Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

Tình hình “Phát triển hành nghề liên tục” khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Lực lượng KTS hành nghề khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng trung du và miền núi phía Bắc có dân số khoảng 13,8 triệu người. Số lượng KTS ở khu vực này có khoảng 3000 người, tỷ lệ chiếm khoảng 2 KTS/1 vạn dân.

Bên cạnh đó, tỷ lệ KTS hành nghề liên quan tư vấn xây dựng chiếm khoảng 50%, tức khoảng 1500 người. Đối tượng KTS hành nghề tư vấn kiến trúc chiếm 50% số lượng trên, quan tâm đến “Phát triển hành nghề liên tục” có khoảng 800 người – Đó là các KTS hiện cần chứng chỉ KTS hành nghề đang làm dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực:

  • Vốn đầu tư công (Vốn ngân sách nhà nước);
  • Vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài;
  • Vốn doanh nghiệp làm chủ dự án đô thị;

Đây là các lĩnh vực mà nhà nước, các chủ đầu tư yêu cầu kiểm soát chứng chỉ hành nghề cá nhân đối với các KTS.

Mặt khác, các đối tượng chưa hoặc ít quan tâm đến “Phát triển hành nghề liên tục” cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, cụ thể:

  • Các KTS làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước;
  • Các KTS làm ở văn phòng kiến trúc, doanh nghiệp làm xây dựng (kinh doanh vật liệu xây dựng, nội thất, xây lắp …).

Thực trạng “Phát triển công tác hành nghề liên tục” khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Các Sở địa phương đã thành lập Hội đồng và xét cấp chứng chỉ cho các KTS hành nghề đủ điều kiện, gồm đủ các đối tượng: Cấp mới, gia hạn, cấp lại; tỷ lệ KTS có chứng chỉ khu vực chiếm khoảng 20% KTS hành nghề tư vấn kiến trúc.

  • Trên thực tế, các KTS hành nghề còn chưa nhận thức đầy đủ:
  • Về giá trị (bản chất) của “Phát triển hành nghề liên tục” và việc tích điểm CPD hàng năm. Các KTS yên tâm khi có chứng chỉ, chưa quan tâm đến tính liên tục khi phát triển nghề nghiệp;
  • Chưa hiểu rõ cấu trúc của cấu trúc chứng chỉ: Cấp lần đầu, cấp lại, đổi chứng chỉ, chưa hiểu rõ về nội dung dịch vụ kiến trúc khi cấp chứng chỉ: Thiết kế kiến trúc, thiết kế kiến trúc cảnh quan, thiết kế nội thất…;
  • Lúng túng trong lĩnh vực thi sách hạch: Học ở đâu? Đăng ký thi ở đâu?… Họ trông chờ nhiều vào hướng dẫn của Sở Xây dựng địa phương và Hội cơ sở.

Những đề xuất, kiến nghị:

  • Các cơ sở được phép tổ chức đào tạo về “Phát triển hành nghề liên tục” như: Hội KTS Việt Nam, Viar, Vegas… có chương trình phối hợp với Sở Xây dựng địa phương, tổ chức hình thức đào tạo phù hợp: Tập huấn, hội thảo, hội nghị… với các nội dung có giá trị thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động của cơ sở gắn với hoạt động của KTS hành nghề tại địa phương;
  • Rà soát bộ câu hỏi do Hội KTS Việt Nam ban hành, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn tổng kết tại các cơ sở đào tạo;
  • Thông qua truyền thông, tích cực tuyên truyền việc “Phát triển hành nghề liên tục” nhằm nâng cao kiến thức trong quá trình làm nghề của các KTS hành nghề ở địa phương, giúp họ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do các sở, ban ngành và các hội cơ sở tổ chức.
  • Đề nghị Hội KTS Việt Nam xuất bản cẩm nang “Phát triển hành nghề liên tục” cụ thể các nội dung:
    • Tính liên tục khi hành nghề kiến trúc;
    • Hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan đến “Phát triển hành nghề liên tục” các nội dung của Luật Kiến trúc và các Thông tư, nghị định mới được ban hành.
Đô thị miền núi phía Bắc

KTS Nguyễn Văn Cường
Chủ tịch Hội KTS Thái Nguyên
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2022)

The post Tình hình “Phát triển hành nghề liên tục” khu vực Trung du và miền núi phía Bắc appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Tt1Vx3O
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét