển quảng cáo và biển báo
Hình ảnh minh họa thiết kế cây xanh kết hợp ghế nghỉ

a. Tại tuyến phố có mặt cắt lớn: Góc chiếu nắng rộng nên sử dụng các cây xanh để tạo bóng mát, chắn gió, chắn bụi và điều hòa không khí cho người đi bộ. Tác dụng của cây xanh: Cây xanh có thể chắn 50-90% lượng tổng xạ mặt trời tác động lên mặt đất. Nhiệt độ trong vùng cây xanh thấp hơn vùng trống 10-12%. Nhiệt độ tổng trong bóng râm thấp hơn ngoài nắng 30-40%

Trồng cây là biện pháp che nắng có hiệu quả lớn nên trong thiết kế cần cân nhắc:

  • Trồng theo tuyến đường xung quanh công trình;
  • Trồng cây tán cao đảm bảo thông gió mát mùa hè;
  • Cây tán thấp chắn gió mùa lạnh mùa đông;
  • Cây thấp kết hợp cây cao hướng luồng gió.

Giải pháp cho tuyến phố có mặt cắt lớn

b. Tuyến phố có mặt cắt trung bình: Sử dụng các mái hiên di động với kích thước phù hợp từng tuyến phố. Thống nhất về màu sắc, chủng loại và cách bố trí. Với hướng nắng góc α = 60 độ, mái hiện di động hoặc cố định được bố trí như hình ảnh minh họa bên dưới.

Cây xanh được sử dụng kết hợp và bố trí cùng trên vỉa hè nhằm giảm nhiệt độ và tăng diện tích bóng mát cho người đi bộ.

Hai bên vỉa hè nên thiết kế mái che cố định, sử dụng những bồn cây xanh di động bố trí và thay thế luân phiên:

  • Kiến trúc có ô văng chạy dài từng đoạn nhà cao tầng;
  • Kết hợp hướng đường hợp lý;
  • Tạo thành vật che mái vỉa hè và che mưa cho người đi bộ.
HÌnh ảnh minh họa vòi uống nước, Quảng trường nước; Không gian chiếu sáng
Hình minh họa sử dụng mái hiên di động trên các tuyến phố đi bộ

c. Tuyến phố có mặt cắt nhỏ: Do không thể bố trí cây xanh, việc sử dụng các mái hiên di động có thể cân nhắc sử dụng khi cần thiết và có thể thu gọn khi không sử dụng. Tuy nhiên, cần có sự quản lý và giám sát để tạo tính thẩm mỹ cho tuyến phố

Kết luận

Tổ chức các phố đi bộ là xu hướng tất yếu để tối ưu hóa không gian và nâng cao hiệu quả sử dụng khu vực trung tâm Hà Nội, bảo tồn di sản đô thị, phát triển kinh tế, giảm bớt ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sống của người dân TP.

Không gian các phố đi bộ trong khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay chưa hấp dẫn và thiếu tiện nghi là hệ quả của việc tận dụng một số đường giao thông cơ giới, chưa có các thiết kế phù hợp với đặc thù riêng. Ngoài ra, tổ chức phố đi bộ ở Hà Nội còn phải đối diện với những thách thức khác như khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh đặc biệt là giao thông công cộng.

Tổ chức phố đi bộ cần có những giải pháp đồng bộ, hệ thống từ quy hoạch chung – tổng thể đô thị đến các thiết kế chi tiết như cây xanh, bồn hoa, vật liệu lát, chiếu sáng nghệ thuật….nhằm tạo lập các khu vực đi bộ độc lập, an toàn; góp phần xây dựng Thủ đô xanh- sạch- đẹp, phát triển kinh tế và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng dân cư.

Giải pháp cho tuyến phố có mặt cắt trung bình

PGS. TS. Lương Tú Quyên
Trưởng khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Ths. KTS. Phạm Thị Ngọc Liên
Bộ môn Thiết kế Đô thị – Khoa Quy hoạch ĐT & NT
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2022)


Tài liệu tham khảo
1. Hồ Ngọc Hùng (2007), Luận án Quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ trong đô thị lớn Việt Nam đến năm 2020,
2. https://ift.tt/He4o0sg
3. https://ift.tt/J61xe9E
4. Jan Gehl (2009 ), “Cuộc sống giữa những công trình” – Người dịch: KTS. Lê Phục Quốc, NXB Xây dựng, tr 27,25,34,39,40,51,52,138,184,152,157,163,197
5. Kim Quảng Quân, 2000, Thiết kế đô thị có minh họa, Nhà Xuất bản Xây dựng, tr.77
6. PGS.KTS. Hàn Tất Ngạn, 1999, Kiến trúc cảnh quan
7. TCXDVN 104:2007 “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế” và Quyết định số 22/2007/QĐ-BXD ngày 30/6/2007
8. Trần Thọ Hiển (2017), Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội – Lấy địa bàn quận Ba Đình làm ví dụ nghiên cứu

The post Tổ chức không gian phố đi bộ trung tâm Hà Nội appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/P2LIidf
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//