Malloca thương hiệu thiết bị bếp không còn xa lạ với người tiêu dùng với đa dạng mẫu mã mới nhất cùng công nghệ mới. Malloca vừa ra mắt với người tiêu dùng mẫu lò vi sóng mới với thiết kế đẹp, sang trọng, loại hẳn đĩa xoay truyền thống mà lò vi sóng thường có, tăng diện tích sử dụng và tiết kiệm điện hơn.
Lò vi sóng MW-925BF lắp âm vào tủ, toàn bộ kính đen
Lò vi sóng âm tủ MW-925BF thiết kế Flat and Wide (mỏng và rộng) tiện lợi cho nấu nhiều đĩa cùng một lúc hoặc tô thịt hầm lớn mà bình thường sẽ không vừa khi được quay trên bàn xoay của lò vi sóng thông thường. Sử dụng một ăng ten quay trong không gian phẳng và dung tích 25 lít, nhiệt vẫn được phát tán đều để nấu thức ăn. Do không cần đến đĩa xoay, bề mặt bên trong bằng phẳng cho phép làm sạch lò dễ dàng và nhanh chóng trong khi vẫn cung cấp các tính năng nấu tối ưu.
Chức năng vi sóng kết hợp nướng thực hiện các món nướng dễ dàng
Thêm nữa, MW-925BF sử dụng công nghệ đảo chiều độc quyền Inverter cung cấp luồng năng lượng không đổi, điều chỉnh cường độ năng lượng hay thay đổi để thức ăn được nấu đồng đều. Các lò vi sóng khác sử dụng 100% năng lượng mọi lúc, kể cả lúc bật, tắt ở các chế độ vi sóng thấp. Với nhiệt độ phù hợp và chính xác của lò vi sóng không đĩa xoay MW-925BF giúp kiểm nhiệt độ trong khi nấu ăn, hâm nóng và rã đông.
Nướng cá – 1 trong 8 menu nấu tự động của lò MW-925BF
Lò vi sóng âm tủ Malloca MW-925BF Flat and Wide bề mặt hoàn toàn bằng kính đen, hệ điều khiển cảm ứng, cũng có tính năng rã đông Defrost, cho phép rã đông cực nhanh. Tính năng nấu tự động với 8 món ăn, tự động điều chỉnh mức công suất và tính toán thời gian nấu nướng và hâm nóng tự động.
Đô thị Việt Nam đa phần bắt nguồn từ làng xã. Quận Long Biên ngày nay cũng không nằm ngoài “quy luật” phát triển theo dạng này. Với vị trí cửa ngõ phía Đông trung tâm Hà Nội thì việc kiểm soát phát triển của quận có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh là điều cần thiết để vừa gìn giữ được hồn cốt đặc thù vừa tạo nên bộ mặt đô thị hiện đại và bản sắc.
Bản đồ Hành chính quận Long Biên
Quá trình hình thành
Quận Long Biên được hình thành trên cơ sở Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ ban hành về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
Đến trước ngày 22/9/2023, Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng – phía Đông Bắc nội thành Thủ đô Hà Nội, với 3 mặt là nơi gặp nhau của hai dòng sông huyết mạch: Sông Cái (Hồng Hà) – giới hạn với các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng (phía Tây), Thanh Trì (phía Nam) và sông Đuống (Thiên Đức) – giới hạn với các huyện Gia Lâm (phía Đông), Đông Anh (phía Bắc).
