Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Thiên nhiên và con người trong định hướng Kiến trúc Việt Nam

I. Khái quát về định hướng Kiến trúc từ năm 1945 đến nay

  • Từ ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay, chúng ta đã nhiều lần có định hướng cơ bản về nền văn hóa nói chung và kiến trúc quốc gia nói riêng. Chúng ta có thể coi thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi hội nghị Kiến trúc sư tháng 4 năm 1948 nhân ngày thành lập đoàn kiến trúc sư như một “tuyên ngôn” đầu tiên về định hướng kiến trúc Việt Nam. Từ đó đến nay trong nhiều giai đoạn Đảng và Nhà nước đã có những định hướng chiến lược. Chúng ta có thể khái quát hóa từng giai đoạn, để từ đó tìm ra định hướng mới cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
  • Trong bài viết: “Giá trị truyền thống của kiến trúc Việt Nam” in trong tuyển tập – Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000) của GS. KTS Ngô Huy Quỳnh, tác giả khái quát các định hướng kiến trúc việt nam thế kỷ XXI với tổng kết tóm tắt định hướng về văn hóa và kiến trúc qua các thời kỳ như sau:
    • • “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng ta với phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng”.
    • • “Nghị quyết của Bộ Chính trị trung ương Đảng tháng 9/1959 về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội với phương châm thích dụng, tiết kiệm, vững chắc, hợp với mỹ quan trong điều kiện có thể”.
    • • “Đại hội lần thứ IV của Đảng đã chỉ ra phát triển nghệ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa có tính hiện đại và tính dân tộc”.
    • • “Đại hội lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh coi trọng nghệ thuật kiến trúc vừa dân tộc vừa hiện đại”.
    • • “Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (khóaVIII) xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó cần chú ý tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc và tính hiện đại của kiến trúc”.
  • Với các định hướng về văn hóa và kiến trúc mang tính tổng quan chủ trương của Đảng và Nhà nước thì các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các hội nghề nghiệp kiến trúc… đã định hướng cụ thể ở từng giai đoạn khác nhau và kiến trúc Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, với các phương châm chủ trương ở các thời kỳ đều có nội dung thích dụng, tiết kiệm, tính hiện đại hay tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc… nhiều khi chúng ta chưa hiểu rõ về “bản sắc dân tộc”. Có nhiều KTS còn đặt vấn đề: “chỉ rõ cho tôi bản sắc dân tộc trong kiến trúc… cụ thể là cái gì?”. Trong Luật Kiến trúc năm 2019, ở điều 5: về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc, có cụ thể hóa ở mục 1: “… đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mỹ tục của các dân tộc…”. Còn ở mục 2, Luật giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý”.
  • Để định hướng kiến trúc Việt Nam cho giai đoạn 2020 đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050, chúng ta nên đánh giá kiến trúc bị ảnh hưởng bởi môi trường thiên nhiên như thế nào và yếu tố con người ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc để từ đó có cơ sở cho chúng ta định hướng về kiến trúc một cách khoa học và thực tế.

II. Môi trường tự nhiên và Kiến trúc khí hậu ôn đới

Khí hậu ôn đới

Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ các mùa thay đổi rõ ràng trong năm. Mùa đông gió lớn, nhiệt độ thấp và thường xuyên có tuyết rơi nên con người cũng như kiến trúc phải tạo cho mình lớp vỏ dày, ấm để giữ nhiệt, độ mở công trình vừa phải để chặn khí lạnh và mái có độ dốc cao để tránh đọng tuyết.

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, ẩm, nhiệt độ cao quanh năm và có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Con người chuộng trang phục mỏng, thoáng mát cũng như công trình luôn có lớp hành lang đệm, lớp vách bên ngoài mỏng, xốp bằng vật liệu tự nhiên để làm không gian đệm tránh bức xạ trực tiếp vào công trình vào ngày nắng nóng.

Kiến trúc khí hậu ôn đới

Khí hậu sa mạc

Khí hậu khắc nghiệt có nhiệt độ nóng đến rất nóng quanh năm, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 45oC, chênh lệch nhiệt độ trong ngày rất lớn. Con người và công trình kiến trúc cùng theo một nguyên tắc: Phủ kín, che kín. Công trình được lấy không khí theo hệ thống đối lưu của nước và khí giữa ban ngày để bên trong công trình được mát hơn.

Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, kéo dài theo hướng Bắc Nam. Việc lãnh thổ kéo dài như vậy đã dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ về địa hình cũng như khí hậu từ vùng đồi núi phía Bắc đến vùng đồng bằng châu thổ phía Nam. Về cơ bản, các tỉnh phía Bắc có bốn mùa, nhiều tỉnh cận đầu phía Bắc có ảnh hưởng của khí hậu ôn đới. Các tỉnh phía Nam có hai mùa: Mưa và khô, khí hậu ôn hòa. Các tỉnh miền Trung thì luôn luôn bị ảnh hưởng của mưa, bão…

Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn TP.HCM

Do kiến trúc thời kỳ “thuộc địa Pháp” tại các vùng miền là một loại hình kiến trúc thống nhất áp dụng cho các vùng miền và không có sự khác biệt do đó bài tham luận này không đánh giá loại hình kiến trúc này.

Biểu 1a. Bảng tóm tắt điều kiện tự nhiên

Biểu 1b. Bảng tóm tắt điều kiện tự nhiên

Biểu 2. Bảng đặc trưng cơ bản của các vùng trong sơ đồ phân vùng bão

Các vùng Trung du – Miền núi phía Bắc

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới.

Đồng bằng Bắc bộ

Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột ẩm, ngôi nhà nào cũng có mái hiên để chống chọi nắng nóng, mưa to, đầu hồi có lỗ thông gió.

Kiến trúc truyền thống

Đồng bằng Bắc bộ (Kiến trúc đô thị)

Kiến trúc từ năm 1954 đến năm 1975 đã được nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng đô thị và có những dấu ấn kiến trúc thuộc địa Pháp nhưng được nghiên cứu theo hướng truyền thống hiện đại.

Hội trường Ba Đình Hà Nội năm 1960

Từ năm 2000 đến nay hình thức kiến trúc “Thuộc địa Pháp” lại “nở rộ” ở các công trình “công quyền”… nhưng không được nghiên cứu bài bản, kiến trúc chỉ mang tính chất dáng dấp, hình thức.

Trụ sở Bộ Tài chính – 2006

Các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên

Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh (phía Bắc), và nền nhiệt cao (phía Nam); là vùng có lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhất cả nước (1.750-4.000mm/năm), và thường xuyên có bão lớn.

Nhà lá mái 2 lớp ở Bình Định

Mái nhà lợp 3 lớp, lớp dưới cùng là đất sét, tới lớp phên tre, trên cùng là lớp mái tranh. Cấu tạo nhiều lớp giúp chống nóng mùa hè, giữ ấm mùa đông. Lớp mái đất sét chống cháy nhà khi đốt lửa sưởi ấm mùa lạnh; lớp đất đủ nặng để chống tốc mái mùa bão.

Nhà rường ở Huế

Để chống bão, nhà rường xây thấp, mái dốc cao. Mái nhà lợp ngói âm dương hoặc ngói liệt dày để cách nhiệt, thoát nước tốt. Cột nhà được xây trên đá tảng để chống ẩm mốc. Nhà rường có rầm thượng bên trên như một cái rương để chứa đồ hằng năm khi mùa lụt đến.

Miền Trung và Tây Nguyên (Kiến trúc đô thị)

Từ 1960 đến 1990, tại miền Trung đã hình thành phong cách kiến trúc “nhiệt đới” để phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên (kiến trúc có vỏ bao che, tạo được ánh sáng, thông thoáng tự nhiên, giảm bức xạ mặt trời).

Miền Nam

Kiến trúc với vách và mái bằng lá dừa phù hợp với khí hậu tại vùng Đông Nam bộ. Vật liệu lá dừa có khoảng hở nên có khả năng chống nóng tốt, nhưng vẫn chắn mưa cũng như cho gió lùa vào để thông thoáng rất tốt.

Bảo tàng Dak Lak – 2011

Từ 1960 đến 1990, tại miền Nam đã hình thành phong cách kiến trúc “nhiệt đới” để phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên (kiến trúc có vỏ bao che, tạo được ánh sáng, thông thoáng tự nhiên, giảm bức xạ mặt trời).

Dinh Độc Lập – khởi công 1962 – hoàn thành 1966

Miền Nam (Kiến trúc đô thị 2000 đến nay)

  • Từ năm 2000 đến nay, nhiều công trình kiến trúc đã được thiết kế mới với sự ảnh hưởng của kiến trúc “hiện đại” và “hình thức” không còn quan tâm đến điều kiện khí hậu tự nhiên.
  • Nhiều công trình “công quyền” được nghiên cứu với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên.

III. Kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ từ năm 2000 đến nay 2020

Xu hướng Kiến trúc hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và nước ngoài đầu tư. Nhiều kiến trúc hiện đại quốc tế đã được hội nhập ở các đô thị Việt Nam.

Khách sạn JW Marriott Hà Nội – 2013

Xu hướng Kiến trúc xanh

Nhà hiệu bộ trường Đại học FPT

IV. Biến đổi khí hậu toàn cầu

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên thế giới

Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội – con người trên thế giới

Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội – con người và Kiến trúc ở Việt Nam

Kết Luận

Trong bài viết: “Giá trị truyền thống của kiến trúc Việt Nam”, GS. KTS Ngô Huy Quỳnh có trích phát biểu của nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Trực Luyện, trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam:

“Cái là truyền thống được cảm thụ và nhào nặn trong sáng tác của kiến trúc sư hôm nay, khi có chỗ đứng trong đời sống kiến trúc, sẽ trở thành cái tiên tiến hôm nay qua sáng tạo của kiến trúc sư mang được tâm hồn của dân tộc, đáp ứng được khát vọng cuộc sống đương thời sẽ trở thành bản sắc cho ngày mai…” suốt 50 năm qua, kiến trúc nước ta luôn luôn giữ một định hướng ấy tuy cách diễn đạt từng lúc có khác nhau: “dân tộc và hiện đại”, “tiên tiến và bản sắc”.

Kiến nghị

Để có cơ sở “Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh mới”, chúng ta cần phải:

  • Đánh giá việc thực hiện quyết định số 112/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 về:
    • Những gì đã thực hiện được;
    • Những tồn tại, khó khăn chưa thực hiện được.
  • Dự báo khoa học trong thời kỳ 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 về:
    • Dự báo biến đổi khí hậu;
    • Kinh tế – xã hội;
    • Văn hóa, nghệ thuật và thuần phong mỹ tục của các dân tộc;
    • Khoa học – kỹ thuật.
  • Từ đó, chúng ta mới có cơ sở để định hướng chung cho kiến trúc Việt Nam (2020-2030) và định hướng riêng cho từng vùng miền một cách khoa học và có tính khả thi.
  • Để giảm thiểu tác động đến môi trường là xu thế toàn cầu, trong khi hiện nay chúng ta chỉ có Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD là cơ sở pháp lý chính quy để hướng dẫn nhưng vẫn còn một số hạn chế như đã phân tích (ở mục chuẩn bị cho điều kiện biến đổi khí hậu). Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu bộ công cụ đánh giá công trình xanh gắn với các yếu tố địa phương, điều kiện sống, đối tượng phục vụ, có những yếu tố cần đánh giá định tính khách quan, có những yếu tố định lượng chủ quan. Mục đích cuối cùng là để mở rộng đối tượng dự án (thành thị – nông thôn, người giàu – người nghèo), khả năng đăng ký tham gia, và đơn giản hóa quá trình đánh giá, giảm thiểu chi phí và thời gian cho chủ đầu tư. Dựa vào bộ công cụ đánh giá công trình xanh đó, Bộ Xây dựng cũng ban hành kinh phí trong tổng mức đầu tư cho những công trình thực hiện theo công trình kiến trúc xanh.
  • Các cơ quan, tổ chức cần phát triển nhân lực đảm bảo chất lượng đội ngũ chuyên môn để tránh những can thiệp làm ảnh hưởng xấu đến sự sáng tạo trong kiến trúc thông qua:
    • Đào tạo;
    • Phát triển, bồi dưỡng tài năng;
    • Bố trí nhân lực hợp lý, phát huy khả năng, năng lực;
    • Tôn vinh, thu hút và trọng dụng nhân tài;
    • Hợp tác quốc tế về kiến trúc;
    • Phối hợp các cơ quan tổ chức khác có liên quan về hoạt động kiến trúc;
    • Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động kiến trúc;
    • Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực;
    • Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ;
    • Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong thị trường và hành nghề kiến trúc;
  • Các cá nhân trong hoạt động kiến trúc và các cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay cần:
    • Thực hiện nghiêm túc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động kiến trúc quy định tại luật kiến trúc
    • Tuân thủ, ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
    • Trao dồi kiến thức qua phát triển nghề nghiệp liên tục
  • Cũng không thể thiếu việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong giới kiến trúc sư và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.

Bài viết tại Hội thảo “Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh mới” do Bộ Xây dựng và Hội KTS Việt Nam tổ chức, tháng 3/2021

KTS Nguyễn Trường Lưu
Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam – Chủ tịch Hội KTS TP.HCM
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 03-2021)

The post Thiên nhiên và con người trong định hướng Kiến trúc Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3hhoOTs
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét