Ngày 16/03/2021 vừa qua, Giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 2021 – Danh hiệu cao quý nhất của ngành kiến trúc đã tìm ra chủ nhân chính thức. Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal (đồng sáng lập Lacaton & Vassal) đã trở thành cái tên thứ 49 và 50 của giải thưởng Pritzker.
Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal là bộ đôi người Pháp nổi tiếng với nhiều dự án nhà ở bền vững cho Palais de Tokyo (một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại ở Paris). Giải thưởng lần này nhằm vinh danh những đóng góp nhất quán và đáng kể của họ cho nhân loại và môi trường xây dựng. Trong ba thập kỷ làm việc của mình, Lacaton & Vassal luôn ưu tiên “làm giàu cuộc sống con người”, mang lại lợi ích cho cá nhân và hỗ trợ sự phát triển của thành phố.
Để hiểu hơn về Chủ nhân của giải thưởng Pritzker năm nay và những câu chuyện truyền cảm hứng, Tạp chí Kiến trúc xin gửi đến bạn đọc 15 điều thú vị về họ, tổng hợp từ Archdaily. Trân trọng giới thiệu!
1. Anne Lacaton (sinh năm 1955, tại Saint-Pardoux, Pháp) và Jean-Philippe Vassal (sinh năm 1954, tại Casablanca, Morocco) gặp nhau vào cuối những năm 1970 trong lớp đào tạo kiến trúc tại trường Kiến trúc và Cảnh quan Quốc gia ở ở Bordeaux (Pháp).
2. Lacaton tiếp tục theo học Thạc sĩ Quy hoạch Đô thị tại Đại học Bordeaux Montaigne (1984), trong khi Vassal chuyển đến Niger, Tây Phi, để thực hành quy hoạch đô thị. Lacaton thường đến thăm Vassal, và chính tại nơi đó, họ đã bắt đầu hình thành học thuyết kiến trúc nhờ sự ảnh hưởng sâu sắc bởi vẻ đẹp và sự khiêm tốn của việc tiết kiệm tài nguyên trong cảnh quan sa mạc của đất nước này.
Theo Lacaton, vào năm 2003 ở Oris – nº 24 , họ đã sốc khi lần đầu tiên đặt chân đến Niger, vì kiến trúc không theo đúng nghĩa của nó. Những ngôi nhà đất rất đơn sơ và cơ bản với mái rơm đã khiến họ thật sự bất ngờ. Cô chia sẻ thêm, sau một vài tháng, họ đã không học được điều gì và bắt đầu quan sát, phân tích các chi tiết và cách mọi người sống trong bối cảnh này, tiếp thu những điều đã khái niệm kiến trúc của họ thay đổi.
3. Ở Niamey, Niger, Lacaton và Vassal đã xây dựng dự án chung đầu tiên của họ, một túp lều rơm, được xây dựng bằng những cành cây địa phương. Chính công trình đó đã khiến họ quyết tâm sẽ “không bao giờ phá hủy” các công trình kiến trúc mà ngược lại, họ bảo tồn, mang đến sức sống, làm tái sinh những công trình kiến trúc lâu đời mà không bao giờ phải dùng đến “bạo lực”.
4. Thành lập Lacaton & Vassal ở Paris (1987), kể từ đó họ đã thể hiện sự táo bạo thông qua việc thiết kếcác tòa nhà mới và các dự án chuyển đổi. Trong hơn ba thập kỷ, họ đã thiết kế nhiều công trình nhà ở xã hội, văn hóa và giáo dục, không gian công cộng và chiến lược đô thị. Kiến trúc của bộ đôi phản ánh quan điểm của họ về công bằng xã hội và tính bền vững, bằng cách ưu tiên sự khoáng đạt của không gian, tiết kiệm nguyên liệu và sử dụng vật liệu sinh thái.
5. Lacaton & Vassal phát triển dự án từ mọi khía cạnh. Studio của họ cố gắng tưởng tượng cách mọi người sinh hoạt trong không gian như thế nào, đưa ra câu trả lời cho các mối quan hệ về kiến trúc và nội thất mà họ muốn thiết lập. Đối với cặp đôi sáng tạo này, mặt tiền và vật liệu thường xuất hiện ở cuối của quá trình thiết kế dự án.
6. Nguồn cảm hứng chính của bộ đôi, là mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần. Latapie House ở Floirac, Pháp (1993) là dự án đầu tiên họ thực hiện sau khi trở về từ Niger. Đây cũng là công trình đầu tiên ứng dụng công nghệ nhà kính để tạo ra các điều kiện bioclimatic (khí hậu đối với con người). Lacaton & Vassal đã sử dụng ánh nắng mặt trời, kết hợp với hệ thống thông gió tự nhiên, che nắng và cách nhiệt, để tạo ra các vi khí hậu mong muốn.
7. Thông qua việc xây dựng mới và chuyển đổi các tòa nhà, việc tôn vinh những gì đã có từ trước là chính xác những gì họ làm. Công trình dinh thự tư nhân ở Cap Ferret, Pháp (1998) được xây dựng trên một khu đất chưa phát triển dọc theo Vịnh Arcachon, với mục tiêu giảm thiểu sự tác động đến môi trường tự nhiên. Thay vì loại bỏ 46 cây xanh trong khuôn viên, hai kiến trúc sư đã nuôi dưỡng thảm thực vật bản địa, nâng cao ngôi nhà và xây dựng xung quanh các thân cây, cho phép người dân sống giữa thảm thực vật.
Lacaton giải thích, “Những thứ tồn tại từ trước sẽ có giá trị nếu bạn dành thời gian và nỗ lực để xem xét nó một cách cẩn thận.”
8. Trong một cuộc phỏng vấn với Ioana Zacharias Vultur trong Zeppelin n ° 148 (2019), Anne Lacaton nói về cách điện ảnh ảnh hưởng đến công việc của họ. Cô giải thích rằng: “Đạo diễn phim xây dựng bộ phim là ghép nối các hành động, sự kiện, trên nền tàng một địa điểm, tạo ra chuỗi thống nhất,. Trên thực tế, các dự án của chúng tôi cũng cần có những “mảnh vỡ của không gian”, cần ghép nối. Đối với chúng tôi, đó là “sự sản xuất ra không gian” và kiến trúc. ”
9. Được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những nhà sáng tạo ra cách tiếp cận mới để hình thành nhà ở xã hội, theo Anne Lacaton , nhà ở xã hội “không nên tạo thành một mô hình cụ thể”.
10. Trong suốt sự nghiệp của mình, bộ đôi đã từ chối các quy hoạch của thành phố kêu gọi phá bỏ nhà ở xã hội, thay vào đó tập trung vào thiết kế từ trong ra ngoài để ưu tiên phúc lợi của người dân trong tòa nhà và mong muốn của họ về không gian rộng lớn hơn. Cùng với Frédéric Druot và Christophe Hutin, Lacaton & Vassal đã chuyển đổi 530 căn hộ trong ba tòa nhà tại Grand Parc ở Bordeaux, Pháp (2017).
“Chúng tôi không bao giờ coi những gì đang tồn tại là một vấn đề. Chúng tôi nhìn với con mắt tích cực vì có cơ hội làm nhiều hơn với những gì chúng tôi đã có.” Lacaton nói. “Chúng tôi đã đến những nơi mà những tòa nhà có thể sẽ bị phá bỏ và chúng tôi gặp những người, những gia đình gắn bó với nhà ở của họ, ngay cả khi đó không phải hoàn cảnh tốt nhất. Họ thường phản đối việc phá dỡ vì họ muốn ở lại trong khu phố của họ. ”Vassal chia sẻ.
Công trình cải tạo sáng tạo của ba khối nhà ở xã hội này đã được trao Giải thưởng của Liên minh Châu u về Kiến trúc Đương đại năm 2019 – Giải thưởng Mies van der Rohe.
11. Cả hai kiến trúc sư cũng đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Kiến trúc . Lacaton là phó giáo sư Kiến trúc và Thiết kế tại Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich từ năm 2017, và cô đã là giáo sư thỉnh giảng của các trường đại học khác ở Châu u và Hoa Kỳ. Vassal là phó giáo sư tại trường Đại học nghệ thuật, tại Berlin, Đức từ năm 2012 và trước đó đã giảng dạy tại các trường đại học khác ở Đức và Pháp, bao gồm cả trường cũ của anh ấy.
12. Công ty đã lên ý tưởng về một số cách mà một tòa nhà có thể là một phần của đào tạo kiến trúc. Bên cạnh thiết kế nổi bật của Trường Kiến trúc Nantes, các cuộc thi quốc tế, công ty đã gửi các đề xuất khác nhau cho các trường kiến trúc: NEW AARCH – School of Architecture in Aarhus (2016), School of architecture LOCI in Tournai (2014), School of Architecture ở Paris Val de Seine (2002), Trường Kiến trúc ở Compiègne (1997).
13. Một phần tạo nên sự hoàn thiện của các dự án Lacaton & Vassal nằm ở cách lựa chọn vật liệu. Cách tiếp cận mà họ đưa ra để quyết định và nghiên cứu mà họ đưa ra về chủ đề này. Lacaton từng nói: “Đối với chúng tôi đó không phải là vấn đề vật chất đắt và rẻ mà làchất liệu có tốt hay không ”
14 – Năm 2018, công ty kiến trúc của họ có mặt tại Triển lãm Kiến trúc Quốc tế lần thứ 16, La Biennale di Venezia, được chọn bởi Grafton Architects – người từng đoạt Giải Pritzker 2020.
15 – Ngoài giải thưởng nhận được vào năm 2019 từ Fundació Mies van der Rohe, Giải thưởng Liên minh Châu u về Kiến trúc Đương đại, Lacaton & Vassal đã được vinh danh với Giải thưởng Thành tựu Trọn đời, Trienal de Lisboa (2016) và họ là những người nhận giải Giải thưởng lớn BDA, năm 2020; Giải thưởng toàn cầu về kiến trúc bền vững, Cité de l’Architecture & du Patrimoine, 2018, với Druot; Académie d’Architecture, Huy chương Vàng, 2016; Huân chương Heinrich Tessenow, 2016; Giải thưởng Rolf Schock, Nghệ thuật Thị giác, 2014; Giải thưởng về các thành phần xây dựng & ánh sáng ban ngày, Quỹ Villum và Quỹ Velux, 2011; Học bổng Quốc tế của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh, 2009; Grand Prix National d’Architecture, Pháp, 2008; và Giải thưởng Kiến trúc Schelling , 2006.
Thu Vân – Tố Uyên (Biên dịch và tổng hợp từ Archdaily)
© Tạp chí kiến trúc
The post Chủ nhân giải thưởng Pritzker 2021 – Anne Lacaton & Jean-Philippe Vassal và 15 điều cần biết appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3f2Hp4B
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét