Thông tin dự án
- Mô hình dự án: Phi lợi nhuận
- Tên dự án: “Lá phổi xanh Hà Nội”
- Địa điểm thực hiện dự án: Bãi Giữa sông Hồng (bản đồ đính kèm)
Tóm tắt dự án
Tầm nhìn: Dự án “Lá Phổi Xanh” của Hà Nội bảo tồn không gian mở và phục hồi chức năng hệ sinh thái ở đầu phía Nam của Bãi Giữa trên sông Hồng, gần trung tâm thành phố Hà Nội. Khi dự án hoàn toàn được triển khai, Lá Phổi Xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường đô thị vốn chật chội và ô nhiễm của Hà Nội, và dự án sẽ là một hình mẫu cho các khu vực khác trong Hà Nội và rộng hơn. Việc đạt được tầm nhìn này sẽ mất nhiều năm và cần có sự đồng ý từ phía chính quyền địa phương và những nhà lãnh đạo khác.
Thủ đô Hà Nội của Việt Nam có mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng nhất thế giới và thiếu diện tích cây xanh tính trên đầu người hơn nhiều so với mức trung bình của các thành phố châu Á khác. Trớ trêu thay, cả hai điều này đều là kết quả của chính những tác động sinh ra từ việc giải quyết những vấn đề của thành phố. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, hiện đang đứng ở 6% mức tăng trưởng lợi nhuận trong sản xuất, tăng trưởng sản xuất điện, việc sử dụng phương tiện cơ giới và xây dựng nhiều hơn gia tăng ô nhiễm không khí và nước và biến đổi “cơ sở hạ tầng xanh” của không gian mở và các khu vực tự nhiên thành “cơ sở hạ tầng xám” như các nhà máy, đường sá, không gian thương mại và nhà ở. Bản thân cơ sở hạ tầng xám không hẳn là xấu – Người dân cần nơi để sống và làm việc – nhưng đổi lại Hà Nội phải gánh chịu thêm nhiều sức ép.
Dự án “Lá Phổi Xanh” của Hà Nội hướng tới việc tạo ra một diện tích cây xanh mới, rộng lớn bao gồm chủ yếu các cây cận nhiệt đới và chuỗi sinh thái tự nhiên của các loài thực vật tầng thấp bản địa của miền Bắc Việt Nam, thay thế các đồn điền trồng chuối và cây ngắn ngày. Sự thành công của dự án này sẽ mang lại nhiều lợi ích xã hội và môi trường cho thành phố, bao gồm cả việc cải thiện môi trường đô thị không lành mạnh hiện nay, hiện đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân thành phố. Hơn nữa, dự án này thể hiện một tầm nhìn táo bạo cho bước phát triển tiếp theo của thành phố và xã hội. Những không gian thiên nhiên ngoài trời không những chỉ dành cho các hoạt động giải trí, thư giãn mà còn nhằm mục đích giáo dục, nuôi dưỡng mối quan hệ có trách nhiệm giữa CON NGƯỜI và THIÊN NHIÊN.
Giải pháp này, nếu được theo đuổi bởi các nhà lãnh đạo chính trị, tư tưởng và doanh nghiệp của Hà Nội và Việt Nam, có thể được bắt đầu bằng những cống hiến nhỏ. Một phần số tiền đến từ sự tăng trưởng nhanh chóng của quốc gia có thể được đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh. Không gian mở cần được duy trì và các khu vực tự nhiên bị suy thoái cần được khôi phục lại về trạng thái phù hợp để có thể tạo ra nhiều giá trị sinh thái hơn, từ đó sẽ hỗ trợ các lợi ích về môi trường, sức khỏe và các lợi ích khác cho thành phố.
Dự án “Lá Phổi Xanh Hà Nội” sẽ là minh chứng rõ ràng, thiết thực, hiệu quả cho ý tưởng này. Dự án nhằm mục đích như sau:
- Bảo tồn mũi phía Nam Bãi Giữa, nằm ở khúc quanh của sông Hồng gần khu phố cổ Hà Nội;
- Khôi phục độ che phủ rừng tự nhiên trong khu vực cần được “Bảo tồn” – Cần bảo vệ để thể đảm bảo được tính đa dạng sinh học của khu vực dự án trong quá trình hành thành và phát triển lâu dài .
