Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền bằng gỗ chống nắng nóng

Ngôi nhà có hệ lam gỗ chống nóng ở mặt tiền đem lại vẻ đẹp riêng biệt đầy cá tính.

Ngôi nhà được xây dựng ở TP Hồ Chí Minh trên diện tích đất 70m2, dành cho 3 thế hệ, với quy mô 4,5 tầng. Nhìn bên ngoài, công trình gây thiện cảm bởi màu trầm và hệ lam gỗ chắn nóng do mặt tiền quay hướng tây nam.

Hệ lam gỗ chống nắng nóng được thiết kế linh hoạt như những cách cửa có thể cơ động đóng mở tùy điều kiện thời tiết. Bên trong là một lớp cửa kính để ngăn bụi ồn và sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Với 3 thế hệ sinh sống, các kiến trúc sư thiết kế tổ chức không gian hợp lý để đảm bảo có sự gắn kết gia đình mà vẫn riêng tư. Theo đó, tầng 1 là nơi để xe và phòng ngủ của ông bà. Cầu thang nằm giữa đi lên tầng trên.

Tầng 2 là phòng sinh hoạt chung của gia đình kết nối liền với không gian bếp ăn. Từ tầng 3 là phòng ngủ của bố mẹ và các con. Cầu thang từ tầng 2 lên được chuyển vị trí đề phù hợp với cấu trúc các phòng ngủ ở tầng trên.

Vì ngôi nhà chỉ có một mặt thoáng nên phòng bếp ăn được đẩy ra phía ngoài để đảm bảo thông thoáng.

Phòng sinh hoạt chung với nội thất giản dị và mộc mạc, kết bên là giếng trời cùng cây xanh.

Phòng ăn được kết nối với không gian cầu thang cho cảm giác thêm rộng rãi. Chiếc bàn gỗ dài phù hợp với gia đình đông thành viên.

Màu sắc trong nội thất là màu xám của đá, màu nâu của gỗ tương phản với những mảng tường, trần màu trắng.

Với diện tích không lớn, song ngôi nhà có 2 giếng trời nằm bên sườn nhà để đảm bảo chiếu sáng và thông thoáng.

Dưới giếng trời được bố trí vườn cảnh và cây xanh làm cho không gian nội thất thêm thẩm mỹ và tươi mát.

Phòng ngủ được thiết kế tối giản, bố trí khoa học, hợp lý, hài hòa chung với phong cách của ngôi nhà.

Góc làm việc đầy ánh sáng và gió, mang lại sự dễ chịu, thư thái.

Theo VOV.VN (Biên dịch từ ArchDaily)

The post Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền bằng gỗ chống nắng nóng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3lclkDz
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Phố cổ bích họa Malacca – Malaysia

Malacca (còn gọi là Melaka) là thành phố cổ xưa nhất của Malaysia, cách thủ đô Kualar Lumpua khoảng 150 km về phía Bắc và cách đảo quốc Singapore gần 260 km về phía Nam, nên trên dọc hành trình tour Malaysia – Singapore (và ngược lại) du khách sẽ được dừng chân để tham quan thành phố này.

Malacca được UNESCO công nhận là “Thành phố di sản văn hóa thế giới” (từ tháng 7/2008) và được xem như một bảo tàng sống lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một vùng đất có vị trí địa lý độc đáo, giáp eo biển kết nối biển Đông với Ấn Độ Dương.

Du khách đến Malacca, sau khi tham quan các điểm di tích cổ, nhà bảo tàng,… sẽ có cơ hội trải nghiệm đi thuyền xuôi ngược dòng sông Sungai Melaka (tên địa phương là “Tan Boon Seng”). Con sông này chia cắt Malacca làm 2 phần: Phía Đông là khu trung tâm mang dấu ấn kiến trúc châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) và phía Tây là khu phố đậm chất văn hóa Trung Hoa với các dịch vụ buôn bán khá sầm uất. Đi thuyền trên một đoạn sông Sungai Melaka, du khách được ngắm nhìn cảnh quan khu phố cổ bích họa trải dài hai bên bờ sông.

Những bức tranh tường (người Hoa gọi là “bích họa”) mang nhiều màu sắc, đường nét, hình vẽ sinh động từ các nghệ sĩ đường phố, sẽ giúp du khách cảm nhận được câu chuyện kể bằng tranh vẽ về một đoạn phố cổ bên dòng sông lịch sử; thích thú với con đường nghệ thuật hiện đại dọc hai bờ sông, nhưng không làm xóa mờ nét đặc trưng kiến trúc vốn có của một khu phố cổ, ngày đêm soi mình lung linh dưới dòng nước uốn quanh, trong lòng “Thành phố di sản” nổi tiếng cổ kính và yên bình.

Chính vẻ đẹp của dòng sông và cảnh quan khu phố cổ, cùng với những bức tranh tường tươi mới, góp phần không nhỏ trong việc quảng bá văn hóa của Malacca – Malaysia được trường tồn; đồng thời tạo nên sức sống đa dạng cho khu phố cổ và cộng đồng cư dân, thông qua các hoạt động du lịch tại chỗ được hình thành trên nền của giá trị di sản. Vì vậy, có người ví Malacca như một “Venise của phương Đông”…

Bài và ảnh: KTS. Trần Đức Lộc (Đà Lạt)
© Tạp chí Kiến trúc

The post Phố cổ bích họa Malacca – Malaysia appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3j2d3Qb
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Mời tham gia Chuyên đề Kiến trúc trẻ Việt Nam – Chủ động sáng tạo và hội nhập

Đồng hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội, giới KTS Việt Nam đã tiếp cận cả những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập. Trong câu chuyện này, lực lượng chính và được kỳ vọng nhất của nền kiến trúc nước nhà chính là đội ngũ KTS trẻ Việt Nam – Họ đã nhạy bén và năng động bắt kịp nhịp điệu của quá trình quốc tế hoá hoạt động kiến trúc, trưởng thành một cách mạnh mẽ và ghi tên Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới bằng những giải thưởng xứng đáng.

Đó cũng chính là nội dung Tạp chí Kiến trúc số Chuyên đề: “Kiến trúc trẻ Việt Nam – Chủ động sáng tạo và hội nhập”.

Chuyên đề sẽ tập trung các bài viết của nhiều thế hệ KTS nhằm khái quát một số hiện tượng và xu thế phát triển của kiến trúc trẻ Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, sự trưởng thành của giới KTS trẻ trong dòng chảy kiến trúc gần 50 qua được phần nào thể hiện trong số này thông qua những gương mặt KTS tiêu biểu, những công trình tiêu biểu gắn với xu thế kiến trúc xanh hiện đại và bản sắc. Từ đó, chạm đến những mong muốn của giới trẻ trên con đường đi đến thành công và hội nhập.

Trân trọng kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc gần xa tham gia số Chuyên đề đặc biệt này với các nội dung sau:

  • Dòng chảy 50 năm kiến trúc Việt Nam mang đậm dấu ấn của những sáng tạo trẻ, anh em KTS trẻ…;
  • Triết lý sáng tác, tính đa dạng và xu hướng sáng tác kiến trúc trẻ;
  • Khởi nghiệp và sáng tạo kiến trúc trong thời kỳ hội nhập;
  • Vai trò của công nghệ trong thiết kế;
  • Phong trào hoạt động KTS trẻ, thực tiễn và giải pháp;
  • Những gương mặt kiến trúc trẻ tiêu biểu;
  • Đào tạo KTS trẻ và vai trò của Hội KTS Việt Nam.
Bài viết và ý kiến chia sẻ xin gửi về Tạp chí Kiến trúc theo địa chỉ email: info@tckt.vn (Tiêu đề email ghi rõ: Tham gia chuyên đề Kiến trúc trẻ Việt Nam – Chủ động sáng tạo và hội nhập).
Bài viết từ 1500-2000 từ kèm ảnh minh họa chất lượng cao.
Hạn gửi bài đến ngày: 15/08/2021.

BBT Tạp chí Kiến trúc
© Tạp chí Kiến trúc

The post Mời tham gia Chuyên đề Kiến trúc trẻ Việt Nam – Chủ động sáng tạo và hội nhập appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3j2iSx4
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Mời tham gia Chuyên đề Kiến trúc Cảnh quan Việt Nam – Phát triển và hội nhập

Kiến trúc Cảnh quan là lĩnh vực nghề nghiệp non trẻ nhất trong nhóm lĩnh vực hành nghề Kiến trúc nói chung tại Việt Nam. Do đó, số lượng Kiến trúc sư (KTS) thực sự hành nghề Kiến trúc Cảnh quan còn khá khiêm tốn, chỉ một số ít được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành; phần lớn đều là những KTS được đào tạo về Kiến trúc và Quy hoạch. Tuy nhiên, với niềm đam mê lớn, họ đã chuyển hướng sang nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn mới mẻ này. Họ đã nhanh chóng tiếp cận, đam mê sáng tạo và sáng tác được không ít những tác phẩm cảnh quan và không gian cảnh quan chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như giải quyết vấn đề khủng hoảng về ô nhiễm môi trường và thích ứng với điều kiện tự nhiên thay đổi do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

Các KTS, nhà thiết kế và thi công công trình cảnh quan thời gian qua đã miệt mài nỗ lực hoạt động và gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều giải thưởng kiến trúc không chỉ đối với công trình cảnh quan đơn thuần mà còn cả các đồ án quy hoạch và những công trình kiến trúc đã cho thấy sự tham gia có hiệu quả của các KTS cảnh quan. Bên cạnh đó, công tác phê bình đang từng bước đẩy mạnh, phát triển, và đưa ra nhiều ý kiến phản biện đối với một số vấn đề nóng và chuyên sâu; góp phần hoà nhập với các KTS hoạt động trong lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc, và Nội thất của cả nước theo xu hướng chung của xã hội, định hướng sự phát triển ngày càng rõ nét và phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển của đất nước.

Trước sức ép của quá trình đô thị hoá, các đô thị luôn tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống hạnh phúc cho cộng đồng. Những giải pháp kiến trúc cảnh quan thân thiện môi trường nhằm tạo ra môi trường sống lý tưởng, thu hút cư dân đô thị tham gia các hoạt động cộng đồng trong các không gian mở ngày càng được chú trọng và thể hiện vai trò không thể thiếu của yếu tố kiến trúc cảnh quan. Cùng với đó, dân số đô thị đang gia tăng nhanh chóng, nhu cầu xây dựng, quản lý và vận hành công trình cảnh quan đòi hỏi những yêu cầu và thách thức mới. Trong những năm tới, phát triển không gian kiến trúc cảnh quan không chỉ còn ở các khu đô thị, vui chơi giải trí, du lịch và nghỉ dưỡng mà còn cả ở vùng nông thôn nhằm hướng đến sự phát triển bền vững tổng thể. Đồng thời đây cũng là một trong những chương trình đầu tư ưu tiên của Chính phủ và các doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực về về Kiến trúc Cảnh quan (thiết kế, thi công xây dựng, vận hành và khai thác các công trình cảnh quan; quản lý nhà nước ở Trung ương và các địa phương; giảng dạy và nghiên cứu khoa học) ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng.

Để có góc nhìn tổng quan về lĩnh vực này, Tạp chí Kiến trúc số 8/2021 trân trọng giới thiệu Chuyên đề Kiến trúc Cảnh quan Việt Nam – Phát triển và hội nhập.

Số chuyên đề sẽ tập trung những vấn đề của kiến trúc cảnh quan, cơ hội và thách thức trong thời kỳ phát triển và hội nhập tại Việt Nam; giới thiệu những xu hướng thiết kế cảnh quan, những dự án tiêu biểu đóng góp cho tương lai của ngành thiết kế cảnh quan tại Việt Nam.

Trân trọng kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc gần xa tham gia số Chuyên đề đặc biệt này của Tạp chí Kiến trúc!

Bài viết và ý kiến chia sẻ xin gửi về Tạp chí Kiến trúc theo địa chỉ email: info@tckt.vn (Tiêu đề email ghi rõ: Tham gia chuyên đề Kiến trúc Cảnh quan Việt Nam – Phát triển và hội nhập).
Bài viết từ 1500-2000 từ kèm ảnh minh họa chất lượng cao.
Hạn gửi bài đến ngày: 15/08/2021.

BBT Tạp chí Kiến trúc
© Tạp chí Kiến trúc

The post Mời tham gia Chuyên đề Kiến trúc Cảnh quan Việt Nam – Phát triển và hội nhập appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3f6AFBT
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Giải pháp tay nắm – tinh tế và tiện dụng

Tinh tế và tiện dụng chính là hai yếu tố hàng đầu để Quý Khách Hàng lựa chọn nội thất cho không gian sống như ý của mình. Vì thế, giải pháp tay nắm chữ K, J, Z hay giải pháp tay nắm âm sẽ hỗ trợ việc đóng mở cánh cửa vẫn rất dễ dàng, nhẹ nhàng và an toàn hơn. Đồng thời còn mang lại sự đồng nhất trong thiết kế, giúp sản phẩm nội thất gọn gàng và hiện đại.

Hiểu rõ nhu cầu này của khách hàng, An Cường cho ra đời 3 mẫu tay nắm âm vát cạnh kiểu K, J, Z để Quý Khách Hàng lựa chọn.

Tay nắm chữ J

Tay nắm được vát cong hình chữ J, giúp dễ dàng kéo mở cũng như che được phần thùng tủ.

Tay nắm chữ K

Thiết kế tay nắm được vát cạnh 45 độ, hạn chế nước chảy tràn vào cạnh mép.

Tay nắm chữ Z

Tay nắm dạng này được vát cạnh vuông góc 90 độ, phù hợp với gia chủ yêu thích sự tối giản, góc cạnh.

Với giải pháp tay nắm chữ J, Z, K được gia công trên vật liệu Acrylic và Laminate, các thiết kế tủ nội thất nhà bạn sẽ thời thượng và tiện dụng hơn hẳn. Hãy mau chọn cho mình một loại tay nắm mà mình yêu thích, bạn nhé!

Còn với bề mặt Lacquered Laminate bạn sẽ thỏa sức lựa chọn 16 tông màu mờ trendy, thời thượng. Đây không chỉ là giải pháp cho một không gian sống chất, mà còn là vật liệu nội thất mang tính ứng dụng cao.

An Cường tin rằng những giải pháp chúng tôi cung cấp sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu về công năng và thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo sự đẳng cấp cho từng thiết kế nội thất.

© Tạp chí Kiến trúc

The post Giải pháp tay nắm – tinh tế và tiện dụng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3zFnOOU
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Cuộc thi Thiết kế hệ thống điều hoà khu vực châu Á – nơi những “nghệ sĩ” thầm lặng được tôn vinh

Mỗi công trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí được xem như một tác phẩm nghệ thuật “ẩn sâu” và tác giả của nó cũng chính là những nghệ sĩ thầm lặng. Cuộc thi thiết kế hệ thống điều hoà quy mô toàn quốc và châu Á do LG tài trợ chính là nơi để vinh danh họ!

Giá trị giải thưởng chung cuộc lên đến lên đến 6,000 USD cho giải nhất khu vực châu Á và 84.900.000 VNĐ cho giải nhất tại Việt Nam ( http://www.hvacdesignawardvn.com/ )
Giá trị giải thưởng chung cuộc lên đến lên đến 6,000 USD cho giải nhất khu vực châu Á và 84.900.000 VNĐ cho giải nhất tại Việt Nam ( https://ift.tt/3i0DczB )

Mỗi nhà thiết kế hệ thống điều hòa không khí là một nghệ sĩ

Ngày nay, điều hoà không khí dường như là yếu tố tất yếu trong mọi công trình xây dựng từ nhà ở dân dụng cho đến công trình thương mại. Muốn đánh giá một thiết kế hệ thống điều hòa không khí có hiệu quả hay không thì phải trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận như đối với một “kiệt tác ẩn sâu”. Nhà thiết kế hệ thống điều hòa không khí giống như một nghệ sĩ tài ba khi phải kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố vô hình như luồng không khí và nhiệt độ để tạo nên sự thoải mái và bảo vệ sức khỏe người dùng.

Ngoài việc đảm bảo yếu tố khoa học, hợp lý để tạo ra hiệu quả trải nghiệm tối ưu cho người dùng cuối, thiết kế hệ thống điều hòa không khí còn phải dễ lắp đặt, điều chỉnh, bảo trì cho đơn vị thi công và tiết kiệm điện năng, dễ quản lý cho chủ đầu tư. Chưa kể việc kết hợp hai yếu tố công năng và thẩm mỹ vào thiết kế cũng là một bài toán khó cho nhà tư vấn, thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Chính vì vậy một thiết kế hệ thống điều hòa không khí đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này chính là một tác phẩm nghệ thuật và người thiết kế chính là một nghệ sĩ.

Nhà thiết kế hệ thống điều hoà không khí giống như một nghệ sỹ tài ba khi phải kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố vô hình như luồng không khí và nhiệt độ để tạo nên sự thoải mái và bảo vệ sức khoẻ người dùng.
Nhà thiết kế hệ thống điều hoà không khí giống như một nghệ sỹ tài ba khi phải kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố vô hình như luồng không khí và nhiệt độ để tạo nên sự thoải mái và bảo vệ sức khoẻ người dùng.

Cuộc thi tôn vinh những nghệ sĩ thầm lặng

Các giải pháp điều hòa thường ẩn sâu trong vẻ đẹp công trình, cộng với tính chất công việc đa phần diễn ra ở hậu trường nên đội ngũ tư vấn & thiết kế điều hoà không khí thường ít được công khai vinh danh dù nắm vai trò quan trọng. Đó cũng là lý do mà LG đã tổ chức Cuộc thi Thiết kế Hệ thống Điều hòa Không khí Khu vực Châu Á nhằm tôn vinh sự đóng góp thiết thực của ngành tư vấn & thiết kế điều hòa không khí, cũng như tạo ra một sân chơi công bằng, lành mạnh, có tính cạnh tranh, học hỏi cho tất cả các cá nhân, đơn vị tư vấn & thiết kế điều hòa hệ thống tại Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Philippines.

Cuộc thi Thiết kế Hệ thống Điều hòa Không khí Khu vực Châu Á tại Việt Nam là nơi để các “nghệ sĩ” thầm lặng trình làng các ‘kiệt tác ẩn sâu’ – những thiết kế điều hòa không khí xuất sắc và sáng tạo góp phần tạo nên vẻ đẹp “vô hình” cho các công trình. Nếu dành chiến thắng cao nhất họ sẽ đại diện Việt Nam tham dự vòng Chung kết Khu vực Châu Á, cạnh tranh cùng đại diện các nước Singapore, Thái Lan, Philippines để giành giải thưởng HVAC Design Award Asia. Cuộc thi sẽ mang đến cơ hội hiếm hoi để các nhà tư vấn, thiết kế giải pháp điều hòa không khí tại Việt Nam có thể học hỏi từ những đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực. Đồng thời họ cũng được lắng nghe đánh giá, góp ý từ giám khảo của cuộc thi chính là những chuyên gia uy tín dày dặn kinh nghiệm đến từ Hiệp hội Kỹ sư Điều hòa & Làm lạnh Hàn Quốc (SAREK).

Giá trị giải thưởng chung cuộc lên đến lên đến 6,000 USD cho giải thưởng cao nhất khu vực châu Á và 84.900.000 VNĐ cho giải nhất tại Việt Nam cũng là yếu tố hấp dẫn không thể bỏ lỡ của cuộc thi này. Cuộc thi Thiết kế Điều hòa Không khí LG 2021 tại Việt Nam sẽ chính thức nhận đăng ký tham dự và nộp bài từ ngày 23/07/2021 đến ngày 31/08/2021 (Riêng với khu vực Hà Nội sẽ bắt đầu từ 31/7/2021 – 30/08/2021). Nếu bạn là các cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này, đừng ngần ngại click vào trang web https://ift.tt/3i0DczB để tham khảo thông tin cuộc thi và gửi bài tham dự qua email: lghvacdesignawardvn@gmail.com.

Là đơn vị đứng ra tổ chức Cuộc thi Thiết kế Hệ thống Điều hòa Không khí Khu vực Châu Á, LG mong muốn mang đến nguồn cảm hứng, động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành điều hòa không khí tại Việt Nam và khu vực Châu Á cùng phát triển. Đồng thời, thương hiệu này cũng khẳng định một lần nữa tinh thần trách nhiệm của một “cánh chim đầu đàn” trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp điều hòa không khí. Cuộc thi còn là một nỗ lực tiếp nối của LG bên cạnh việc không ngừng đổi mới và sáng tạo với các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dựa trên 3 giá trị cốt lõi Tích hợp – Chuyên gia – Cam kết, để luôn mang đến giải pháp điều hòa không khí ‘Hơn cả sự mong đợi’.

© Tạp chí Kiến trúc

The post Cuộc thi Thiết kế hệ thống điều hoà khu vực châu Á – nơi những “nghệ sĩ” thầm lặng được tôn vinh appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kZYS0w
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Tạp chí Kiến trúc số 05-2021

Trân trọng gửi tới bạn đọc!

Khi những người Việt Nam mắt nhòa lệ chào một niềm vui tột đỉnh, niềm vui thống nhất toàn vẹn non sông năm 1975, kiến trúc nước nhà bước vào một chặng đường mới – Bắc Trung Nam liền một giải kiến thiết sáng tạo. Từ đó, trên mọi mặt từ đào tạo nghiên cứu, lý luận phê bình phản biện, cho đến tư vấn sáng tác và cả môi trường pháp lý, kiến trúc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đến nay, khi chặng đường nửa thế kỷ sắp cán đích, việc nhìn nhận đánh giá thành bại là điều rất cần thiết cho tương lai nhiều hơn hoa thơm trái ngọt.

Với tinh thần đó! cùng với cảm xúc hồn hậu như mùa Hạ đang đơm trái mà giới nghề luôn có, trong số này, Tạp chí Kiến trúc xin tích hợp nghĩ suy, hào hứng và trăn trở của một số KTS các thế hệ. Ở đây, chúng ta sẽ thấy việc điểm xuyết những thành tựu sáng tạo về quy hoạch – Công trình ở bức tranh toàn quốc và một số địa danh cụ thể. Chúng ta cũng sẽ gặp những nhận định về hướng kiến trúc đã đi qua và sắp tới. Cách nhìn nhận đa chiều về Bản sắc và Hiện đại mà sự trăn trở của Kiến trúc Việt cả thế kỷ chưa có lời giải. Cũng sẽ có cả việc thử cùng “xát muối” vào lòng với bài viết về những khía cạnh còn bất cập, hay nói mạnh hơn là thất bại của kiến trúc còn vương lụy sau từng ấy thời gian. Mong rằng chủ đề đa diện này tạo cho bạn đọc được những dòng cam lộ lành mạnh và tiếp phát.

Tại số này, vấn đề TP sáng tạo chuyên biệt cho thủ đô yêu dấu cũng được đề cập rất rõ nét. Lang thang nơi chốn kinh kỳ “một thời hòa bình” gần nửa thế kỷ thật nhiều thú vị. Ấy vậy mà chúng ta chợt bừng tỉnh, TP vì hòa bình – TP sáng tạo được UNESCO xếp hạng cao lại còn nhiều vùng trống chưa có sáng tạo đến thế ư? Từ đó, những góp gió tâm huyết của các bài viết chắc sẽ dần làm cho Hà Nội có những cơn địa chấn sáng tạo. Người làm báo chợt nghĩ, biển quảng cáo vô tội vạ trên từng mặt nhà con phố có phải là “rác” không? Giá như gió cuốn đi được, thì TP trở về thanh lịch hào hoa biết bao.

Cùng những chuyên mục theo dòng tạp chí chảy từ lâu trong huyết quản, trong số này tạp chí mong bạn đọc lấp bớt được khoảng trống trong lòng, trên phố mà tai ương đại dịch vẫn dùng dằng lẩn trốn, chưa chịu bỏ đi mặc dù người Việt Nam đang “Chống dịch như chống giặc”.

Chân thành cảm ơn bạn đọc!

Tạp chí kiến trúc

 

 

The post Tạp chí Kiến trúc số 05-2021 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kXscol
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Virus Corona sẽ định hình lại nền kiến trúc như thế nào

Loại hình không gian nào chúng ta muốn sống và làm việc bên trong lúc này?

Năm 1933, KTS và Nhà thiết kế người Phần Lan – Hugo Alvar Henrik Aalto, cùng với người vợ đầu của mình, Aino, đã hoàn thành thiết kế Viện Điều dưỡng Paimio, một cơ sở điều trị bệnh lao ở Tây Nam Phần Lan. Tòa nhà có hình khối cứng nhắc, với những bức tường dài gồm các cửa sổ mở rộng bao quanh lấy mặt tiền, các phòng sáng màu và sân thượng có mái rộng cùng lan can giống như trên tàu du lịch – tất cả những dấu ấn mà chúng ta biết đến về kiến trúc hiện đại, xuất hiện trong những năm 1920 từ công trình của trường phái Bauhaus (Đức), và từ Le Corbusier (Pháp).
Nhưng những lựa chọn về chất liệu và thiết kế của Aaltos không chỉ thời thượng về thẩm mỹ – “Mục đích chính của tòa nhà là mang chức năng của một công cụ y khoa” – Hugo sau này viết. Bệnh lao là một trong những mối bận tâm y tế cấp bách nhất đầu thế kỷ 20; mỗi yếu tố của Paimio được hình dung nhằm thúc đẩy sự phục hồi sau bệnh. “Những căn phòng được xác định lối thiết kế tùy theo sức lực đang suy yếu của bệnh nhân nằm nghỉ trên giường”, Aalto giải thích. “Màu của trần nhà được chọn để tạo sự yên tĩnh, các nguồn sáng nằm ngoài tầm nhìn của bệnh nhân, hệ thống sưởi hướng về phía chân của bệnh nhân” (Sự kết hợp giữa bàn chân lạnh và đầu nóng được coi là một triệu chứng của bệnh.) Ánh sáng ban ngày tỏa rộng từ cửa sổ hay sân thượng, nơi bệnh nhân có thể ngủ, là một phần của phương pháp điều trị, vì mặt trời đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giết chết vi khuẩn lao. Tại viện điều dưỡng, bản thân kiến trúc đã là một phần của phương pháp chữa bệnh.

Phần lớn kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại có thể được hiểu là hệ quả của nỗi sợ hãi bệnh tật, một khao khát loại bỏ những căn phòng tối và những góc bụi bặm nơi vi khuẩn ẩn náu. Các KTS đã hợp tác với các bác sĩ có tư tưởng tiến bộ để xây dựng các viện điều dưỡng khác trên khắp châu Âu.
Bệnh lao đã giúp kiến trúc hiện đại trở nên hiện đại”, GS Beatriz Colomina tại Princeton viết trong cuốn lịch sử xét lại của mình: “X-Ray Architecture” (Kiến trúc X-quang). Thuốc chủng ngừa bệnh lao bắt đầu được sử dụng trên người vào năm 1921, nhưng Chủ nghĩa Hiện đại trong kiến trúc và vấn đề sức khỏe vẫn gắn chặt với nhau; các viện điều dưỡng khắc khổ cũng được tiếp thị như liều thuốc giảm đau cho các bệnh tâm thần.

Gần đây, chúng ta đã đến một thời điểm mới của bệnh tật và kiến trúc, nơi mà nỗi sợ lây nhiễm một lần nữa kiểm soát các loại hình không gian chúng ta muốn ở. Cũng như bệnh lao đã định hình Chủ nghĩa Hiện đại, cho nên COVID-19 cùng trải nghiệm tập thể của chúng ta trong việc ở trong nhà hàng tháng liền ảnh hưởng rất lớn đến tương lai gần của kiến trúc. “Trong thời gian cách ly, chúng tôi được yêu cầu ở yên trong những xà lim nhỏ của chính mình,” Colomina nói khi tôi gọi tới căn hộ của cô ở trung tâm Manhattan – “Kẻ thù trên đường phố, ở những chốn không gian công cộng, ở những phương tiện giao thông công cộng. Nhà được xem là không gian an toàn”. Vấn đề là: Tính thẩm mỹ theo chủ nghĩa hiện đại đã trở thành lối tắt cho một phong vị tốt, được nhấn mạnh bởi West Elm và những nhân vật có ảnh hưởng đang sống theo phong cách tối giản; nhà và văn phòng của chúng ta đã được thiết kế như những cái hộp trống rỗng. Colomina nói “Chúng ta đã đi”, “từ kiến trúc bệnh viện đến chỗ sống trong một không gian y như bệnh viện”. Và đột nhiên, trong đại dịch, hình mẫu này dường như chẳng còn mấy hữu ích.

Covid đã định hình lại các không gian – Ảnh: Archdaily

Không giống sự trống trải thoáng khí nguyên sơ của chủ nghĩa hiện đại, không gian cần thiết cho sự cách ly là nơi chủ yếu mang tính chất phòng vệ, với các dải phân cách và bức tường thủy tinh plêxi phân chia thế giới bên ngoài thành các khu vực an toàn vốn cần giữ cự ly xã giao. Tốt nhất nên tránh các không gian rộng mở. Chướng ngại vật là bạn của chúng ta. Các cửa hàng và văn phòng cũng cần tái thiết để mở cửa trở lại, thói quen sử dụng không gian của chúng ta về cơ bản đã thay đổi. Ở nhà, chúng ta có thể tự thấy lòng mình khao khát có thêm vài bức tường và những góc tối.

1. Không gian trong nhà

Khi chịu cách ly, tất cả những người làm việc trong những lĩnh vực không thiết yếu sẽ cảm thấy thân thuộc hơn với phạm vi trong chính nhà mình. Chúng ta biết mọi thứ về nhà của mình, đặc biệt là các khiếm khuyết: Thiếu ánh sáng ban ngày trong phòng này, sàn bẩn trong phòng khác, nhu cầu có thêm phòng tắm. Không gian là tất cả những gì chúng ta phải nghĩ đến. Với các KTS, đó là một bài tập dò xét cõi lòng, đặc biệt nếu bạn tình cờ sống trong một ngôi nhà mà bạn đã thiết kế cho chính mình.

Florian Idenburg và Jing Liu, một cặp vợ chồng là giám đốc của So-Il – công ty thiết kế bảo tàng nghệ thuật, phát triển nhà ở và các dự án nổi bật như lều cho Hội chợ Nghệ thuật Frieze – đã ở trong nhà của họ, gần Brooklyn Navy Yard, cùng hai cô con gái nhỏ. Đó là căn hộ 2 tầng có tường trắng sáng với không gian chung rộng mở. “Thật may, cả hai cô gái của chúng tôi đều có phòng riêng với cửa dày,” Idenburg nói. “Sự sắp xếp này thật hữu ích khi bọn trẻ có các buổi học qua video cùng một lúc.” Cách âm trở nên quan trọng hơn trong khi cả gia đình quây quần bên nhau suốt ngày, Idenburg lưu ý. “Gác xép, kiểu hình của TP New York, dường như không phải là thứ lãng mạn vào lúc này. Mọi người đều có cuộc gọi qua Zoom”.

Sự thiếu riêng tư và thiếu cơ hội sử dụng các phòng khác nhau càng trở nên khó chịu đựng khi không còn café, quán bar hay cửa hàng để ta có thể đào thoát.

Đối mặt với những giới hạn trong ngôi nhà của chính họ đã khiến Idenburg và Liu suy nghĩ lại về cách họ tiếp cận thiết kế không gian cho khách hàng. “Chúng ta không nhất thiết phải coi đây là ngày tận thế; không nên phản ứng thái quá,” Idenburg nói. “Tuy nhiên, trong tiềm thức, mọi người sẽ thực sự tính đến nó khi họ đánh giá ngôi nhà của mình trong tương lai.” Nhìn thấy bất kỳ không gian mới nào, giữa đại dịch, chúng tôi nhanh chóng tưởng tượng sẽ như thế nào khi bị mắc kẹt ở đó trong nhiều tháng. Trong thời gian cách ly, So-il đã thiết kế một dự án khu dân cư ở Brooklyn với ba mươi căn trong một tòa nhà mười hai tầng. Họ đã cập nhật sơ đồ căn hộ để phản ánh sự lo lắng về đại dịch: Nhà bếp, phòng ăn và phòng khách đều tách rời thay vì nhập lại với nhau; các phòng ngủ được đặt cách xa nhau, đệm cách âm tốt hơn cho phòng làm việc và bàn làm việc lớn hơn; và các KTS đang hướng tới 30% không gian ngoài trời với các lựa chọn đa dạng. “Đó là tầm quan trọng của việc có thể đi ra ngoài”, Idenburg nói. “Không chỉ để cổ vũ nhân viên chăm sóc sức khỏe mà còn ở bên ngoài hệ sinh thái một chút.”

Thiết kế nội thất phản ánh những gì ta tin là biểu trưng cho một lý tưởng về sự sinh hoạt gia đình. “Mỗi thời đại đòi hỏi hình thức riêng của nó,” KTS Bauhaus Hannes Meyer đã viết trong bài luận năm 1926 của mình, “The New World” (Thế giới mới): “Về mặt lý tưởng và về mặt thiết kế sơ đẳng, ngôi nhà của chúng ta là một cỗ máy sống. Trong thế kỷ 20, “kiến trúc đã không còn chức năng tiếp tục sự phát triển của truyền thống hay một hiện thân của cảm xúc”. Thay vào đó, nó lạnh lùng, theo hướng công năng, hiệu quả. Cùng năm đó, ông thiết kế một căn phòng đơn lý tưởng, mà ông gọi là Co- op Interieur, dành cho người lao động hiện đại, hình dung ra không chỉ một nơi ở cá nhân mà là hình mẫu cho cả một nền văn minh. Đó là một chiếc hộp trần để đựng cũi, một chiếc máy hát trên bàn, một chiếc kệ nhỏ và hai chiếc ghế có thể gấp lại và di chuyển. Toàn bộ khối có khả năng mở rộng và di động không giới hạn, phù hợp với làn sóng công nghệ đang toàn cầu hóa sâu rộng mà Meyer đã quan sát thấy trong bài luận của mình. Chừng nào không còn chỗ nào để cách ly thì bạn mới muốn chui vào chỗ đó.

Các KTS từ lâu đã bận tâm đến khái niệm “mức tối thiểu sinh tồn” (existence minimum) hoặc “Nơi ở tối thiểu” (minimum dwelling), như nhà phê bình Karel Teige đã đặt nhan đề cho cuốn sách năm 1932 của mình: “Đối với mỗi người đàn ông hoặc đàn bà trưởng thành, chỉ cần một căn phòng tối thiểu nhưng đủ độc lập, có thể ở được”. Mức tối thiểu sinh tồn đề xuất mức ít nhất mà bạn cần để cảm thấy thoải mái trong một không gian. Đối với thị dân thế kỷ 21, số lượng đó đã tăng lên theo thời gian, từ giường, ghế và máy quay đĩa của Meyer cho đến bộ phụ kiện di động mà chúng ta mang theo đi mọi nơi hồi trước đại dịch, như trên đường đi làm: Tai nghe, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, dây sạc. Cùng với nhau, nó hình thành một loại “mức tối đa sinh tồn”: Càng nhiều thứ càng tốt trong một không gian càng nhỏ càng tốt. “Tôi có một bong bóng không gian cá nhân siêu hình, nó lớn hơn không gian vật chất xung quanh tôi,” Antonelli nói: “Tôi có thể bị ép trong một toa tàu điện ngầm và tôi vẫn có thế giới của mình.”

Hiện nay, cả mức tối thiểu sinh tồn và mức tối đa sinh tồn đều không hiệu quả. Không gian cá nhân cần phải được kết nối ở không gian mạng và đầy tràn các thứ ở không gian vật lý ngay cả khi đang thực hiện việc giữ cự ly xã giao – Không phải là sự mượt mà ẩn danh, trắng tinh, sạch sẽ của chủ nghĩa hiện đại tối giản đương thời mà là một nơi ẩn náu đậm tính kết cấu, giống như hang động vật, đầy những lời nhắc nhở rằng phần còn lại của thế giới vẫn tồn tại, rằng mọi thứ đã từng là bình thường và sẽ lại bình thường như vậy. Chúng ta phải có khả năng ngủ đông.

2. Không gian văn phòng

COVID-19 kêu gọi thiết kế dự phòng. Mặt nạ và găng tay che chắn cơ thể chúng ta như một lớp da thứ hai. Các dải băng hình tròn cách nhau chừng hai mét để đảm bảo chúng ta không lây nhiễm cho người khác khi đứng xếp hàng ở cửa hàng tạp hóa. “Dải băng là một trong những vật liệu tuyệt vời nhất trong kiến trúc,” Idenburg cười nói. Các chiến lược nhất thời khác đã xuất hiện khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại. Một nhà hàng Hà Lan đã xây dựng các gian hàng bằng kính giống như nhà kính xung quanh các bàn ngoài trời của mình để che chắn thực khách với nhân viên phục vụ bàn. Một quán cà phê ở Đức đã thử nghiệm những chiếc mũ có gắn phao tập bơi hình mì sợi để khách không đến quá gần nhau. Một sòng bạc ở Florida đã lắp đặt một lớp nhựa bảo vệ chống hắt hơi dày trên các bàn poker của mình, với khoảng trống ở phía dưới dành cho người chơi.

Toàn bộ chuyện này chẳng khác gì một infographic có kích cỡ đời thực: Bạn phải luôn giữ khoảng cách như vậy – “Nếu bạn muốn thay đổi thói quen gần gũi với mọi người, chúng ta cần phải có những hướng dẫn rất rõ ràng”, theo lời Jeroen Lokerse, Giám đốc điều hành của Tập đoàn bất động sản quốc tế Cushman & Wakefield tại Hà Lan, trong cuộc gọi từ nhà riêng ở Amsterdam: “Sự trực quan hóa là chìa khóa để chắc rằng mọi người cảm thấy an toàn.” Vào ngày 25/Ba, Lokerse đã có cuộc họp với Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan và quốc vụ khanh về một gói cứu trợ cho lĩnh vực bán lẻ. Anh lái xe trở lại văn phòng trống trải của mình và bắt đầu tự hỏi có thể làm gì để đảm bảo an toàn cho cái mà chính phủ gọi là “xã hội 1,5 mét”.

Kết quả là “văn phòng 6 foot”. Các miếng thảm tấm (carpet tile) tạo ranh giới bởi các vòng tròn màu đen kích thước 6 foot bao quanh mỗi bàn làm việc trong mặt bằng sàn. Ghế phụ, được đặt bên ngoài vòng tròn, tạo điều kiện cho các đồng nghiệp có thể trao đổi. Ghế trong phòng hội nghị được làm cho mỏng đi và không gian kín phải có lối thoát theo chiều kim đồng hồ, một cách đồng bộ, để các đồng nghiệp không va vào nhau. “Bàn nóng” (Hot – desking – một hình thức để tiết kiệm không gian, nhiều người sẽ dùng chung 1 bàn khi cần, thay vì tất cả mọi người đều có bàn làm việc riêng) hoặc việc nhiều nhân viên chia sẻ một bàn là khả thi khi sử dụng các tấm giấy lót dùng một lần, trên đó nhân viên đặt máy tính xách tay hoặc bàn phím và chuột. Cushman & Wakefield đang dần thử nghiệm thiết kế “Văn phòng 6 foot” tại văn phòng Amsterdam của họ, nơi từng có sức chứa hai trăm bảy mươi lăm người nhưng giờ chỉ còn bảy mươi lăm người làm việc cùng lúc.

KTS Deborah Berke điều hành một công ty cùng tên, ở New York; được biết đến với phong cách hiện đại đương đại, sạch sẽ nhưng cũng thuận theo bối cảnh. Khi suy nghĩ về việc thiết kế cho đại dịch, Berke đã xem xét ví dụ về không gian được thiết kế cho người điếc, như Đại học Gallaudet, ở Washington, DC. Những không gian như vậy cần ánh sáng tốt để ký hoặc đọc nhép, và các thiết bị như đèn nhấp nháy để người khiếm thính biết lúc nào có người vào phòng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng về cơ sở hạ tầng của sự sạch sẽ, cô nói: “Mọi người có cởi giày ở cửa không? Tủ đựng áo khoác có đủ lớn và đủ xa không? Có chỗ nào gần cửa mà bạn có thể rửa tay không?”. Le Corbusier đã giải quyết vấn đề cuối cùng bằng cách lắp đặt một bồn rửa có chân đế ở lối vào căn Villa Savoye, từ năm 1931.

Thay vì tái lập kiểu trống trải sạch choang theo lối xưa cũ của Chủ nghĩa Hiện đại, Berke đã lấy cảm hứng từ các thiết bị sẵn có mà cô bị thu hút, các dải phân cách và tường rào mà mỗi cá nhân ứng biến từ bất cứ thứ gì có trong tay – tường bằng thủy tinh plê-xi, rèm nhà tắm hoặc các túi đựng rác dán với nhau để che chắn quầy thu ngân. Vòng lắc eo dùng để giúp trẻ em giữ cách khoảng trong công viên và giàn giáo được các huấn luyện viên thể dục dùng làm các thanh xà đơn cho cả nhóm. “Mọi người đang trở thành, nếu không phải KTS thì cũng là nghệ nhân và nhà tạo tác các không gian an toàn,” cô nói. “Tôi không muốn chúng ta, thế giới các chuyên gia thiết kế, đánh mất một số mặt tích cực, như sự dân chủ hóa đến từ những điều này.” Trong kiến trúc luôn có sự cám dỗ để tìm kiếm một giải pháp ổn định, một thiết kế hoàn hảo vốn sẽ giải quyết rốt ráo mọi vấn đề, và đó là thứ nằm ngoài tầm với của loài người khuyết nhược. Đó là giấc mơ đã phai nhạt của trường phái Bauhaus: Một không gian hoàn hảo cho tất cả mọi người, lặp đi lặp lại trên khắp thế giới, được áp đặt từ một vị trí có đặc quyền đối với những người được cho là có thị hiếu kém hơn. Những thiết kế tốt hơn có thể là những thiết kế phát triển từ dưới lên khi tất cả chúng ta đều tìm ra thói quen của mình vào thời hậu đại dịch. Khẩu trang đã thể hiện một thẩm mỹ được dân chủ hóa. Tất cả chúng đều trông khác nhau – khăn tay có hoa văn, áo phông tái sử dụng hoặc nhiều món đồ do minh tinh làm nên thương hiệu từ theWeeknd – nhưng tất cả chúng đều thực hiện một điều như nhau.

3. Không gian đô thị

Cách ly biến chúng ta thành người khám phá ra những điều quen thuộc. KTS trẻ Ilias Papageorgiou chuyển từ New York trở về quê nhà Athens, Hy Lạp, một năm trước để thành lập công ty của riêng mình. (Anh ấy từng là cộng sự tại SO- IL.) Papageorgiou rời đi lần đầu tiên khi anh ấy mười tám tuổi; việc trở lại đã mang cho anh trải nghiệm mới về thành phố, đặc biệt là trong thời gian cách ly cùng vợ và con trai trong một căn hộ có sân thượng ở trung tâm thành phố. Khi tôi nói chuyện với anh ấy, tiếng chim hót liên hồi đủ lớn để nghe qua điện thoại, một tấm bưu thiếp bằng âm thanh từ nơi có mặt trời và bầu trời xanh. “Tôi có cảm giác như đang đi khám phá một địa điểm vậy,” anh nói.

Ở hầu hết cácTP, thói quen của đời sống xã hội được tạo thành chính xác từ các loại hình kinh doanh phải đóng cửa trong đại dịch: Nhà hàng, quán bar, khách sạn và quán cà phê. Một sự phát triển mới đang diễn ra trong lĩnh vực thương mại, Papageorgiou cho biết. Bây giờ “không gian duy nhất chúng ta có thể sử dụng là không gian cá nhân hoặc không gian công cộng; không có trung gian ”. Giống như chúng ta nhận biết được từng lỗi tí ti trong ngôi nhà của mình, chúng ta cũng đang đối mặt với những giới hạn của không gian công cộng. Đường phố vắng, nhưng vỉa hè có thể đông người và ta cần phải đi lối vỉa hè như thế trong tâm thế phòng vệ. Cơ sở hạ tầng như công viên, hồ bơi, bãi biển và sân chơi, tất cả những tiện nghi giúp cuộc sống đô thị chật chội có thể kham được – đều bị đóng cửa hoặc dễ gây hoang tưởng, nỗi khát khao đến những nơi này được làm nguôi đi bởi mối đe dọa phơi nhiễm vi-rút.

Cho đến nay, tác động của đại dịch đối với đô thị đã thể hiện ở những thay đổi nhỏ có thể được thực hiện nhanh chóng hơn so với xây mới một tòa nhà hoặc quy hoạch phân khu mới. Thủ đô của Lithuania, Vilnius, đã mở các đường phố cho các nhà hàng và quán cà phê có thể kê bàn với khoảng cách thích hợp. TP New York đã làm những con đường đi bộ dài bốn mươi dặm chỉ để mở rộng lối đi đến những khu vực ngoài trời nằm cách xa các công viên. London đang thiết lập một mạng lưới rộng lớn các làn đường mới dành cho xe đạp. Tobias Armborst, Chủ tịch công ty kiến trúc và quy hoạch đô thị Interboro ở Brooklyn và Detroit, nói rằng những can thiệp này được gán mác “chỉnh trang đô thị mang tính chiến thuật”:
“Chỉnh trang đô thị không phải là chuyện quy hoạch tổng thể mà đến từ dưới lên”.

Tương lai của các TP sẽ vẫn là câu hỏi cơ bản về mật độ dân số. Vào những một tám năm mươi (1850s), Georges- Eugène Haussmann bắt đầu tái thiết Paris, phá bỏ các khu phố đông đúc kiểu Trung cổ, vốn được coi là những thứ gây phiền hà, chuộng các đại lộ rộng lớn cùng những bản quy hoạch thành phố lớn với các công viên dạng khối hình học và các quảng trường công cộng – tiền thân của sự phát triển Chủ nghĩa Hiện đại kiểu Euclid trong thế kỷ 20. Trong vài thập niên qua, thiết kế đô thị tập trung vào việc giải trừ mô hình này, vun bồi mật độ cơ quan thông qua nhà ở giá phải chăng, căn hộ dạng khoang ngủ ngày càng nhỏ và khu vực công năng hỗn hợp. Bây giờ, một lần nữa, như một phản ứng đối với bệnh tật, Armborst nói, “Chúng ta đang ở trong một tình huống mà sự dày đặc là điều cần phải tránh.” Thách thức nằm ở việc điều hòa giữa nhu cầu về một kế hoạch kiến trúc dài hạn với diễn biến chưa thể biết trước của đại dịch.

 Thay lời kết

Chủ nghĩa Hiện đại Bauhaus đã lan ra khỏi các viện điều dưỡng ở châu Âu đến các tòa tháp văn phòng ở New York, các tòa nhà đại học Nigeria và các căn hộ ở Tel Aviv (do đó một nhãn hiệu khác của nó là Phong cách Quốc tế). Những bức tường trống, sàn nhà và bề mặt bóng loáng đồng nghĩa với tư tưởng du mục cao cả, phong cách của một người không sống nơi đâu và thuộc về mọi nơi. Nó phát triển thành tính thẩm mỹ tối giản của các không gian tạm thời của thế kỷ 21.

Khi việc di chuyển buộc phải chậm lại, có lẽ xu thế hướng tới tính đồng nhất của không gian cũng vậy. Hoặc ít nhất đây là thời điểm để dừng lại và chất vấn điều đó. Kiến trúc hậu đại dịch sẽ đòi hỏi sự chuyển dời lớn hơn trong thái độ và hệ tư tưởng, KTS Steven Holl nói với tôi: “Tôi không cho rằng bạn có thể xử lý điều đó chỉ bằng cách thay đổi một khía cạnh nào đó của một không gian đơn nhất trong một thành phố nào đó.”
Trong một tuyên ngôn ngắn gọn về thời đại dịch mà ông đã truyền bá khắp các đồng nghiệp và bạn bè, Holl viết rằng kiến trúc “nên tiếp nhận sự lụy thuộc (codependence) của chúng ta”. Các tòa nhà có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà chúng ta kết nối ở phạm vi toàn cầu – những con đường tạo sự lây lan coronavirus nhưng cũng có thể giúp chúng ta cùng nhau chống lại sự lây lan đó.

Chúng ta cũng sẽ chú ý đến những khu phố của mình khi cứ phải đi loanh quanh chúng không biết bao nhiêu lần. Luôn có nhiều điều để lưu ý về tính đặc thù của một địa điểm hoặc một không gian đơn nhất. “Tính độc đáo riêng biệt của từng địa phương hay khu vực là điều cần trân trọng hàng đầu,”

Deborah Berke nói. “Điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm toàn cầu khi chúng ta được trở lại với trải nghiệm đó một lần nữa.”

KTS  Đinh Ngọc Tâm (lược dịch)
Lược dịch từ bài viết của tác giả Kyle Chayka đăng trên Tạp chí The New Yorker tháng 7/2020
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2021

The post Virus Corona sẽ định hình lại nền kiến trúc như thế nào appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3BSbkFN
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Michel Graves và “New York Five”

Michael Graves là một trong những KTS nổi tiếng và tài năng nhất của thế kỷ 20. Danh tiếng của ông còn đến từ những thiết kế sản phẩm được coi là kinh điển, ứng dụng trong đời sống của người dân Mỹ tới tận ngày nay.

Ông là một thành viên của “New York Five”, một nhóm KTS được cho là những người khổng lồ đã định nghĩa lại chủ nghĩa kiến trúc hiện đại (Modernism) vào những năm 1970. Thú vị là, ông đồng thời cũng được coi là một trong những KTS tiêu biểu nhất đại diện cho Chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post-Modernism) ngay sau đó.

The New York Five và sự chuyển dịch tư tưởng

Sau khi tốt nghiệp đại học, Michael Graves dành một năm làm việc tại New York trong văn phòng của George Nelson, nhà thiết kế đồ nội thất hàng đầu bấy giờ và là giám đốc sáng tạo của Herman Miller. Nhận thấy khả năng cảm thụ và năng lực đặc biệt của Graves trong lĩnh vực thiết kế, Nelson đã để Graves tiếp xúc với các đồng nghiệp cũng là các chuyên gia thiết kế nổi bật nhất của thời đại là vợ chồng Charles và Ray Eames, cùng Alexander Girard. Những tượng đài về thiết kế này đã dẫn dắt và định hình năng lực của Michael Graves và ảnh hưởng tới phong cách kiến trúc đặc biệt của ông.

Năm 1960, Graves đoạt giải Prix de Rome (Giải thưởng Rome) và dành hai năm tiếp theo tu nghiệp ở Ý. Ông ghi nhận thời gian này đã thay đổi tư duy về kiến trúc của ông, nhất là sự chú trọng vào tính thẩm mỹ và các cấu trúc trang trí như thức cột caryatids .

“New York Five” bao gồm các KTS lừng danh Peter Eisenman, Michael Graves, Charles Gwathmey, John Hejduk and Richard Meier. New York Five, còn được gọi là “the Whites ”, đã thiết lập nên chủ nghĩa Hiện đại trên nền tảng tư tưởng của Le Corbusier, phong trào kiến trúc sử dụng các đường nét đơn giản, hình thức không cần tô điểm và sử dụng các vật liệu hiện đại như như thép và thủy tinh.

The New York Five trong Hội nghị KTS 1969 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York (John Hejduk vắng mặt).

Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm những động lực sáng tạo mới, Graves bắt đầu khám phá Chủ nghĩa Hậu hiện đại. Tương phản với phong trào hiện đại, các tác phẩm Hậu hiện đại của Graves sử dụng màu sắc rực rỡ và tính trừu tượng của các yếu tố đặc biệt từ kiến trúc cổ điển. Năm 1982, Graves thiết kế Tòa nhà Portland; Christopher Hawthorne của The LA Times mô tả công trình này là một bước ngoặt trong sự nghiệp của Graves, nhận xét rằng nó “được coi là công trình xây dựng đầu tiên của kiến trúc Hậu hiện đại, mở ra một cách tiếp cận mới đưa những yếu tố trong những công trình trước đó của Graves vào sử dụng rộng rãi và mang quy mô nhất quán.” Michael Graves đã kết hợp hoàn hảo sự đơn giản của chủ nghĩa Hiện đại ông học hỏi tại thời gian khởi nghiệp và tính trang trí phức tạp của chủ nghĩa Hậu hiện đại mà ông theo đuổi sau này.

Phong cách và thành tựu

Trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn 50 năm, Graves luôn kiên định với niềm tin rằng thiết kế có thể tạo ra sự thay đổi to lớn trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Từ các sản phẩm nhà bếp đến các tòa nhà rộng lớn, có một chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của ông: hình thức thẩm mỹ đại chúng, dễ tiếp cận sẽ mang lại cảm giác ấm áp và hấp dẫn.

Graves thể hiện sự phản đối với trào lưu đương thời quá chú trọng việc thể hiện sự hiểu biết và trí tuệ qua các công trình mang nặng tính kỹ thuật và công năng. Thay vào đó, ông tìm cách làm cho kiến trúc của mình dễ tiếp cận, dễ hiểu và dễ cảm nhận.

Đơn cử với tòa nhà Michael D. Eisner (Team Disney) của Walt Disney Studio, thay vì sử dụng các cột caryatids Thiếu nữ Duyên dáng cổ điển để nâng đỡ mái nhà, Graves sử dụng 7 cột caryatids Chú lùn Vui vẻ (trong phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn của Disney). Ông cũng làm nhiều công trình khác cho Walt Disney với những thiết kế ngộ nghĩnh, bao gồm các công trình Walt Disney World® Resort Cá Heo và Thiên Nga, Khách sạn Disney New York tại Disneyland Paris, và rất nhiều thiết kế sản phẩm thương mại đính kèm.

Vào đầu thập niên 90, Michael Graves mở đầu chiến lược “Starchitect” – KTS siêu sao của TP Cincinnati với công trình Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật (1994). Đây là chiến lược mà Trường đại học Cincinnati mời các KTS nổi tiếng thế giới thiết kế các công trình theo những phong cách khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của thế giới tới TP đang bị quên lãng. Ông mời những người bạn của mình trong New York Five như Eisenman thiết kế công trình Aronoff (1996) và Charles Gwathmey với công trình Trung tâm Tangeman (2004), tạo tiền đề cho các KTS siêu sao khác như Frank O. Gehry, Thom Mayne (Morphosis), Henry Cobb (Pei, Cobb, Freed), Moore Yudell và Bernard Tschumi cùng tham gia. Dự án này đã biến đổi TP Cincinnati từ một nơi buồn tẻ thành điểm đến về kiến trúc và nghệ thuật hiện đại của nước Mỹ.

Đối với người dân Hoa Kỳ, Michael Graves được biết đến nhiều nhất từ những thiết kế sản phẩm đồ gia dụng cho hãng Target . Cối xay tiêu và ấm nước chim sáo của ông được coi là những chuẩn mực trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, trong đó thiết kế ấm nước kinh điển vào năm 1985 cho Alessi, một nhà sản xuất đồ gia dụng của Ý, đã trở thành một hình mẫu được học hỏi và tái sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Di sản của Michael Graves

Trong suốt hơn 50 năm hoạt động nghề nghiệp của mình, Michael Graves đã thiết kế trên 350 công trình kiến trúc trên thế giới và hơn 800 mẫu thiết kế sản phẩm gia dụng và nội thất. Ông cũng dành 40 năm làm giáo sư khoa Kiến trúc trường đại học Princeton (thuộc Ivy League) và có được 1 ghế danh dự vĩnh viễn.

Tên tuổi Michael Graves trở nên quen thuộc hơn từ những thiết kế sản phẩm của ông

Trọn đời, Graves ủng hộ một “cách tiếp cận nhân văn” mà trong đó kiến trúc cũng như thiết kế sản phẩm phục vụ mục đích số 1 là gần gũi và dễ tiếp cận với đại chúng, thay vì chỉ thể hiện quan điểm của tác giả. Các công trình kiến trúc của ông dù theo phong cách Hậu hiện đại (Post-Modernism), Tân cổ điển (Neoclassicism) hay Đô thị mới (New Urbanism) đều được công nhận là có ảnh hưởng lớn trong cả ba trường phái này.

Bàn cờ “chiến trường” giữa nhóm Trắng và nhóm Xám (https://ift.tt/2Wg8lGK). Graves được coi là một quân Mã thuộc về phía trắng nhưng lại mang nửa màu đỏ đại diện cho Xám.

“Hội nhóm” trong giới KTS và sáng tạo trên nền tảng cạnh tranh của trường phái và tư tưởng

Sự hình thành của New York Five vô hình trung tạo ra các hội nhóm KTS đối lập, được miêu tả bởi báo chí như các phe phái trong các cuộc chiến băng đảng (gang wars) New York lúc bấy giờ, dù chủ yếu xuất hiện trong những cuộc tranh luận. The Whites là đại diện cho chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) – lãnh đạo bởi Peter Eisenman và Richard Meier, người áp dụng những lý thuyết của Le Corbusier còn nhiều hơn chính Le Corbusier. Đối trọng lớn nhất của nhóm “the Whites” được gọi là “the Grays”, tiêu biểu là Charles Moore – cha đẻ của chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post Modernism), vợ chồng Denise Scott Brown và Robert Venturi (Pritzker 1991). Hai nhóm này có sự va chạm quyết liệt về tư tưởng và thường tranh cãi nảy lửa trên các diễn đàn, trong đó nhóm Whites được giới truyền thông coi là nhóm “chính diện” còn Grays được coi là “phản diện” . Dù vậy, Michael Graves và Robert Venturi có mối quan hệ tương đối tốt và Graves thường tìm cách giảng hòa và gắn kết 2 nhóm.

Sự cạnh tranh này mang lại những thành tựu cho cả 2 trường phái (2 giải thưởng Pritzker chia đều cho mỗi trường phái dành cho Richard Meier và Robert Venturi), vực dậy sinh khí cho giới sáng tạo của New York hậu khủng hoảng phố Wall. Michael Graves sau quá trình hòa giải đã (vô tình hay hữu ý) trở thành một KTS đại diện cho cả 2 trường phái, và được coi là một trong những người tiên phong khi Hậu hiện đại lên ngôi vào cuối thế kỷ 20.

Michael Graves

Michael Graves sinh ngày 9/7/1934 tại Indianapolis, Indiana, với mẹ Erma (Lowe) và cha Thomas B. Graves. Ông lớn lên ở vùng ngoại ô của TP và thường nhắc tới mẹ là người đã gợi ý con đường sự nghiệp của mình trở thành kỹ sư hoặc KTS. Graves tốt nghiệp trường Trung học Broad Ripple của Indianapolis năm 1952 và lấy bằng cử nhân kiến trúc năm 1958 tại Đại học Cincinnati, trường DAAP (Thiết kế, Nghệ thuật, Kiến trúc, Quy hoạch).

DAAP là một trường thuộc top đầu về ngành kiến trúc tại Mỹ , và được coi là một trong những trường dẫn đầu thế giới về thiết kế sản phẩm và thiết kế nội thất . Những ngành này sau này có ảnh hưởng rất rõ tới phong cách của Graves. Michael Graves lấy bằng thạc sĩ kiến trúc tại Đại học Harvard năm 1959.

ThS.KTS. Lê Thị Nguyên Nhung – Lê Hoàng Phương
Sinh viên năm cuối Khoa Quy hoạch Đô thị/ DAAP University of Cincinnati, USA
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2021)

The post Michel Graves và “New York Five” appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3eOEagk
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Xu hướng phát triển TP Hồ Chí Minh phù hợp với thời kỳ mới

Sau đây là các câu hỏi lớn mà lâu nay ai cũng trăn trở, dành nhiều tâm huyết, sức lực và trí tuệ để tìm kiếm câu trả lời:

  • Tại sao một Thành phố như – TP. Hồ Chí Minh (TP HCM), từng được xem là trung tâm phát triển của khu vực, có cốt lõi văn hóa “khám phá và chinh phục” lại bị “tụt hậu”?
  • Làm thế nào TP có thể “bứt” lên trong cuộc đua tranh phát triển hiện đại để tiến kịp và sánh vai với các đô thị “đi trước” trên thế giới và trong khu vực, thực sự đóng vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước?
KTS Kenzo Tange và Ngô Viết Thụ tại TPHCM, 1994

TP Hồ Chí Minh – Đầu tàu kinh tế cả nước

Có cơ hội đi lại nhiều nơi trên thế giới, nhưng tôi đặc biệt chú ý quan sát và nghiên cứu sâu hơn về sự vươn lên của các TP như: Dubai, Singapore, Seoul, Thượng Hải ở châu Á. Đây là các TP từng có vị trí địa – chính trị và điểm xuất phát phát triển gần giống như TP HCM, nhưng tại sao họ đã phát triển vượt bậc trong khi ta vẫn còn trì trệ? Bằng cách nào mà những đô thị này đã tiến vượt bậc, chỉ sau một thời gian tương đối ngắn, trở thành những đô thị hiện đại đẳng cấp cao, đóng vai trò là trung tâm phát triển khu vực và thế giới, có sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, có khả năng dẫn dắt phát triển cả vùng, khu vực?

Bản thân tôi vẫn nhớ mãi câu nói:

“Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực” (Trích “Memoirs of Lee Kuan Yew – The Singapore Story”, 1998)

Nếu Việt Nam ở vào vị thế đó như nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu phát biểu, thì Vùng Đại đô thị TP HCM – Đầu tàu kinh tế của cả nước và nằm ở vị trí địa chính trị trung tâm khu vực Đông Nam Á – phải được định vị là vùng đô thị phát triển hàng đầu Việt Nam và có thể vươn lên vị thế hàng đầu Đông Nam Á.

Câu chuyện kể vào cuối năm 1994 của KTS Ngô Viết Thụ (nhà thiết kế nổi tiếng Dinh Độc Lập) xác định rõ thêm vị trí chiến lược đó của TP HCM: Khi nhận lời quy hoạch Khu Trung tâm đô thị Nam TP HCM vào năm 1994, KTS tài danh hàng đầu Nhật Bản và nổi tiếng khắp thế giới Kenzo Tange, tuổi đã gần 90 vẫn muốn đích thân bay đến TP HCM một lần cho biết. Theo cụ nói thì ở châu Á chỉ có 3 TP có tầm quan trọng nổi bật đối với thế giới thôi, đó là Tokyo, Thượng Hải và TP HCM. Nói xong, cụ mở bản đồ ra và chỉ vào TP HCM: “Các bạn có thấy không? TP HCM chính là ngã ba đường lên Bắc xuống Nam, qua Đông sang Tây, kể cả đường không và đường biển. Đây chính là nơi hội tụ và là nơi xuất phát của mọi yếu tố liên quan đến sự phát triển và tồn tại của toàn khu vực rất quan trọng này. TP HCM là tâm điểm của một vùng đất đầy tiềm năng phát triển mà cho đến bây giờ vẫn chưa khai phá được bao nhiêu!”

Xu hướng phù hợp cho phát triển kiến trúc Việt Nam thời kỳ mới

Ở đất nước ta, sẽ là rất lý tưởng nếu sau năm 2025 Việt Nam có được ba “vùng đại đô thị” (VĐĐT) là VĐĐT Bắc Bộ (hạt nhân là Hà Nội), VĐĐT miền Trung (hạt nhân là Đà Nẵng) và VĐĐT Nam bộ (hạt nhân là TP HCM).

Theo nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ hiện nay trong số các nước châu Á chỉ còn Hà Nội, TP HCM là còn nằm trong tình trạng “đại đô thị đơn tâm” (monocentricity hoặc là megacity). Do vậy, việc chuyển nhanh sang VĐĐT với đặc tính đa cực, phi tập trung là một yêu cầu cấp bách và là một mệnh lệnh. “Cơ thể” của TP HCM và các TP xung quanh đang lớn lên từng ngày, đòi hỏi chiếc áo phải được thiết kế lại và may mới, cứ tiếp tục nới ra hay chắp vá thêm không còn phù hợp nữa. Nếu làm được như thế thì TP HCM nói riêng và VĐĐT, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ phát huy được nhiều hơn nữa vai trò là đầu tàu trong tiến trình phát triển của vùng Nam bộ và của cả nước trong tương lai gần. Còn nếu cứ giữ nguyên như hiện nay (quy mô, cách thức quản lý) thì nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tới.

Quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với TPHCM là lõi trung tâm

Cho đến nay, VĐĐT được coi là mô hình có ưu thế nhất đáp ứng được sự đòi hỏi cùng lúc các lời giải cho bài toán quy hoạch, tăng trưởng kinh tế, dân số, giao thông, môi trường, văn hóa, lối sống.

VĐĐT TP HCM sẽ bao gồm các TP: Loại 1 đô thị cấp quốc gia TPHCM, loại 2: Biên Hòa, Vũng Tàu (đô thị trung tâm vùng) và các TP trung tâm cấp tỉnh: Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Long Khánh, Xuân Lộc, Đồng Xoài, Tây Ninh và Tân An. Tất cả các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp lớn, quan trọng nhất ở miền Nam đều tập trung với mật độ cao ở các TP này. Ngoài ra, còn một loạt các TP mới đang hình thành là: Dĩ An, Nhơn Trạch, Tam Phước, Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải, Bến Lức… đang là các trung tâm công nghiệp.

Sau Đổi mới (1986), một nỗ lực quy hoạch vùng đô thị TP HCM rất bài bản và đáng trân trọng là phương án định vị vai trò TP trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Miền Đông Nam Bộ.

Đây là một phương án nghiên cứu tổng thể với sự hợp tác giữa Bộ Kế hoạch – đầu tư và Cơ quan Viện trợ của chính phủ Australia (thực hiện từ năm 1994 và hoàn tất cuối năm 1996) mang tên “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 1996-2010”.

Theo nghiên cứu trên, bước vào giai đoạn phát triển mới, sự phân bổ các hoạt động kinh tế vùng miền Đông Nam Bộ được xác lập như:

  1. Thương mại – dịch vụ, giáo dục bậc cao tập trung ở TPHCM;
  2. Hoạt động giao thương, đầu mối giao thông quốc tế xuyên Á qua các cảng TP HCM, Thị Vải và Vũng Tàu;
  3. Công nghệ cao, công nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu ở ngoại thành TPHCM, công nghiệp nặng ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, chế biến nông sản ở Bình Dương và Đồng Nai.

Như vậy, toàn miền Đông Nam Bộ sẽ đô thị hóa nhanh chóng. Nhưng nếu TP HCM tiếp tục phát triển theo đà như các năm qua thì chẳng mấy chốc TP sẽ cùng Bình Dương, Biên Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu biến thành một vùng đô thị cực lớn và hỗn độn rất khó quản lý. Vấn đề là phải sớm xác định mô hình quy hoạch nào phù hợp nhất cho toàn vùng, đặc biệt là TP HCM, để từ đó có thể tác động đến sự phân bổ dân cư, hình thành TP lõi trung tâm xen lẫn các TP đối trọng bằng việc quy hoạch sử dụng đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý. Phải chăng phương án này đã manh nha một quy hoạch tổng thể cho VĐĐT TP HCM?

Chính trong cuộc hội thảo về điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể TP HCM tại Viện Quy hoạch TP, nhóm tư vấn quốc tế Nhật Bản Nikken Sekkei (2007) đã đồng tình với phương hướng quy hoạch tổng thể nêu trên khi đề xuất phương án quy hoạch TP HCM thành trung tâm kinh tế hạt nhân của vùng trọng điểm phía Nam. Trong tương lai, sự phát triển của một đô thị với những dịch vụ tiên tiến như TP HCM sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Hơn thế nữa, phương án này cũng nhằm mục tiêu đưa TP HCM trở thành một “trung tâm, siêu đô thị hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á”.

Chúng ta cần khẩn trương tiến hành:

  • Xác lập các mối tương quan giữa các thành viên trong VĐĐT: TP HCM đóng vai trò chủ đạo như một nhạc trưởng, còn các tỉnh và TP khác sẽ thiết lập mối tương quan theo thứ bậc dựa trên quy mô dân số hoặc mức độ đóng góp GNP vào cả vùng. TP HCM phải hình thành các thị trấn và đô thị vệ tinh, giãn bớt dân cư từ các quận nội thành bằng cách phát triển thêm phần dịch vụ, thương mại và nhà ở từ các trung tâm công nghiệp tập trung, khu chế xuất hiện hữu và phát triển mới từ các trung tâm công nghiệp đang phát triển ở phía Tây Bắc TP Củ Chi, Hóc Môn và phía Tây Nam TP Bình Chánh và Bến Lức Long An.
  • Sớm hình thành dải đô thị đối trọng trên cơ sở nâng cấp mở rộng các đô thị hiện hữu, khởi đầu là TP Biên Hòa và kết thúc của dải là TP Vũng Tàu. Dải đô thị này gồm có: TP Biên Hòa – TP Nhơn Trạch – thị trấn Long Thành – thị trấn Phú Mỹ – thị xã Bà Rịa – thị trấn Long Đất – thị trấn Long Hải – TP Vũng Tàu. Dải đô thị này trải dài song song với TP HCM hiện hữu.
    Trong dải đô thị này, khu công nghiệp Nhơn Trạch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nó chính là đô thị trung gian (intermediate city) giữa ba đỉnh là TP HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Phía Bắc Nhơn Trạch sẽ có Sân bay quốc tế Long Thành, cảng Thị Vải, nằm ngay sát sông Đồng Nai.
  • Hình thành các vùng nông thôn mới xen kẽ với các khu đô thị. Đó là các vùng nông thôn mới, phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Các làng nông thôn mới khác (làng nghề, làng trồng rau sạch, làng trồng hoa kiểng, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch) được quy hoạch lại theo kiểu mới, kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại nhằm tạo ra sự cân bằng mới giữa con người nhân văn – môi trường nhân tạo hiện đại và môi trường tự nhiên đa dạng.
  • Thành lập hệ thống quản lý VĐĐT: Một khi VĐĐT hình thành thì việc thiết lập nên một hệ thống quản lý vùng là điều bắt buộc. Hệ thống này có thể bao gồm: (1) Hội đồng liên minh các Chủ tịch UBND các TP (có tên gọi là hội đồng thị trưởng); (2) Hội đồng tư vấn, quy tụ các chuyên gia phát triển của các TP lớn; (3) Hội đồng điều phối đóng vai trò là tổ chức điều phối hoạt động giữa các chủ thể trong VĐĐT và các đối tác ngoài vùng sao cho hài hòa, nhịp nhàng.
Bản đồ vùng ĐĐT TP HCM với TP HCM là cái lõi trung tâm

Muốn tạo đột phá cho sự phát triển, khôi phục lại vai trò đầu tàu kinh tế, TP HCM phải trở thành lõi trung tâm trong VĐĐT miền Đông Nam Bộ. Đây là một thách thức rất lớn và cũng mới đối với chúng ta. Dĩ nhiên, còn cần rất nhiều chính sách, biện pháp và lộ trình để thực hiện được nó, nhưng tựu trung chúng phải phù hợp với bối cảnh địa phương của từng vùng và đáp ứng được các yêu cầu: Thiết lập những hệ thống quản lý và điều hành hữu hiệu cho VĐĐT; làm cho các VĐĐT phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường đang suy thoái và cạnh tranh kinh tế toàn cầu gay gắt. VĐĐT cũng phải tạo những điều kiện sống tốt về mặt công ăn việc làm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, và chính sách xã hội; làm sao cho người nghèo và người kém may mắn sống tốt trong các VĐĐT để họ có công ăn việc làm và được hưởng các dịch vụ như y tế và giáo dục.

KTS Nguyễn Hữu Thái
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2021)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Mc Gee, T.G. (1995a), Metrofitting the Emerging mega-urban regions of ASEAN: An Overview in T.G. Mc Gee and I.M. Robinson (eds) The Mega-Urban Regions of Southeast Asia. UBC. Press, Vancouver.:3-26;
  • Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị châu Á và TP HCM, NXB Tổng hợp TPHCM;
  • Ngô Viết Nam Sơn, Những cơ hội đầu tư và hợp tác trong phát triển đô thị Vùng ĐBSCL, Hội thảo VCCI, TPHCM 22/5/2014;
  • Nguyễn Đỗ Dũng (2016), “Quy hoạch TP HCM trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ”, https://ift.tt/372Zzha;
  • Nguyễn Hữu Thái (2018), Xây dựng và phát triển Vùng Đại đô thị TP HCM, Viện nghiên cứu Đông Nam Bộ học, Đại học Thủ Dầu Một, 2018;

The post Xu hướng phát triển TP Hồ Chí Minh phù hợp với thời kỳ mới appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3iGdPC9
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Nhìn nhận khía cạnh bất cập của kiến trúc Việt Nam qua gần nửa thế kỷ

Thành công của nền Kiến trúc Việt Nam trong gần nửa thế kỷ, từ ngày thống nhất đất nước đến nay là đầy đặn và rạng rỡ. Những thành quả đó có thể nói phủ khắp các mặt của nền Kiến trúc: Quy hoạch; sáng tạo công trình; lý luận – phê bình – phản biện; nghiên cứu – đào tạo; môi trường pháp lý… Đã có nhiều chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà đầu tư và cả các nhà chính trị phân tích, đánh giá, làm rõ; bên cạnh đó, các học giả cũng đã điểm lại ở các mức độ khác nhau về mặt bất cập của kiến trúc. Với tinh thần nhìn thẳng – thật để tiến rộng – xa, dưới đây tôi xin cùng góp phần nhìn nhận về khía cạnh này, với quan điểm cá nhân và tích hợp từ các nghiên cứu chuyên gia.

Đô thị Linh Đàm – Hà Nội – sau hơn 2 thập kỷ điều chỉnh từ Quy hoạch từ “kiểu mẫu” thành “vô trật tự, mất kiểm soát”

Trước hết, nói về quy hoạch

Trong những năm đầu sau giải phóng, cả 2 miền Nam Bắc đều có những bước đi rõ rệt về thúc đẩy ổn định, phát triển quy hoạch. Tuy nhiên, ngoại trừ Hà Nội là Thủ đô được quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nhiều đợt từ những năm 50, các TP còn lại công tác quy hoạch hầu như chưa được tiến hành bài bản và bắt buộc ở thời gian trước 1990. TP HCM – TP lớn nhất cả nước cũng mới được chính phủ phê duyệt quy hoạch chính thức lần đầu năm 1993. Qua khảo cứu và thực tế có thể thấy, các bất cập về quy hoạch đều thể hiện rõ ở 3 khía cạnh: Chưa điều tra cập nhật đầu vào chuẩn, đặc biệt là chưa có số liệu tích hợp nối đa ngành đa lĩnh vực; thứ hai, các quy hoạch này đều có dự báo ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở đường lối, chưa gắn kết với tính toán từ dữ liệu chuẩn và phương pháp khoa học bài bản, nên tiêu chí định hướng đưa vào quy hoạch còn đáng kể nội dung không đủ tin cậy; thứ ba, quy hoạch chủ yếu nghiên cứu dạng “dẹt” với tổng mặt bằng khoanh vùng ước lệ, chia khoảnh sử dụng đất, xác lập các thông số yêu cầu chưa gắn kết nghiên cứu đồng bộ quy hoạch từ tổ chức không gian kiến trúc, nên khi thực thi, quy hoạch hay bị phá vỡ, phải điều chỉnh liên tục. Các khu đô thị mới được xây theo quy hoạch không đạt về thẩm mỹ và công năng, nhất là không có sự hấp dẫn cảm nhận thị giác và rõ nét bản địa.

Từ những năm 1990, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, những hạn chế này được giảm đáng kể, nhưng lại nẩy sinh thêm các vấn đề mới: Nhiều quy hoạch được tham gia tích cực bởi các nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp, nên hồ sơ quy hoạch trình duyệt đã được lồng ghép lợi ích của họ – Điều đó đã làm cho quy hoạch bị ảnh hưởng, không còn theo chuẩn mực quy định, xô lệch cả “kịch bản” và mô hình lựa chọn phát triển đô thị; trong quy hoạch xuất hiện nhiều những khoảng trống nhập nhằng có khả năng xen cấy, điều chỉnh cục bộ theo lợi ích nhóm; yêu cầu tích hợp đa ngành, đa lĩnh vực vẫn tùy ý, chưa thành bắt buộc; khía cạnh bản sắc văn hóa phong thổ vùng miền, không ít quy hoạch đều mới dừng ở mức thuyết minh, vẫn chưa đưa vào thành yếu tố cấu thành trong giải bài toán tổng hợp về quy hoạch; ứng dụng khoa học công nghệ mới trong phương pháp và triển khai chưa được coi trọng; tính hội nhập quốc tế về mặt quy hoạch thấp… Tất cả điều này dẫn đến những hệ lụy không nhỏ.

Về sáng tác Kiến trúc công trình

Xin tạm chia tổng giai đoạn này thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 1975-1990, đất nước vận hành theo cơ chế bao cấp hoàn toàn. Giai đoạn 2, từ 1991-nay (thực ra là từ 1986, nhưng với kiến trúc nhập cuộc chậm hơn), đất nước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đầu giai đoạn 1, khi KTS 2 miền chưa ngồi chung một mái nhà (1975-1983), nền Kiến trúc Bắc – Nam vẫn dường như đi hai con đường nhiều khác nhau. Khía cạnh bất cập lớn nhất của kiến trúc miền Bắc ở đoạn đầu này là: Kiến trúc “nhại cổ Pháp” lốm đốm mọc khắp đô thị – làng quê do vẫn được khá nhiều “nhà đầu tư” lựa chọn và một bộ phận KTS tự nguyện tiếp sức. Ở công trình lớn,ì biểu hiện rõ rệt là dòng Kiến trúc “Ngoại nhập Xô Viết” còn chiếm tỷ trọng đáng kể. Một số ở dạng này, có cấu trúc tạo hình nguyên giáp, khô khan, nặng nề, xa rời nơi chốn, dù đôi khi vẫn gắng pha tạo bản sắc từ các chi tiết đầu đao mái, mảng hoa văn trang trí kiểu đình chùa, nhưng ráp cùng khối bê tông đồ sộ. Xu hướng đó lập nên những kiến trúc không rõ ngôn ngữ, không truyền thống, mà cũng không hiện đại, chủ yếu là theo tinh thần quốc tế chủ nghĩa. Cùng thời kỳ này, các sáng tác của các KTS Việt Nam theo đuổi hướng khai thác phát huy bản sắc cũng còn nhiều lúng túng, mờ nhạt.

Một TP xây dựng mới ở miền núi phía Bắc – kiến trúc định hình từ xu hướng nhại cổ Pháp, dân gian tự phát, quảng trường lại quá rộng.

Ở miền Nam, ngoài một số kiến trúc phía Bắc du nhập vào ở những công trình đầu tư công lớn còn những hạn chế như trên, các công trình khác ở đây ít biểu hiện rõ tính thái quá ở cả 3 nhược điểm vừa nêu. Nhưng, do điều kiện khó khăn đất nước, công trình ở dạng phục hồi cải tạo nhiều hơn, cùng với việc KTS miền Nam còn tinh thần thăm dò, chưa bộc lộ hết, do đó sáng tác kiến trúc tạo ra bộ mặt trung tính, an toàn, chưa nhiều chú trọng tìm tòi bản sắc vùng miền, chưa nổi bật, chưa tạo ra được nhiều ấn tượng đáng kể. Tóm lại, ở giai đoạn này “việc tạo bản sắc riêng và diện mạo đô thị đang còn lắm trắc ẩn”¹, hay “sự bơ vơ về tư tưởng kiến trúc đang thể hiện rất rõ”².

Bước vào thời kỳ 2 của giai đoạn này (1983-1990), KTS hai miền đoàn tụ, chung trí, chung lòng, chung sức dưới một mái nhà hoạt động nghề là Hội KTS Việt Nam. Mảng sáng tác kiến trúc Bắc – Trung – Nam đều có chuyển biến, với nhiều sáng tác có chất lượng thẩm mỹ rõ nét hơn. Tuy vậy, về mặt bất cập, ở miền Bắc có thể thấy xu thế “nhại cổ Âu Pháp” vẫn dai dẳng len lỏi; khai thác về mặt bản sắc vẫn thiên về mô phỏng, chưa tìm thấy cơ sở căn bản để ứng vận; tính hiện đại chưa có mấy biểu hiện thành công, nhất là ở những công trình có tầm vóc. Có lẽ, do sử dụng ngôn ngữ hiện đại vẫn chưa mạnh dạn bứt phá, chưa chuyển hóa luận thành ngôn ngữ riêng. Có thể thấy khá rõ là quan niệm hiện đại giai đoạn này vẫn gần gũi với “mác” Xô viết, nặng về ý chí, ít bộc lộ trường phái. Nhìn thấy sự thờ ơ quay lưng, bất tiếp cận và học hỏi kiến trúc “Tư bản” vẫn phổ biến. Ở miền Nam, do đặc tính nhạy bén vùng miền, khía cạnh bản sắc không bị ám ảnh nặng nề, khuôn phép như miền Bắc, mặt “trăng khuyết” dường như nhẹ nhàng hơn. Nhưng các kiến trúc ở đây cho thấy tính đều đều, thiếu bứt phá vẫn còn phổ biến. Về khía cạnh phát triển hiện đại, sự lưỡng lự vẫn bao trùm. Chưa thấy rõ “những công nghệ cao, những bộ óc thông minh cần gần gũi với vấn đề văn hóa”³. Một tín hiệu chung đáng mừng của thời gian này là: Trong lúc sáng tạo kiến trúc trong nước đang vật lộn tìm hướng chơi vơi, thì lại có khá nhiều những đồ án thi quốc tế có ý tưởng vượt thời đại được chấm giải cao!

Bước vào giai đoạn thứ 2, khi đất nước bước hẳn vào cơ chế thị trường định hướng XHCN (1990 – nay): Về mặt trái, có thể thấy khía cạnh bất cập lớn nhất của sáng tạo kiến trúc chính là do cơ chế thị trường, cho phép các nhà đầu tư tư nhân chủ động hoàn toàn trong lựa chọn, định hình sản phẩm của họ. Còn các nhà quản lý đầu tư công thì được tự quyết sản phẩm “Chúng ta” theo cái “tôi”, trên một tinh thần không bị rằng buộc lắng nghe, thấu hiểu người làm nghề. Do vậy, chưa bao giờ sự khó thích ứng mà kiến trúc “nhại cổ Âu Mỹ” mang đến lại nặng nề như giai đoạn này. Thậm chí sự nguy nan còn diễn ra âm thầm đến mức đã xuất hiện thành một trào lưu, ở đó người quyết định đầu tư (kể cả dự án mọi nguồn vốn) xem loại kiến trúc “nhại cổ” mà Âu Mỹ đã rời xa hàng trăm năm này đích thị là đại diện cho bản sắc dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng kiến trúc “kế thừa – phát huy – tiếp biến – làm mới” truyền thống cũng được hình thành khá rõ trong thời kỳ này, nhưng đang dừng ở mô phỏng, bắt chước hình dáng, chi tiết một cách khiên cưỡng vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Ví dụ sự trở lại của bộ mái ngói, nhiều KTS đã dùng để tạo nên một trò chơi, sắp xếp các loại mái ngang dọc phức tạp, sự lạm dụng này trở nên lố lăng, tốn kém và thóa mạ bản sắc. Chưa tìm thấy “vai trò” truyền thống như chất xúc tác, thúc đẩy một phản ứng hóa học, nhưng không thể tìm thấy trong kết quả cuối cùng4. Cùng với đó, xu hướng kiến trúc “hiện đại mới” đã tiệm cận hội nhập, nhưng lại còn thiếu biểu hiện được chất riêng nơi chốn đặt công trình. Xu hướng “Chủ nghĩa Biểu hiện” thì sự gắn kết giữa công năng và hình thức chưa mấy thành công. Các xu hướng “hậu hiện đại”, “công nghệ cao”, “phi kiến trúc”, “phi cấu tạo”… đều được KTS Việt Nam tìm tòi, khai thác, ứng dụng kết quả chưa đạt được nhiều, chưa thấy sự hiểu sâu về bản chất từng xu hướng. Với dòng thời thượng là Kiến trúc xanh, có thể nhìn thấy khía cạnh bất ổn vẫn tồn tại ở mấy yếu tố: Giải quyết “xanh” còn mang tính quảng bá – hình thức (nhiều cây, trang trí hệ thống tấm chắn, phô diễn vật liệu tranh tre, nứa lá…) hơn là tạo tiện nghi xanh, môi trường xanh. Giá thành xây dựng loại công trình này còn cao, vận hành nhiêu khê, độ bền ngắn, tiêu thụ năng lượng không giảm – thậm chí tăng so với công trình bình thường. Một nỗi niềm đáng nói nữa ở giai đoạn này là về Kiến trúc nông thôn: Nhiều nơi đang đi vào phong trào “dân gian mới” tạo ra nhiều hội chứng khác nhau ở các vùng miền, hình thành những biến thể xa lạ, pha tạp. Bản sắc bị lệch lạc nghiêm trọng, tạo cho kiến trúc không ít nơi trở nên vô hồn cốt; hiện đại được áp đặt cẩu thả, phiến diện; công trình “nhại Pháp” án ngữ ở nhiều làng xã.

Trong gần nửa thế kỷ sáng tạo kiến trúc vừa qua, hai nỗi trăn trở chung nữa mà chúng ta cần đặt câu hỏi: Một là, tại sao các công trình cha ông để lại, công trình thời thuộc Pháp thiết kế xây dựng lại được cộng đồng tự nguyện chấp nhận trường tồn, về cả công năng thẩm mỹ và độ bền vững? Thực tế là công trình chúng ta thực hiện vừa qua lại bị lạc hậu, xuống cấp một cách nhanh chóng. Đập bỏ thay thế trở thành giải pháp đương nhiên không băn khoăn của mỗi chủ đầu tư chỉ sau một thời gian ngắn. Hai là, tại sao chúng ta xây chen, cơi nới, chắp vá, cải tạo một cách tùy tiện, phi kiến trúc ở những cảnh quan, tổ hợp công trình đã nằm trong khuôn thước, chồng chất vô tội vạ mặt đứng thứ 5 (mái)… để làm hỏng không ít diện mạo kiến trúc?

Về mặt Lý luận – Phê bình – Phản biện

Với Lý luận, mặt khiếm khuyết tổng quan có thể nhìn thấy là “Lý luận kiến trúc chưa chuyển tải được những chủ trương đường lối của Đảng ở tầm vĩ mô vào cục diện cụ thể của lý luận kiến trúc, từ đó định hướng tổng quát phát triển kiến trúc, ví dụ như tính hiện đại dân tộc, tư tưởng lớn này chưa được giới lý luận kiến trúc tiêu nhuyễn vào để chuyển tải đến người sáng tác”5; Thứ hai là trong tiếp thu tri thức chuyên ngành của nhân loại thì giới lý luận rất ít bằng con đường trực diện, mà qua bản dịch nên bị sai lạc nhiều, hoặc khi tự tổng hợp của cá nhân thì việc lồng ghép ý niệm riêng của mình thành “kim chỉ nam” là khá phổ biến; Ba là lý luận kiến trúc thiếu tính chuyên nghiệp, manh mún, dàn trải, chưa có nghiên cứu lý luận nào thực sự tạo ra tính dẫn hướng chuyên sâu cho Kiến trúc phát triển. Đồng thời, chưa có được một tác phẩm lý luận phê bình nào làm cho cộng đồng phải tranh biện, thức tỉnh; Bốn là, về khía cạnh tạo nguồn – “Trong trường đại học, chúng ta chưa giảng dạy cho sinh viên những lý luận cơ bản nhất, quan trọng nhất của kiến trúc, của quy hoạch đô thị”6; Năm là, lý luận kiến trúc hầu hết “mới chỉ dừng lại ở nhìn ngắm bề ngoài của công trình, gộp lại thành xu hướng. Trong khi tính không gian, bản sắc Việt còn mơ hồ”7; Sáu là, lý luận kiến trúc hầu như chưa coi trọng tâm ý của cộng đồng là người đầu tư – người sử dụng, trong khi đó cảm nhận của họ chính là đóng vai không nhỏ làm thước đo đích thực cho thành bại, thậm chí là gợi mở ra đời của những trường phái Kiến trúc sát thực với cuộc sống; Cuối cùng, góc khuất của lý luận là tiêu chí, hệ thống chung làm định hướng căn cứ, dẫn dắt, và triển khai nội dung việc này chưa có tạo lập quy chuẩn ở Việt Nam.

Phố mới được làm “cổ”… phố cổ được làm “mới” một cách tuỳ hứng không kiểm soát

Về mặt Phê bình, bất cập đầu tiên có thể kể đến là: Chủ đầu tư và cả cơ quan quyền lực e ngại phê bình nên né tránh hoặc đặt hàng theo chủ đề ca ngợi, do đó các khâu phán đoán – bình phẩm – đánh giá – giải thích (là thuộc tính của phê bình) thường triệt tiêu hoặc nhào trộn; Hai là, còn nhầm lẫn giữa phê bình và thẩm định nhất là từ các tác động đầu tư công bao cấp mệnh lệnh; Thứ ba, phê bình còn thiếu tính khoa học, chuyên nghiệp và đặc biệt là tính văn hóa; Thứ bốn là phê bình còn đơn điệu, chưa kết hợp được những phương pháp tiếp cận khác nhau, nên còn hời hợt, sơ sài giản lược; Thứ năm, do đặc trưng văn hóa, phê bình ở Việt Nam vẫn được hiểu là một việc làm tiêu cực mang tính hạ thấp, bài xích, phủ nhận lẫn nhau; Thứ sáu, cũng như lý luận, phê bình còn thiếu cơ sở khung hướng, thiếu quy chuẩn do chưa có ngành đào tạo chuyên biệt.

Về mặt phản biện, thực ra có thể hiểu phản biện là dùng lý luận về hiểu biết, nắm vấn đề để phê bình nhằm góp phần hoàn thiện, cổ vũ, uốn chỉnh hoặc ngăn chặn “trước” trong kiến trúc, cũng có cả “sau” đối với những trường hợp cá biệt. Thời kỳ vừa qua, thất vọng lớn nhất (ngoài các nội dung tương đồng như đã nói ở phần Lý luận – Phê bình) là tính bị động và phụ thuộc theo đơn đặt hàng; Thứ hai, phản biện chưa có chế tài pháp lý kèm theo đủ mạnh để phát huy tác dụng; Thứ ba là phản biện chưa gắn liền với giám sát do đó rất hạn chế tính chủ động hiệu quả, vì vậy tựu trung lại, phản biện phần nhiều trở nên mang ý nghĩa “tham khảo”; Thứ tư, phản biện không ít trường hợp còn được vận hành uyển chuyển để phục vụ lợi ích nhóm; Thứ năm, căn cứ mực thước để phản biện cũng chưa có. Và cuối cùng là nền tảng kiến thức, khả năng nhìn thấu để phản biện của người phản biện cũng chưa được kiểm chứng phù hợp chuyên môn và bề dày nghề nghiệp.

Phần nhiều chung cư tại TP lớn xuống cấp với tốc độ nhanh, biến hình chỉ sau trên dưới 25 năm thiết kế xây dựng

Đối với lĩnh vực Nghiên cứu – Đào tạo

Về nghiên cứu, có thể thấy sự bất cập ở mấy vấn đề: Một là, nghiên cứu kiến trúc còn thiên về bề mặt hơn là bề sâu, thiên về manh mún hơn là đồng bộ, nặng về cục bộ hơn là phối hợp, lệch về triển khai hơn là phát huy. Do đó, nền tảng vững chắc của nền tri thức kiến trúc chưa thiết lập được, chưa thành chỗ dựa, chỗ định vị cho phát triển. Hai là, nghiên cứu không thành cơ bản, cũng không thành ứng dụng. Chưa phân tách được và làm sâu các “thì” kiến trúc: quá khứ – hiện tại – tương lai”8. Ba là, các nghiên cứu đều mới có ở dạng chuyên khảo, chưa có các nghiên cứu tổng phổ đồng bộ và toàn khắp về đô thị cũng như nông thôn. Hay nói cách khác, nghiên cứu kiến trúc chưa có “tổng đạo diễn”, thiếu phân nhánh nội hàm trong từng mảng ghép. Bốn là, thành công nghiên cứu thiếu tập hợp vào một đầu mối thành tựu khoa học để quản lý, phân tách hợp lý lộ trình sử dụng kết quả nghiên cứu vào lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển kiến trúc. Năm là, “nguồn nhân lực nghiên cứu thiếu các chuyên gia thực sự chuyên sâu về từng lĩnh vực. Đề tài nghiên cứu hầu hết chưa có được câu trả lời về giải mã vấn đề đúng trúng, có khả năng ứng dụng. Các nghiên cứu gần như đều theo cùng một phom thu thập, mô tả, bình luận, tổng hợp theo cảm quan riêng, chưa chứng minh được tính giá trị theo tiêu chuẩn”9. Sáu là, các nghiên cứu ít xuất phát từ nhu cầu thực tiễn được kiểm định, để đi đến giải quyết vấn đề đến mức có thể ứng dụng thực sự vào thực tiễn thành những sản phẩm cụ thể được. Bảy là, công tác nghiên cứu tiêu chuẩn hóa quá chậm đổi mới, không theo kịp mức độ công nghệ thời điểm, chưa nói đến đi tắt đón đầu về công năng – hình thái – kỹ thuật – thời gian – chất lượng. Tám là, chưa phân loại được thành ô mục để gắn kết với hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học cho các mảng khác nhau của kiến trúc. Chín là, các nghiên cứu ở trong phạm vi trường đại học hầu hết mới đóng khung trong giảng đường, chưa lan tỏa, gắn kết với thực tiễn của phát triển kiến trúc – xã hội.

Về đào tạo, đối với đào tạo đại học, khía cạnh bất cập lại có thể nhìn thấy rõ ở một số vấn đề: Một là “Đào tạo vừa qua rất bất cập về chương trình – yếu về khả năng hội nhập. Qua khảo sát cho thấy KTS ra trường chỉ có khoảng 10% có khả năng tạo ý tưởng và biến ý tưởng kiến trúc thành hiện thực”; Hai là, “trường công, nơi chiếm tỷ lệ KTS tốt nghiệp hàng năm áp đảo, nhưng chất lượng đào tạo lại không kiểm soát tốt bằng trường tư. Các môn học ở trường công chu kỳ đổi mới quá chậm”10; Ba là, một bộ phận đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa theo kịp về trình độ, trang thiết bị không được quy chuẩn và đầu tư bài bản; Bốn là, mô hình đào tạo không cập nhật, học tập quốc tể đầy đủ, không thống nhất theo một đầu mối quản lý thành khung trong toàn quốc; Năm là, chương trình đào tạo thực hành, gắn kết với tham gia hoạt động thực tiễn được coi trọng chưa đều; Sáu là, việc đào tạo kiến trúc chưa gắn kết với yêu cầu thông hiểu, phối kết các ngành kỹ thuật liên đới; Bảy là, đào tạo liên tục chưa được đặt ra và thực hiện thành hệ thống; Tám là, đào tạo chưa gắn kết với kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tự bảo về bản quyền, quyền lợi kinh tế, lý luận phê bình… các mặt này hầu như chưa được tích hợp thành hệ môn giảng dạy chính thống.

Xây chen cơi nới không phép, không trật tự, không thẩm mỹ… vẫn là bài toán nan giải

Đối với đào tạo sau đại học, gồm Thạc sĩ và Tiến sĩ, có thể thấy tồn tại lớn nhất là từ khâu tiêu chuẩn lựa chọn đề tài, phần rất lớn là những đề tài mang tính trừu tượng, xa rời nhu cầu thật của thực tế. Điều này dẫn đến các kết quả nghiên cứu dù được đánh giá hầu hết là đạt trở lên, với tỷ lệ khá giỏi áp đảo, nhưng sau đó lại “cất vào tủ” vì không có đất để áp dụng, dù vùng đất kiến trúc đang rất cần gieo mầm, vun trồng, tưới tắm để tươi xanh; Thứ hai, đối tượng đào tạo chiếm tỷ lệ đông hơn lại là những người chưa qua thực tiễn làm nghề sinh động, mà chủ yếu chặng đời liên tục từ học đến học, do đó mức độ thẩm thấu kiến trúc chỉ một chiều lý thuyết sách vở; Thứ ba, công suất đào tạo ở các trường quá lớn, trong khi đó các thiếu các chương trình thống nhất chuyên sâu, thước đo giá trị mù mờ; Thứ tư, người được đào tạo thường “tại chức công tác”, nên thời gian dành cho học tập nghiên cứu là kết hợp và vay mượn, hiện tượng dồn góp, linh hoạt cho qua khá phổ biến; Thứ năm, kiến thức tham khảo khi học tập nghiên cứu hạn chế, nhất là tri thức khai thác từ quốc tế, do khả năng ngoại ngữ chưa tương xứng đồng đều. Thứ sáu, về mặt Thầy, sự nạp mới, nâng tầm hàn lâm để “rút ruột” đào tạo có trường hợp chưa ngang tầm, phần rút “nhả tơ” dài, phần nạp hầu như chưa được quan tâm đúng mức, rất bị động, thiếu thốn.

Về Môi trường pháp lý

Sự bất cập về tính không toàn diện kịp thời cũng nhìn thấy khá rõ. Từ những năm 2002 trở về trước, chỉ mới có chủ yếu là các điều lệ, nghị định chính phủ ban hành, trong đó chỉ quy định chung cho yêu cầu ngành thiết kế xây dựng, nội dung tạo hành lang pháp lý cho Kiến trúc trong các văn bản này hầu như không có! (Trong khi đó văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV-1976 thì lại đã chỉ ra đường lối “phát triển nghệ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa có tính hiện đại và tính dân tộc”, đến Đại hội VI-1986 nhấn mạnh “coi trọng nghệ thuật kiến trúc vừa dân tộc vừa hiện đại”, Nghị quyết hội nghị 5/khóa VIII – 1996 “trong đó cần chú ý tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc và tính hiện đại của kiến trúc”¹¹). Mới thấy rõ sự chưa theo kịp về quy định pháp lý với đường lối làm cho lĩnh vực kiến trúc vận trù mờ tỏ, thì hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Đồng thời, các nghiên cứu, lý luận, phê bình, đào tạo về kiến trúc, thời kỳ này cũng chưa có quy định pháp lý nào rõ ràng để làm cơ sở. Một điều cũng cần nói nữa là trong giai đoạn này, các hội chuyên ngành về KTS, các KTS hoạt động ngoài cơ quan tổ chức nhà nước thì vị trí và tiếng nói phần nhiều mới dừng ở mức tham khảo, chưa có chế tài chi phối. Từ 2003, khi Luật Xây dựng ra đời thì tính pháp lý có được cải thiện, nhưng “chiếc gậy” đích thực để riêng ngành Kiến trúc dựa chống vẫn chưa có các nội dung quy định tại các điều luật, Nghị định liên quan cũng chưa rõ ràng. Với các quy định pháp lý còn mang tính phổ rộng như thế này, các chủ đầu tư nhà nước hay tư nhân đều có cơ hội vận dụng hoàn toàn linh hoạt, để chấp nhận hay loại trừ kiến trúc và người làm kiến trúc theo chủ ý riêng, không cần vô tư, khách quan và nhất là không cần căn cứ chuyên môn. Hiện nay, Luật Kiến trúc đã ra đời, nghị định hướng dẫn đã có, tất cả đang được từng bước ứng quản vào đời sống. Mới thôi, cũng đã thấy xuất hiện bất cập, nhưng về cơ bản đã tạo được nền tảng quan trọng riêng cho kiến trúc trong nền tảng chung pháp lý vận hành Quốc gia, ta hãy cùng chủ động nhập cuộc, thực hiện đúng và đề xuất kịp thời.

Tác phẩm nghiên cứu – lí luận phê bình ra đời không ít để được mang niêm cất. Đào tạo SV KT – hình ảnh thủ công quen thuộc.

Sự bất cập của kiến trúc trong nửa thế kỷ qua có thể còn nhiều nội dung. Một lần nữa chúng ta cũng thống nhất rằng, trong công cuộc vận hành dựng xây, bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng có hai mặt cùng song hành: Thành công và thất bại. Với kiến trúc Việt Nam thời kỳ vừa qua, chúng ta có quyền tự hào nói rằng thành công luôn là chính. Giờ đây, với tinh thần xem “thất bại là mẹ thành công”, trong môi trường pháp lý tạo điều kiện tốt hơn, với hệ thống quản lý vận hành đổi mới hơn, và đặc biệt là đội ngũ kiến trúc thế hệ nối tiếp thế hệ đông và mạnh về trí, về chất, về độ dấn thân và sẵn sàng hội nhập, nhất định sự phát triển kiến trúc Việt Nam sẽ có nhiều thành công tươi sáng, những thất bại sẽ ngày càng thu hẹp. Với tinh thần “kiến trúc không phải là một mô hình kinh doanh mang lại cảm hứng, đó là một quy trình hợp lý để làm ra những điều hợp lý và hy vọng những điều đó tạo ra cái đẹp, chỉ đơn giản là như vậy” 12

TS.KTS Phan Đăng Sơn
Chủ tịch Hội KTS Việt Nam – Tổng biên tập Tạp chí kiến trúc
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2021)


Tài liệu tham khảo:

1. TS.KTS Lê Văn Năm – Tham luận tại Hội thảo Gặp gỡ mùa thu, 2005.
2. PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục – Tham luận tại Hội thảo Gặp gỡ mùa thu, 2005.
3. PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi – Tham luận tại Hội thảo Gặp gỡ mùa thu, 2005
4. Kenzo Tange – Quan điểm về chuyển hóa luận – Tokyo, 1960.
5. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính – Nhìn lại lý luận và phản biện kiến trúc những năm gần đây -TCKTVN 204, 2017.
6. PGS.KTS Tôn Đại – Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam – NXb Xây dựng, 1.2021,167.
7.TS.KTS Nguyễn Quốc Thắng – Để lý luận phê bình kiến trúc đi vào thực tiễn – TCKT 1.2014.
9. TS Nguyễn Trung Hòa – Bàn về nghiên cứu khoa học công nghệ – BXD.
10. GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông – Đôi điều suy nghĩ về đào tạo KTS – TCKT 3.2017
11. KTS Nguyễn Trường Lưu – Thiên nhiên và con người, định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam – HTPTKT 2021.
12. KTS Harry Seidler – Du lãng thế giới với con mắt của KTS – Taschen 2004

The post Nhìn nhận khía cạnh bất cập của kiến trúc Việt Nam qua gần nửa thế kỷ appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kS2vW8
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//