Việc ứng dụng vật liệu bê tông khí chưng áp kết hợp mô hình nhà khung thép trong thiết kế và thi công nhà hàng, quán cà phê ngày càng trở nên phổ biến. Đây là giải pháp thay thế cho vật liệu và phương pháp thi công truyền thống nhằm giải bài toán thi công nhanh, tiết kiệm năng lượng. Tạp chí Kiến trúc trân trọng giới thiệu đến độc giả mô hình một quán cà phê được xây dựng theo phương pháp lắp ghép mới tại Xuân Trường – Nam Định.
Giải pháp thi công nhanh vượt trội
Quán cà phê có diện tích rộng 1.500m2 với thiết kế 3 tầng có thời gian xây dựng kỷ lục chỉ trong chưa đầy 90 ngày nhờ phương pháp thi công lắp ghép, kết hợp sử dụng tấm panel bê tông khí chưng áp trên mô hình khung thép.
Đội ngũ thiết kế thi công đã tạo những mảng lớn cửa sổ thu hút ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian, tạo nên sự nối tiếp giữa không gian bên trong và bên ngoài. Sự đan xen giữa hệ thống cửa sổ lớn và những ô cửa sổ vòm nhằm tối đa việc đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình, đồng thời tạo được điểm nhấn lạ mắt cho tổng thể quán.
Ứng dụng đồng bộ
Các kiến trúc sư đã không sử dụng quá nhiều loại vật liệu để tạo cảm giác rối và nặng nề cho công trình nên toàn bộ hệ thống chức năng của quán bao gồm: tường bao, tường ngăn, sàn, mái, cầu thang đều được sử dụng giải pháp vật liệu tấm.
Giải pháp chống ồn, cách âm hiệu quả
Quán cà phê cũng sử dụng các tấm panel bê tông khí chưng áp để làm vật liệu ngăn cách giữa các khoảng không gian giúp cách âm, chống ồn hiệu quả.
Tiết kiệm điện năng
Các quán cà phê với đặc thù đón khách và hoạt động liên tục trong ngày thường tiêu tốn một lượng điện năng tiêu thụ vô cùng lớn. Việc sử dụng tấm panel bê tông khí chưng áp giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí điện năng do đó đặc biệt thích hợp với các quán cà phê và nhà hàng.
Như vậy, bài toán khó mà chủ đầu tư đặt ra đã được các kiến trúc sư giải đáp bằng giải pháp vật liệu và phương pháp thi công. Cả hai yếu tố này kết hợp với nhau như những yếu tố tổng hoà của một công trình với đặc thù đòi hỏi sự sáng tạo và tỉ mỉ trong từng chi tiết.
THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Loại công trình: Nhà hàng – Quán cà phê
Địa chỉ: Xuân Trường – Nam Định
Tổng diện tích dự án: 1500 m2
Sản phẩm sử dụng: Tấm panel bê tông khí chưng áp Viglacera – https://ift.tt/347LefN
Đã nhận lời với Tạp chí Kiến trúc viết về công trình HOUSE của Đoàn Thanh Hà và H&P Architects, nhưng tôi băn khoăn mãi mà không biết nên bắt đầu từ đâu – bởi mới nhìn thì nó không có gì thực sự nổi bật, không gây hiệu ứng thị giác mạnh như muốn “đập vào mắt”. Đặt bên cạnh những khu nghỉ dưỡng hoành tráng, những biệt thự xa hoa lộng lẫy, những nội thất cao cấp sành điệu – nó không khác gì một bộ đồ bảo hộ lao động lạc bước lên sàn diễn thời trang. Càng bất ngờ hơn – khi ngôi nhà khiêm tốn “lợp tôn & quây bằng tôn” ở một làng quê (những yếu tố dễ bị xem là tầm thường và thực dụng) lại được xuất hiện trên trang bìa của số chuyên đề về bản sắc kiến trúc (một chủ đề vẫn được coi là đặc sản sang trọng).
Điều đó buộc tôi phải xem lại quan điểm của mình về vấn đề bản sắc – mà mấy năm trước đã mạo muội chia sẻ trên tạp chí về việc “đổi mới tư duy” rồi trôi qua trong im lặng. Có thể thấy việc chuyển ngang từ đường lối Văn hóa “tiên tiến & đậm đà bản sắc” vào lĩnh vực kiến trúc đang có những vấn đề. Trước hết, bản sắc kiến trúc là thứ bản sắc của cá nhân, của địa phương, hay là của Văn hóa nói chung? Thứ hai, nó bất cập khi đặt cái “tiên tiến” nằm ngoài “bản sắc”, tức là coi như bản sắc kiến trúc thuộc về quá khứ. Thực tế là khi những nhu cầu mới phát sinh và được đáp ứng bằng những công cụ mới, thì nhiều chuẩn mực và giá trị truyền thống đã không còn phù hợp – trong khi cái mới thì chưa kịp định hình. Và khi Văn hóa sinh hoạt và Văn hóa tổ chức đã khác đi rất nhiều, thì việc đổi mới phải được bắt đầu từ Văn hóa nhận thức. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay – khi không riêng chúng ta đang quá độ mà cả thế giới cũng đang thay đổi tận gốc – nếu không tận dụng được cơ hội để bứt phá thì sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Kiến trúc ở các đô thị lớn có thể dễ bắt nhịp với thời cuộc, nhưng ở nông thôn (kể cả “nông thôn mới”) thì vẫn đang xoay trở thiếu định hướng – chưa biết là sẽ đi đâu và đến đâu. Không lẽ đặc trưng nông thôn cứ mãi là “3 gian 2 chái” / “mái ngói sân gạch” / “chuối sau, cau trước” / “giếng nước, cây đa” – mà không thể hiện đại hóa? Nếu cứ phải “tiếp nối và phát huy” bản sắc như vậy – thì không biết đến bao giờ người nông dân mới có thể tiếp cận được những thành quả của văn minh để mà “tiếp thu và phát triển”? Và nếu bản sắc kiến trúc không phù hợp với nhu cầu, không phản ánh trình độ hiện tại của con người chủ thể – thì khó mà đậm đà và bền vững.
Nghĩ đến đây thì tôi lại thấy HOUSE của Đoàn Thanh Hà hoàn toàn có cơ hội được hiện diện bên cạnh những món “bản sắc” đặc sản sang trọng – như là một ví dụ cho sự đổi mới tư duy về kiến trúc nông thôn. Dù khác biệt hoàn toàn về định hình / định lượng (so với các mô thức nói trên), thì HOUSE vẫn gợi lên được những đặc trưng định tính của kiến trúc truyền thống: tính hòa đồng (hình thức tương tự nhau ở bên ngoài), tính hướng nội (cấu trúc không gian mở ở bên trong), tính tích hợp (khả năng sử dụng hỗn hợp / linh hoạt), tính chân thực (không che giấu kết cấu mái),.. Có thể nói đó là sự biểu hiện bản sắc theo một cách thức mới – nên tạo được cảm giác lạ mà quen, quen mà vẫn lạ. Nó quen – bởi hình vuông đã nhiều lần xuất hiện trong các công trình của Đoàn Thanh Hà, từ nhà nổi bằng tre cho vùng lũ lụt (2010-2013), BES Pavilion bằng đất ở Hà Tĩnh (2013), đến ngôi nhà lập phương bằng gạch ở Mạo Khê (2018), và bây giờ là ngôi nhà bọc tôn ở Hải Dương. Nhưng nó lạ – bởi hình vuông là đẳng hướng và vì thế không nằm trong kinh nghiệm kiến trúc truyền thống của người Việt (vốn ưa dùng kiểu nhà dài nhiều gian, thường tránh hướng Đông – Tây mà quay ra hướng Nam). Càng quen – bởi gạch và tôn là những thứ vật liệu quá thông dụng và phổ biến, từ thành thị cho đến nông thôn; nhưng lạ – khi cái vẫn để làm mái thì lại kéo xuống làm tường, cái đang ở bên ngoài thì lại lộn vào bên trong. Lạ nữa là gạch (vật liệu truyền thống của ta, sản xuất thủ công) và tôn (là vật liệu mới của Tây, sản xuất công nghiệp) được kết hợp với nhau thành 2 mặt của bức tường – khăng khít cứ như là 2 mặt của một vấn đề, luôn thống nhất trong sự mâu thuẫn.
Tuy nhiên, mục đích của Đoàn Thanh Hà ở đây không phải là dùng trò chơi kết cấu và vật liệu để tạo nên hình thức khác thường, mà là hướng đến một mô hình kiến trúc bền vững và góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân ở nông thôn. Quả thực giải pháp thiết kế của HOUSE có phần “thừa thãi” (tôn và gạch đều là loại tốt, khung thép hộp rất chắc chắn, cửa kính và cửa chớp cũng bằng thép – có lẽ là thể theo yêu cầu “ăn chắc, mặc bền” của gia chủ), nhưng nó là sự hiện thực hóa phương án đã đoạt giải tại cuộc thi “Chung tay kiến tạo nhà ở nông thôn” (do Hội KTS Việt Nam và Tôn BlueScope Zacs đồng bảo trợ, 6/2019). Kiểm chứng trên thực tế cũng cho thấy là ngôi nhà đã giúp cải thiện đáng kể điều kiện ăn, ở và sinh hoạt (văn minh hơn, tiện nghi hơn); có 2 tầng đủ cho một gia đình và tối ưu hóa về giao thông nên tiết kiệm đất (chỉ 40 m2 – trong khi làm nhà kiểu 3 gian có hiên thì cần tới 50-60 m2); đơn giản trong xây dựng và hiệu quả trong sử dụng (giảm thiểu tác động đến môi trường, dễ vệ sinh và bảo dưỡng); chống nóng, chống thấm rất tốt (nên tiết kiệm điện và nước); có thể dễ dàng nâng cấp / mở rộng khi có nhu cầu (mà vẫn tận dụng được kết cấu và vật liệu cũ).
Nhìn rộng hơn và thực tế hơn, thì kiểu nhà này có những yếu tố ưu việt để có thể được sử dụng rộng rãi. Mặt bằng hình vuông gọn gàng có thể tương thích với những hoàn cảnh và địa điểm khác nhau (xây dựng độc lập / xen cấy, tạo thành nhóm nhà / dãy nhà, ở vùng nông thôn / ven đô, có thể biến tấu thành nhà sàn / nhà nổi). Có nhiều cách bố trí không gian trong hình vuông – để thích ứng với sự đa dạng nhu cầu về hướng nhà / hướng nắng / hướng gió. Với cùng một diện tích, thì hình vuông có chu vi nhỏ nhất – nên càng tiết kiệm được nguyên vật liệu. Cấu trúc vỏ kép (thực chất là vỏ bao che 3 lớp – kể cả khoảng đệm) cũng cho phép sử dụng phối hợp nhiều loại vật liệu khác nhau một cách linh hoạt (từ bình dân cho đến cao cấp – tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình). Các phương án thiết kế đều có thể được điển hình hóa và chia sẻ để mọi người tham khảo và tùy chọn. Ngoài ra, có thể thay đổi kích thước và giải pháp kết cấu để tạo được không gian lớn hơn cho những chức năng sử dụng công cộng, phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Và đó cũng chính là mục đích sâu xa và xuyên suốt mà Đoàn Thanh Hà đã lồng ghép vào cái tên tiếng Anh HOUSE tưởng như “vô thưởng vô phạt” – nhưng sau đó được diễn giải như một cách chơi chữ thú vị: HOUse = Human’s Optional Use. Trong cả chuỗi các công trình của Đoàn Thanh Hà và H&P Architects, có lẽ đây là cái tên chững chạc nhất và thành công nhất – ngắn gọn, súc tích mà nhiều ý nghĩa. Chỉ hơi gơn là khi chuyển ngữ trực tiếp sang tiếng Việt (Ngôi nhà = Cách sử dụng tùy chọn của con người) thì nghe chừng vẫn chưa được thoát ý.
Cá nhân tôi nghĩ có thể góp phần “giải mã” thêm một chút nữa cho thật đầy đủ và rõ nghĩa: HOUSE = Human’s Optional Use (of) Spaces & Envelope. Khi một ngôi nhà cho phép con người có thể tùy chọn nhiều khả năng trong việc sử dụng không gian & lớp vỏ bao che phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của họ – thì nó sẽ trở thành một “Tổ ấm” đích thực. Và vì thế nên HOUSE không cần phải hấp dẫn về thị giác với những ai sống ảo (to Check-in) – mà cần sự đơn giản và chân thực để là Ngôi nhà của những người thực sự sống cùng với nó (to Live in).
Vượt lên trên tất cả những điều đó – là ý tưởng “Kiến trúc vị dân sinh” mà Đoàn Thanh Hà theo đuổi đã tròn một giáp (từ 2008) và từng bước cụ thể hóa thành những nguyên tắc kiến tạo không gian nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đảm bảo những lợi ích thiết thân của người dân (cả trước mắt và lâu dài), bằng những vật liệu thiết thực với họ. Kiến trúc “vị dân sinh” không chỉ góp phần hỗ trợ sinh kế và cải thiện đời sống vật chất của mỗi gia đình – mà thông qua đó cũng góp phần nâng tầm nhận thức và phát triển tri thức của con người, tiến tới động viên ý chí và sức mạnh cộng đồng, chấn hưng khí thế và tinh thần dân tộc. Với sự trân trọng tâm nguyện ấy của Đoàn Thanh Hà, tôi lấy tên bài viết này là làm cho một người, nghĩ đến mọi người – nhằm động viên ý thức về trách nhiệm xã hội và khích lệ sự chung tay góp sức của các KTS cho công cuộc “Hộ dân sinh – Nâng dân trí – Chấn dân khí”.
Thông tin công trình
Thiết kế: H&P Architects
Website: www.hpa.vn
Vị trí công trình: Thôn An Lai, xã An Lương, huyện Thanh Hà, Hải Dương,Việt Nam
Nhóm thiết kế: Đoàn Thanh Hà ,Trần Ngọc Phương, Hàn Minh Tú, Nguyễn Hải Huệ, Trần Văn Dương, Lương Thị Ngọc Lan
Diện tích xây dựng: 42m2 (6m45 X 6m45)
Tổng diện tích sàn: 75m2 (cho 4 người)
Vật liệu chủ đạo: Thép, gạch, tre
Hoàn thành: Tháng 5/2020
Nhiếp ảnh: Lê Minh Hoàng (https://ift.tt/3dqaBjq )
Khi nhắc đến bản sắc trong kiến trúc, mọi người thường nghĩ tới những yếu tố mang tính biểu hiện qua hình thức. Với cá nhân tôi, bản sắc có thể được nhận định dựa trên ba khái niệm: Nơi chốn – Văn hoá – Con người.
Trong đó, nơi chốn tạm hiểu là yếu tố hình thành nên hình thức của công trình kiến trúc. Nơi chốn được hiểu bao gồm vị trí địa lý và các yếu tố môi trường hình thành và tác động lên nó.
Văn hoá bao gồm những giá trị không nhìn thấy được nhưng cấu thành bởi các mối quan hệ giữa con người và lối sống vật chất và tinh thần của họ. Trong đó các giá trị lịch sử và thời gian sẽ tạo ra sự hình thành bản sắc.
Yếu tố con người có thể hiểu là đối tượng con người ở tại địa điểm sinh ra kiến trúc và là những người tạo ra nét đặc trưng của kiến trúc. Tuy nhiên với tôi ở yếu tố này các KTS lại không hẳn là đối tượng quan trọng nhất để hình thành nên bản sắc. Bởi vì dù có hay không có các KTS thì bản sắc riêng vẫn được hình thành.
Ví dụ như yếu tố Nơi chốn, các điều kiện khí hậu có thể tạo nên các hình thái rất riêng và dễ nhận biết ở từng vị trí địa lý, thậm chí giữa các vùng khác nhau của một quốc gia. Ở Việt Nam có thể thấy các công trình ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam cũng luôn có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết. Rộng hơn, giữa các quốc gia và các vùng khí hậu tự thân đã tạo nên các hình thái kiến trúc có bản sắc riêng.
Với yếu tố văn hoá, chúng ta có thể thấy lối sống và các mối quan hệ xã hội được dịch chuyển nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi. Ví dụ các nhóm người Trung Quốc di cư và sống ở các vùng địa lý hay lãnh thổ khác nhau vẫn luôn giữ được bản sắc riêng rất rõ nét dù ở tại Quận 13 ở Paris, Pháp hay Quận 5 ở TP HCM.
Với yếu tố con người, vai trò của các KTS sẽ như một cầu nối để diễn đạt và biểu thị các yếu tố văn hoá và khí hậu, tính nơi chốn qua các công trình của mình. Tuy nhiên, để tạo ra được những yếu tố bản sắc có giá trị đôi khi cần phải bỏ qua cái tôi và thấu hiểu các yếu tố còn lại kia để có thể đem đến mọi thứ một cách tự nhiên nhất. Bởi không phải lúc nào cũng là các KTS làm ra các công trình kiến trúc, mà chính là con người sống tại đó tự tạo ra bản sắc qua các công trình.
Qua quá trình hành nghề, với kinh nghiệm và trải nghiệm, cá nhân tôi luôn nhận thấy không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm thấy các yếu tố sẵn có đủ nổi trội hay các yếu tố cốt lõi để khai thác tạo ra bản sắc riêng cho công trình kiến trúc. Do vậy, việc tạo ra bản sắc từ việc khai thác những hình ảnh hay các chi tiết mang hình ảnh hay phong cách có sẵn của công trình tại địa phương là điều tôi thường tránh. Thông thường bản sắc sẽ được hình thành khi chúng ta tạo được ra không gian có văn hoá và lối sống phù hợp với địa điểm của công trình.
Trong các công trình của văn phòng Nghia-Architect ba yếu tố có thể hình thành ra bản sắc kiến trúc này luôn được xem xét và nghiên cứu theo từng bối cảnh cụ thể để đạt được sự cân bằng trong thiết kế. Tuy nhiên trên thực tế rất khó để cùng lúc tìm thấy những giá trị rõ nét của cả ba yếu tố trên. Do vậy chúng tôi luôn tìm kiếm và cố gắng khai thác tốt nhất dù chỉ 1 trong 3 yếu tố.
Một số ví dụ các công trình ở Văn phòng NGHIA-ARCHITECT như Maison A ở Nam Định. Ngôi nhà vùng biển với mặt đứng hướng Tây cần phải được thiết kế thích nghi với các điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, chống chịu được các cơn bão. Giải pháp đưa ra là ngôi nhà với kết cấu kiên cố, lớp mặt dựng bằng gạch sành làm giảm bức xạ nhiệt trực tiếp, đồng thời có độ bền để có thể chống chịu được tác động của thiên nhiên. Lớp mái với độ dốc thấp cũng giúp ngôi nhà tránh được những tác động tiêu cực từ những cơn bão mạnh thổi từ biển vào.
Không gian sinh hoạt của đại gia đình ở quê cũng được thiết kế để đáp ứng từ sự mở rộng linh hoạt phục vụ cho các dịp lễ tết và cỗ bàn truyền thống, thể hiện qua chiếc bàn ăn được thiết kế phá cách treo lở lửng kết nối không gian trong nhà ra ngoài hiên.
Ở một công trình khác tại Hà Tây như Villa LP, ngôi nhà ở vị trí trên cao với bức xạ trực tiếp rất lớn từ ánh nắng mặt trời. Việc tạo ra không gian rỗng dưới một mái hiên, cũng như cấu trúc không gian trải đều để có thể hoà hợp với địa hình dốc trên triền núi. Tạo ra sự kết nối với cảnh quan để cả công trình lẫn các yếu tố tự nhiên có sẵn đều được tôn vinh.
Với yếu tố văn hoá và lối sống, chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn ở công trình khác. Ví dụ ở công trình Maison TT ở Đà Nẵng. Khi một gia đình nhiều thế hệ sống theo kiểu truyền thống nhưng vẫn tương tác với nhau trong một không gian mới mẻ và hiện đại. Việc các thành viên quan tâm và kết nối được với nhau dù sự riêng tư của lối sống hiện đại được tôn trọng.
Bản sắc đôi khi không phải được tạo ra từ sự cố gắng hình thành mà cần được cảm nhận bởi sự nhạy cảm của người thiết kế trước tiên. Đôi khi những thứ nhỏ nhất, đơn giản nhất hay bị bỏ qua lại chính là những gì sâu sắc nhất đem lại bản sắc. Ở văn phòng Nghia-Architect khi bắt tay thiết kế một công trình, yếu tố Nơi chốn là thứ dễ nhận thấy nhất và có tác động lớn nhất để hình thành các nét riêng của kiến trúc. Do vậy yếu tố này luôn được chúng tôi nghiên cứu đầu tiên. Còn văn hoá được phản chiếu và thẩm thấu qua trải nghiệm thực tế của người KTS. Mỗi KTS như 1 lăng kính với những hiểu biết, trải nghiệm và cảm xúc riêng sẽ tạo ra những dấu ấn riêng.
Khi nhắc đến bản sắc, chúng ta cũng hay nghĩ đến những gì đã có và tồn tại từ trước đó mà quên đi việc bản sắc cũng được tạo ra tại thời điểm công trình kiến trúc sinh ra. Mỗi thế hệ và thời điểm các công trình kiến trúc được hình thành đều có những đặc điểm đại diện cho giai đoạn phát triển của văn hoá, hay thậm chí cả sự thay đổi khí hậu của cùng một nơi chốn. Bài toán đặt ra cho các KTS chính là tìm được lời giải phù hợp cho các vấn đề này qua những kiến thức được tích luỹ và sự nghiêm túc trong hành nghề. Lúc đó, bản sắc sẽ được kế thừa và phát triển.
Với tôi, những tác phẩm kiến trúc mang được nhiều nhất các yếu tố của thời đại cũng chính là những công trình có được tính bản sắc tốt nhất. Đôi khi việc tạo ra bản sắc không phải là nỗ lực để tìm ra một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ, tự thân những KTS hành nghề nghiêm túc và sâu sắc đã có thể đem lại bản sắc của chính họ qua các công trình của mình một cách tự nhiên nhất. Có thể nói, các KTS tạo ra bản sắc, và chính bản sắc cũng tạo ra các KTS.
Tại văn phòng Nghia-Architect, các KTS đều phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong mỗi công trình. Bởi các công trình đều phải mang trong nó những yếu tố phù hợp với nơi chốn, văn hoá và con người nơi công trình được sinh ra. Chúng tôi làm nhiều công trình ở các địa điểm/ vị trí địa lý khác nhau ở Việt Nam, thậm chí có công trình ở rất xa như Paris, Pháp và tạo ra được những dấu ấn riêng bởi chúng tôi tôn trọng nhưng vẫn luôn nỗ lực để tìm ra những giá trị riêng thể hiện được góc nhìn của mình. Có những lúc chúng ta cần phải rất tập trung và nghiêm túc với những giá trị hiện hữu sẵn có. Nhưng đôi lúc chúng ta cần phải quên đi để tự mình cảm nhận và thể hiện bản sắc đó qua lăng kính của chính mình.
Đến thời điểm này chúng tôi vẫn đang đi trên con đường trải nghiệm và khám phá. Có thể văn phòng Nghia-Architect cũng tạo ra được 1 chút bản sắc riêng nhưng mọi thứ vẫn còn đang chờ ở phía trước.
“Với kiến trúc tôi luôn thấy mình như mới bắt đầu cuộc hành trình”
KTS Nguyễn Tuấn Nghĩa tốt nghiệp khoa kiến trúc tại ĐHXD Hà Nội. Sau đó sang Pháp học và hoàn tất 2 bằng Master thiết kế kiến trúc, Master về “Thiết kế bền vững trong Kiến trúc và quy hoạch” Master về Design Architecture. Sau 1 thời gian làm việc tại Pháp, KTS về Việt Nam và thành lập VP Thiết kế Nghia Architect cuối năm 2015.
Có nhiều lý giải về khái niệm bản sắc văn hóa, nhưng tôi tâm đắc nhất các khái niệm: “Bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Các đặc trưng đó không thể trộn lẫn khi đứng cạnh các nền văn hóa khác. Bản sắc văn hóa được hình thành và phát triển phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sống, môi trường kinh tế xã hội và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc, quốc gia và Quốc tế.”
Kiến trúc là một thuộc tính của văn hóa, bởi vậy, bản sắc văn hóa trong kiến trúc là các đặc trưng riêng có về kiến trúc của từng nhóm cộng đồng/khu vực quần cư/vùng/miền/dân tộc. Và cũng phụ thuộc và hình thành dựa vào điều kiện tự nhiên, môi sinh, điều kiện kinh tế xã hội và môi trường giao lưu giữa các vùng/miền/dân tộc/Quốc gia và Quốc tế. Văn hóa Kiến trúc của mỗi nhóm quần cư, mỗi tộc người, mỗi vùng/miền tạo nên văn hóa kiến trúc của dân tộc.
Từ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn tạo nên các môi trường sống, môi trường sinh kế, địa kinh tế, chính trị, xã hội. Theo đó là sự khác biệt về vóc dáng, màu da, lối sống, trang phục, giọng nói, tính cách… cùng các ứng xử của con người với con người, con người với xã hội, thiên nhiên, tín ngưỡng và với kiến trúc. Và lẽ tất nhiên, tạo ra sự khác biệt về các đặc trưng trong văn hóa kiến trúc giữa các vùng, miền, dân tộc, Quốc gia.
Đơn cử một vài ví dụ:
Vùng trung du miền núi phía Bắc, địa hình bị chia cắt, đồi núi cao, độ dốc lớn, dễ gặp thú dữ, nguy cơ thiên tai nên con người có nhu cầu quần tụ (thành các làng bản) dựa vào nhau, nương vào thiên nhiên. Và, kiến trúc thích ứng, điển hình, khá phổ biến và đem đến đặc trưng văn hóa của khu vực là Nhà sàn của người Thái. Với giải pháp để trống sàn tầng một tránh ẩm, lũ, lở đất, côn trùng, thú dữ … không gian sử dụng hạn chế chia cắt bởi nhu cầu và lối sống quần tụ.
Nhưng nhà sàn của người Tây nguyên – Nhà dài Êđê với mái cao và sàn cách mặt đất không cao như nhà sàn của người Thái, bởi xây dựng ở những vùng khá bằng phẳng;
Gió bão nắng nóng khắc nghiệp đã ra đời những ngôi nhà miền Trung với hình thái thấp và đơn giản của mái nhà, có nhiều lớp, mái dốc về 2 phía và không nhô quá nhiều ra khỏi tường.
Tập quán cùng chung sống trong một ngôi nhà/ lối sống đa hệ hay sống cộng sinh dựa vào nhau đã tạo ra kiến trúc nhà sàn dài (người Êđê); Nhà sàn của người Thái; Nhà 3 gian 2 trái /nhiều trái (đồng bằng sông Hồng); Nhà trệt mái vòm của người M’nông …
Điều kiện khí hậu, điều kiện môi sinh thuận lợi đã tạo nên tính cách phóng khoáng, giản dị của người Nam Bộ. Theo đó, kiến trúc cũng biểu đạt sự đơn giản, khoáng đạt với hiên trước nhà rất rộng, vật liệu bao che nhẹ và mỏng, nhà dường như không cổng, cửa không khóa…
Không chỉ khác nhau ở cấu trúc, tổ chức các không gian, hình thức kiến trúc, kết cấu, độ dốc/độ cong của mái, chiều cao hệ cột, mầu sắc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng qua các loại hình kiến trúc mà còn khác biệt ở các chi tiết kiến trúc, hoa văn trạm khắc – thể hiện sự khác nhau về tín ngưỡng, trình độ văn hóa, cảm thụ nghệ thuật của mỗi tộc người, mỗi vùng miền. Cùng với lối sống, phong tục tập quán, phải chăng, đó là những biểu hiện của bản sắc văn hóa, bản sắc kiến trúc?
Bản sắc văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa kiến trúc nói riêng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, môi trường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, dân tộc, Quốc gia và Quốc tế. Vì thế bản sắc không phải bất biến, luôn vận động, biến đổi theo trình độ nhận thức và khả năng tiếp biến sáng tạo của dân trí, do vậy nó luôn được bổ xung, được làm mới và ngày càng phong phú. Song nơi chốn, cội nguồn tạo ra các đặc trưng không thể bị phủ nhận. Tìm về cội nguồn, ý thức về bản sắc cùng tồn tại với nhu cầu hiện đại hóa, hội nhập với văn minh của nhân loại.
Trở về Nha Trang sau nhiều năm xa quê, gia chủ mong muốn có nơi ở gợi nhớ ngôi nhà ngày xưa. Căn hộ 67 m2 nằm trên tầng 39 một chung cư tọa lạc bên sông Cái dành cho một gia đình trẻ bốn thành viên. Từ những kỷ niệm về thời thơ ấu của chủ nhà, căn hộ được thiết kế theo hướng mộc mạc, gần gũi và vừa đủ.
Điểm đặc biệt nhất của căn hộ là ban công. Từ ban công, người ở vừa có thể nhìn ra phía Tây thành phố, vừa ngắm được sông Cái và núi Đại An nhưng ban đầu, khu vực này chỉ rộng 5m2. Để tận dụng lợi thế “view” và gợi lại tổ ấm thuở bé của gia chủ, kiến trúc sư quyết định “hy sinh” một phần diện tích phòng khách để cơi nới ban công rộng gấp đôi.
Sau cải tạo, ban công như một cái sân ở nhà đất với mái hiên, sàn lát đá tự nhiên, trần lam gỗ, bệ cửa ngồi đá mài thủ công, chậu cây cảnh. Nó trở thành chỗ gia đình quây quần để ngắm hoàng hôn hay trăng sao lúc đêm xuống. Những đứa trẻ cũng có thể phần nào cảm nhận không gian sống ngày xưa của bố mẹ.
Việc mở rộng ban công kết hợp với trần lam gỗ còn tạo khoảng đệm che bớt nắng gắt cho các khối chức năng bên trong.
Trong căn hộ, không gian kết hợp giữa những đường thẳng và đường cong trên nền màu trung tính.
Phòng khách liên thông với bếp. Tủ bếp được gắn rèm tạo cảm giác hoài niệm. Bàn ăn kết hợp quầy bar vừa tiết kiệm diện tích, linh động công năng, vừa tạo thành vách ngăn thẩm mỹ giữa khu nấu và chỗ tiếp khách.
Không gian chung chuyển tiếp sang không gian riêng bằng những mảng tường cong để khi di chuyển tới các phòng riêng, người ở thấy giống như đang đi vào những con ngõ nhỏ.
Các phòng ngủ được thiết kế vừa đủ với nhu cầu thực sự của các thành viên. Trong mỗi phòng, chiều cao giường và bệ đọc sách giúp người dùng dễ dàng nhìn ra biển và thành phố. Các cửa sổ lật lấy gió gắn thêm khung bảo vệ an toàn, để trẻ em cảm nhận mùi biển trong gió mà vẫn đảm bảo an toàn.
Các phòng tắm hoàn thiện đồng bộ bằng chất liệu đá mài terrazo thủ công, thi công tại chỗ, giá từ 600.000 đồng đến 1,4 triệu một m2. Nếu các không gian khác chủ yếu sử dụng tông màu trung tính thì phòng tắm có màu hồng, xám để căn hộ không bị nhàm chán. Chất liệu đá mài cũng khiến người sử dụng mát mẻ, thư giãn.
Đối với khu giặt phơi, nhóm thiết kế tận dụng một góc lõm của phòng ngủ trước cải tạo, bỏ tường và mở về phía ban công. Máy giặt và máy sấy được giấu trong khu vực này, vừa giải phóng tầm nhìn vừa giảm tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt khác.
Dù diện tích không lớn, căn hộ vẫn đáp ứng đủ yêu cầu của bốn thành viên và quan trọng nhất là thoả mãn mong muốn tái hiện tổ ấm khi xưa của gia chủ, đem tới không khí yên bình quen thuộc giữa một thành phố đã nhiều đổi thay.
Vừa qua, cuộc khảo sát thường niên WA100 chọn ra Top 100 Công ty Kiến trúc lớn nhất thế giới do trang Buiding Design tổ chức đã công bố kết quả. Bảng xếp hạng năm nay có rất nhiều sự thay đổi, với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới như GK Archi, công ty kiến trúc có trụ sở tại Việt Nam, Myanmar, Singapore.
Năm 2020 khép lại với những chuyển biến mới lạ, táo bạo và đột phá cho toàn thế giới. Ngay trên cả bản xếp hạng TOP 100 công ty Kiến trúc hàng đầu thế giới – WA100 – 2021, đã ghi nhận 1 năm với rất nhiều sự xáo trộn và nhiều nhân tố mới trên bảng xếp hạng nhất là những công ty Kiến trúc đến từ những quốc gia có sự kiểm soát tốt và chống lại được dịch Covid 19 tốt nhất.
Cuộc khảo sát Top 100 công ty Kiến trúc của WA100 năm nay về các các công ty kiến trúc hàng đầu trên thế giới cho thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch. Phil Harrison, giám đốc điều hành Perkins & Will, một trong những công ty WA 1000 có trụ sở tại Georgia, cho biết, thật khó để nhớ nói gì về tình hình bây giờ đến khi nền kinh tế thế giới sẽ bước vào một tình trạng có thể tốt hơn đối với các nước đang tập trung hơn cho việc đối phó với đại dịch.
Keith Griffiths, chủ tịch của công ty Kiến trúc quốc tế Aedas, công ty luôn nằm trong Top đầu WA100 có trụ sở tại Hồng Kông chia sẻ về những tuần cuối cùng của năm 2020 thật căng thẳng. Chủ tịch của Aedas – Hồng Kông đã có mặt tại Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu đóng cửa biên giới với thế giới bên ngoài trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid 19 . Anh ấy chỉ có thể quay trở lại Hồng Kông sau khi dành cả tuần để tìm ra biện pháp an toàn cho các văn phòng của công ty mình trên khắp thế giới. Griffiths, thay vì gặp gỡ khách hàng thường xuyên hơn, đã phải dành phần lớn thời gian để làm việc tại nhà như rất nhiều văn phòng Kiến trúc tại các nước đang vất vả chống lại đại dịch.
Năm nay là năm đầu tiên, công ty GK Archi lọt Top list 100 công ty kiến trúc hàng đầu thế giới. GK Archi có trụ sở tại Việt Nam, Myanmar, Singapore, trong đó, Việt Nam – quốc gia được xem là một trong những nước kiểm soát về dịch tốt nhất thế giới. Trong những năm gần đây, GK Archi liên tục vào Top 10 công ty Kiến trúc châu Á tại Việt Nam. GK Archi là một trong rất nhiều nhân tố mới trong năm 2021 đến từ các quốc gia có sự kiểm soát tốt đại dịch Covid 19 và thích ứng tốt với cách thức làm việc mới.
Cho đến khi kết thúc đại dịch Covid 19, Bảng xếp hạng WA100 vẫn được dự đoán sẽ có sự xáo trộn lớn với những nhân tố mới cũng như mất đi những nhân tố với đã luôn là Top những công ty hàng đầu về Kiến trúc thế giới.
Hà Nội đã từng là một thành phố Xanh theo đúng nghĩa đen, ngày ấy người ta bảo, Hà Nội đẹp nhờ có nhiều cây xanh. Đấy là những năm khi dân số chưa đông, thành phố chưa được mở rộng như ngày nay. Còn bây giờ do phải quy hoạch lại, mở rộng thành phố và kèm theo đó là dân số tăng vọt, việc cải tạo, trồng mới cây bóng mát, cây sinh thái cho Thủ đô chưa đồng bộ, nên tính ra tỷ lệ diện tích cây xanh trên số dân lại thấp đi một cách tương đối.
Việc trồng mới cây xanh cho thành phố ngoài việc phải có kinh phí, có thời gian, có quy hoạch, thiết kế… thì cũng rất cần phải có sự phối hợp giữa các ngành có trách nhiệm liên quan, thông qua những định chế nhất định, thì mới đạt được yêu cầu đặt ra.
Sở dĩ phải nêu lên quan điểm này là vì trên thực tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nói chung, ranh giới giữa các ngành đang có sự giao thoa, xâm lấn nhau, ảnh hưởng, phụ thuộc nhau ngày cành rõ nét. Ngành này sử dụng kết quả nghiên cứu của ngành kia và ngược lại đang trở thành xu thế của công nghệ hiện đại, chẳng hạn các ngành kinh tế sử dụng các kết quả nghiên cứu của công nghệ thông tin, y tế sử dụng kết quả nghiên cứu của Vật liệu mới, của Sinh học phân tử v.v… và những mối quan hệ, liên kết này đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc, đem lại những lợi ích to lớn cho loài người, là điều không có gì phải bàn cãi.Nói một cách khác, ngành nào, lĩnh vực nào có cách tiếp cận, nắm bắt, vận dụng những kết quả của những ngành liên quan có thể phục vụ cho ngành mình, thì cơ hội tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, sẽ cao hơn nhiều. Một vài ví dụ:
Trong ngành Xây dựng, việc sử dụng gạch không nung đã đem lại những lợi ích to lớn như thể nào đối với xã hội, mọi người đều đã biết.
Vườn cây thẳng đứng trong kiến trúc đã và đang trở thành xu thế trong xã hội hiện đại, một phần nhờ có những tiến bộ đạt được trong nghiên cứu sinh học nông nghiệp.
Những kết quả nghiên cứu về pin nhiên liệu đã và đang biến giấc mơ xe chạy điện thay thế động cơ đốt trong đang trở thành hiện thực hơn bao giờ hết …
Trở lại chuyện cây xanh đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng, mặc dù đã có không ít các Nghi định, thông tư, văn bản hướng dẫn… từ nhiều cấp (chủ yếu từ ngành chủ quản), qua nhiều năm, nhưng rất tiếc là đâu đó vẫn bắt gặp những bất cập lớn nhỏ, mà nguyên nhân phần lớn cũng chỉ vì thiếu đi những sự phối hợp về chuyên môn của ngành có liên quan.
Như việc đánh chuyển những cây lớn có tuổi hàng chục năm trên hè phố (do quy hoạch mở rộng, như trường hợp cây Xà cừ vừa qua) rồi đem đi ươm để trồng lại ra nơi khác, là một việc rất tốn kém và phản khoa học (trừ trường hợp đặc biệt là cây di sản, phải có cơ chế đặc biệt). Thứ nhất là rất tốn kém công sức,thứ hai là tỷ lệ cây sống thấp, mà nếu có sống thì cũng dễ ngã đổ khi có gió lớn, do đã bị chặt hết rễ cọc trong khi đánh chuyển.
Việc trồng cây Phong lá đỏ trên một số tuyến phố Thủ đô với tham vọng đem lại màu sắc mới cho Hà nội, vừa sai quy định (cây chưa được trồng thử nghiệm) vừa tỏ ra thiếu kiến thức cơ bản về sinh thái học: mỗi loài cây trồng, do quá trình thích nghi lâu dài, chỉ sinh trưởng được ở những nơi có điều kiện sinh thái tương tự. Ai cũng biết Phong là giống cây Ôn đới, vì thế không thể trồng được ở Hà nội có khí hậu Nhiệt đới! Thiết nghĩ cũng cần nói thêm, ngay cả trong cùng đới khí hậu (nhiệt đới) thì cũng chia ra các tiểu vùng khí hậu, trong đó Sầu riêng, Măng cụt ở Nam bộ, cũng đâu đem trồng ngoài Bắc được và ngược lại, đâu phải muốn là có thể trồng hoa Đào ở Sài Gòn? Nghịch lý ở chỗ, trong khi Việt Nam còn có rất nhiều loài cây bản địa, vừa có dáng đẹp, hoa đẹp lại ít rụng lá, đã được trồng khảo nghiệm, hoàn toàn có thể trồng ở Hà Nội như Giáng Hương, cây Viết (ở phía Nam) cây Vàng Anh, cây Muỗm, cây Nghiến … ở phía Bắc và nhiều loài khác nữa.
Đối với quy định trồng cây bóng mát đường phố, để đảm bảo công năng thuận tiện cho người đi bộ cũng như tận dụng lượng nước mưa và dinh dưỡng cho cây trồng, chỉ được trồng cây và xây kè bao quanh gốc tối đa cao bằng hè phố, bên cạnh phần lớn thực hiện đúng, cũng không hiếm khi bắt gặp người ta xây kè bao quanh gốc cây cao cả chục phân so với mặt hè phố,làm cho nước mưa và chất dinh dưỡng không thể tập trung vào gốc cây được, dẫn đến cây sinh trưởng kém, dễ bị gió bão làm gẫy đổ, lại cản trở việc đi lại cho người đi bộ, nhất là người già, trẻ em. Những người thi công chỉ hiểu đơn giản họ xây kè gốc cây như thế để đất xung quanh gốc không tràn ra hè phố và… nhìn đẹp hơn, mà không hiểu bản chất kỹ thuật của quy định này.
Một trong những hiện tượng khá phổ biến trên các đường phố Thủ đô hiện nay là mâu thuẫn giữa cây xanh bóng mát với chiếu sáng đô thị. Do rất nhiều đường phố của Thủ đô có trồng cây bóng mát trên các hè phố là loại cây trung mộc, nghĩa là cây có chiều cao dưới 7 m, dẫn đến tình trạng các đèn chiếu sáng không phát huy hết tác dụng chiếu sáng mặt đường, thậm chí có chỗ tán lá của cây che khuất gần hết ánh sáng đèn đường, vừa lãng phí (điện năng) vừa không đảm bảo an toàn, an ninh cho giao thông đi lại.
Để giải quyết tận gốc vấn đề, cần phải có điều tra đánh giá tình hình một cách đầy đủ, kết hợp với những nghiên cứu khoa học nghiêm túc, qua đó đề xuất những giải pháp căn cơ như :
– Chọn những loại cây có chiều cao phù hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, cụ thể là tán cây trưởng thành phải cao hơn chiều cao đèn đường, hoặc lắp thêm đèn dưới thấp như một vài nơi đã làm.
– Loại bỏ những cây bụi, cây có tán thấp (như cây Trứng cá chẳng hạn) thay vào đó những cây có chiều cao thích hợp.
– Định kỳ cắt tỉa những cành cây có xu hướng vươn ra che khuất ánh sáng đèn chiếu sáng ban đêm (kết hợp với cắt tỉa cây trước mùa mưa bão).
Để cho công tác quy hoạch kiến trúc, xây dựng ngày càng có chất lượng, để công tác quản lý cây xanh nói chung, cây bóng mát nói riêng của Thủ đô Hà Nội (và các thành phố khác trên cả nước) được thống nhất, trên cơ sở các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học đầy đủ, thiết nghĩ những nhà quản lý cần huy động, khai thác tiềm năng tri thức chuyên môn của những tổ chức, cá nhân có liên quan, tham gia đóng góp ý kiến một cách trách nhiệm, là việc có thể và nên làm.
Với những lợi thế về khí hậu và đa dạng sinh thái của Việt Nam, trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế ngày nay, Kiến trúc và Cây xanh đã và đang trở thành một điểm nhấn quan trọng của 1 thành phố Vì Hòa bình.
Mong muốn Hà Nội Xanh hơn, đẹp hơn, mang dấu ấn bản sắc hơn, hài hòa hợp lý hơn … luôn là mong mỏi, là niềm tự hào của mỗi người dân Thủ đô.
Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam muốn tôi trao đổi quan điểm của mình về “Bản sắc trong kiến trúc ngày nay”. Thực ra đây là câu chuyện muôn thuở của giới làm nghề. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy mâu thuẫn, giữa văn hóa truyền thống và sự tiến bộ không ngừng của khoa học, công nghệ. Cái mới tiến bộ và hiện đại dường như muốn xóa nhòa ranh giới, muốn nuốt chửng văn hóa truyền thống của các địa phương, khu vực hay cái bản sắc vốn có của từng nơi chốn.
Để không như vậy, để giải quyết cái mâu thuẫn không ngừng nghỉ đó, câu chuyện của giới làm nghề cũng luôn phải trăn trở với những câu hỏi như:
Bản sắc là gì?
Bản sắc trong kiến trúc là gì?
Bản sắc kiến trúc ngày nay là thế nào?
Phương pháp thế nào để tác phẩm kiến trúc có bản sắc?
Và nhiều câu hỏi khác tương tự như vậy, song hầu hết trong các diễn đàn, hội thảo, các học giả viết bài trao đổi về “bản sắc trong kiến trúc” chủ yếu nói về các khái niệm, nói về vai trò và tầm quan trọng của vấn đề “bản sắc trong kiến trúc”… Rất ít những chia sẻ về phương pháp sáng tạo của mình trong hành nghề kiến trúc. Thực ra đối với anh em làm nghề còn trẻ, những người còn ít trải nghiệm nghề nghiệp, vấn đề của họ không phải ở góc độ nhận thức, mà cái chính là, cần phải hành động thế nào, thao tác thế nào cho tác phẩm của mình giàu chất bản sắc! Kiến trúc đúng là một cái nghề nói thì rất hay, nhưng làm thì không dễ chút nào! Đồng thời trong nghệ thuật kiến trúc nói riêng và nghệ thuật nói chung, người ta cũng không dễ dàng chấp nhận học kinh nghiệm sáng tạo của người này để làm nên tác phẩm của mình! Không biết có phải vì lý do này mà trong các diễn đàn hội thảo, kinh nghiệm cá nhân thường ít được nói tới là vậy.
Quan điểm của tôi, trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp luận trong sáng tạo về vấn đề này có lẽ là giới hạn có hiệu quả hơn cả. Cụ thể, chúng ta sẽ thống nhất lại với nhau khái niệm về hình mẫu có bản sắc trong kiến trúc ngày nay nên theo phương châm nào. Cơ sở nhận diện về bản sắc có ở những đâu để tìm đến trong sáng tạo kiến trúc và phương pháp nào dễ đạt được hiệu quả nhất.
2. Phương pháp luận về sáng tạo bản sắc trong kiến trúc.
Nói một cách khái quát, hình mẫu có bản sắc trong kiến trúc ngày nay không phải là sự hoài cổ mà cũng không phải là quay về với thực tiễn của địa phương. Nghĩa là, cái bản sắc của kiến trúc đương đại có đầy đủ lý do về chức năng sử dụng và công nghệ xây dựng để không chấp nhận sự mô phỏng hay gò ép sao chép các truyền thống một cách máy móc được, mà cái hồn của kiến trúc truyền thống mới là cái cần được nắm bắt, trân trọng và phát huy.
Một cách hình dung khác về hình mẫu có bản sắc của kiến trúc ngày nay, theo Hiến chương Bắc Kinh (1999) đã nhấn mạnh :“Việc địa phương hóa kiến trúc hiện đại và hiện đại hóa kiến trúc địa phương là cách tiếp cận chung, cần được mọi người chia sẻ trong tiến trình hướng tới sự thăng hoa của kiến trúc”. Cách diễn đạt này cho thấy, yếu tố địa phương bao giờ cũng là cốt lõi, còn sáng tạo kiến trúc theo hướng tiếp cận nào là tùy thuộc ở KTS. Điều mà hiến chương nhấn mạnh trên đây có hai vấn đề khác nhau: Một là – “Địa phương hóa kiến trúc hiện đại”, nghĩa là kiến trúc hiện đại được kết tinh bởi các yếu tố địa phương”. Vế thứ hai là – “Hiện đại hóa kiến trúc địa phương”, vế này xem như “kiến trúc địa phương” là cái đã có, là những kiến trúc di sản của “địa phương” đó, nay tiếp nối những kiến trúc mới, nó cần được “hiện đại hóa”. Sáng tạo của mỗi cá nhân KTS sẽ là rất đa dạng, bởi cái riêng của họ, song nếu tất cả những sáng tạo đó đều xoay quanh cái trục “địa phương”, chúng ta sẽ có cái chung của cộng đồng địa phương, đó chính là yếu tố bản địa, yếu tố bản sắc của nơi chốn, vùng miền.
Điều kêu gọi của Hiến chương quốc tế trên đây, cũng không có khó khăn gì được giới làm nghề – KTS đồng thuận. Song câu chuyện vẫn còn rất trừu tượng, không mấy dễ dàng trong sáng tạo nghề nghiệp.
Thế mạnh của nghệ thuật kiến trúc là biểu hiện bằng cảm nhận thị giác là cơ bản, còn lại là cảm nhận bằng các giác quan khác của con người, kể cả yếu tố phi vật thể trong không gian ấy. Thông thường cái bản sắc địa phương ở một công trình kiến trúc nào đó, mà hình ảnh của nó, không gian của nó cho người ta cảm thấy gần gũi, thân quen được trở lại trong tiềm thức của họ, thì công trình kiến trúc đó xem như đã có sự thành công trong việc giữ gìn bản sắc truyền thống. Nếu theo cách này, kinh nghiệm cho thấy, trong muôn vàn những cái riêng của các KTS, thường có cái chung về cách làm, thuộc một số dạng tiếp cận tìm đến ấn tượng về bản sắc kiến trúc truyền thống như sau:
Dạng 1: thường tìm đến sự giống nhau về cấu trúc tạo dáng bên ngoài (theo cách mô phỏng hay đã được cách điệu). Với cách này, kiến trúc dễ dàng có sức thuyết phục ngay từ cảm nhận ban đầu. Bởi có sự gần gũi về trực giác, sự quen thuộc của ngoại hình và rất dễ hiểu. Đây là cách làm thuận lợi, song không mấy thành công. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp nội dung công năng bị gò ép, không hòa hợp với hình thức bên ngoài.
Dạng 2: Thường tìm đến sự giống nhau về cơ cấu không gian môi trường. Với cách này xem ra như đi từ bản chất chức năng của sự kế thừa truyền thống, lấy cơ sở từ sự hợp lý với điều kiện tự nhiên làm gốc. Đây là cách làm tốt song không dễ hiểu, đôi khi chỉ là những ý đồ trừu tượng và duy ý chí. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp điều kiện thực tế không dễ dàng thực hiện được. Hơn nữa trong bối cảnh của kiến trúc hiện đại với trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ ràng buộc… Môi trường tự nhiên chỉ còn là sự gợi nhớ, ẩn dụ mà thôi.
Dạng 3: Thường tìm đến sự huy động tổng hợp của các hình thức nghệ thuật truyền thống, mà trong đó yếu tố trang trí là chủ đạo. Tác giả của đồ án có thể khai thác từ mọi khía cạnh trong truyền thống văn hóa của địa phương, từ các hoa văn trang trí nhỏ đến chi tiết của các bộ phận kiến trúc, hay các vật dụng phổ biến trong đời sống của cộng đồng địa phương, từ các vật bầy đặc trưng đến một góc thiên nhiên quen thuộc… Sự tổng hòa của nhiều yếu tố này, là cách làm rất có hiệu quả, dễ dàng tạo dựng được những ấn tượng sâu đậm về một bản sắc riêng. Đây là cách làm thuận lợi cho mọi tình huống của đồ án thực tế. Cái thế mạnh của thủ pháp này là có nhiều cơ hội để diễn đạt ý đồ của tác giả, ở mọi khả năng tiếp cận kiến trúc của đối tượng cảm nhận sử dụng. Tuy nhiên với dạng thứ 3 này, đòi hỏi rất nhiều sự trải nghiệm của KTS, có nhiều thời gian để lao động sáng tạo. Bởi lẽ, mọi yếu tố trong truyền thống văn hóa địa phương được sử dụng để đưa vào tác phẩm kiến trúc hiện đại, phải được tác giả của đồ án tìm thấy nó như một biểu tượng. Và biểu tượng đó cần đạt tới ấn tượng như một ký hiệu (sẽ gọi là biểu tượng ký hiệu). Trong những khả năng sáng tạo kiến trúc thì việc tạo ra biểu tượng ký hiệu là một phương pháp rất có hiệu quả.
Dạng 4: Thường là dạng không có mục đích tìm đến sự giống nhau nào cả như 3 dạng trên, nhưng không có nghĩa là từ chối những tinh hoa của truyền thống địa phương. Nó tìm đến sự hợp lý về công năng sử dụng, đáp ứng được một cách sâu sắc nhu cầu của đời sống xã hội, phù hợp với văn hóa truyền thống của địa phương. Đồng thời nó tìm đến sự thích nghi tốt nhất với môi trường tự nhiên, được cộng đồng địa phương chấp nhận và tồn tại một cách bền vững tại nơi chốn đó. Sự thành công của dạng đồ án này còn là biểu hiện của sự xác lập thêm những nhân tố để phát triển bản sắc địa phương. Có thể nói, tác phẩm kiến trúc hiện đại thành công nhất khi tìm được tinh thần bản sắc địa phương mà không nhìn thấy cụ thể. Với việc xác lập thêm những nhân tố mới từ các KTS, trong cái chung của cộng đồng địa phương. Theo thời gian, nhìn ngược về lịch sử, bức tranh địa phương không những vẫn tiếp tục mang đậm dấu ấn bản sắc mà còn rất đa dạng và phong phú.
Với những phân tích trên đây, được xem là phương pháp luận để sáng tạo bản sắc trong kiến trúc. Với 4 dạng được tổng kết như trên, xem như là cơ sở lý luận về phương pháp tạo dựng bản sắc trong kiến trúc. Trên thực tế, tùy hoàn cảnh, tính chất, quy mô của đồ án thiết kế, tùy quan điểm và phong cách riêng của từng người, cũng như tùy thuộc vào sở trường và tài năng riêng của từng KTS, để chọn được giải pháp thích hợp cho sự thành công của đồ án. Trên thế giới, nhiều KTS bậc thầy đã khai thác kiến trúc truyền thống cho tác phẩm của họ, song khẳng định không bao giờ theo hướng mô phỏng hay sao chép kiến trúc truyền thống. Cũng có những KTS cả đời sáng tác, không tham vọng quá nhiều trong việc khai thác yếu tố truyền thống, chỉ sử dụng một loại vật liệu địa phương cho các tác phẩm của mình, và điều này cũng đã làm nên sự nghiệp vẻ vang của một đời KTS. Trao đổi như trên để thấy, sẽ không có lời khuyên, mà đó là bản lĩnh của mỗi KTS trong sáng tạo hành nghề.
3. Thực tế thị hiếu và cái đích của sự thành công thường thấy trong kiến trúc ngày nay:
Nhìn lại lịch sử kiến trúc thế giới, khi “chủ nghĩa công năng” ra đời cùng với những tuyên ngôn của nó, từ đó tiếp theo mà người ta nhìn thấy như một thảm họa của phong cách kiến trúc “Hiện đại thế giới”, đã làm cho “kiến trúc truyền thống” của nhiều địa phương, khu vực bị lu mờ. Trong diễn trình đó đã nảy sinh xu hướng “Hậu hiện đại” ra đời – Đó là những tác phẩm mà giới kiến trúc trăn trở, để kết nối giữa truyền thống và hiện đại. “Hậu hiện đại” dường như sẽ là lối thoát cho “Hiện đại”. Có phải thế không? Trong nhiều diễn đàn hội thảo, đã có học giả tuyên bố rằng “kiến trúc hiện đại đã chết”! Song nó có “chết” thật không, không ai tổng kết được. Tuy nhiên, một điều phải khẳng định rằng, mặc dù chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi nền văn hóa đều bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học công nghệ – Một thế giới phẳng! Nhưng việc gìn giữ truyền thống, bản sắc địa phương khu vực luôn được đề cao. Vậy cái “bản sắc” ấy gìn giữ như thế nào? Nó nằm ở đâu trong mỗi sự ra đời của tác phẩm kiến trúc? Trong tình hình này, một công thức đơn giản, xem như là mẫu mực nhất để lựa chọn công trình kiến trúc, dựa vào các tiêu chí như sau:
Tiêu chí TN: Công trình kiến trúc đó được ra đời để xây dựng ở nơi đó (đây là tiêu chí đảm bảo sự thích nghi vật lý của kiến trúc tại nơi chốn địa phương).
Tiêu chí M: Công trình kiến trúc đó phải có tính mới (đây là tiêu chí đảm bảo cho sáng tạo nghệ thuật kiến trúc có cái mới phát triển).
Tiêu chí BS: Công trình kiến trúc đó có bản sắc địa phương (đây là tiêu chí đảm bảo rằng nó có dấu ấn địa phương, đúng với tinh thần của các hiến chương quốc tế).
Như vậy, công thức hoàn hảo để lựa chọn một công trình kiến trúc ngày nay phải có đủ 3 tiêu chí là: TN + M +BS.
Trên thực tế, một công trình kiến trúc hội tụ đủ 3 tiêu chí này một cách hoàn hảo, đúng nghĩa cũng không phải là có nhiều. Bởi khi lựa chọn đồ án, việc xem xét các tiêu chí này cũng không phải là dễ dàng.
Khi xét về TN, người ta hoàn toàn có thể thấy được về quy mô, tính chất và công năng sử dụng của nó có thể thích hợp được với yêu cầu sử dụng, song kiến trúc của công trình kiến trúc đó, có thích nghi được tốt với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của nơi chốn đó hay không, còn là vấn đề khá trừu tượng. Kiến trúc là nghệ thuật ứng dụng, nó đòi hỏi phải qua thời gian sử dụng mới có thể đánh giá được. Cho dù ngày nay, người ta có đủ các phần mềm tính toán để có thể kết luận được từ khi đồ án còn trên giấy. Mặc dù vậy, người ta có thể xem tiêu chí này chỉ như một điều kiện cần, bởi trong lao động sáng tạo, thì đây không phải là vấn đề khó. Và nếu chỉ bằng cảm nhận mà người ta đã thấy ngay được tiêu chí này không đảm bảo, người ta đã không đưa đồ án đó vào trong danh sách lựa chọn. Xem như bỏ qua tiêu chí này.
Như vậy chỉ còn 2 tiêu chí là M và BS tranh chấp với nhau giữa các đồ án để lựa chọn – giữa đồ án có “tinh thần mới” (M) mạnh hơn hay đồ án có “bản sắc” (BS) mạnh hơn, đồ án nào sẽ thắng thế?
Hãy quan sát một số công trình đã thắng thế qua các cuộc tuyển chọn (cả ở Việt Nam và nước ngoài) để qua đó bàn luận về M và BS ở các công trình đó như thế nào, cũng như để thấy được “thực tế thị hiếu” của các cuộc tuyển chọn và “cái đích của sự thành công… trong kiến trúc ngày nay” mà chúng ta cần để rút kinh nghiệm.
Tòa nhà Bitexco xây dựng ở TP HCM, được hoàn thành vào tháng 10/2010 (được thiết kế bởi KTS Mỹ Carlos Zapata). Ý tưởng thiết kế được lấy cảm hứng từ hình ảnh của búp sen vươn lên bầu trời, thể hiện cho khát vọng vươn lên của dân tộc, đại diện cho một Việt Nam đầy năng động nhưng vẫn giữ gìn bản sắc. Hiện nay tòa tháp vẫn thường được xem là biểu tượng của TP HCM. Với sự nhận biết về hình dáng khá đặc biệt và độc đáo của nó.
Bảo tàng Quảng Ninh, còn có tên gọi là “Viên ngọc đen huyền bí”. Công trình được hoàn thành vào tháng 10/2013 (được thiết kế bởi KTS người Tây Ban Nha Salvador Perez Arroyo). Công trình lấy ý tưởng thiết kế từ hình tượng than đá – loại khoáng sản đặc trưng của Quảng Ninh. Công trình là một điểm nhấn rất độc đáo và ấn tượng, bằng thủ pháp táo bạo của chất liệu, phần vỏ ngoài của tòa nhà được thiết kế như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu hình ảnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Nhà hát lớn Quốc gia – Bắc Kinh, còn được gọi là “Nhà hát quả trứng” hay “Ốc đảo pha lê”. Công trình được hoàn thành vào tháng 9/2007 (được thiết kế bởi KTS người Pháp – Paul Andreu). Công trình có hình dạng đặc biệt chỉ là một khối vòm ellipsoid, nằm giữa một cái hồ nước nhân tạo. Được đặt ngay ở trung tâm lịch sử của thủ đô Bắc Kinh. Đồ án thiết kế với ý niệm “trời tròn, đất vuông” kinh điển của Trung Quốc – Với nét hiện đại tinh khiết bên cạnh vẻ đẹp cổ điển của kiến trúc Cố Cung, Tử Cấm Thành, Quảng trường Thiên An Môn. Xem như một hòn đảo văn hóa của Trung Quốc mọc lên trong sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới, làm tăng thêm nét đẹp của Bắc Kinh hoa lệ.
Tổ hợp Galaxy Soho được xây dựng ở trung tâm Bắc Kinh. Công trình được hoàn thành trong năm 2012 (được thiết kế bởi KTS Zaha Hadid), là tổ hợp văn phòng, thương mại và giải trí. Galaxy Soho là một công trình kiến trúc có hình tượng độc và lạ. Công trình được lấy cảm hứng từ sự hoành tráng của Bắc Kinh, sẽ trở thành một phần không thể thiếu của một thành phố năng động. Công trình là sự tổng hợp của công nghệ kỹ thuật số và cảnh quan tự nhiên. Sự độc đáo của kiến trúc công trình là sự biểu hiện của cấu trúc tạo hình như một dòng chảy liên tục giữa các khối hình quyện vào nhau, tạo thành một điểm nhấn năng động, tương phản nổi bật so với môi trường xung quanh, khơi dậy sự tò mò của du khách. Không gian bên trong của công trình phản ánh hình ảnh sân trong của kiến trúc các ngôi nhà truyền thống của Trung Quốc.
Sân vận động Quốc gia – Bắc Kinh. Được hoàn thành vào tháng 6/2008 (được thiết kế bởi các KTS Jacques Herzog và Pierre De Meuron, KTS dự án Stefan Marbach, nghệ sĩ Ngái Vị Vị và CADG, được chỉ huy bởi KTS trưởng Li Xinggang). Vẻ đẹp của sân vận động tổ chim là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Hình dạng tổ chim của sân vận động được các tác giả xem như một tòa nhà tập thể, một con tàu công cộng. Nó chính là biểu tượng cho sự vững chãi, độc đáo và là biểu tượng của Trung Quốc. Với sự đa chức năng của công trình, đây là không gian công cộng quan trọng nhất ở Bắc Kinh.
Trung tâm thể thao dưới nước Quốc gia – Bắc Kinh. Được hoàn thành tháng 1/2008, còn có tên gọi là Water Cube. (Được thiết kế bởi các văn phòng KTS PTW, CSCEC International Design và Arup). Công trình có hình khối lập phương chữ nhật, bề mặt có dạng bọt, sắp xếp của các tế bào bong bóng xà phòng – biệt danh là khối nước (Thủy lạp phương). Hình khối được tạo bởi khung thép, phủ lớp chất dẻo ETFE bên ngoài (cho phép hấp thụ ánh sáng và nhiệt lượng nhiều hơn kính thông thường – và qua đó giúp giảm được 30% năng lượng cần thiết). Với biểu tượng hình vuông, vừa mạnh mẽ, lại vững chắc và cân đối. Đây là loại hình biểu tượng được sử dụng chủ yếu trong thiết kế xây dựng truyền thống của Trung Quốc, nên nó không hề lạ lẫm với người dân và cũng rất phù hợp với văn hoá của họ.
Bàn luận – Qua một số công trình được quan sát và giới thiệu trên đây, ta trở lại với 2 tiêu chí M và BS biểu hiện ở các công trình này như thế nào?
Có thể thấy ngay rằng, tiêu chí M – “tinh thần mới” ở các đồ án này là rất mạnh. Hầu hết như các công trình được giới thiệu trên đây đều cho thấy, đó là những tác phẩm kiến trúc có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ, ở nó toát lên “tinh thần mới” trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc. Đó là những tác phẩm không chỉ mới mẻ về ngôn ngữ tạo hình kiến trúc mà còn cả tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới.
Có thể nói, hầu như các công trình được giới thiệu trên đây, tiêu chí BS – “bản sắc địa phương”, theo cách tư duy thông thường, như 3 dạng đã được phân tích ở phần trên, dường như rất lu mờ, không được quan tâm. Hầu như các tác giả đồ án chỉ tìm cho mình một cái cớ nào đó, một biểu tượng ý nghĩa nào đó, để “neo” cái tác phẩm của mình, ứng với một trong những tính chất, đặc điểm nào đó, của địa phương đó. Xem như là cảm hứng, là nguyên cớ xác định chỗ đứng cho tác phẩm của mình là vậy! Như hình tượng “búp sen” của toà nhà Bitexco. Như hình tượng “vỉa than đá đen” của Bảo tàng Quảng Ninh. Như ý niệm “trời tròn, đất vuông” của Nhà hát lớn Quốc gia – Bắc Kinh. Như cảm hứng biểu hiện về sự “hoành tráng” của Bắc Kinh… Như một dòng chảy liên tục… năng động” của tổ hợp Galaxy Soho. Như hình tượng “tổ chim” của Sân vận động Quốc gia – Bắc Kinh. Và như biểu tượng “hình vuông” của trung tâm thể thao dưới nước Quốc Gia – Bắc Kinh. Đồng thời còn nhiều lý giải khác của các tác giả đồ án về “bản sắc địa phương”, về việc họ đã khai thác một cách sâu sắc nét văn hoá truyền thống của con người phương Đông, kể cả văn hoá tâm linh giữa con người bản địa với không gian kiến trúc. Song cho dù thế nào thì sau những quan sát trên đây, cho thấy rằng, tiêu chí BS – “bản sắc địa phương” không phải là thế mạnh, không phải là cái đích cơ bản để tạo nên sự thành công của các tác phẩm này!
Qua các phân tích trên đây để thấy rằng, “thực tế thị hiếu” của các cuộc tuyển chọn, người ta vẫn luôn chờ đợi và coi trọng cái tiêu chí M ở các đồ án thiết kế. Người ta cần “cái mới” đại diện cho sự phát triển kiến trúc ở các địa phương, người ta cần sự sáng tạo bất ngờ, độc đáo và khác lạ. Càng độc đáo, khác lạ – càng có “cái riêng” không ở nơi nào có trước đó càng tốt. Chính “cái riêng” đó là để ban tặng cho “nơi chốn” đó. Xem đó là địa chỉ riêng của tác phẩm kiến trúc đó.
Đến đây thấy rằng, cần bàn luận thêm về tiêu chí TN – “sự thích nghi”, nghĩa là nơi có cái lý khoa học để sản sinh ra công trình kiến trúc và để sàng lọc, sự tồn tại bền vững lâu dài của các công trình kiến trúc, từ đó hình thành bản sắc địa phương. Song kiến trúc là loại sản phẩm vật chất không quá tinh vi, tinh xảo, nhiều bộ phận kiến trúc của nó không dễ dàng tìm thấy sự khác nhau của “nơi chốn”. Chưa nói rằng, nhiều quốc gia có vị trí tương đồng nhau về vĩ độ trái đất, tính chất khí hậu cũng không có sự khác biệt với nhau nhiều. Trong trường hợp này, bảo vệ cho tiêu chí TN cũng không phải là chắc chắn. Chưa nói rằng, chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học công nghệ dường như có thể giải quyết được tất cả các mối quan hệ mâu thuẫn của kiến trúc. Nói như vậy để thấy rằng, tiêu chí TN dường như cũng không phải là nhân tố cản trở cảm hứng sáng tạo của các KTS. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt hai cụm từ “để xây dựng” và “được xây dựng” tại “nơi chốn” đó, có ý nghĩa rất khác nhau: “để” là phụ thuộc, còn “được” là chủ động áp đặt. Tôi muốn làm một ví dụ như sau: Nếu “sân vận động tổ chim” Bắc Kinh được xây dựng với ý đồ như vậy, ở khu đất của “sân vận động Mỹ Đình” Hà Nội, có được không? Tôi tin là được và tôi hình dung ra, lúc này, ban quản lý “sân vận động tổ chim” Hà Nội cũng đang rất “mệt mỏi”, không ngừng thu vé tham quan “sân vận động tổ chim” đó của du khách cả trong nước và quốc tế! Đấy, câu chuyện “bàn về bản sắc trong kiến trúc ngày nay” là vậy. Chưa có gì để nhận thấy được rằng, bản sắc kiến trúc ngày nay ở từng nơi chốn sẽ như thế nào? Bởi nó sẽ tiếp tục gia tăng những sáng tạo kiến trúc đặc sắc về sự độc đáo khác biệt. Khi tính bản địa không còn là rào cản trong sáng tác của các KTS, có lẽ cái bản sắc truyền thống, cộng với cái bản sắc ngày nay, được tiếp diễn và kết nối với nhau như thế nào, cần khoảng một thế kỷ nữa, lúc đó chúng ta sẽ nhìn thấy bức tranh về nó, mờ nhạt hay đậm đà!
Tôi định có đôi lời kết luận cho bài viết này, song thấy cũng đã đủ lý do để chúng ta tiếp tục trao đổi với nhau.
LTS: Có thể thấy, bản sắc văn hóa trong kiến trúc được gắn một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa – hiện nay. Chính vì vậy, tại chuyên đề lần này, Tạp chí Kiến trúc sẽ cùng bạn đọc lắng nghe ý kiến của với chuyên gia, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư về Bản sắc văn hóa trong Kiến trúc hiện đại.
Trân trọng giới thiệu!
Khi nói đến bản sắc văn hóa, không thể có một định nghĩa đơn giản. Bản sắc là hồn cốt của văn hóa để thông qua đó, xác định được các vấn đề, sự vật, sự việc và cả con người đang nằm trên dòng chảy nào của vật chất, tinh thần. Chính vì vậy, bản sắc văn hoá trong kiến trúc phải mang hồn cốt của người Việt, bởi vì nó chỉ gắn với người Việt và nó chỉ phản ánh đúng giá trị của người Việt.
Bản sắc văn hoá sẽ quyết định chúng ta là ai. Điều này cũng thể hiện rõ trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phải là xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tức là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng, tinh thần truyền thống, đậm chất dân tộc. Khi đó bản sắc văn hoá mới không sai hướng. Có thể nói, phải xác định được bản sắc văn hoá chúng ta mới xác định được chính mình là ai, và khi xác định được chính mình là ai, thì chúng ta mới có thể vững bước vào tương lai. Nhưng muốn làm được điều này, chúng ta cần có trí tuệ, chứ không thể dựa vào cảm nhận, như cha ông ta vẫn luôn dạy: “Phi trí bất hưng”.
Trong nhận thức chung của các học giả tương lai, người ta nói rằng: “Bất kể một ai, muốn bước vào tương lai, cần nhìn nhận lại quá khứ, để xác định con đường tương lai”. Vậy nên, kiến trúc hiện đại nếu không có truyền thống, không nhìn nhận tâm lý, tình cảm của tổ tiên hay của chính chúng ta, thì có thể sẽ dẫn đến kết quả chúng ta trở thành cái đuôi cho một nền văn hoá khác. Trong nhiều công trình kiến trúc, nếu không có hơi thở truyền thống, thì sẽ không đưa được vào đó những nhịp điệu, đường nét mang tầm hồn Việt mà nó sẽ chỉ phản ánh văn hoá ngoại lai, lạc loài, không thuộc về người Việt. Có thể, chúng ta thấy những công trình của Pháp rất đẹp, nhưng nó mang đặc tính của người dân vùng nhiều tuyết, khí hậu lạnh. Để công trình có thể hoà nhập vào Việt Nam, cần phải có sự thay đổi để phù hợp với người Việt. Người Việt Nam ta thuần nông, gắn liền với những đặc trưng của nghề nông, phụ thuộc vào chu trình sản xuất khép kín theo mùa màng, điều này ảnh hưởng đến tâm lý khi thiết kế công trình, sẽ có tính lặp đi lặp lại. Mặt khác, người Việt Nam có tính mềm mại, nhẹ nhàng, nên công trình sẽ không mạnh vào đối chọi mà thay vào đó là những đường nét chuyển tiếp uyển chuyển, nhịp nhàng, mang tính nhịp điệu, đầy chất trữ tình như một khúc dân ca…tình… tính…tang… Và chính công trình sẽ toát lên sự gần gũi, thân thuộc, đó là thần thái của công trình, chứ không chỉ gói gọn trong hình thức. Ví dụ như công trình Bảo tàng lịch sử Việt Nam, sẽ cho chúng ta cảm nhận được đặc trưng văn hóa Việt Nam không chỉ qua hình thức kiến trúc bên ngoài, mà còn là những cảm xúc khi trải nghiệm, khám phá.
Ngoài ra kiến trúc cần phù hợp với những nền tảng thực tế, tính chất đặc trưng vùng miền như khí hậu, môi trường, thiên nhiên và cả lịch sử từng khu vực.
Bản sắc luôn thay đổi theo tư duy, nhận thức, nên kiến trúc phải có sự thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ. Điều này có thể thấy rất rõ trong các công trình kiến trúc đình chùa ở Việt Nam. Đình làng Việt Nam trước đây, do ảnh hưởng của kiến trúc cung đình và kiến trúc Trung Hoa, nên phần mái thường cong ở cuối, công trình thấp, mang đến cảm giác mái đình bị đè nén. Nhưng khi những ngôi đình này được đưa vào thờ cúng, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, nên cần những không gian cao, rộng hơn, nên những mái đình này được đẩy bay lên cao. Hình thái công trình không quá khác biệt, nhưng tinh thần đã khác biệt hoàn toàn. Đó là sự thay đổi tinh thần phong kiến mang tính đè ép sang tinh thần nhân dân tự do, bay bổng.
Kiến trúc còn thể hiện sự gắn kết tinh thần, bộc lộ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Người Việt Nam tôn thờ thần linh, coi thần linh là một công cụ siêu việt vì con người mà tồn tại. Vậy nên, các công trình ở Việt Nam rất chú trọng các yếu tố này trong xây dựng, nhưng, nếu như chỉ coi trọng mà không có hiểu biết chính xác về tín ngưỡng tôn giáo, những người thực hành tôn giáo sẽ chỉ có thể giữ được vẻ đẹp hình thể, hơn là ý nghĩa tâm linh, mà nặng nề hơn, là có thể khiến những văn hóa này trở nên sai lệch, méo mó đi những giá trị vốn có. Cụ thể như, trong truyền thống tâm linh, ông cha ta không có xu hướng kiến trúc vươn lên đỉnh cao mà kiến trúc chùa truyền thống thường đơn giản, nhẹ nhàng và hài hòa với thiên nhiên. Các công trình như chùa chiền, tháp cổ truyền thống, có thể được xây dựng cao, nhưng vị trí thờ cúng luôn đặt tại tầng một, các tầng còn lại chủ yếu mang ý nghĩa tương trưng. Vậy nên, việc xây dựng, tu bổ các công trình văn hóa, cần làm theo cảm thức chứ không phải chỉ nên theo lý thức.
Có thể nói, KTS muốn xây dựng công trình mang bản sắc Việt, phải hiểu về văn hoá, truyền thống, để thổi vào đó tâm hồn Việt. Nhưng để có những hiểu biết này, cần tập trung vào đào tạo những người làm kiến trúc. Không phải ai tự nhiên mà có kiến thức về bản sắc văn hóa, mà đó là cả quá trình học tập, nghiên cứu. Do đó, việc đào tạo này phải đặt ra với ít nhất 2 đối tượng: Người dạy và người học. (1) Người dạy: Cần nằm vững kiến thức về ý nghĩa, tinh thần văn hóa cổ truyền và sự yêu quý, trân trọng những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; Có tâm huyết với nghề, cảm nhận được nỗi đau khi những giá trị truyền thống đó bị sai phạm, từ đó nuôi dưỡng tình yêu của người học. (2) Người học: Cần không ngừng trau dồi những kiến thức từ người đi trước, học được tình yêu với di sản, văn hóa chứ không phải chỉ hứng thú với những cái mới, cái lạ. Học về văn hóa, vốn dĩ không có kiến thức bài bản, mà cần học về nhận thức, tư duy. Chỉ khi nhận thức, tư duy đúng, chúng ta mới có thể hiểu và phát triển bản sắc văn hóa.