- Thiết kế và phát triển các tiện ích giải trí phù hợp để tạo điều kiện sử dụng an toàn cho người dân và du khách của Hà Nội, đồng thời duy trì được tính đa dạng sinh hoạt của khu vực dự án;
- Xây dựng một cộng đồng các bên liên quan nhằm duy trì sự lành mạnh của khu vực dự án trong tương lai.
Bối cảnh
Về môi trường và không gian xanh của Thành phố
- Việt Nam có nền kinh tế năng động với mức tăng trưởng GDP cao khoảng mức 6%. Tuy nhiên, đất nước hiện đang đấu tranh để giảm thiểu một trong những mặt trái lớn, sinh ra từ sự phát triển nhanh chóng, chính là sự ô nhiễm. Đáng báo động nhất, Thủ đô Hà Nội ở thời điểm hiện tại được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á, theo Báo cáo chất lượng không khí thế giới mới nhất của AirVisual. Lượng không gian xanh trong thành phố không đủ để hấp thụ các-bon đi-ô-xít và các loại khí độc hại khác, giúp thanh lọc không khí;
- Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, chỉ số: 3,4%/năm, mật độ dày đặc;
- Thiếu nghiêm trọng không gian xanh so với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới, tỉ lệ thấp: 2,4 m2/ người;
- Hậu quả: Ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng, nhiệt độ mặt đất tăng cao, cư dân thiếu không gian sinh hoạt cộng đồng – ngoài trời.
Về khu vực Bãi Giữa sông Hồng
- Ở quận Long Biên, Hà Nội, có một hòn đảo được người dân địa phương gọi là Bãi Giữa, được hình thành qua nhiều năm bên bờ sông Hồng, tạo nên vùng đất phù sa màu mỡ do sự bồi đắp. Trong những năm gần đây, do việc xây dựng các nhà máy thủy điện lớn và nhỏ ở thượng nguồn sông Hồng, hòn đảo đã giãn ra và gần như không xảy ra lũ lụt. Ngay cả trong mùa mưa, dòng chảy tập trung đầu nguồn cấp nước cho sông cũng không làm xói mòn đất trên đảo (Tien, 2019). Một phần đáng kể của “hòn đảo” hiện được dành cho việc trồng chuối và phần lớn phần còn lại được dành cho sản xuất cây trồng hàng năm. So với rừng tự nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp này có hiệu quả cải thiện chất lượng không khí kém hơn nhiều cho Hà Nội;
- Khu vực Bãi Giữa sông Hồng được mệnh danh là “Lá phổi xanh của Hà Nội”, là không gian xanh diện tích lớn với vị trí gần trung tâm Thành phố;
- Các nghiên cứu sinh thái học đã ghi nhận hơn 200 loài chim nơi đây bao gồm cả các loài chim di cư, cho thấy tầm quan trọng của khu vực này với đa dạng sinh học chung của thành phố. Ở vị trí đón gió về thành phố, khu bãi giữa sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp ô-xy và khí tươi vào thay thế cho không khí nhiều CO2 trong môi trường đô thị nội thành.
- Cây xanh tại khu vực chủ yếu là cây ăn quả và các loại rau màu ngắn ngày, không mang lại nhiều hiệu quả cho việc cải thiện chất lượng không khí. Đồng thời, các hoạt động đổ rác, sử dụng đất chưa hiệu quả, thiếu quy hoạch tổng thể, chiếm đất trái phép đã dẫn đến tình trạng đất bị ô nhiễm, sạt lở, xói mòn.
Quy mô dự án
- Diện tích trồng rừng: Tập trung vào dải đất thuộc bãi giữa sông Hồng diện tích 26,3ha nằm dưới cầu Long Biên và cầu Chương Dương;
- Số lượng cây xanh: Hơn 1.000.000 cây được chia làm 4 – 5 tầng tán;
- Đường đi dạo: 9.150m2 tổng diện tích đường đi dạo trong khuôn viên
Tài chính
- Tổng chi phí dự kiến: 40.112 tỷ VNĐ (150.000VNĐ/m2)
- Nguồn tài trợ: Dự án được thành lập và kêu gọi nguồn tài trợ từ các tổ chức hỗ trợ về môi trường. Cũng như, kêu gọi quyên góp sức người, sức của từ cộng đồng.
- Thời gian thực hiện dự án: 15 năm chia làm 2 giai đoạn
Tiến độ dự kiến
- Giai đoạn 1: 03-05 năm, trồng cây giống theo các modul 20x20m;
- Giai đoạn 2: 05-10 năm, nuôi dưỡng và quy hoạch cây phát triển thành đủ 4 tầng tán;
- Sau giai đoạn 2: Hệ sinh thái tự nhiên của rừng có thể tự vận hành và không cần nhiều sự can thiệp của con người;
- Đường dạo bằng các vật liệu tự nhiên như đá răm, gỗ, bê tông…Có thể kết hợp những đường dạo trên cao, dễ dàng cho việc kết nối cũng như quản lý, bảo vệ khu rừng.
Nhân lực/nhân công
- 5.850 công thợ bao gồm:
- Tình nguyện viên: Thực hiện các công việc nghiên cứu đánh giá về khu vực Bãi Giữa như nghiên cứu thổ nhưỡng, thủy văn; kêu gọi truyền thông và sự hỗ trợ từ cộng đồng; thực hiện các dự toán sơ bộ, tham gia chuẩn bị về công tác xin giấy phép, xin hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ…
- Cộng đồng: Là nhân tố quan trọng trong giai đoạn 1 của dự án (khi được cấp phép, thông qua bởi chính quyền thành phố và chính quyền địa phương), tham gia vận chuyển, trồng cây, chăm sóc cây,..
Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
- Không gian công cộng mới cho người dân thành phố Hà Nội, khách du lịch trong nước và nước ngoài;
- Tăng diện tích cây xanh của Hà Nội (mục tiêu của thành phố Hà Nội tăng diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 7,8-8,1 m2/người, đến năm 2030 đạt khoảng 12-14 m2/người);
- Thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực, cải thiện vệ sinh môi trường tại khu vực dự án.
- Lợi nhuận cho địa phương từ du lịch tại khu vực bãi giữa cũng như khu vực lân cận bởi các dịch vụ đi kèm đáp ứng cho khách tham quan đến với dự án.
- Cơ hội việc làm cho người dân địa phương (chăm sóc, bảo trì bảo bệ rừng) – Công việc mới này có tính bền vững được tạo ra dưới sự quản lý của chính quyền địa phương;
- Thúc đẩy chính sách quản lý chặt chẽ khu vực Bãi Giữa Sông Hồng.
Phương pháp trồng rừng
- Thẩm định đất: Đánh giá loại đất, thành phần của đất để tìm ra chất dinh dưỡng bị thiếu hụt – loại đất phù sa: chất đất giàu dinh dưỡng và phù hợp với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau;
- Chọn giống cây: Căn cứ vào loại đất, khí hậu, địa hình, đã tham khảo ý kiến chuyên gia, giảng viên tại trường lâm nghiệp để chọn giống cây phù hợp;
- Cải thiện đất: Sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có xung quanh để bổ sung cho lớp đất trên cùng dày 1m. Nguồn dinh dưỡng này có thể cân nhắc sử dụng linh hoạt, ví dụ như: Phân hữu cơ, phân vi sinh, …
- Trồng cây: Sau khi cải thiện đất, tiến hành trồng cây giống với mật độ 3-5 cây/m2
- Giám sát sự phát triển: Trong 8 tháng đầu, các cây giống sẽ phát triển và bắt đầu có sự tranh chấp về ánh sáng và phân chia các tầng tán cơ bản
- Chăm sóc: Trong vòng 1-2 năm đầu, rừng cần được chăm sóc, bảo trì cơ bản như: bón phân, tưới và cắt tỉa, sau đó sẽ tự phát triển một cách tự nhiên;
Hiện trạng dự án:
- Đã có những nghiên cứu sơ bộ về hiện trạng khu vực; đã có đội ngũ tình nguyện viên làm việc về các vấn đề liên quan;
- Chia sẻ thông tin dự án tới cộng đồng và các cấp chính quyền thành phố;
- Hiện tại đang đề xuất với chính quyền thành phố và chính quyền địa phương, chờ sự chấp thuận phê duyệt cho dự án;
- Dự kiến bước tiếp theo:
- Sau khi nhận được sự chấp thuận của thành phố và vốn đầu tư, kêu gọi các chuyên gia về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy văn… làm công tác nghiên cứu đánh giá chính xác về khu vực để làm tiền đề cho giai đoạn 1;
- Thực hiện chọn lựa giống cây và cải tạo đất khu vực;
- Kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện giới thiệu thêm về dự án, sự giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ, bắt đầu triển khai giai đoạn 1 của dự án.
