Thông tin bình chọn
- Tác giả: Công ty CP Tư vấn Thiết kế ADA và Cộng sự
- Mã số bình chọn: DA079
- Hạng mục 1: Hạ tầng thúc đẩy sáng tạo
- Đối tượng dự thi: Chuyên nghiệp
Với mong muốn huy động các sáng kiến để xây dựng và củng cố các không gian sáng tạo, văn hoá nhằm đánh thức tiềm năng, lợi thế, hình thành nên mạng lưới không gian sáng tạo phong phú và hấp dẫn, UBND TP Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc và các đơn vị đồng hành: UNESCO, UBND Quận Hoàn Kiếm, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (Đại diện bởi ECUE) tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Không gian sáng tạo Hà Nội”. Sau gần 8 tháng phát động, BTC đã nhận được 93 phương án dự thi từ các cá nhân, tổ chức trong nước, quốc tế tại 3 hạng mục Hạ tầng thúc đẩy sáng tạo; Tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị phải di dời hoặc chuyển đổi chức năng và Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc, quy hoạch truyền thống.
Nhằm tìm kiếm những phương án được cộng đồng yêu thích nhất, Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam tổ chức bình chọn trực tuyến trên website www.tapchikientruc.com.vn từ 08:00 ngày 14/07/2021 đến 23:59 ngày 20/07/2021. Trân trọng kính mời quý độc giả tham gia bình chọn theo hướng dẫn bên dưới:
Quy chế bình chọn
Thời gian:
- Thời gian bình chọn sẽ diễn ra từ 8h:00 ngày 14/07/2021 đến 23:59 ngày 20/07/2021 (đường link bình chọn sẽ chỉ hiển thị và có hiệu lực trong khoảng thời gian này)
Địa điểm và hình thức bình chọn
- Việc bình chọn diễn ra tại trên website của Tạp chí Kiến trúc: https://www.tapchikientruc.com.vn
- Mỗi phương án dự thi có 01 bài đăng trên website và có nút “Bình chọn” để độc giả tương tác bình chọn.
Đối tượng dự Giải bình chọn: 25 phương án được Hội đồng Giám khảo lựa chọn trong Cuộc thi thiết kế Không gian sáng tạo Hà Nội.
Quy trình, nguyên tắc bình chọn
- Thực hiện bình chọn bằng cách bấm vào nút “Bình chọn” cuối mỗi bài viết của phương án yêu thích.
(Lưu ý: Bạn đọc bình chọn cần đăng nhập tài khoản gmail trước khi tham gia bình chọn để việc bình chọn hợp lệ.) - Mỗi người được bình chọn không giới hạn phương án.
- Kết quả điểm bình chọn sẽ được bộ phận kỹ thuật của Ban Truyền thông kiểm tra và tổng hợp dưới sự giám sát, phê duyệt của lãnh đạo Tạp chí Kiến trúc, lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch của việc bình chọn.
Sau khi kết thúc bình chọn, mỗi hạng mục sẽ có hai phương án (đối tượng Chuyên nghiệp; Bán Chuyên nghiệp và không chuyên) được bình chọn nhiều nhất giành chiến thắng Giải Bình chọn, trị giá mỗi giải: 5.000.000 vnđ.
Xem toàn bài dự thi tại:
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2021/07/21A07013-1-768x1114.jpg)
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2021/07/21A07013-2-768x1114.jpg)
![](https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2021/07/21A07013-3-768x1114.jpg)
Thuyết minh phương án:
Các vòm cầu cạn được cải tạo vừa làm không gian triển lãm giới thiệu trưng bày tranh bày tranh ảnh, tư liệu về cầu Long Biên qua các giai đoạn. Tạo lên các không gian cho thuê giúp người dân có thể kinh doanh, buôn bán. Xung quang khu vực vòm cầu còn thiếu vắng nhiều không gian sinh hoạt, giải trí vậy việc tạo lên các không gian đó là vô cùng cần thiết.
Bên dưới các vòm cầu, xây dựng cải tạo các bảo tàng văn hóa lịch sử khu vực vòm cầu cạn dẫn lên cầu Long Biên. Xây dựng các không gian phục vụ đời sống: quán café, phòng hòa nhạc, phòng thể thao, không gian cho thuê, thư viện, … Các vòm cầu được cải tạo theo kết cấu năm 1950 (trước khi các vòm cầu bị bịt kín năm 1983) kết nối các khu vực Phố Cổ và Phố Cũ, giữa 2 bên chợ Đồng Xuân và bên Lý Nam Đế.
Khu vực cải tạo, nghiên cứu từ ngã tư cửa đông Phùng Hưng đến ga Long Biên có chiều dài khoảng 1,2km đường tàu, bao gồm 131 vòm cầu, trong đó có 3 vòm bị phá hủy để mở rộng đường. Chiều cao các vòm cầu tăng dần, trong đó thấp nhất là vòm số 2(ngã tư Cửa Đông) là 2m60 đến vòm cao nhất là vòm số 121 có chiều cao là 4m90 (Nguyễn Thiệp). Đường tàu đi qua các nút Phùng Hưng với Cửa Đông, Lê Văn Linh, Hàng Cót, Hàng Giấy, Nguyễn Thiệp. Đây là các tuyến đường đặc trưng của phố cổ, từ đó đề xuất phương án cải tạo chức năng theo từng phố cổ.
Đoạn 1: Cửa Đông đến Lê Văn Linh
Bao gồm 49 vòm cầu có chiều cao trung bình từ 2m6 đến 3m5 thấp là vòm số 02 có chiều cao là 2m60. Các vòm cầu có một phía thoáng bên đường Phùng Hưng, phía ngược lại bị
bịt lại bởi khu dân cư. Bên phía đường Phùng Hưng chủ yếu là hộ dân kinh doanh và thương mại. Phía ngược lại là khu dân cư giáp đường tàu, thuộc đất quân sự, có chiều cao trung bình tương đương từ 4 đến 6 tầng
Đoạn 2: Từ nút giao Lê Văn Linh đến nút giao Hàng Cót:
Bao gồm 25 vòm cầu có chiều cao trung bình từ 3m5 đến 4m4 cao nhất là vòm số 76. Trên tuyến đường này chia thành 2 phần, phần thứ nhất từ vòm số 51 đến vòm số 66 đây là phần đường tàu có hai mặt thoáng. Phần thứ 2 là từ vòm số 67 đến vòm số 76 thì một bên là đường Phùng Hưng còn 1 bên là dãy nhà cấp 4 bịt kín các vòm cầu. Phần lớn các khu vực này là các nhà dân kinh doanh nhà hàng cafe các cửa hàng thương mại…có chiều cao trung bình khoảng 15 đến 20m(4-6 tầng) có mặt chính hướng về đường tàu.
Đoạn 3: Hàng Cót đến Hàng Giấy:
Có 16 vòm cầu được đánh số từ N78 đế N93 có chiều cao trung bình từ 3m8 đến 4m5 vòm cao nhất là vòm số N80 Các khu vực này có một bên là khu dân cứ sát đường tàu, 1 bên là hộ dân cứ kết hợp kinh doanh có mặt trước quay về phía đường tàu, tiếp cận qua đường giao thong rộng 3-4m Chủ yếu là nhà dân kết hợp kinh doanh có chiều cao trung bình từ 15-25m(4-6 tầng), tần 1 phục vụ kinh doanh buôn bán, tầng trên để ở và sinh hoạt
Đoạn 4: Phố Gầm Cầu (từ Hàng Giấy đến đường Nguyễn Thiệp) có 28 vòm cầu, các vòm cầu có chiều cao trung bình từ 4,2 đến 5m cao nhất là 5m tại vòm số 121
Khu vực này tập chung chủ yếu là các hộ kinh doanh 2 bên phố Gầm Cầu, 1 bên vòm cầu thoáng 1 bên là bị các kiot nhỏ che kín chiều cao trung bình từ 15 đến 20m (5 tầng). Các hộ dân kinh doanh có mặt chính nhà hướng về phía đường tàu các kiot nhỏ mái tôn được các hộ kinh doanh dựng lên, điều này rất quan trọng cho việc đề xuất phương án kiến trúc (bỏ kiot hoặc cải tạo thành dãy phố thương mại kinh tế)
Đoạn 5: Từ nút giao Nguyễn Thiệp đến Ga Long Biên có 10 vòm, các vòm có chiều cao trung bình là 4,2m và rộng 4,6m (cao nhất là 4m6 tại vòm số 123). Khu vực này tập trung chủ yếu là các hộ dân kinh doanh hàng hóa có mối liên hệ trực tiếp với chợ Long Biên và chợ Đồng Xuân.
Vòm cầu có một mặt thoáng phía phố gầm cầu, có 1 mặt kín các hộ gia đình (xây dựng sát cầu quanh ga) Nhà các hộ dân quay mặt chính ra ngõ Gầm Cầu, cao trung bình là 15m đến 20m (4 đến 6 tầng).
Xem toàn bộ các phương án bình chọn thuộc hạng mục Hạ tầng thúc đẩy sáng tạo: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/moi-binh-chon-hang-muc-ha-tang-thuc-day-sang-tao-cuoc-thi-thiet-ke-khong-gian-sang-tao-ha-noi.html
Ban tổ chức cuộc thi
The post [Bình chọn – Không gian sáng tạo Hà Nội] – MS: DA079 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/36wD5VV
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét