Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

Quận Long Biên, Đất và Người

Mới đây, UBND quận Long Biên đã phối hợp với Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác Biểu trưng (logo) quận Long Biên – TP Hà Nội. Tôi xin có vài lời về truyền thống Đất và Người Long Biên, ngõ hầu bổ ích phần nào cho các nghệ sĩ, KTS ứng thí – Khi họ sáng tạo hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho quận Long Biên.

Nghi lễ phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng quận Long Biên

1. Thành Long Biên

Thành Long Biên (xây dựng thế kỷ III – thế kỷ IV) ban đầu do Lục Dẫn (người thời Tam Quốc, bên nước Tàu) sau tiếp đến Chu Diên, Đào Hoàng xây dựng. Do là cuối đời Đông Hán trị sở thái thú Giao Châu dời về đất Hoà Long, huyện Yên Phong (nay thuộc TP Bắc Ninh) nên xây thành Long Biên ở đó. Thành còn tên gọi khác là Long Uyên, vì khi xây dựng có con rồng hiện về nằm uốn khúc bên bờ sông. Thành Long Biên nằm sát đê sông Cầu, lãnh thổ 112,5 ha. Thành nội là một ốc đảo hình tròn diện tích 50 ha. Hào nước bao quanh chỗ rộng nhất 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m. Chu vi hào nước 3.340m, bên ngoài hào đắp con đường dài 3.865m. Có thể còn một ngôi thành nữa nhưng mang tên Long Thành do Đỗ Tuệ Độ xây dựng cũng nằm ở phía Đông phủ Giao Châu, nhưng gần về phía Hà Nội hơn? Theo sử sách, năm 541 Lý Nam Việt Đế từng đóng đô tại đó một thời gian ngắn, nhưng ngài sớm xây dựng kinh đô mới Vạn Xuân trên vùng đất hữu ngạn sông Hồng, cận cửa sông Tô Lịch, nội thành Hà Nội ngày nay. Nhưng dù gần xa trung tâm Hà Nội thế nào thì ở thời Lý đất Long Biên mặc nhiên thuộc phủ Thiên Đức bên tả ngạn sông Hồng – hành đô; còn kinh đô Thăng Long thuộc phủ Phụng Thiên bên hữu ngạn sông Hồng – kinh đô. Thành thử, ngày nay Long Biên là một quận của Hà Nội, kể cũng không vượt quá quy hoạch “tầm nhìn nghìn năm” của đức Thái Tổ nhà Lý.

2. Đại bản doanh Bồ Đề

Tháng Giêng năm 1427, Lê Lợi quyết định chuyển đại bản doanh từ Tây Phù Liệt (nay thuộc xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) lên bến Bồ Đề (nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên) để tiện chỉ huy chiến dịch vây hãm thành Đông Quan. Lê Lợi cho dựng lầu nhiều tầng và hằng ngày, ông lên tầng cao nhất quan sát địch tình. Tầng dưới, Nguyễn Trãi soạn thảo thư từ, chiếu biểu cho Lê Lợi dụ Vương Thông ra hàng. Nguyễn Trãi còn soạn bài văn cho Hội thề ở phía Nam thành Đông Quan khi giặc Minh do Vương Thông thống lĩnh từ trong thành ra hàng không điều kiện, dập đầu thề thốt đến tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427) sẽ kéo quân về nước. Đến nay, nhân dân Bồ Đề còn lưu truyền câu ca: “Giặc sang thì giặc phải về / Giặc đến Bồ Đề thì giặc phải tan”. Cũng tại Bồ Đề, theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, Lê Lợi cho mở khoa thi đầu tiên với đề bài “Hiểu dụ thành Đông Quan”. Đào Công Soạn, người Hưng Yên, đỗ đầu. Tháng 3-1428, tại dinh Bồ Đề, Lê Lợi hội họp bách thần, định công ban thưởng, Rằm tháng Tư năm ấy thiên di sang Đông Quan làm lễ đăng quang, ban “Cáo bình Ngô”, chọn niên hiệu Thuận Thiên, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh.

3. Cầu Long Biên (Tên ban đầu là cầu Paul Doumer) – Phố Trần Nhật Duật, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội (Xd 1898 – 1902) – hãng Daydé & Pillé thiết kế thi công

Sau ngày nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer cho xây một cây cầu bắc qua sông Hồng dài 1.600m. Nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. Tuy nhiên, lễ khởi công vẫn diễn ra ngày 12/09/1898 với sự hiện diện của Paul Doumer và các quan chức cao cấp Pháp, Việt. Cầu làm theo phương án B, dài 1.682m. Sau này P. Doumer hồi tưởng: “Khi ấy có một công trình mà sự cần thiết xuất hiện ngay trong trí óc tôi, đó là việc xây dựng một chiếc cầu lớn vắt qua sông Hồng, đối diện với Hà Nội… TP bị ngăn cách với những tỉnh ở bên tả ngạn bởi một mặt sông rộng đến 1.700m. Việc qua sông luôn luôn là việc khó khăn và tốn tiền, đôi khi còn nguy hiểm nữa… Cái ích lợi của sự xây dựng một cây cầu ở Hà Nội không còn là một điều phân vân gì nữa… Đây không phải là chuyện hoàn thành một công trình tầm thường, vừa bởi tầm quan trọng thực sự của nó, lại vừa bởi những khó khăn mà nó phải khắc phục, vượt qua. Nó xứng đáng thu hút sự chú ý của hoàn cầu… Đây là một trong những cây cầu lớn của thế giới và là một công trình đáng kể nhất, nổi bật nhất từ trước cho đến nay ở Viễn Đông… Phần công trình mà sự xây dựng phải đương đầu với những khó khăn to lớn chưa từng có ở một xứ sở như xứ Bắc Kỳ: Khí hậu khắc nghiệt với nhiều bất thường ác liệt, bao gồm toàn bộ những mố đá, những trụ xây giữa lòng sông, mà nền móng được làm bằng khí nén, đặt sâu trung bình đến 32m kể từ mặt nước thấp nhất của mùa khô… Khi tôi (Paul Doumer) đặt viên đá đầu tiên của cầu Hà Nội… nhiều người đã hoài nghi và không tin rằng công trình thực hiện được. Xây một cái cầu trên sông Hồng? Rõ thật điên rồ! Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20m nước, mà mặt nước còn dâng cao thêm 8m nữa trong mùa mưa, lòng sông lại luôn luôn chuyển đổi, lở bên này, bồi bên kia, một con sông như thế thì làm sao chế ngự nổi để bắc được một cây cầu dựng trên mặt nước hung dữ bất kham.” (Hồi ký Paul Doumer, TC Xưa & Nay tháng 1/1997, các trang 38,39,40). Nhân đây nói, việc xây dựng cầu Long Biên cũng như hệ thống đường Hoả xa Đông dương đã khiến cho các quan chức bộ thuộc địa Pháp gọi Toàn quyền Paul Doumer là “người theo chủ nghĩa đường sắt”.

Cảnh quan Quận Long Biên (Nguồn Internet)
Cảnh quan Quận Long Biên (Nguồn Internet)

Nhà cầm quyền Bảo hộ đã cho tổ chức đấu thầu. Vượt qua 6 hãng, Daydé & Pille trúng phần thiết kế thi công cầu chính, Nha công chính Đông Dương thì trúng phần xây dựng hai đoạn cầu dẫn Bắc, Nam. Cầu Long Biên nối đôi bờ sông Hồng bằng 19 dàn thép giằng kiểu cantilever, gác trên 20 trụ và mố cầu bê tông. Phải huy động gần 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia, đốc công người Pháp, hơn 3.000 công nhân người Việt. Công trình sử dụng 30.000m³ đá, 6.000 tấn kim loại. Trong đó, thép cán 5.600 tấn, sắt và thép đã rèn 165 tấn, gang 137 tấn; tôn 86 tấn; 5 tấn thép đúc và 7 tấn chì. Về chiều dài của cầu: Phần vắt qua hai bờ sông Hồng là 1.682m có đường sắt đơn ở giữa chung tuyến đường bộ. Nhưng, đầu cầu đằng Hà Nội còn nối tiếp với cầu cạn, kết cấu vòm liên hoàn dài 800m (phần này chỉ có đường sắt) băng qua nhiều đường phố nội thành. Nếu cộng cả cầu vượt sông và cầu cạn thì dài gần 2.500m. Khởi công ngày 12/9/1898, đến 3/2/1902 thì hợp long thành công. Những người thợ Việt Nam xây trụ dưới sự chỉ huy của đốc công Pháp, lúc đầu làm việc trong không khí tự nhiên, ngồi trong những két sắt chìm xuống nước như tàu lặn. Đến khi làm việc dưới nước thì chui vào vùng khí nén đào xới đất đáy sông, đắp trụ đá… căn buồng thép ấy xuống sâu đến 20m, rồi 30m với áp lực 3 atmotsphere, cuối cùng tới độ sâu 33m nơi công việc khó nhọc đến kinh khủng. Việc xây dựng cầu được thực hiện với sức mạnh của nhiều phương tiện và những cố gắng liên tục. Theo đà của những trụ vừa xây xong, các dầm thép đưa từ Pháp sang được lắp đặt ngay sau đó. Ba năm sau ngày khởi công, chiếc cầu khổng lồ hoàn thành, dàn khung sắt thực là vĩ đại, chiều dài tưởng như vô biên. Nhưng từ phía sông mà nhìn lên nó lại chỉ như một mạng lưới đăng ten giăng mắc lên vòm trời. Cái mạng đăng ten thép ấy ngốn hết 6.200.000 đồng francs. Đúng 8h30 ngày 28/2/1902, một chuyến tàu khởi hành từ ga Hàng Cỏ đưa vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Duomer cùng bộ sậu tuỳ tùng tới đầu cầu để cắt băng khánh thành cây cầu sắt lớn nhất Đông Dương, mà bấy giờ được cho là xếp hàng thứ hai trên thế giới sau Brooklin của Mỹ. Trong diễn văn Khánh thành cầu Long Biên, Kinh lược sứ Bắc kỳ Nguyễn Trọng Hợp ca ngợi: “Cây cầu như con rồng xanh bắc ngang dòng nước, như dải cầu vồng đỡ lấy bầu trời. Ngắm nhìn mà hoa cả mắt, không thể kể xiết được. Từ đó nhân dân qua lại không còn cản trở, bách vật thông thương không còn xa cách; như sự vận động của một thể thống nhất đem lại cái lợi lớn vậy.” Năm 1922, Pháp nâng cấp mở rộng cầu: Làm hẳn đường riêng cho xe cơ giới và xe thô sơ hai bên đường sắt; lại thêm vỉa hè nhỏ bên mép đường bộ dành cho khách bộ hành, đến năm 1925 thì xong.

4. Quận Long Biên

Tương truyền, ngay cạnh một bến bên tả ngạn sông Hồng có hai cây bồ đề lớn, cao tới mấy chục mét, bóng tỏa rợp cả bên này. Vì thế, từ thời Lý, Bồ Đề đã trở thành tên gọi chính thức của bến sông này. Còn cách hữu ngạn không xa, ngay bên hồ Hoàn Kiếm có tháp Báo Thiên cao ngất nên các thầy phong thủy cho rằng hai cây Bồ Đề và tháp Báo Thiên đối xứng nhau thì dù thăng trầm, Thăng Long ngàn đời vẫn là mảnh đất thiêng. Qua các triều đại phong kiến và cho đến đầu thế kỷ 19, đất Bồ Đề được đổi tên thành Lâm Hạ Ái Mộ và Lâm Hạ Phú Hựu, sau đó lại đổi thành Phú Viên, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên. Quận này được thành lập ngày 6 / 11 / 2003).

*Nguồn tài liệu: 1) Hoàng Anh – Ngọc Nhàn (Trung tâm lưu trữ Quốc gia I). bài Lịch sử đường sắt Đông Dương qua tài liệu lưu trữ, archives.gov.vn; 2) Hồi ký Paul Doumer, TC Xưa & Nay tháng 1/1997 (phần trích đăng tại các trang 38,39,40); 3) Sách Dư địa chí Bắc Ninh; 4) Tuyengiao.vn/thanglonghanoi.

Đoàn Khắc Tình
© Tạp chí Kiến trúc

Cuộc thi sáng tác biểu trưng quận Long Biên do UBND quận Long Biên tổ chức với mong muốn giới thiệu hình ảnh Quận Long Biên với sức sống mới trẻ trung, năng động và tiến bộ; đồng thời, tìm kiếm hình ảnh biểu trưng thể hiện rõ nét về những giá trị lịch sử – văn hóa của Quận, góp phần gìn giữ và phát huy những tiềm năng đóng góp vào sự phát triển của Quận Long Biên thời kỳ mới, gắn với chiến lược phát triển du lịch sông Hồng, sông Đuống… Cuộc thi hướng tới các đối tượng là cá nhân và tổ chức thực hành sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế nói chung và thương hiệu và truyền thông nói riêng.Thông tin Cuộc thi xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/quy-che-cuoc-thi-sang-tac-bieu-trung-quan-long-bien.html

 

The post Quận Long Biên, Đất và Người appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/a08pnN1
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Sử dụng thiết bị bếp đúng cách để tiết kiệm điện trong mùa hè

Hiện nay, thời tiết trên cả nước đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt đầu tiên của mùa hè 2023, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng những thiết bị bếp để tiết kiệm điện hơn không chỉ trong mùa hè này mà trong suốt thời gian sử dụng các thiết bị bếp.

1. Đổi thói quen nấu

Những thói quen sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ khi sử dụng các thiết bị trong nhà bếp.

Không đóng mở cửa lò nướng thường xuyên, việc này sẽ gây mất lượng nhiệt cần thiết để làm chín món ăn, vì vậy, khi cần quan sát thức ăn bên trong lò nên sử dụng chức năng đèn để có thể kiểm tra thực phẩm thay vì liên tục mở cửa lò để kiểm tra.

Đậy nắp nồi khi nấu các món ăn (Ảnh bếp từ Malloca MH-04I BM)
Đậy nắp nồi khi nấu các món ăn (Ảnh bếp từ Malloca MH-04I BM)

Đậy nắp nồi khi đun/nấu các món ăn và sử dụng nồi đúng kích cỡ so với mâm chia lửa (ví dụ sử dụng nồi đường kính 12 cm trên mâm chia lửa đường kính 16 cm sẽ làm lãng phí hơn 40% nhiệt tỏa ra).

Với các loại bếp từ Malloca kích thước nồi/chảo phù hợp từ 110 – 330mm
Với các loại bếp từ Malloca kích thước nồi/chảo phù hợp từ 110 – 330mm

Sử dụng lò nướng có chức năng đối lưu (có quạt thông gió) khi sử dụng chức năng này sẽ tiết kiệm hơn 25% điện năng do thời gian nấu ngắn hơn.

Lò nướng Malloca MOV-726 MC với chức năng đối lưu giúp tiết kiệm điện khi sử dụng
Lò nướng Malloca MOV-726 MC với chức năng đối lưu giúp tiết kiệm điện khi sử dụng

Với các bữa ăn nhỏ, hãy cân nhắc sử dụng lò vi sóng thay vì đun bằng bếp, có thể tiết kiệm tới 80% điện năng sử dụng lò vi sóng thay vì đun bằng bếp cho các khẩu phần ăn nhỏ.

Sử dụng lò vi sóng cho những bữa ăn nhỏ ( Ảnh lò vi sóng Malloca MW927BG)
Sử dụng lò vi sóng cho những bữa ăn nhỏ ( Ảnh lò vi sóng Malloca MW927BG)

2. Sử dụng tủ lạnh khôn ngoan

Hãy đóng cửa tủ lạnh nhanh nhất có thể để duy trì độ lạnh bên trong. Mỗi khi bạn đóng – mở cửa tủ lạnh, nó phải gồng sức làm việc thêm để làm lạnh lại bên trong và duy trì nhiệt độ không đổi. Ngoài ra, hãy đảm bảo các ngăn tủ luôn đầy đồ để làm giảm lượng khí ấm và độ ẩm bên trong không gian tủ.

Tủ lạnh Side by side Malloca MF-547 SIM với tính năng ECO và SMART giúp bạn tiết kiệm điện năng vẫn đảm bảo thực phẩm được bảo quản an toàn.

3. Sử dụng nút tiết kiệm điện trên các thiết bị nhà bạn

Hầu hết các thiết bị có chức năng “kinh tế” hay tiết kiệm điện. Hãy sử dụng các chức năng này để được lợi. Chẳng hạn hãy loại bỏ chức năng “làm khô bằng nhiệt” trên máy rửa bát, vì nó gây tổn hao điện rất lớn. Thay vì thế hãy làm khô bát bằng gió tự nhiên.

Máy rửa chén Malloca với tính năng Eco kết hợp với chức năng AutoDoor tiết kiệm năng lượng và rửa chén sạch và khô hơn.
Máy rửa chén Malloca với tính năng Eco kết hợp với chức năng AutoDoor tiết kiệm năng lượng và rửa chén sạch và khô hơn.

4. Rút phích cắm các đồ dùng khi không cần thiết

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết những thiết bị nhỏ như lò nướng bánh hay máy pha cà phê tiêu tốn điện năng như thế nào khi bạn không dùng nhưng vẫn để trong chế độ chờ. Hãy giảm ngay chi phí vô ích này bằng cách rút các thiết bị điện khi không sử dụng đến.

5. Thường xuyên làm sạch các thiết bị nhà bếp

Giữ các thiết bị bếp của bạn luôn sạch, giúp các thiết bị này hoạt động hiệu quả và ít tiêu thụ năng lượng điện hơn.

Máy hút khói khử mùi nhà bếp là thiết bị cần lưu tâm vệ sinh định kỳ góp phần giải nhiệt bếp hè giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng không cần thiết của các thiết bị khác.

Thiết bị nhà bếp Malloca

© Tạp chí Kiến trúc

The post Sử dụng thiết bị bếp đúng cách để tiết kiệm điện trong mùa hè appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Kcz9QXF
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

‘Thành phố bọt biển’ mang lợi ích bất ngờ cho Trung Quốc

Dự án mục tiêu ban đầu là giảm thiểu ngập lụt, mô hình thành phố bọt biển đã góp phần giải quyết bài toán đảo nhiệt đô thị tại Trung Quốc.

Châu Hải, thành phố có 2,4 triệu dân nằm tại Vịnh lớn (Greater Bay) ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đang mang đến bức tranh khác về trung tâm của khu vực dân cư đông đúc.

Với 708 công viên, nhiều vỉa hè đi dạo bên bờ sông rợp bóng cây, Châu Hải là điểm đến du lịch còn được biết đến là “thành phố của những khu rừng”.

Màu xanh phủ bóng Châu Hải là kết quả của kế hoạch đến từ chính phủ Trung Quốc vào cuối năm 2014, với việc đưa ra những hướng dẫn và mục tiêu để xây dựng cái gọi là “thành phố bọt biển”.

Thành phố bọt biển là gì?

Với 30 dự án thí điểm và tổng vốn hỗ trợ khoảng 1,8 tỷ nhân dân tệ, Trung Quốc ban đầu thúc đẩy dự án “thành phố bọt biển” (sponge city) với mục tiêu là giảm ngập lụt và tận dụng nước mưa. Song, nó cũng đã khiến nhiệt độ thành phố dịu đi.

Vào năm 2015, Trung Quốc ra hướng dẫn xây dựng những thành phố bọt biển, với mục tiêu là 80% thành phố áp dụng mô hình này, và có thể tái chế 70% lượng nước mưa cho đến năm 2030, theo Economist.

Theo hướng dẫn, mô hình thành phố bọt biển thay đổi các bề mặt cứng, như đường và vỉa hè, thành các bề mặt thấm nước có thể hấp thụ, làm sạch và lưu trữ nước, sau đó tái sử dụng nước này cho nhiều mục đích.

Ở những nơi khác trên thế giới, các dự án cơ sở hạ tầng tương tự được gọi là phát triển tác động thấp, cơ sở hạ tầng xanh hoặc thiết kế đô thị nhạy cảm với nước.

Mô hình cơ bản của thành phố bọt biển, khi sử dụng mặt đường xốp ở đất nền. Đồ họa: Cơ quan cấp thoát nước Hong Kong.
Mô hình cơ bản của thành phố bọt biển, khi sử dụng mặt đường xốp ở đất nền. Đồ họa: Cơ quan cấp thoát nước Hong Kong.

Tuy nhiên, Trung Quốc là số ít quốc gia thực hiện mô hình này ở quy mô toàn thành phố.

Châu Hải xây dựng hơn 115 km2 cơ sở hạ tầng thành phố bọt biển kể từ năm 2016, chiếm gần 1/4 tổng diện tích xây dựng đô thị.

Thành phố này hiện nay có vỉa hè bằng gạch hoặc bê tông xốp, đường nhựa xốp, mái nhà xanh, bờ sông xanh, bồn chứa sinh học, ao, vùng đất ngập nước mưa, đầm lầy cỏ và vùng đệm thảm thực vật.

Lợi ích kép

Các “thành phố bọt biển” đã thành công trong việc giảm thiểu các vấn đề ngập lụt đô thị. Chúng cũng có lợi ích bất ngờ là giảm rủi ro tử vong do nhiệt ở đô thị.

Hiện nay, người dân ở nhiều nước châu Á đang đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do nắng nóng kỷ lục.

Hôm 18/4, truyền thông cho biết Thái Lan lần đầu chạm ngưỡng 45 độ C tại một số khu vực. Lào cũng lần đầu ghi nhận kỷ lục 42,7 độ C. Trong khi đó, tại Nam Á, ít nhất 11 người chết tại Ấn Độ do say nắng hôm 16/4, Guardian cho hay.

Nắng nóng cũng hoành hành tại Trung Quốc. Theo nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera, nhiệt độ tại Nguyên Dương lên tới 42,4 độ C, chỉ cách 0,3 độ C so với kỷ lục nhiệt độ tháng 4 của cả nước. Hôm 17/4, hơn 100 trạm thời tiết ở 12 tỉnh ghi nhận kỷ lục mới về nhiệt độ tháng 4, theo nhà khí hậu học Jim Yang.

Trước tình trạng nắng nóng, những giải pháp với mục tiêu ban đầu là ngăn chặn lũ lụt ở Trung Quốc cũng mang lại kết quả tích cực trong ứng phó nắng nóng kéo dài.

Việc triển khai các thành phố bọt biển có thể giảm nhiệt độ đô thị. Theo nghiên cứu tại Quảng Châu, việc dùng gạch và bê tông xốp có thể giảm nhiệt độ bề mặt vỉa hè 12-20 độ C, và nhiệt độ không khí có thể giảm tới 1 độ C.

Trong khi đó, mô hình mái nhà xanh (sử dụng thảm thực vật che phủ các tòa nhà) có mục đích chính là giảm lượng mưa chảy xuống mặt đường gây ngập lụt, cũng có những hiệu quả trong việc giảm nhiệt độ xung quanh. Nghiên cứu tại Hàng Châu, Trung Quốc, chỉ ra các mái nhà xanh có thể giảm nhiệt tại khu vực cho người đi bộ khoảng 0,3 độ C, và có thể đạt hiệu suất cao nhất là 0,8 độ C.

Dựa trên những kết quả và nghiên cứu, lợi ích kép từ thành phố bọt biển sẽ góp phần giảm sự khắc nghiệt từ đảo nhiệt đô thị (tình trạng đô thị nóng hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh).

Ngoài việc giảm nhiệt độ và lũ lụt, thành phố bọt biển có thể mang lại lợi ích về tài chính và xã hội, theo Eco Business.

Vỉa hè và mặt đường thấm nước có thể giảm tình trạng lũ lụt, đồng thời giảm nhiệt độ đô thị. Ảnh: Tân Hoa xã/DW.
Vỉa hè và mặt đường thấm nước có thể giảm tình trạng lũ lụt, đồng thời giảm nhiệt độ đô thị. Ảnh: Tân Hoa xã/DW.

Các công trình thành phố bọt biển cũng nâng cao đời sống xã hội thông qua việc giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, cải thiện tiện nghi nhiệt ngoài trời, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiệt, đồng thời giảm bớt áp lực tiêu thụ năng lượng. Ngành công nghiệp cùng khu vực tư nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính và phối hợp xây dựng mô hình này với chính phủ.

Các dự án khác để giảm nhiệt đô thị từ đó có thể được thực hiện thông qua mô hình thành phố bọt biển, từ tòa nhà xanh, thành phố thông minh, thành phố rừng và xử lý khói bụi.

Vẫn còn đó những thách thức về kỹ thuật, kinh tế và xã hội, song các dự án thí điểm là cách để đánh giá hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Với Châu Hải, thành phố này vẫn có tốc độ phát triển kinh tế ổn định, bên cạnh đầu tư cho các dự án xanh. Tăng trưởng GDP năm 2022 của thành phố đạt 2,3%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với trung bình của các thành phố tại tỉnh Quảng Đông.

Đây có thể là ví dụ để các thành phố khác trên thế giới nghiên cứu và áp dụng nhằm giải quyết tình trạng nắng nóng và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

Theo Trần Hoàng (Zingnews)

The post ‘Thành phố bọt biển’ mang lợi ích bất ngờ cho Trung Quốc appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/piEmTNY
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Phong cách Indochine – khơi nguồn cảm hứng cho nhà bếp

Phong cách nội thất Indochine không còn xa lạ trong giới mộ điệu yêu nhà đẹp. Nét đẹp quý phái, sang trọng cộng hưởng âm vị dân gian, truyền thống làm nên “style” độc quyền, khác biệt và không lẫn vào đâu được.

Phòng khách căn hộ chung cư thiết kế phong cách Indochine (Ảnh: Malloca)
Phòng khách căn hộ chung cư thiết kế phong cách Indochine (Ảnh: Malloca)

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đặc trưng của hai nền văn hóa phương Đông & phương Tây, là sự giao thoa sâu sắc của vẻ đẹp kiến trúc Pháp đầy lãng mạn và sang trọng cùng với bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.

Chất liệu & Vật liệu nội thất

Thiết kế phòng bếp phong cách Đông Dương với nét đẹp mang âm hưởng của thế kỷ trước nên những họa tiết cổ của Việt Nam luôn được sử dụng. Đặc trưng phong cách này gắn liền với cách sử dụng vật liệu thiên nhiên trong thiết kế nội thất. Nổi bật như tủ bếp gỗ, bàn ghế gỗ tự nhiên được cách tân theo phong cách Indochine.

Phòng khách căn hộ chung cư thiết kế phong cách Indochine (Ảnh: Malloca)
Phòng khách căn hộ chung cư thiết kế phong cách Indochine (Ảnh: Malloca)

Không gian bếp nơi giao thoa truyền thống và hiện đại

Và trong tâm thức của mỗi chúng ta, cảm xúc thuộc về quá khứ luôn là những điều an toàn. Đặc biệt là với các chị em nội trợ, cảm giác an toàn là điểm tựa để chăm sóc vẹn toàn cho tổ ấm. Một phòng bếp phong cách Indochine xứng đáng là lựa chọn hoàn mỹ cho bạn. Cảm xúc là một phần của cuộc sống, bên cạnh đó, không gian nhà bếp Indochine còn phối hợp các thiết bị hiện đại, phụ kiện bếp cao cấp đảm bảo sự tiện nghi khi sử dụng tạo nên những thiết kế độc đáo và sáng tạo cho căn phòng.

Mang đến những khoảng thời gian vào bếp thoải mái
Mang đến những khoảng thời gian vào bếp thoải mái

Chọn những thiết bị nhà bếp đồng bộ và hiện đại

Không gian nhà bếp Indochine còn phối hợp cùng các thiết bị hiện đại, phụ kiện bếp cao cấp đảm bảo sự tiện nghi khi sử dụng tạo nên những thiết kế độc đáo và sáng tạo cho căn phòng. Lựa chọn các thiết bị bếp Malloca có thiết kế đồng bộ sẽ mang đến vẻ đẹp tinh tế hài hòa và sự tiện nghi khi sử dụng.

Máy hút khói khử mùi Malloca MH 750BI & Bếp Từ MI 732 SL
Máy hút khói khử mùi Malloca MH 750BI & Bếp Từ MI 732 SL

Đặc biệt, với sự kết hợp dựa trên hai gam màu chủ đạo, đó là sắc đen huyền bí và sắc bạc sang trọng cho hầu hết các sản phẩm, thiết bị nhà bếp cao cấp đồng bộ luôn tạo nên điểm nhấn ấn tượng, một cá tính, một phong cách riêng cho gian bếp của gia đình.

Thiết bị bếp Malloca nét hiện đại với chất liệu inox sáng bóng kết hợp kính đen mang đến sự sang trọng cho căn bếp.
Thiết bị bếp Malloca nét hiện đại với chất liệu inox sángbóng kết hợp kính đen mang đến sự sang trọng cho căn bếp.

Gợi ý một số thiết bị bếp phù hợp với phong cách Indochine:

Phong cách nội thất Indochine thường được phối hợp các “style” khác khi kết hợp với các thiệt bị bếp Malloca hiện đại mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp nâng tầm không gian bếp, sẽ không chỉ là những gam màu đơn điệu, nhàm chán mà thay vào đó là sự xuất hiện đa sắc thái trong một không gian đầy lôi cuốn, thêm cảm hứng cho gia chủ những giây phút vào bếp.

Thiết bị nhà bếp Malloca

  • Smart Kitchen – Smart Life
  • Website: www.malloca.com
  • Hotline: 1800 1212

© Tạp chí Kiến trúc

The post Phong cách Indochine – khơi nguồn cảm hứng cho nhà bếp appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/5mwTiC3
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

[03-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam

Danh sách Chuyên đề:

Mời xem thêm: Tạp chí Kiến trúc số 03 – 2023

The post [03-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/ebSmJ5U
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

[02-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam

Danh sách Chuyên đề:

  1. Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam – Kỳ 2: Văn hóa trong Kiến trúc cộng đồng ở Nông thôn – Sự đứt gãy hiện tại và nhu cầu hàn gắn trong bối cảnh một xã hội tương lai chú trọng nhiều hơn tới bản sắc
    KTS Hoàng Thúc Hào – PGS.TS. KTS Nguyễn Quang Minh
  2. Nhận diện phong cách kiến trúc các công trình công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1975 – 1986
    KTS Nguyễn Đức Vinh
  3. Thực trạng ngập úng đô thị Hà Nội giai đoạn 2012 – 2022
    TS. Trần Đức Thiện – Đỗ Thùy Linh – Vũ Thị Gấm – Nguyễn Thanh Thư – Hà Công Chiến
  4. Đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng của người dân phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
    TS. KTS Phan Bảo An – ThS. KTS Nguyễn Thị Khánh Vy
  5. Nghiên cứu, tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Di sản văn hóa thế giới – Phần 4: Phương pháp luận nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh
    TS. KTS Lê Vĩnh An – GS. TS Nakagawa Takeshi – KS. Nguyễn Thế Sơn
  6. Ban thờ truyền thống trong ngôi nhà của người Việt, Đồng Bằng Bắc Bộ
    ThS. KTS Trần Thị Thanh Thủy
  7. Diễn biến bộ khung gỗ trong kiến trúc cổ truyền của người Việt
    ThS. KTS Nguyễn Thị Xuân

Mời xem thêm: Tạp chí Kiến trúc số 02 – 2023

The post [02-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Hlxmfws
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

[01-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam

Danh sách Chuyên đề:

  1. Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam – Kỳ 1: Văn hóa trong Kiến trúc và sự dịch chuyển trong bối cảnh xã hội hiện đại
    KTS Hoàng Thúc Hào
  2. Người góp phần làm rạng rỡ kiến trúc Việt Nam hiện đại
    Đoàn Khắc Tình
  3. Phân tâm học và sáng tác kiến trúc
    Nguyễn Công Thiện
  4. Sự khác biệt giữa Kiến trúc và Điêu khắc
    TS. KTS Nguyễn Việt Huy – ThS. KTS Lê Thị Hồng Vân
  5. Những giá trị lịch sử và đương đại của mô hình nhà ở XHCN ở Việt Nam
    Trịnh Duy Luân
  6. Đề xuất quy hoạch tái cấu trúc khu vực trung tâm Hà Nội theo định hướng giao thông dựa trên cộng đồng – Phần 1
    KTS. Shinichi Mochizuki – Trần Quang Huy (dịch)
  7. Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – (Phần 3: Chức năng của Điện Cần Chánh trong thiết kế kiến trúc cung điện Nguyễn)
    TS. KTS Lê Vĩnh An – ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung
  8. Trang trí mùa xuân thời Nguyễn ở Kinh thành Huế
    Tô Hải

Mời xem thêm: Tạp chí Kiến trúc số 01 – 2023

 

The post [01-2023] Kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/FPnm73Q
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tạp chí Kiến trúc số 04 – 2023

Bạn đọc thân mến!

Những ngày tháng Tư đã khép lại với Tuần lễ Kiến trúc Việt Nam và chuỗi sự kiện Kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam – Kỷ niệm 75 năm thành lập Hội KTS Việt Nam.

Trong số Chuyên đề Tháng Tư, TCKT sẽ giới thiệu với bạn đọc những sự kiện nổi bật tại Tuần lễ Kiến trúc Việt Nam: Lễ Kỷ niệm, Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia, Hội thảo: “Vai trò của Kiến trúc với phát triển bền vững Văn hoá – Kinh tế – Xã hội”, Triển lãm Không gian Kiến trúc….

Với niềm tự hào của giới nghề, dưới “Mái nhà chung” – Hội KTS Việt Nam đã đồng hành với đất nước từ những ngày đầu gian khó, trải qua những năm tháng thật hào hùng và xán lạn. Theo KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam thì những tư tưởng được lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi gắm đến giới KTS từ những ngày đầu thành lập đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt hành trình của Hội KTS Việt Nam trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước: “Cho đến hôm nay, ngọn lửa thắp từ thuở ấy vẫn còn nguyên năng lượng sáng ấm cùng công cuộc kiến trúc, góp phần phát triển quốc gia đậm sắc Văn hoá – Văn minh hiện đại – Hội nhập bền vững…”.

Những thành tựu mà các thế hệ KTS cha anh đã đạt được chính là những viên gạch đầu tiên, những bước tiên phong thầm lặng của giới nghề đã dựng xây. Trước bộn bề những khó khăn và thách thức của bối cảnh hội nhập, Hội KTS Việt Nam đã kêu gọi: Chúng ta, những người làm kiến trúc – Hãy cùng nhau đoàn kết một lòng, tận tâm, tận trí thực hiện các mục tiêu, đóng góp thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc – Hướng đến tương lai vững bền!

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Tạp chí Kiến trúc số 4-2023!

© Tạp chí Kiến trúc

The post Tạp chí Kiến trúc số 04 – 2023 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/G3hcjXH
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

Viện thiết kế/TCHC – Bộ Quốc Phòng

DCCD là doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần/BQP, có bề dày gần 70 năm xây dựng và phát triển. DCCD có trụ sở trên 3 miền (tại TP. Hà Nội, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh); thực hiện nhiều dự án, công trình trên các lĩnh vực Khảo sát, Thiết kế, Tư vấn xây dựng, Thí nghiệm, kiểm định đánh giá chất lượng công trình đối với các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi…

Với đội ngũ hơn 500 Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng và Kỹ sư các chuyên ngành khác có trình độ cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo chính quy, đầy nhiệt huyết với công việc, làm việc trên hệ thống trang thiết bị hiện đại áp dụng tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2015, những người lính thiết kế luôn miệt mài cống hiến, không ngừng sáng tạo nên những công trình góp phần xây dựng Quân đội, xây dựng đất nước.

DCCD mong muốn và rất hân hạnh được hợp tác với các đối tác để mang đến các sản phẩm tư vấn chất lượng, bảo đảm đáp ứng các quy định hiện hành, đáp ứng sự kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng.

Quảng trường trung tâm T.p Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông

  • Phương án đoạt giải Nhất thi tuyển phương án kiến trúc năm 2021.
  • Địa điểm: Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông
  • Chủ đầu tư : UBND Thành phố Gia Nghĩa.

Sân vận động Thái Nguyên

  • Phương án đoạt giải Nhất thi tuyển phương án kiến trúc năm 2021.
  • Địa điểm: Thành phố Thái Nguyên
  • Chủ đầu tư : Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng Thái Nguyên.

Nhà hát nghệ thuật thực nghiệm/TCCT

  • Phương án kiến trúc được tuyển chọn năm 2021.
  • Địa điểm: Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội
  • Chủ đầu tư : Cục Hậu cần/TCCT.

Trung tâm hành chính tỉnh Yên Bái

  • Phương án đoạt giải Nhì thi tuyển phương án kiến trúc năm 2021.
  • Địa điểm: Thành phố Yên Bái
  • Chủ đầu tư : Ban QLDA Thành phố Yên Bái.

Nhà công vụ/học Viện quốc phòng

  • Phương án kiến trúc được tuyển chọn năm 2022.
  • Địa điểm: Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Chủ đầu tư : Học viện Quốc phòng.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông

  • Phương án kiến trúc được tuyển chọn năm 2022.
  • Địa điểm: Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông
  • Chủ đầu tư : Ban quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đăk Nông.

Khu CNTT tập trung tỉnh An Giang

  • Phương án kiến trúc được tuyển chọn năm 2022.
  • Địa điểm: Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
  • Chủ đầu tư : Ban QLDA ĐTXD & Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

  • Quy hoạch chi tiết 1/500.
  • Địa điểm: Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Chủ đầu tư : Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành/Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trường mẫu giáo Họa mi – Tp Trà Vinh

  • Phương án kiến trúc được tuyển chọn năm 2021.
  • Địa điểm: Phường 1, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
  • Chủ đầu tư : UBND Thành phố Trà Vinh.

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 03-2023)

The post Viện thiết kế/TCHC – Bộ Quốc Phòng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/ZWmQMFo
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Trường kiến trúc tôi luyện sức mạnh nội lực cho bạn như thế nào?

Cuộc sống của bạn khi học tại trường kiến trúc sẽ có sự khác biệt hoàn toàn so với sinh viên đại học khác. Đó là vì kiến trúc không chỉ là một ngành học, nó còn ảnh hưởng phần nhiều đến phong cách sống của bạn. Vì thế, trước khi quyết định theo đuổi ngành học này, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự yêu thích và đam mê với kiến trúc – Bạn sẽ cần sự trợ giúp của “Cách làm chủ cuộc sống tại Trường kiến trúc” Tuy nhiên, trải nghiệm học tập tại trường kiến trúc rất đáng giá. Bên cạnh việc học được nhiều kỹ năng có giá trị, bạn cũng sẽ học được cách trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu đã từng là sinh viên tại trường kiến trúc, bạn sẽ không còn ngần ngại khi đối mặt với bất cứ thử thách nào. Tại bài viết này, Tạp chí Kiến trúc xin chia sẻ tới bạn đọc cách mà các sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc không chỉ sẵn sàng kiến tạo công trình mà còn có thể kiến tạo cuộc sống.

Ảnh được cấp phép bởi Architectural
Ảnh được cấp phép bởi Architectural

Trường kiến trúc tôi luyện sức mạnh nội lực cho bạn như thế nào?

1. Trường kiến trúc dạy bạn cách tuân thủ thời gian thực

Đối với nhiều người, tuân thủ là một thử thách khó khăn và nếu không làm tốt, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có thể chấp hành tốt những tuân thủ của bản thân, bạn có thể tạo ra nguồn cảm hứng cho những cải tiến vĩ đại.

Điều đặc biệt của trường Kiến trúc là đó không chỉ là nơi bạn theo học, nó còn là hành trình trong cuộc sống của bạn. Bước vào trường kiến trúc đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nghĩ về nó từng phút từng giây và tuân thủ nghiêm ngặt với những cam kết của mình.

2. Trường kiến trúc dạy bạn cách chỉnh đốn lại bản thân

Phần lớn giới trẻ bị thu hút bởi nhiều thứ vô bổ xung quanh. Hãy thử so sánh lượt xem của bất kỳ video mang tính sáng tạo hoặc học hỏi với video một chú mèo biết hát, bạn sẽ thấy rất rõ điều này.

Tuy nhiên, khi là một sinh viên kiến trúc, bạn sẽ học được cách sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập trung vào mục tiêu trước mắt. Khối lượng công việc dày đặc sẽ thúc đẩy bạn tập trung vào những việc quan trọng và loại bỏ những thứ không cần thiết. Điều này giúp bạn trở thành một người khôn ngoan hơn và có những phẩm chất tốt hơn để phát triển bản thân trong tương lai.

3. Bạn hoàn thành mọi việc chỉ trong một cái nháy mắt

Trong trường Kiến trúc, thời gian trở thành thứ xa xỉ mà bạn không bao giờ đủ. Những giấc mơ về việc tạo ra các bản kết xuất tuyệt đẹp của bạn dường như đều tan biến trong cuộc đua với thời gian tàn khốc. Bên cạnh đó, việc chứng kiến đồng nghiệp của mình vượt qua thử thách với tốc độ chóng mặt càng khiến bạn tăng thêm sự thất vọng với bản thân.
Nhưng bạn không thể dừng lại ở đó. Ngày qua ngày, bạn bắt đầu hành trình biến mình thành một “người máy”, đẩy cơ thể lên cường độ làm việc ngày một cao. Cuối cùng, với tốc độ và độ chính xác tuyệt vời, bạn hoàn thành công việc như một cỗ máy chuyên nghiệp, khiến mọi người xung quanh không khỏi ngỡ ngàng và kinh ngạc. Đó không phải là một sự thay đổi dễ dàng, nhưng kết quả nó mang lại thật đáng kinh ngạc. Bởi vì bạn đã học cách đánh bại thời gian và tận dụng mọi giây phút để tạo ra những tác phẩm đẹp nhất.

4. Bạn trở thành một nhà đa nhiệm tài hoa

Ảnh được cấp phép bởi Shutterstock
Ảnh được cấp phép bởi Shutterstock

Không chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng, bạn còn rèn luyện được khả năng xử lý mọi việc trong cùng một lúc. Việc đối mặt với khối lượng công việc studio dày đặc, bài kiểm tra lịch sử và tất cả các bài luận án cho các môn tự chọn trong cùng một thời gian đã trở thành cuộc sống hàng ngày và bắt buộc bạn phải trở thành một nhà đa nhiệm mới giải quyết được tất cả những điều đó.

5. Bạn hy sinh vì đam mê của mình

Đa số mọi người thường mong muốn được hưởng lợi từ những người hoặc vật mà họ yêu thích, tuy nhiên rất ít ai sẵn sàng hy sinh tất cả vì lý tưởng của mình.

Điều này đặc biệt đúng với ngành kiến trúc, nơi mà bạn cần phải yêu nó hơn cả giấc ngủ, thức ăn và cuộc sống xã hội của mình ngay từ lúc bắt đầu học. Nhưng khi bạn đạt được tình yêu và niềm đam mê với kiến trúc đủ lớn, bạn sẽ sẵn sàng hy sinh những điều xa xỉ và tập trung vào mục tiêu của mình.

6. Bạn sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích của mình

© Người dùng Flickr CC Rory MacLeod
© Người dùng Flickr CC Rory MacLeod

Để bảo vệ được quyền lợi của mình, bạn cần học cách bảo vệ những giá trị mà bạn tin tưởng. Đừng lo lắng, trường học đã trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để vượt qua các thử thách này. Ban giám khảo sẽ luôn hiểu sai ý, buộc bạn phải đứng lên bảo vệ ý tưởng cho tác phẩm của mình.

7. Bạn trở nên kiên nhẫn hơn bao giờ hết

Không còn gì trong cuộc sống có thể gây chán nản hơn việc mất gần hai ngày để chạy đua với 3 mô hình, 5 kết xuất hình ảnh và 10 bản vẽ kiến trúc chỉ để đổi lấy những cái lắc đầu từ chối. Những góp ý của giám khảo thì mang tính công kích nhiều hơn là tính xây dựng. Nhưng khi quá trình này cứ lặp đi lặp lại, bạn sẽ trở nên bình tĩnh và vững vàng hơn.

Đấy là chưa kể đến việc bạn còn phải dành hàng triệu giờ để chờ đợi được sử dụng máy laser tại cửa hàng mô hình, nhưng cuối cùng lại bị người bảo vệ từ chối chỉ vì không mang giày phù hợp. Mặc dù trước khoảnh khắc đó bạn đã uất ức đến gần như bật khóc, bạn vẫn có thể kìm lại được. Những trải nghiệm mà trường kiến trúc mang lại sẽ từ từ thấm nhuần vào cơ thể, rèn luyện cho bạn sự kiên nhẫn và bình tĩnh, khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

8. Bạn phải luôn tiến về phía trước

Ảnh: Pinterest.com
Ảnh: Pinterest.com

Ở trường, có đôi khi bạn sẽ ghi dấu được thành tựu, nhưng cũng sẽ có những thất bại không thể né tránh. Tuy nhiên, bạn không được ngủ quên trong chiến thắng, cũng như không được đắm mình trong ủ dột. Bạn sẽ phải luôn tiến về phía trước để bắt kịp bước chân của mọi người. Biết tiến bước là kỹ năng trường kiến trúc sẽ giúp bạn phát triển, và khi bạn trưởng thành, bạn sẽ thấy mình biết cảm ơn trường học vì đã giúp bạn trở thành người có khả năng tiếp tục bước tiếp trên con đường thành công.

9. Bạn lạc quan đến phi thường

Khi đối mặt với những bi kịch tại trường kiến trúc, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc cầu nguyện cho kết quả tốt nhất có thể xảy ra.

Dù bạn chỉ còn 5 phút để nộp bài, nhưng lại cần ít nhất 2 ngày để hoàn thành. Đừng bỏ cuộc. Hãy tin rằng rằng giáo sư sẽ chấp nhận bài nộp trễ của bạn mà không có vấn đề gì và tiếp tục hoàn thành nó. Tương tự, khi áp phích của bạn không in kịp trong 1 phút trước khi ban giám khảo đến, hãy tập trung và hy vọng rằng máy vẽ sẽ in 10 tờ A0 trong khoảng thời gian này. Đó có thể là một câu chuyện cổ tích, nhưng nó sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và lạc quan một cách phi thường. Tin tôi, với tư duy lạc quan và sự nỗ lực không ngừng, bạn có thể vượt qua mọi thử thách và hoàn thành mọi nhiệm vụ.

10. Bạn học được cách tha thứ cho chính mình

Ảnh: seethewhizard.com
Ảnh: seethewhizard.com

Nhiều người thất bại vì họ luôn theo đuổi sự hoàn hảo và không thể tha thứ cho bản thân khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, thực tế là bạn không thể nào tránh khỏi những sai lầm, dù là trong thiết kế hay trong cuộc sống. Trường đại học sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra những sai lầm này, học cách sửa chữa và tha thứ cho bản thân vì đã mắc phải chúng để có thể tiếp tục tiến bước về phía trước.

11. Bạn học cách nhận lỗi một cách chân thành

Trong studio và cuộc sống, chúng ta đều không thể tránh khỏi những sai lầm và thất bại. Tuy nhiên, một người mạnh mẽ thực sự sẽ dũng cảm thừa nhận lỗi lầm và xin lỗi về điều đó. Đừng để sự tự kiêu và cái tôi của bạn cản đường khi bị giáo sư phát hiện chiêu trò gian lận. Thay vào đó, hãy xin lỗi một cách chân thành và hứa sẽ làm việc chăm chỉ hơn và trở nên chính trực hơn.

12. Bạn có được kiến thức cùng với sự tự tin

Trong suốt quá trình học tập, bạn sẽ phải đối mặt với việc trình bày ý tưởng thiết kế của mình trước đám đông. Ban đầu có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và lo lắng về việc bị tụt hậu, nhưng với thời gian và kinh nghiệm tích lũy càng nhiều, bạn sẽ nhận ra rằng mình là người duy nhất hiểu rõ về thiết kế của mình. Điều này giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách tự tin hơn, thu hút sự chú ý của khán giả.

Trường kiến trúc không chỉ tích lũy cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm, mà còn tôi luyện cho bạn sự tự tin vững chắc. Với những phẩm chất đó, bạn sẽ có thể trở thành những người tiên phong, thay đổi thế giới bằng những ý tưởng thiết kế đột phá.

Hoàng Trang (Biên dịch từ Arch20.com)

© Tạp chí Kiến trúc

The post Trường kiến trúc tôi luyện sức mạnh nội lực cho bạn như thế nào? appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/T9YyOlR
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chương trình tham quan khu đô thị Ecopark của Sinh viên chuyên ngành Cảnh quan Đại học Xây dựng Hà Nội

Ngày 21/5/2023 Giảng viên Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan cùng sinh viên chuyên ngành và ngành Kiến trúc Cảnh quan lớp 66 & 67 KDCQC đã tới thăm quan, trải nghiệm không gian Kiến trúc cảnh quan của khu đô thị Ecopark – Khu đô thị nhận giải thiết kế cảnh quan đô thị tốt nhất Thế giới năm 2015-2016.

Qua chương trình, các bạn sinh viên đã có những trải nghiệm chân thực nhất về các giá trị mà công tác thiết kế cảnh quan mang lại cho dự án Ecopark nói riêng và cho các dự án Bất động sản nói chung. Các bạn sinh viên đã có thêm nhiều kiến thức thực tế, nhiều ý tưởng gợi ý cho các đồ án của mình trong học tập sau chuyến trải nghiệm.

Một số không gian kiến trúc cảnh quan các bạn sinh viên đã được trải nghiệm:

  • Cảnh quan Tuyến phố: Tham quan các trục đường lối vào đô thị, quan sát các giải pháp thiết kế tuyến phố Ecopark, bao gồm: Tuyến trục chính, tuyến dẫn lối vào, tuyến trục phụ, tuyến đi bộ.

  • Cảnh quan Chung cư (Sky Oasis): Tham quan không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh tổ hợp chung cư cao tầng, cảnh quan tại tầng bể bơi (tầng 21) và tầng mái (tầng 41).

  • Cảnh quan biệt thự (Biệt thự Đảo): Tham quan không gian kiến trúc cảnh quan biệt thự ốc đảo, bao gồm: Bố cục cảnh quan tổng thể khu biệt thự đảo, lối tiếp cận, sân vườn quanh nhà, cảnh quan ven sông, các tiểu cảnh hồ cá, vườn hoa – Cây cảnh.

  • Cảnh quan công viên (Swan Lake): Tham quan không gian công viên với hệ sinh thái đa dạng, bao gồm: mặt nước, thảm thực vật, kiến trúc nhỏ…
  • Cảnh quan trường Đại học Anh quốc tại Việt Nam (Trường BUV): Tham quan cơ sở vật chất, các không gian chính của Trường, quan sát các giải pháp thiết kế cảnh quan ngoài trời với tiện ích hiện đại, công năng đa dạng: quảng trường, đài phun nước, sân khấu, bể cảnh…

Chương trình còn trở nên ý nghĩa và thiết thực khi có những chia sẻ đầy kinh nghiệm chuyên môn của Ông Vũ Mai Phong– Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark và các cán bộ quản lý kiến trúc cảnh quan của tập đoàn Ecopark về quá trình vận hành, sử dụng với những tâm huyết và sự trăn trở để tạo ra một đô thị sinh thái bậc nhất tại Việt Nam. Được lắng nghe các kiến thức thực tiễn tại buổi trải nghiệm là trải nghiệm vô cùng quý báu đối sinh viên chuyên ngành – các Kiến trúc sư Cảnh quan tương lai.

Uyên Thư – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

The post Chương trình tham quan khu đô thị Ecopark của Sinh viên chuyên ngành Cảnh quan Đại học Xây dựng Hà Nội appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/jYbC5R2
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//