Nguyện vọng hỗ trợ từ Thành phố Hà Nội
- Chấp thuận dự án và có chế tài để đảm bảo sự đa dạng sinh học của khu vực Bãi Giữa sông Hồng.
- Hỗ trợ về cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho dự án: Những thông tin về luật, nghị định, thông tư,.. và những nghiên cứu chính xác về chuyên môn từ các chuyên gia các ngành.
- Những dự án tương tự có thể được phát động nhanh hơn khi các nhà lãnh đạo chính trị, tư tưởng và doanh nghiệp hiểu rằng việc bảo tồn sinh thái cũng mang lại những lợi ích như cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và mang lại cơ hội kinh tế cho người dân địa phương. Do đó, nỗ lực ban đầu được đề xuất ở đây sẽ đưa Lá Phổi Xanh vượt ra khỏi giai đoạn ý tưởng sang giai đoạn “nhận hỗ trợ”, dựa trên những phân tích và đánh giá về kinh tế và hệ sinh thái từ các lô đất thử nghiệm trên Bãi Giữa. Cụ thể, nghiên cứu này và dự án thử nghiệm sẽ được sử dụng để:
- A. Đánh giá các điều kiện sinh thái hiện tại trên toàn khu vực nghiên cứu và vẽ dựng bổ sung những bản đồ sử dụng đất chi tiết.
- B. Ước tính hiệu quả của hệ sinh thái hiện tại trên khu đất (ví dụ: Lượng hấp thụ carbon, giá trị giải trí, giá trị sản xuất lương thực, kiểm soát lũ lụt, thẩm mỹ…) và xác định các rủi ro đối với những giá trị này nếu các công tác bảo tồn và khôi phục khu đất không được thực hiện.
- C. Đánh giá tiềm năng lợi ích kinh tế xã hội khi thực hiện dự án Lá Phổi Xanh, bao gồm tiềm năng nâng cao giá trị hiệu quả của hệ sinh thái và cơ hội phát triển, cải thiện kinh tế địa phương, sức khỏe con người và giải quyết những vấn đề khác.
- D. Xác định các loài cây bản địa, cây thấp tầng và lớp phủ mặt đất thích hợp nhất cho việc khôi phục khu đất. Thiết lập và giám sát các lô đất thử nghiệm với các loài được đề xuất.
- E. Truyền đạt kết quả của những đánh giá này tới các nhà lãnh đạo chính trị, tư tưởng và doanh nghiệp để xây dựng sự hỗ trợ cho việc thực hiện đầy đủ dự án Lá Phổi Xanh Hà Nội.
Phụ lục 1: Vị trí dự án
Phụ lục 2: Phân tích hiện trạng khu đất
- Sạt lở, xói mòn
- Lụt
Ghi nhận địa điểm dự án là một trong hai địa điểm quan trọng của chim di cư tại Hà Nội. Số lượng chim đã theo dõi được lên tới hơn 200 loài chim bao gồm cả chim bản địa và chim di cư (con số này lớn hơn cả số lượng chim đã được ghi nhận tại rừng quốc gia Ba Vì). Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh và ý thức người, số lượng chim đã giảm đáng kể trong vòng 15 năm qua.
Phụ lục 3: Phân tích hiện trạng môi trường Hà Nội
- Biểu đồ nhiệt độ mặt đất
- Ô nhiễm không khí
- Etc
Phụ lục 4: Định nghĩa các khái niệm
Thế nào là rừng:
Là hệ sinh thái tự nhiên mà hệ thống tuần hoàn tự nhiên được thiết lập với hệ sinh thái đa dạng sinh vật phong phú mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Thế nào là công viên:
Không gian xanh được tạo ra bởi bàn tay con người, cần sự quản lý và duy trì với chi phí cao hàng năm. Do hệ sinh thái được tạo bởi nhiều giống cây không phải bản địa, chính vì vậy cũng cần nhiều công sức để bảo trì, duy trì hệ sinh thái. Và hệ sinh thái của công viên cũng không đa dạng (chỉ 1-2 tầng tán).
Thế nào là rừng “Lá phổi xanh”:
Là hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới vùng đất thấp, phù hợp với thổ nhưỡng tại khu đất, các chủng loại cây bản địa, chỉ mất 3 – 5 năm đầu để duy trì và thiết lập hệ thống tuần hoàn tự nhiên của một hệ sinh thái rừng. Đặc biệt, Hệ sinh thái này cần được bảo vệ bằng các chế tài để có thể đảm bảo tính đa dạng sinh học.
Phụ lục 5: Các mô hình không gian xanh đô thị trên thế giới
- Trên thế giới có rất nhiều dự án được đề xuất như :
- Dự án rừng The Metro-Forest, Bangkok, Thái Lan
- Vườn quốc gia Windsor, Singapore
- Vườn quốc gia Taman Negara, Malaysia
- Sri Nakhon Khuean Khan Park (Bangkok)
- Yamuna Biodiversity Park (Delhi)
- Centre Water Catchment (Singapore)
Bãi Giữa trên sông Hồng có thể biến thành một vùng xanh, không chỉ là một công viên đặc biệt mà là một môi trường sống tự nhiên đối với nhiều loài bản địa – với mục đích hướng đến đạt được chứng nhận là “khu bảo tồn thiên nhiên”. Chỉ những loài thực vật bản địa được phép du nhập và trồng trên đảo. Khu vực này dự kiến sẽ thu hút gần 300 loài chim, cải tạo đất và tạo thêm không khí trong lành cho thành phố. Rừng sẽ được trồng bởi các tình nguyện viên và những nhà hảo tâm.
Phụ lục khác: Nguồn tham khảo
- Do Dinh Sam và Nguyen Hoang Nghia, Use of Indigenous Tree Species in Reforestation in Vietnam, Nhà xuất bản Nông nghiệp;
- Pilot Project C: Improvement Plan and Stategy for Outside-of-Dyke Areas;
- P.Q.Tu et al, Reliability-based Analysis of River Dikes during Flood Waves;
- Nguyen Mai Dang and Mukand S Babel (2010) Flood Hazard Assessment the Context of Increasing Floods and Sea Level Rise in the Red River Delta, Vietnam;
- Pham Tuan Anh and Kelly Shannon, Water Management in Vietnam – Indigenous Knowledge and International Practices: The Case of the Red River Delta;
- Ho Dinh Huan et al (2008), Studies on Hanoi Urban Transition in 20th Century Based on GIS/RS;
- Thi Mai Nguyen et al (2019), The Environment Effects of Urban Development in Hanoi, Vietnam from Satellites and Meteorological Observations from 1999-2016;
- The Comprehensive Urban Development Programme in Hanoi Capital City, Prefeasibility Study A: Ring Road 4;
- Và các tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nông nghiệp và lâm nghiệp trong hội đồng cố vấn cho dự án.
Đơn vị tham gia tư vấn:
- Công ty TNHH ODDO Architects
- Doanh nghiệp xã hội Keep Vietnam Clean
- Các chuyên gia tư vấn
- Ad Spijkers – Cựu lãnh đạo tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp quốc
(FAO), Hiện tại Chuyên gia cố vấn cao cấp cho lãnh đạo của tổ chức FAO hiện tại. - Spencer Philips – Nhà sinh thái học, và là giám đốc của tổ chức bảo vệ môi trường Key- Log Economics
- Jake Brunner – Hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc về các vấn đề liên quan đến khoa học môi trường và tương tác xã hội – gần 16 năm trong số đó là ở châu Á. Từ năm 2008, ông làm việc cho IUCN, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, có trụ sở tại Hà Nội, nơi ông quản lý, điều hành các chương trình về bảo tồn nước và đất ngập nước, tham gia kinh doanh, quản lý biển và ven biển cũng như phân tích chính sách tại Việt Nam, Campuchia và Myanmar.
- Douglas Lee Snyder – Giám đốc tổ chức Keep Vietnam Clean
- Kris A.G. Wyckhuys – Kỹ sư khoa học sinh học và là chuyên gia nghiên cứu côn trùng học
- Vương Đạo Hoàng – Nhà sáng lập và Giám đốc Kien Viet Media & Design
- Phạm Thúy Loan – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc Quốc gia
- Trần Văn Hiếu – Kỹ sư môi trường
- Trần Thanh Thuý – Nhà tư vấn và quản lý dự án
- Tình nguyện viên: Nhóm tình nguyện viên Lá Phổi Xanh – Hà Nội.
- Fanpage: https://ift.tt/iERla4d
Oddo Architects
(Hội thảo khoa học Đề án xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng Tầm nhìn và giải pháp)
from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/O9jQmlc
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét