Nhằm hỗ trợ đơn vị tư vấn thiết kế giúp khách hàng của mình tân trang nhà cửa và nâng tầm không gian sống hiệu quả, Blum mở ra showroom tại Hà Nội 500m2 với đa dạng giải pháp phụ kiện nội thất hữu dụng, đẳng cấp và đầy độc đáo.
Tư vấn khách hàng với đa dạng giải pháp nội thất
Với 3 nhóm sản phẩm chủ đạo gồm: tay nâng tủ treo tường, bản lề tủ, ray trượt ngăn kéo, Blum còn tích hợp thêm công nghệ chuyển động và bộ dụng cụ bếp nhằm hỗ trợ giải quyết các nhu cầu phổ biến và đặc trưng ở mỗi khách hàng. Chẳng hạn nếu khách hàng của bạn có nhu cầu:
1. Mở rộng diện tích lưu trữ
Blum cung cấp đa dạng giải pháp phụ kiện nội thất độc đáo giúp tận dụng thông minh không gian sẵn có trong nhà như tủ kho 5 tầng SPACE TOWER, ngăn kéo hẹp SPACE TWIN, ngăn kéo góc SPACE CORNER, ngăn kéo dưới chậu rửa Sink drawer hay bục thang ngăn kéo SPACE STEP.
2. Thao tác, xử lý công việc thuận tiện hơn
Hệ thống hỗ trợ đóng mở bằng điện SERVO-DRIVE giúp nâng hạ cửa tủ nhanh chóng bằng cách nhấn mở và bật công tắc, hoặc tích hợp công nghệ nhấn mở TIP-ON để chỉ cần nhấn là có thể mở cửa tủ mà không cần dùng đến tay nắm. Đồng thời, Blum còn tiên phong công nghệ giảm chấn BLUMOTION đảm bảo hệ tủ đóng lại êm ái dù lực đóng mạnh thế nào, giữ không gian sống luôn được yên tĩnh.
3. Đồng bộ nội thất theo phong cách tối giản
Thấu hiểu nhu cầu tân trang không gian nhà cửa ở nhóm khách hàng trung lưu tại Việt Nam, các dòng sản phẩm của Blum luôn cung cấp hệ màu trung tính, tối giản phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, ví dụ như ngăn kéo LEGRABOX của Blum có thiết kế thanh mảnh, màu trắng và xám; bộ khung chia ngăn kéo AMBIA-LINE vuông vắn làm bằng thép phủ nhựa sang trọng, hòa hợp với thẩm mĩ chung của ngăn kéo.
Bên cạnh đó, Blum còn có bản lề CRISTALLO dành riêng cho khung cánh kính. Khách hàng chỉ cần dán lên mặt kính mà không cần dùng đến khoan vít, giúp bảo lưu vẻ trang nhã của tủ nội thất nhà khách hàng.
Gọi Blum Hà Nội là không gian lý tưởng để khởi phát ý tưởng thiết kế
Dạo quanh không gian nội thất lý tưởng thoáng đãng 500m2 tại Showroom Blum Hà Nội, các nhà thiết kế nội thất hoàn toàn có thể minh họa trực quan và cụ thể ý tưởng của mình với khách hàng.
Với từng khu trưng bày sản phẩm sáng tạo như Giải pháp cho phòng giặt, Giải pháp cho phòng tắm, Hệ thống tay nâng, hay Khu so sánh tủ bếp, nhà thiết kế nội thất tự tin đề xuất những giải pháp tối ưu, thiết thực giúp nâng tầm không gian sống hiệu quả, qua đó thỏa mãn mong đợi riêng biệt và vấn đề hiện có của khách hàng.
Những ưu điểm không thể bỏ qua khi đến showroom Blum:
Tự do trải nghiệm miễn phí các phụ kiện nội thất đẳng cấp
Được tư vấn miễn phí tiêu chuẩn thiết kế và xu hướng nội thất mới nhất trên thế giới
Phong cách trưng bày Châu Âu sang trọng
Không gian 500m2, không giới hạn lượt khách
Đội ngũ nhân viên Blum hỗ trợ tận tình
Thông tin về Showroom Blum Hà Nội:
Tầng 1, tòa nhà CT2, Tràng An Complex Số 1 đường Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy
Nhằm lựa chọn phương án kiến trúc tốt nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu thẩm mỹ, cảnh quan, công năng sử dụng, tính chất của công trình và có tính khả thi cao, Tổng công ty Hợp tác kinh tế tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc dự án “Trụ sở Tổng công ty Hợp tác kinh tế/Quân khu 4” .
Thông tin thi tuyển:
1. Tên cuộc thi: Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án Trụ sở Tổng công ty Hợp tác kinh tế/Quân khu 4.
2. Địa điểm xây dựng: Số 187 đường Lê Duẩn, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Tổng công ty Hợp tác kinh tế.
4. Hình thức tổ chức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi.
Dành cho các tổ chức (gọi tắt là đơn vị thiết kế) có kinh nghiệm và đủ năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô dự án theo quy định trong Quy chế thi tuyển được đăng ký tham gia cuộc thi. Đồng thời chủ đầu tư trực tiếp mời một số đơn vị tư vấn thiết kế trong nước có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín tham gia cuộc thi.
5. Thời gian và kế hoạch thi tuyển:
Thời gian phát hành hồ sơ mời thi tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 29/4/2022.
Thời gian nộp hồ sơ dự thi: Trước 11h ngày 30/5/2022.
Thời gian tổ chức họp Hội đồng thi tuyển, đánh giá, lập báo cáo đề xuất lựa chọn phương án kiến trúc, công bố kết quả thi tuyển: Từ 31/5/2022 – 17/6/2022.
6. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất (01 giải): 30.000.000VNĐ (Ba mươi triệu đồng);
Giải Nhì (01 giải): 20.000.000 VNĐ (Hai mươi triệu đồng);
Giải ba (01 giải): 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng).
Hỗ trợ thêm 02 đơn vị tư vấn tham gia dự thi không đạt giải, mỗi đơn vị tư vấn: 10.000.000 VNĐ (Mười triệu đồng).
7. Hình thức đăng ký và phát hành hồ sơ mời thi tuyển:
Hồ sơ đăng ký dự thi gửi đến Đơn vị tổ chức thi tuyển – Tổng công ty Hợp tác kinh tế.
Địa điểm: Số 187, đường Lê Duẩn, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Người liên hệ: Lương Xuân Tú – Trợ lý Phòng Kế hoạch – Thị trường.
(Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác thi tuyển (Kế hoạch thi tuyển, Nhiệm vụ thiết kế, Quy chế thi tuyển, Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi, Quy hoạch mặt bằng,…) được cung cấp miễn phí cho các đơn vị tư vấn quan tâm đăng ký dự thi.)
Với sứ mệnh cải thiện lưu chuyển dòng người và hướng đến cuộc sống đô thị thông minh hơn, Tập đoàn KONE đã cho ra mắt dòng thang máy kỹ thuật số ứng dụng công nghệ API hiện đại tiên tiến hàng đầu hiện nay.
Công nghệ API – Tái định nghĩa trải nghiệm thang máy
Nếu như trước đây, thang máy được xem đơn giản là một phương tiện để di chuyển nhanh và thuận tiện hơn giữa các tầng lầu trong tòa nhà. Thì giờ đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng ngày càng tăng lên, đòi hỏi cần có những thay đổi vượt bậc nhằm cải thiện chất lượng thang máy trong các khu trung và cao tầng.
Mới đây, Tập đoàn KONE – một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành thang máy, thang cuốn vừa cho ra mắt dòng sản phẩm thang máy kỹ thuật số KONE DX được tích hợp nền tảng kết nối, lập trình ứng dụng Application Programming Interface – APIs. Được biết, công nghệ APIs (Application Programming Interfaces) là một “giao diện” giữa phần mềm với phần mềm, cho phép truy cập dữ liệu hoặc dịch vụ giữa các ứng dụng khác nhau.
Có thể nói, các API trong hệ điều hành là cơ sở để thế giới ứng dụng bùng nổ và các API giữa các module trong các hệ thống doanh nghiệp là cơ sở để kinh tế phát triển nhờ tận dụng “tài nguyên” của nhau. Nhờ sự đột phá của công nghệ API mà hệ thống thang máy và ứng dụng quản lý tòa nhà sẽ tương tác dễ dàng, góp phần nâng tầm chất lượng ứng dụng của hệ thống thang máy kỹ thuật số.
Gọi thang máy được tích hợp API thông qua ứng dụng điện thoại di động.
Bên cạnh đó, API còn có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để chủ tòa nhà có thể cải thiện chất lượng dịch vụ, cũng như xử lý kịp thời những lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Thang máy kỹ thuật số KONE DX – Nâng tầm kết nối tương lai
Ứng dụng công nghệ API, thang máy kỹ thuật số KONE DX đã tạo ra nền tảng cốt lõi là công nghệ kết nối KONE API góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng trong mọi loại hình lưu chuyển dòng người khác nhau trong và giữa các tòa nhà. Chính những tính năng ưu việt trên nền tảng này đã giúp khách hàng tiết kiệm thời gian nhờ các dịch vụ công nghệ cao như: API Gọi thang bằng điện thoại di động, API Kết nối robot dịch vụ, API Trạng thái thiết bị, API Thông tin dịch vụ…
Hơn thế nữa, giải pháp thông minh API còn giúp thang máy KONE DX tương thích với các hệ sinh thái quản lý của tòa nhà cũng như các sản phẩm hỗ trợ API khác, hướng đến mục tiêu kiến tạo đô thị thông minh, bền vững. Thang máy kỹ thuật số KONE DX cho phép khách hàng tùy chỉnh và tích hợp với các phần mềm, dịch vụ cộng thêm cho thang máy trong suốt vòng đời sử dụng của tòa nhà, điều mà những thang máy thông thường chưa thể làm được. Công nghệ API là một bước đột phá, tạo nên sự khác biệt của KONE dành cho các khách hàng, bao gồm các đơn vị tư vấn, phát triển và chủ tòa nhà để thích ứng và nâng cấp trải nghiệm di chuyển trong thang máy theo nhu cầu hiện tại và trong tương lai.
Với dòng thang máy kỹ thuật số KONE DX mới này của mình, Tập đoàn KONE không chỉ tái định nghĩa trải nghiệm thang máy của người dùng bằng việc tích hợp công nghệ API trong hệ sinh thái quản lý tòa nhà mà còn nâng cao giá trị cho công trình.
Hiện nay, công nghệ API được ứng dụng rất nhiều trong việc quản lý khách sạn trên thế giới. Chẳng hạn như, JW Marriott Thượng Hải sử dụng robot giao nhận kết nối API với thang máy KONE để phục vụ khách lưu trú thay thế cho nhân viên khách sạn.
Ứng dụng công nghệ API, thang máy kỹ thuật số KONE DX mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt.
Ngoài ra, các giải pháp của KONE đã được sử dụng trong những dự án lớn tại Việt Nam như MGM Grand Hồ Tràm, Le Meridien Sài Gòn, JW Marriott Hà Nội, InterContinental Nha Trang, Hilton Đà Nẵng, Pullman Phú Quốc, Masteri Thảo Điền, Sunrise City, Centre Point Tower…
Đặc biệt, hệ thống KS SOJO Hotels tại Việt Nam còn tích hợp ứng dụng API gọi thang bằng điện thoại di động để nâng cao trải nghiệm “khách sạn không chạm”. Nhờ đó, người dùng có thể hạn chế tối đa sự tiếp xúc vật lý cũng như tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, ngăn chặn rủi ro về dịch bệnh.
Thông tin về Tập đoàn KONE:
Được thành lập từ năm 1910 tại Phần Lan, đến nay, KONE đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những tập đoàn dẫn đầu trong ngành thang máy và thang cuốn.
Với chiếc lược “Thành công bền vững cùng khách hàng” và hiện đại hóa không ngừng các giải pháp của mình, KONE đã được Forbes bình chọn là một trong 100 công ty sáng tạo nhất thế giới 7 năm liên tiếp. Đại diện KONE cho biết, trong tương lai, KONE sẽ tiếp tục nghiên cứu những giải pháp giúp người sử dụng thang máy và thang cuốn có được những trải nghiệm sống, làm việc và vui chơi thông minh hơn.
Ngày nay, thị trường bất động sản cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì thế các Chủ đầu tư luôn cố gắng áp dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn tiến độ dự án và không ngừng nâng cao chất lượng của các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhà ở cho người dân.
Tuy nhiên, trên thực tế muốn đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn giữ vững và nâng cao chất lượng dự án là một điều không dễ dàng. Để thực hiện được việc này đòi hỏi các Chủ đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn qua việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới và có kế hoạch dự phòng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra khiến cho tiến độ dự án bị trì hoãn hoặc ảnh hưởng xấu đến chất lượng của công trình.
Giải pháp đẩy mạnh tiến độ song song với nâng cao chất lượng công trình
Thực tế cho thấy thị trường bất động sản đang gặp khá nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới bất ổn từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, dẫn đến tình trạng lạm phát, giá xăng, vật liệu xây dựng tăng cao. Một phân tích của Savills World Research đã chỉ ra lạm phát chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản, vì khiến cho nhiều dự án xây dựng đang thi công bị ngưng trệ, tiến độ hoàn thành bị chậm rất nhiều so với kế hoạch ban đầu.
Để hạn chế áp lực tăng giá bất động sản và bảo đảm tiến độ triển khai dự án, các chủ đầu tư cần nghiên cứu và lựa chọn công nghệ mang lại giải pháp tối ưu cho chất lượng công trình. Một trong những công nghệ được xem là phát tiến then chốt, làm thay đổi cục diện của ngành xây dựng trong những năm gần đây là Precast DFMA.
Các công trình nổi tiếng thế giới ứng dụng công nghệ Precast
DFMA (Design for manufacturing and assembly) là công nghệ có nguồn gốc từ ngành công nghiệp sản xuất, có hai giai đoạn trong quá trình phát triển DFMA gồm thiết kế cho chế tạo (DFM) và thiết kế để lắp đặt (DFA). Công nghệ này đã xuất hiện từ cuối những năm 1960, 1970 và phải mất nhiều thập kỷ trước khi đổi mới và ứng dụng thành công vào xây dựng.
DFMA là công nghệ xây dựng được thực hiện từ ý tưởng thiết kế chia tách công trình thành các module bê tông đúc sẵn, sản xuất và kiểm soát chất lượng các module này trong nhà máy bê tông công nghiệp hóa; sau đó, vận chuyển và lắp đặt tại công trường thành một công trình hoàn chỉnh bằng các thiết bị chuyên dụng.
DFMA là công nghệ thi công xây dựng tiên tiến nhất hiện nay được ứng dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc…. , với nhiều ưu điểm vượt trội.
Ưu điểm vượt trội của công nghệ Precast DFMA
Công nghệ thi công DFMA là biện pháp thi công tiên tiến hiện đại với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với thi công theo kiểu truyền thống, nổi bật là:
Đẩy nhanh tiến độ thi công và tiết kiệm nhân công
Nhờ áp dụng công nghệ Precast, tiến độ thi công sẽ nhanh hơn từ 15%-20% so với thi công truyền thống. Kết quả này có được vì công nghệ sử dụng thiết bị hiện đại, chuyên môn hóa công tác thi công và giảm phụ thuộc vào nhân công lao động.
Về nhân công, so với thi công truyền thống, công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm 25%-40% nhân công xây dựng lao động trực tiếp. 80% khối lượng công trình được chế tạo trong nhà máy công nghiệp hóa. Do đó, năng suất của nhân công xây dựng nâng cao, nhờ tập trung làm việc theo dây chuyền chuyên môn hóa ở nhà máy.
Kiểm soát tốt chất lượng công trình và bảo vệ môi trường
DFMA là công nghệ thi công xây dựng tiên tiến nhất hiện nay được ứng dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc… Một số công trình nổi tiếng ứng dụng công nghệ Precast DFMA trên thế giới có thể kể đến như : Opera House- Sydney-Australia, Jubilee Church-Rome-Italy, Villa Saitan – Kyoto, Japan, Metlife Building-Manhattan, New York.
Công nghệ thể hiện sự nhất quán về chất lượng công trình, vì toàn bộ công việc xây dựng được quản lý trong môi trường nhà máy, công nhân. Nhờ vậy, độ an toàn được đảm bảo, giảm thiểu phần lớn các công tác thi công cần nhân lực làm việc ở các khu vực trên cao nguy hiểm.
Thi công theo theo công nghệ DFMA trên thế giới
Đặc biệt, công nghệ còn giúp bảo vệ môi trường, không có công tác xây tô, ván khuôn tại công trường vì vậy hạn chế phát sinh rác thải ra môi trường và sử dụng khuôn thép tái sử dụng để đúc các module tạo giá trị bền vững cho công trình.
Công nghệ DFMA theo tiêu chuẩn Singapore tại dự án iD Junction
Nhận thấy những lợi ích vượt trội đó, Tây Hồ Group đã ứng dụng công nghệ này vào dự án iD Junction. Đến nay, dự án đã hoàn thành 80% móng nhà Sunrise Villas, trên công trường hạn chế được lượng rác thải xây dựng ra môi trường, nâng cao tiêu chuẩn an toàn bảo vệ nhân công lao động, đảm bảo chất lượng công trình được kiểm soát đồng nhất trong môi trường công nghiệp hóa của nhà máy.
Nhờ ứng dụng công nghệ này, việc triển khai thi công được tổ chức tập trung theo cụm, đảm bảo tổ chức thi công bài bản, công trường gọn gàng, công tác xây dựng không ảnh hưởng đến hạ tầng, cây xanh cảnh quan đã được triển khai trước đó.
Ở công trường xây dựng của iD Junction dễ dàng tìm thấy những mảng xanh
Công nghệ thi công DFMA tại dự án ID Junction được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn quản lý thi công DFMA của Singapore, quốc gia có hơn 30 năm phát triển và ứng dụng thành công công nghệ DFMA. Mỗi năm, thị trường xây dựng Singapore có trung bình 15000 căn hộ HDB (housing development Board – bộ xây dựng Singapore) và hơn 90% các dự án tư nhân ứng dụng công nghệ DFMA nhờ những ưu điểm vượt trội so với thi công truyền thống.
Bãi đúc bê tông tại dự án iD Junction
Với mong muốn cung cấp cho khách hàng một công trình chất lượng cao theo tiêu chuẩn Singapore và cam kết tiến độ triển khai, Nhà phát triển Tây Hồ Group tạo sự khác biệt khi hợp tác cùng nhà tư vấn thiết kế hàng đầu Rankine & Hill trực thuộc tập đoàn Ong & Ong Singapore thành lập từ năm 1980 để ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến này cho dự án ID Junction.
Ngày 27/4 vừa qua, tại Eurotile Ceter Danang (277 đường Nguyễn Văn Linh) đã diễn ra Lễ công bố và trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình kiến trúc của Kiến trúc sư, đồ án tốt nghiệp đào tạo Kiến trúc sư đạt Giải thưởng Kiến trúc Sao biển do BCH Hội KTS Đà Nẵng – BTC Giải thưởng Kiến trúc Sao biển lần thứ 2 – EUROTILE 2021 tổ chức. Đồng thời, vào lúc 9h30 cùng ngày, BCH Hội KTS Đà Nẵng cũng tổ chức Chương trình cà phê sáng cùng Kiến trúc sư số thứ 5 – Tọa đàm về chủ đề Chuyển đổi số ngành xây dựng thành phố Đà Nẵng.
Tham dự buổi lễ về phía Hội KTS Việt Nam có NCS KTS Vũ Quang Hùng, UVBTV Hội KTS VN; Về phía Liên hiệp các Hội VHNT TP: Ông Nguyễn Nho Khiêm, Phó Chủ tịch Thường trực LH Hội; Về phía Ban tổ chức – Hội KTS TP Đà Nẵng: TS KTS Tô Văn Hùng, Chủ tịch Hội – Trưởng BTC; ThS KTS Trần Phước Hòa Bình, PCT Hội; KTS Trương Văn Ngọc CVP Hội; Về phía Hội QH&PTĐT TP: Ông Nguyễn Cửu Loan, PCT Hội; Về Đại diện Lãnh đạo Trưởng, phó Khoa Kiến trúc các Trường ĐH đào tạo KTS tại TP: Bách Khoa, Kiến trúc, Duy Tân, Sư phạm Kỹ thuật, cùng các đơn vị truyền thông, như: Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng – DRT, Tạp chí Đô thị và phát triển, Báo Đà Nẵng; và các KTS tiêu biểu, KTS hoạt động trên địa bàn thành phố, KTS, sinh viên kiến trúc đạt giải: BCN CLB KTS trẻ: TP Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Nam, đại diện các nhà tài trợ.
“GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC SAO BIỂN LẦN THỨ II – EUROTILE 2021” được phát động với mong muốn thúc đẩy xu hướng Kiến trúc bền vững tiên tiến tại khu vực Miền Trung Tây Nguyên Việt Nam, tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về công trình xanh, kiến trúc xanh cho Kiến trúc sư, sinh viên các chuyên ngành Kiến trúc – Quy hoạch – Xây dựng. Đồng thời tìm kiếm và tôn vinh những đồ án kiến trúc xuất sắc, tạo ra cơ hội việc làm đầy triển vọng cho các sinh viên kiến trúc có các đồ án xuất sắc tại các công ty tư vấn kiến trúc, bất động sản, vật liệu và xây dựng hàng đầu ở Việt Nam. Các đồ án xuất sắc tham dự vòng chung kết cũng là nguồn tư liệu quan trọng để triển khai các chương trình truyền thông, xuất bản liên quan đến Kiến trúc bền vững, tiên tiến, tích hợp các công nghệ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày 08/4/2022, Ban tổ chức đã tổ chức thành công buổi xét chọn tác phẩm công trình kiến trúc của Kiến trúc sư và đồ án tốt nghiệp đào tạo Kiến trúc sư nhằm chọn ra các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc của Kiến trúc sư và Sinh viên kiến trúc khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Kết quả giải thưởng
1. Đối với tác phẩm công trình kiến trúc của Kiến trúc sư:
Giải Nhất (01 giải): Tác phẩm công trình kiến trúc Công viên APEC: KTS Hồ Xuân Thuần, KTS Nguyễn Xuân Trung, KTS Nguyễn Văn Thành, KTS Nguyễn Huy Hoàng, Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Phố Xanh;
Giải Nhì (01 giải): Tác phẩm công trình kiến trúc Trường Tiểu học Lý Tự Trọng: KTS Cao Thị Thu Thảo, Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng An Thy;
Giải Ba (01 giải): Tác phẩm công trình kiến trúc Nha khoa nụ cười Việt: KTS Nguyễn Xuân Minh, Công ty Cổ phần Kiến trúc BHA.
Giải Khuyến khích (03 giải):
Giải Khuyến khích 1: Tác phẩm công trình kiến trúc Khu vui chơi thiếu nhi Eggzero: KTS Lê Kỳ Lân, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Trứng Vàng;
Giải Khuyến khích 2: Tác phẩm công trình kiến trúc Samalia Boutique Hotel & Spa: KTS Võ Lương Quang, Liên doanh Công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc Nắng Xanh và Công ty TNHH Việt Gia Phát – SDESIGN;
Giải Khuyến khích 3: Tác phẩm công trình kiến trúc Kien’s house: KTS Nguyễn Văn Thương, KTS Đoàn Văn Quyết, KTS Nguyễn Lưu Hội, Công ty TNHH Kiến trúc và Đô thị Ciar;
2. Đối với đồ án các sinh viên tốt nghiệp:
Giải Nhất (01 giải): Đồ án ký hiệu NT2021 – Nông trại du lịch thực nghiệm: Nguyễn Hữu Thông – Trường Đại học Khoa học Đại học Huế.
Giải Nhì (01 giải): Đồ án ký hiệu số HD0610 – Cải tạo tổ hợp không gian trưng bày chung cư Đống Đa: Phạm Ngọc Hoài Dương – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Giải Ba (01 giải): Đồ án ký hiệu số TN0605 – Khu du lịch nghỉ dưỡng Cẩm Kim, Hội An: Mai Trọng Nhân – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Giải Khuyến khích (03 giải):
Giải Khuyến khích 1: Đồ án ký hiệu số PG0277 – Bảo tàng Nón ngựa Phú Gia: Đặng Phúc Gia – Trường Đại học Duy Tân;
Giải Khuyến khích 2: Đồ án ký hiệu số DT1216 – Nhà cộng đồng làng chài Thọ Quang: Phan Duy Tân – Trường Đại học Duy Tân;
Giải Khuyến khích 3: Đồ án ký hiệu số AH9724 – Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Bán đảo Sơn Trà: Nguyễn Trung Hiếu – Trường Đại học Bách Khoa;
Một số hình ảnh tại buổi lễ
Chương trình Cà phê sáng cùng Kiến trúc sư, số thứ 5 – Tọa đàm về chủ đề Chuyển đổi số ngành xây dựng thành phố Đà Nẵng
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc từ môi trường thực mà chúng ta đã quen thuộc sang môi trường mới là môi trường số.
Đặc biệt đây là chương trình đầu tiên Hội KTS Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm để cấp Giấy chứng nhận CPD – chứng nhận hành nghề liên tục để cấp Chứng chỉ hành nghề cho Kiến trúc sư. Trong phạm vi buổi tọa đàm, BTC xin giới thiệu 04 chuyên đề liên quan đến chuyển đổi số trong ngành xây dựng đến giới Kiến trúc sư trên địa bàn thành phố tham dự trực tiếp tại Hội trường EUROTILE CENTER DANANG và KTS cả nước tham dự trực tuyến qua mạng internet gồm:
Chuyên đề 1: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về thẩm định, cấp phép xây dựng tại thành phố Đà Nẵng – Diễn giả: ThS KTS Trần Phước Hòa Bình, PCN UBKT TW – UVBCH Hội KTS Việt Nam, PCT Hội KTS Đà Nẵng, PCN BĐH CLB KTS trẻ Việt Nam.
Chuyên đề 2: Chữ ký số cho cá nhân, doanh nghiệp lĩnh vực thiết kế xây dựng – Diễn giả: Ông Trần Quang Hưng, Kỹ sư CNTT, Trưởng khối giải pháp Doanh nghiệp VNPT Đà Nẵng.
Chuyên đề 3: Giới thiệu dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đô thị và quy hoạch thành phố Đà Nẵng trên hệ thống GIS – Diễn giả: ThS KS CNTT Bùi Văn Khánh, CEO Công ty TNHH SGMC Việt Nam.
Chuyên đề 4: Các ứng dụng chuyển đổi số trong thiết kế công trình xây dựng – Diễn giả: PGS TS KTS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Kiến trúc Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội ban hành 2 văn bản quyết định phê duyệt phân khu đô thị phường Viên Sơn và phân khu đô thị phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, tỷ lệ 1/2.000.
Ảnh minh họa.
Theo đó, quy hoạch phân khu đô thị phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây. Khu vực nghiên cứu nằm phía Đông trung tâm thị xã Sơn Tây; thuộc địa giới hành chính phường Viên Sơn. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu: Phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Nam Giáp xã Thọ Lộc, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; Phía Tây giáp phường Lê Lợi, phường Quang Trung. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 296,78ha. Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 18.650 người. Còn khu đô thị phường Trung Sơn Trầm, khu vực nghiên cứu nằm phía Nam trung tâm thị xã Sơn Tây, thuộc địa giới hành chính phường Trung Sơn Trầm.
Phạm vi, ranh giới nghiên cứu: Phía Bắc giáp phường Sơn Lộc; Phía Nam giáp xã Sơn Đông và xã Tích Giang – huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp xã Tích Giang – huyện Phúc Thọ; Phía Tây giáp xã Thanh Mỹ, xã Kim Sơn. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch: khoảng 360,89ha. Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 13.100 người.
Mục tiêu quy hoạch, cụ thể hóa quy hoạch chung thị xã Sơn Tây (lồng ghép đô thị vệ tinh Sơn Tây) đến năm 2030 đã được UBND Thành phố phê duyệt; đảm bảo phát triển đô thị phù hợp với định hướng chung của đô thị Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; phát triển hài hòa giữa cải tạo và phát triển mới. Làm cơ sở pháp lý để quản lý kiểm soát phát triển đô thị trong khu vực; lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
Tính chất và chức năng khu vực, là khu vực phát triển đô thị có hệ thống cây xanh, mặt nước cảnh quan hấp dẫn có hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Khu vực có các không gian công cộng, không gian mở hấp dẫn gắn với khai thác văn hóa nghệ thuật cộng đồng, xây dựng khu vực phát triển hỗn hợp gắn với đầu mối giao thông công cộng đường sắt đô thị theo mô hình TOD.
Phát triển đô thị sinh thái là mục tiêu mà nhiều quốc gia hướng đến cho một tương lai bền vững. Thành phố Hà Nội có đủ các điều kiện để phát triển theo tiêu chí đô thị xanh, đô thị sinh thái nhờ diện tích cây xanh, mặt nước lớn, số lượng di tích nhiều. Yếu tố cân bằng giữa bảo tồn và phát triển mới cũng đã được cân nhắc.
Thành phố Hà Nội đang tiếp tục phát triển theo tiêu chí đô thị xanh, đô thị sinh thái nhờ diện tích cây xanh, mặt nước lớn.
Hội tụ nhiều yếu tố phát triển bền vững
Tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011, Hà Nội được xác định sẽ là thành phố “xanh” bền vững về môi trường; đô thị sinh thái, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người; xây dựng thành phố cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển mới. Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg, các thị trấn huyện lỵ hiện hữu phát triển theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp.
Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) diễn ra ngày 23 và 24-2, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã có tờ trình đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô nhằm xác định các định hướng quy hoạch phù hợp với thực tiễn, nhận diện những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất một số định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chất lượng sống là cơ bản. Tờ trình đã nêu định hướng phát triển không gian tại các khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn và khu vực phát triển nông thôn (khu vực hành lang xanh)…
Về định hướng phát triển đô thị sinh thái, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận định, Hà Nội hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị xanh bền vững. Đó là lợi thế tự nhiên gồm hệ thống sông hồ dày đặc, thổ nhưỡng đặc sắc, phong phú với những vùng nông nghiệp hoàn chỉnh, tạo không gian để chuyển hóa, tái sinh vật chất dư thừa trong quá trình đô thị hóa.
Còn GS.TS.KTS Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu quan điểm: “Phát triển đô thị sinh thái là hết sức cần thiết, phục vụ cho phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, hiện các tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái vẫn chưa được nêu trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Do đó, cần phải có những nghiên cứu sâu về đô thị sinh thái với những tiêu chí cụ thể. Mô hình thị trấn sinh thái ở mỗi khu vực đều có giải pháp khác nhau. Đối với Thủ đô Hà Nội, việc phát triển các đô thị sinh thái – thị trấn sinh thái phải theo tiêu chí phát triển bền vững trong điều kiện của Thủ đô”.
Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh
Cũng theo GS.TS.KTS Đỗ Hậu, để hình thành được các thị trấn sinh thái làm động lực cho quá trình phát triển khu vực nông thôn, cần phải ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng công nghệ kỹ thuật vật liệu sạch. Đối với Thủ đô Hà Nội, việc đưa nội dung phát triển xanh, tiêu chí xanh vào quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị là hết sức cần thiết.
Thời gian qua, nhiều khu đô thị xây dựng ở Hà Nội được gọi là đô thị sinh thái hay đô thị xanh. Nhiều dự án khu đô thị đang trong quá trình hình thành cũng hướng đến tiêu chí này với việc ưu tiên bố trí diện tích cho mặt nước, cây xanh cũng như tổ chức không gian công cộng tốt. Nhìn nhận hướng phát triển này dưới góc độ chuyên môn, PGS.TS.KTS Trần Nam, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, cảnh quan sinh thái đô thị không đơn thuần là cây xanh, mặt nước mà là một hệ thống có tính liên thông. Tại các khu đô thị mới, nhất là với những nơi có điều kiện tự nhiên, đang được ưu tiên thiết lập hệ thống cây xanh, mặt nước. Đây là điều rất tốt nhưng nên lưu ý để hệ thống này không bị đứt đoạn mà phải có sự kết nối, tạo không gian công cộng và một hệ sinh thái thực sự tốt hơn.
Cũng theo PGS.TS.KTS Trần Nam, cảnh quan sinh thái Hà Nội có thể chia làm 2 khu vực, gồm khu vực nội thành cũ (trong Vành đai 1, 2) và các khu vực phát triển mở rộng mới từ sau Vành đai 2, 3, 4). Với các khu vực nội thành cũ nên tập trung chỉnh trang, nâng cao hiệu quả sử dụng của các cảnh quan sinh thái đã có như các đoạn sông, hồ, vườn hoa, công viên… Tại khu vực mở rộng, bên cạnh giữ gìn ý tưởng vành đai xanh, chính quyền nên có các định hướng quy hoạch trước các công viên, cây xanh, mặt nước cùng với vùng đệm sinh thái của các cảnh quan đó trước khi thực hiện các quy hoạch khác.
Phát triển và nâng cao hiệu quả cảnh quan sinh thái đô thị là một tiêu chí quan trọng hướng đến xây dựng một đô thị phát triển bền vững. Với định hướng phát triển theo tiêu chí đô thị xanh, đô thị sinh thái trong tương lai gần và việc giữ gìn những giá trị cảnh quan sinh thái hiện có, gắn bảo tồn với phát triển, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô.
Theo TS.KTS Trương Ngọc Lân – Phó Trưởng khoa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng), để gìn giữ các công trình theo lối kiến trúc Pháp cổ, đồng thời tiếp tục phát triển, khai thác hiệu quả kinh tế – xã hội từ những công trình ấy, chúng ta nên học tập theo mô hình “bảo tồn thích ứng”.
Biệt thự số 9 đường Thanh Niên mang phong cách miền Bắc nước Pháp từng thuộc sở hữu của Giám đốc Nhà máy Gạch ngói Đông Dương.
Hà Nội đẹp và quyến rũ bởi những công trình kiến trúc. Sự đan xen hòa quyện giữa các đường nét kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp đã tạo nên một không gian kiến trúc Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại cùng tồn tại mãi với thời gian.
Nói về những giá trị của hàng loạt biệt thực, công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội, TS.KTS Trương Ngọc Lân – Phó Trưởng khoa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng) chia sẻ: Không thể không nhắc đến những giá trị di sản mà chúng mang lại. Tuy nhiên, tôi muốn nói sâu hơn, về khía cạnh chuyên môn, công trình mà do là người Pháp xây dựng trước năm 1954 ở Hà Nội có rất nhiều giá trị về lịch sử, xã hội, nghệ thuật…
Thứ nhất, sự xuất hiện của các công trình kiến trúc Pháp đã tạo ra những mô hình sinh hoạt mới. Trước đây chúng ta chỉ ở nhà liền kề, nhà theo kiểu nông thôn, nhưng giờ đây xuất hiện nhà kiểu phương Tây, tích hợp nhiều chức năng… Sự xuất hiện của những công trình kiến trúc Pháp đánh dấu thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam, từ truyền thống sang hiện đại.
Thứ hai, đó là sự thay đổi về quan điểm, tư duy nghệ thuật, tư duy về cái đẹp. Trước đây chúng ta chỉ có một luồng nghệ thuật truyền thống thôi, nhưng những người ở thế hệ sau đã chấp nhận những luồng nghệ thuật phương Tây và đến ngày nay nó đã trở thành một phần của đời sống nghệ thuật của người Việt Nam.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến giá tị về mặt kỹ thuật, công nghệ. Những kiến trúc sư người Pháp đã sáng tạo dựa trên nguyên tắc kết hợp khéo léo giữa mặt bằng, phân vị khối kiến trúc công trình theo ngôn ngữ kiến trúc cổ điển phương Tây với bộ mái dốc phương Đông và chi tiết trang trí phỏng theo văn hóa kiến trúc truyền thống địa phương trên mặt đứng công trình, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp thích ứng với sự khắc nghiệt về khí hậu nhiệt đới ở Hà Nội, nóng, ẩm về mùa hè và lạnh về mùa đông được áp dụng, như: Mái dốc thường đua xa cùng với hàng hiên rộng để che mưa, chống nắng; sử dụng tầng bán hầm, tầng áp mái trong công trình cùng các ô trống ở sát sàn và trần của các phòng để tăng cường hiệu quả tích cực của thông thoáng tự nhiên và giảm độ ẩm tương đối thường rất cao ở Hà Nội vào đầu mùa hè.
Cuối cùng, về kiến trúc đô thị, sự đa dạng về phong cách kiến trúc biệt thự Pháp ở Hà Nội thể hiện đúng quy luật tiếp biến văn hóa trong phát triển của kiến trúc, đi từ nhập khẩu đến kết hợp và sau cùng là sáng tạo phong cách kiến trúc phù hợp với địa phương. Bên cạnh giá trị đơn lẻ về kiến trúc biệt thự, rất cần sự thống nhất về giá trị tổng thể của kiến trúc Pháp như là di sản kiến trúc đô thị lịch sử – một thành phần quan trọng góp phần tạo nên giá trị của cấu trúc không gian đô thị khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội để có giải pháp can thiệp thích ứng và nhất quán trong quá trình phát triển hiện nay. Quá trình phát triển kiến trúc biệt thự ở Hà Nội trong gần một trăm năm đã tạo nên một quỹ di sản kiến trúc và đô thị có giá trị, góp phần làm nên bản sắc đô thị.
Đánh giá về công tác bảo tồn, duy tu, tôn tạo các công trình có lối kiến trúc Pháp tại Thủ đô, TS.KTS Trương Ngọc Lân cho rằng “chưa hoàn chỉnh”. Bởi, có rất nhiều công trình thuộc sở hữu bởi nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức, tư nhân… khác nhau. Và những chủ sở hữu này chưa hiểu hết về những giá trị của di sản. Ngoài ra, có rất nhiều công trình kiến trúc chưa được xếp hạng. Nên theo thời gian dài sử dụng, sang tên đổi chủ… hầu hết các công trình đều bị biển đổi, thay đổi so với ban đầu, thậm chí có những công trình đã bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Có thể thấy, công tác bảo tồn hiện nay chưa theo kịp được cái sự phát triển đô thị của xã hội. Dù Hà Nội đã có một danh sách các công trình trước năm 1954 là công trình công cộng để mà đưa vào kế hoạch bảo tồn, tôn tạo. Đồng thời cũng có danh sách các biệt thự được chấm điểm, xếp hạng để bảo vệ, duy tu. Tuy vậy, hiệu lực quản lý thì còn yếu kém, chưa tốt. Hơn hết, khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp phải là sự rà soát, kiểm tra còn chưa được sát sao. Dẫn đến việc quản lý các công trình, di sản… chưa thực sự thống nhất.
Cuối năm 2021, UBDN quận Hoàn Kiếm (Hà Nội, Việt Nam) phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Paris (PRX – Cộng hoà Pháp) tổ chức trưng bày dự án bảo tồn biệt thự cổ số 49 phố Trần Hưng Đạo. Dự án bảo tồn căn biệt thự cổ này hiện đang được Hà Nội và vùng Ile de France lên phương án cải tạo.
Trao đổi thêm về thông tin trên, TS.KTS Trương Ngọc Lân cho biết: Việc chính quyền thành phố phối kết hợp với các tổ chức nước ngoài để duy tu, cải tạo các công trình cổ vẫn được diễn ra thường xuyên. Nhưng sự tài trợ từ nước ngoài và kinh phí có hạn, do đó trong vòng 10 năm qua, số lượng các công trình được bảo tồn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Điển hình như tại quận Hoàn Kiếm – nơi có Ban Quản lý phố cổ, trong suốt thời gian qua đã tu bổ, gìn giữ được một số công trình hết sức trân quý như phố Tạ Hiện, Hội quản Quảng Đông, đình Kim Ngân, Trung tâm văn hóa Đào Duy Từ…
Ở một số quốc gia, những công trình mà thậm chí chưa được công nhận là di sản nhưng mà nó trong vùng được bảo tồn, bảo vệ thì hiệu lực quản lý của họ cũng khá tốt và ý thức chấp hành của người dân cũng rất cao. Họ có những ràng buộc bởi luật, pháp luật rõ ràng, chi tiết. Người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế, xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần “hồn cốt”, cốt lõi của công trình kiến trúc. Đó là mô hình “bảo tồn thích ứng” – gìn giữ và bảo vệ giá trị kiến trúc nhưng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của xã hội. Đây là mô hình rất hay mà Việt Nam nên học tập. Bởi nó là vấn đề “sống còn”, quyết định đến việc gìn giữ một kho tàng công trình kiến trúc khổng lồ, độc đáo có một không hai trong dòng chảy hối hả của cuộc sống đương đại.
Giá trị của kiến trúc Pháp tại Hà Nội đã được khẳng định trong thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước sự biến đổi về văn hóa, xã hội và kinh tế, quỹ di sản đô thị này đang dần bị mai một. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đề ra là cần phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ phá huỷ, làm hư hỏng các công trình kiến trúc, các quần thể, các tuyến phố có giá trị. Giữ được những giá trị vật thể và phi vật thể của di sản kiến trúc thuộc địa Pháp trong thời gian lâu dài. Phát huy giá trị di sản kiến trúc thuộc địa Pháp về các mặt xã hội, kinh tế và môi trường, đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững. Giải pháp bảo tồn bền vững nhất thiết phải có sự tham gia của người dân sinh sống trong khu vực di sản, những người và tổ chức có quyền lợi gắn với khu vực di sản, các tổ chức có trụ sở là công trình di sản, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến khu vực di sản, các tổ chức và chuyên gia về vấn đề bảo tồn di sản. Việc trao đổi tương tác giữa các nhóm cộng đồng trong quá trình bảo tồn, sẽ tạo sự minh bạch về thông tin và lòng tin trong quá trình xây dựng chính sách, quy chế bảo tồn, các dự án bảo tồn. Người dân và tổ chức gắn với khu vực di sản cũng như các tổ chức và chuyên gia bảo tồn cần được tham vấn trong toàn bộ quá trình bảo tồn.
Vừa qua, công trình TINY CLUB HOUSE – công trình công cộng nằm trong khu đốt lửa trại tại một homestay ở Đà Lạt của Aplus Architects đã vinh dự nhận hai giải thưởng tại Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới WA Award lần thứ 40: Giải Ban Giám khảo và Giải Bình chọn của các thành viên danh dự. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc công trình độc đáo này!
Thông tin dự án:
Diện tích khu đất: 262 m2
Số tầng: 2 tầng
Tổng diện tích sàn: 30.5 m2
Chiều cao: 13.5 m
Nhóm thiết kế: Vu Hoang Kha, Kinga Tomalak, Nguyen Thi Lan Anh, Le Anh Huy, Le Quoc Kiet, Ho Ngoc Bao Vy
Tiny Club House nằm trong không gian cắm trại – hiên sau của chuỗi homestay ở Đà Lạt. Công trình được ra đời dựa trên nhu cầu cung cấp một chỗ nghỉ ngơi cho người quản lý và đây cũng là không gian du khách tại homestay đến để kết nối với nhau.
Hình ảnh củi trại bập bùng từ đó trở thành nguồn cảm hứng lý tưởng. Các KTS luôn tìm kiếm một thiết kế vừa thân thuộc, vừa kết nối con người với con người và giữa con người với nơi chốn để mang lại cảm giác ấm cúng cho những ai đến, ngồi lại bên trong nó. Những gì riêng tư nhất, các KTS chọn đưa nó lên trên. Và ngược lại, đội ngũ thiết kế muốn mọi người dễ tiếp cận với nhau ở mặt đất. Từ đó, quầy bar được bố trí ở tầng trệt. Tầng hai là nơi lưu trú cho người bảo vệ homestay và được sử dụng giải pháp tối giản tối đa các công năng sử dụng. Nhóm thiết kế chọn các vật liệu địa phương như gỗ thông, kính,… để công trình mang hơi hướng hòa nhập chung với sự tự nhiên vốn có của bối cảnh.
Tiny Club House là một bài toán thiết kế thực tế dựa trên nhu cầu có thực, dự án đem lại nguồn cảm hứng lan tỏa về thông điệp tôn trọng bối cảnh, dù chỉ là một dự án nhỏ hay chỉ là một không gian nhất định. Và hơn thế nữa, chính vì tôn trọng giá trị đó mà các thiết kế đem đến giá trị nhân văn sâu sắc trong thời đại công nghiệp xây dựng phát triển tối đa.
Aplus Architects hân hạnh nhận hai giải thưởng của giải thưởng thiết kế danh giá này ở công trình TINY CLUB HOUSE gồm giải thưởng của Ban Giám Khảo và giải bình chọn của các thành viên danh dự.
Xem thêm hình ảnh về TINY CLUB HOUSE:
Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới WA Award lần thứ 40
Giải thưởng WA Awards (World Architecture Community Award) được thành lập từ năm 2006, là cuộc tranh tài về kiến trúc – nội thất có uy tín, được đánh giá cao. Giải thưởng là sự công nhận của cộng đồng kiến trúc thế giới đối với những dự án đáng chú ý, có khả năng truyền cảm hứng trong kiến trúc đương đại. Tại Giải thưởng WA Awards 10+5+X lần thứ 40, có 45 dự án chiến thắng đến từ 16 quốc gia khác nhau.
Các quốc gia chiến thắng được liệt kê là Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Ý, Mỹ, Kazakhstan, Iran, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Bangladesh, Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Hy Lạp, Pháp, Đức.
Cuộc thi có 2 tiêu chí lựa chọn: Thứ nhất là bởi phiếu bầu của ban giám khảo chính thức, bao gồm các thành viên danh dự và những người chiến thắng trong chu kỳ trước đó, gồm 10 giải thưởng, trong mỗi hạng mục trong ba hạng mục (Hiện thực, Thiết kế và Sinh viên). Thứ hai là bởi xếp hạng của các thành viên đã đăng ký của WAC quyết định xếp hạng, điều này làm cho +5, một lựa chọn hoàn toàn dân chủ.
Sáng ngày 26/4/2022, Hội thảo “Kiến trúc Việt đương đại với A79” đã diễn ra tại trụ sở 33A Bà Triệu – sự kiện đánh dấu nhiều dấu mốc “lần đầu tiên” đáng nhớ của Alphanam Group. Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4 – ngày tôn vinh những kiến trúc sư đam mê và tài hoa.
Những “lần đầu tiên” đặc biệt
Tham dự sự kiện, về phía Alphanam Group có sự tham dự của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn – ông Nguyễn Tuấn Hải; Chủ tịch HĐQT CTCP A79 Ngô Trung Hải; ông Bùi Hoàng Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Alphanam E&C, Thành viên Hội đồng Quản trị CTCP A79; ông Giang Nguyên Hồng Văn – Phó giám đốc CTCP A79 cùng tập thể thành viên của công ty. Đặc biệt, Hội thảo chào đón những vị khách mời đặc biệt: Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Tấn Vạn – Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng; KTS Shin Takamatsu – Chủ tịch Shin Takamatsu Architect and Associates cùng các thành viên của team Shin. Hai khách mời của sự kiện là hai kiến trúc sư đáng kính đã góp phần thay đổi đường lối trong tư duy làm nghề của các kiến trúc sư và tạo dựng nên “bản sắc kiến trúc” của hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản với những triết lý và con đường riêng biệt – họ đến để cùng với các thành viên CTCP A79 luận bàn về một đam mê chung, một tình yêu chung dành cho nghề kiến trúc.
Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn
Giáo sư – Kiến trúc sư Shin Takamatsu
Sự kiện là một dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển của CTCP A79, bởi ở đó có những “lần đầu tiên” đáng ghi nhớ:
Lần đầu tiên, có một hội thảo về kiến trúc đương đại được tổ chức.
Lần đầu tiên, có những vị khách mời là các kiến trúc sự nổi tiếng đến tham dự và trò chuyện cùng các thành viên.
Lần đầu tiên, tất cả các thành viên CTCP A79 cùng tụ họp, cùng suy nghĩ về con đường mà bậc đàn anh và những con người vĩ đại đã đi: chuyển từ loại kiến trúc khô cứng sang loại hình kiến trúc đương đại, mềm mại hơn.
Và cũng là lần đầu tiên, các kiến trúc sư của A79 đã chia sẻ tình yêu nghề với nhau, và lan tỏa tình yêu đó đến với những người “ngoại đạo” tham dự sự kiện.
Lắng đọng và tự hào
Phát biểu mở đầu chương trình, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn khẳng định kiến trúc là một nghề được nhân loại công nhận về giá trị: “Nghề của chúng ta là một nghề kỹ thuật mang đầy tính xã hội, nhân văn, văn hóa, sau này còn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Đất nước càng mạnh, kiến trúc càng phát triển”. Đồng thời, ông chia sẻ về định nghĩa “kiến trúc đương đại”, đó là sự kế thừa từ những gì được tạo dựng nên trong quá khứ để kiến tạo, đáp ứng những mong mỏi của cuộc sống hiện đại. Với ông, kiến trúc là một biểu tượng, kiến trúc đi tiên phong trong hoà nhập và không có gì ngăn trở được sự hoà nhập đó. Đặc biệt, ông đề xuất phát triển CTCP A79 thành một chi hội kiến trúc sư bởi: “Alphanam là một tập đoàn rất yêu kiến trúc!”
“Mang lại niềm cảm kích trong từng khoảnh khắc” – đó là những gì Giáo sư – KTS. Shin Takamatsu nói về sứ mệnh của những kiến trúc sư. Ông nhắn gửi đến các kiến trúc sư trẻ về trách nhiệm trên đôi vai, rằng hãy sáng tạo nên những biểu tượng để khi người khác nhìn vào sẽ cảm thấy xúc động đến mức phải òa khóc. Thông qua các video clip với những minh họa cụ thể, sinh động, kiến trúc sư nổi tiếng đến từ Nhật Bản đã giới thiệu hàng trăm công trình kiến trúc được sáng tạo trong sự nghiệp hơn 50 năm hành nghề. Bên cạnh đó, ông mang đến những gợi ý quý báu về kiến trúc đương đại, trong đó ông đề cập đến việc cần học hỏi từ quá khứ để dùng ngôn ngữ của kiến trúc tạo nên những công trình mang hơi thở hiện đại.
KTS Shin Takamatsu nói về kiến trúc đương đại thông qua các video clip sinh động
Mr. Giang Nguyên Hồng Văn thay mặt cho CTCP A79 giới thiệu về các dự án mà công ty đã và đang thực hiện. Ông nhấn mạnh, A79 vẫn đang từng ngày nỗ lực để đưa những thiết kế từ bản vẽ bước ra cuộc sống và mang lại giá trị cho xã hội, cho cộng đồng.
Mr. Giang Nguyên Hồng Văn chia sẻ về các dự án của CTCP A79
Xuyên suốt chương trình là muôn vàn những mảnh ghép tạo nên bức tranh cảm xúc đa sắc màu. Bức tranh đó đã ”quyến rũ” Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải ở lại cho đến tận cuối chương trình và nhắn gửi nhiều điều đặc biệt, về niềm tự hào dành cho ”đứa con tinh thần” – CTCP A79: “A79 có một đặc điểm mà không một doanh nghiệp hay tổ chức nào có được, đó là 100% sản phẩm, ý tưởng và giấc mơ đều trở thành sự thật. Với A79 thì mỗi một chặng đường đi qua đều để lại một dấu ấn. Cách đây sáu năm, A79 còn là một nhóm chỉ có ba, bốn người, giờ đã lên đến gần 100 người. Với khối lượng công việc như hiện tại thì sắp tới có thể lên đến 200 người. Chặng đường của A79 sẽ bước sang một trang mới”.
Cuối cùng, Chủ tịch bày tỏ sự kính trọng dành cho nghề kiến trúc và những người kiến trúc sư: “Nghề kiến trúc sư là một nghề dâng hiến, để làm thế nào mỗi một tác phẩm là một câu chuyện. Tôi hiểu rằng để làm ra được những tác phẩm như vậy cần phải có tài năng thiên bẩm, cần phải dành tất cả tâm trí. Đó là lý do tôi rất ngưỡng mộ những người kiến trúc sư”.
Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải cùng hai kiến trúc sư nổi tiếng lưu giữ lại khoảnh khắc đặc biệt
Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải cùng Ms. Phạm Thu Hằng – đại diện Tạp chí Kiến trúc đến tham dự Hội thảo
Đáp lại tình cảm của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải, TS. KTS. Ngô Trung Hải cũng có những chia sẻ đầy tâm huyết: “Tác phẩm chúng ta làm ra chỉ được coi là sản phẩm. Nhưng tác phẩm ấy được người đời công nhận thì đó là những kỳ quan. Chúng ta là những người sẽ nhanh chóng biến những ý tưởng thành hiện thực”.
”Tác phẩm được người đời công nhận thì đó là những kỳ quan” – Kiến trúc sư Ngô Trung Hải
Tại hội thảo, không có những áp lực, chỉ còn là tình yêu nghề thắp lên lòng tự hào!
Các khách mời chụp cùng với Ban Lãnh đạo và các thành viên CTCP A79
Hội thảo để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng những người tham dự