Sở hữu gần trăm di tích chùa đình đền (trên 50 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và cấp TP), trong đó có một số di tích nổi trội, thu hút du khách như: Chùa Bồ Đề, Chùa Lâm Du (phường Bồ Đề), đình chùa Bắc Biên, các đình: Tình Quang (phường Giang Biên), đình chùa Lệ Mật, Trường Lâm (phường Việt Hưng), các đền: Chầu, Ghềnh, Mẫu Thoải, Rừng, Núi (phường Ngọc Thụy). Những lễ hội, nghi lễ đặc sắc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và thế giới, đó là: Hội Lệ Mật; Hội Trường Lâm với nghi thức cầu mùa (phường Việt Hưng); múa hát Ải Lao tại Lễ hội làng Hội Xá (phường Phúc Lợi); nghi thức kéo co ngồi, tổ chức vào dịp lễ hội tại đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn) đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa đại diện nhân loại. Những tên gọi dân dã, gần gũi của vùng đất thôn quê: Ngoài đê có thôn Ngô, làng Trạm, Tư Đình (phường Thạch Bàn), Lệ Mật… trong và ven đê với những Thạch Cầu, Bắc Biên… gắn với biết bao nhân vật và sự kiện lịch sử của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, hệ thống các thiết chế làng xóm ngoảnh mặt ra sông Hồng, sông Đuống như chùa Bồ Đề, đền Chầu Bà, đền Rừng, Mẫu Thoải…, các cổng làng và đặc biệt là các bến sông như Ngư Ông, Ngọc Lâm… đã phần nào nói lên câu chuyện hồn – cốt của vùng đất giàu giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử nơi đây với gốc gác là các làng xã hình thành và phát triển bên sông.
Cầu Chương Dương
Ngã ba sông Đuống, sông Hồng
Những đặc tính về đô thị
Giao thông: Từ thời Pháp thuộc, khu vực quận Long Biên nằm sát sông Hồng và con đường thiên lý Bắc – Nam với vị trí tiền đồn, có tầm quan trọng trong việc bảo vệ TP nên chính quyền thực dân đã cho xây dựng cầu Doumer (cầu Long Biên), phi trường Gia Lâm, đường thuộc địa số 5 (quốc lộ 5) đến Hải Phòng, cũng như củng cố đường thuộc địa số 1 liên kết giữa Hà Nội và các tỉnh tả ngạn sông Hồng. Đến nay, Long Biên vẫn là cửa ngõ phía Đông ra vào trung tâm đô thị lịch sử, nơi hội tụ và chuyển tiếp các đầu mối giao thông quan trọng đến và qua Hà Nội với đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy:
Đường bộ có các quốc lộ số 1, số 5, đường Vành đai 3, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, bến xe Gia Lâm, các tuyến giao thông đối nội cũng được mở rộng hoặc mở mới: Cổ Linh, Nguyễn Sơn…; Đường sắt có 02 nhà ga: Gia Lâm và Cầu Bây với các tuyến đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long); Đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; Đường hàng không: Sân bay Gia Lâm. Những cây cầu kết nối với trung tâm thành phố là Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy (phía Tây, Nam), các cầu Đuống, Đông Trù (phía Đông, Bắc) và cầu Trần Hưng Đạo dự kiến xây dựng. Như vậy, hạ tầng kỹ thuật là yếu tố nổi trội – thế mạnh trong phát triển đô thị của Quận.
Đô thị: Với vị trí địa lý cửa ngõ và hạ tầng kỹ thuật giao thông tốt, đồng bộ nên Long Biên là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh, làm thay đổi, thậm chí biến dạng hình thái, cấu trúc không gian vốn có của vùng đất Long Biên. Đó là:
Công trình phát triển theo tuyến bao gồm các công trình nhà dân, công trình trụ sở, công cộng trên các trục đường lớn hình thành từ trước (Nguyễn Văn Cừ) hoặc mở rộng, quy hoạch mới đều xây dựng với quy mô lớn, mật độ cao, che lấp không gian làng xóm lớp không gian phía sau mặt đường chính;
Đền Cô Đôi – Bắc Cầu – Ngọc Thuỵ
Chùa Bồ Đề
Đô thị mới trên địa bàn Quận đã và đang hình thành các khu đô thị mới như: Việt Hưng, Bồ Đề, Ngọc Thuỵ (Khai Sơn Hill), Thượng Thanh, Sài Đồng, Thạch Bàn…, các khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng, Vinhomes The Harmony, Hà Nội Garden City… với quy mô công trình cao tầng từ 9 tầng trở lên tạo nên hình ảnh đô thị mới hiện đại, khang trang;
Công trình chức năng mới, quy mô lớn như các đại siêu thị AEON Mall Long Biên, Vincom Long Biên, Trường Đại học Vinschool, sân golf 120ha… tạo nên đô thị phát triển đồng bộ và đầy đủ chức năng;
Các khu công nghiệp: Bên cạnh các cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, TP và địa phương: Công ty Cầu 12, Công ty Kim khí Thăng Long, Công ty May 10, Công ty May Đức Giang… là các khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: Khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A…
Cảnh quan: Hai sông Hồng và sông Đuống chạy bao quanh 3 phía Quận: Tây, Bắc và Đông), các hồ trong lõi khu đất như hồ Tai Trâu, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Lâm Du, Ben, hồ đình Ái Mộ, … chưa kể đến các hồ điều hòa trong các khu đô thị mới.
Làng xóm: Quận Long Biên có nhiều làng xã với các vị trí, cấu trúc đặc thù độc đáo:
Khu vực lõi: Nằm giữa các tuyến đường lớn, vùng đất trung tâm quận (có 02 đê tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Đuống bao bọc);
Khu vực ven đê: Từ đê tả ngạn sông Hồng đến đê hữu ngạn sông Đuống (từ đê Long Biên – Xuân Quan phía Nam lên đường Hồng Tiến phía Tây và Ngọc Thụy, Gia Thượng phía Bắc;
Hai bên sông Hồng: Phường Ngọc Thụy với một phần bên hữu ngạn sông Hồng (tiếp giáp với khu trong đê Tứ Liên – Yên Phụ – Phúc Xá của 2 quận Tây Hồ, Ba Đình);
Doi đất giữa hai sông Hồng và sông Đuống: 3 xóm Bắc Cầu 1, 2, 3 chạy dài đến đầu mũi doi đất là đền Đôi Cô và Miếu thần Tam Giang.
Rất nhiều di tích lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể giá trị, giàu truyền thống nhân văn ở quận Long Biên đã được lưu giữ, bảo tồn gắn với những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị Thành Hoàng làng, tiêu biểu như Làng cổ Tử Đình có lịch sử tồn tại gần 2000 năm, đình làng Lệ Mật với làng nghề truyền thống bắt rắn, thờ Hoàng Quí Công là người có công “chống Tống, bình Chiêm” quan tâm mở mang sản xuất, chăm sóc dân lành, được vua ban lộc, chỉ xin phân binh lập trại, dựng nên khu “Thập tam trại” ở phía tây thành Thăng Long; đình làng Bắc Biên; thờ Lý Thường Kiệt với bài thơ thần “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” – Bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc Việt Nam, đình Bồ Đề là nơi Bình Định Vương Lê Lợi và Nguyễn Trãi chọn làm đại bản doanh chỉ huy bao vây thành Đông Quan…
Tất cả các yếu tố cốt lõi này đã tạo nên vùng đất lịch sử và cấu trúc độc đáo, đặc thù: Làng xóm và Sông nước. Có thể nói nếu hai dòng sông Hồng – sông Đuống là nguồn nước tạo nên hình hài quận thì những làng mạc là lá phổi xanh giúp cho cơ thể quận Long Biên khỏe mạnh, xanh tốt.
Chùa Cự Linh – Thạch Bàn
Kiểm soát phát triển gìn giữ giá trị đặc thù khu vực
Với vị thế cửa ngõ và những gì đang hiện hữu thì việc quận Long Biên phát triển hướng tới là đô thị đồng bộ, đầy đủ chức năng để giảm thiểu giao thông con lắc, ách tắc giao thông, hạ tầng kỹ thuật của mục tiêu: đô thị hiện đại và vùng đất đáng sống là điều đáng mừng. Tuy nhiên để phát triển đô thị bền vững, gìn giữ được giá trị cốt lõi, môi trường và cảnh quan cũng cần các lưu ý sau:
Đối với các khu vực làng xóm cũ
Việc kiểm soát quy mô, mật độ xây dựng công trình, quy mô mỗi ô đất, hình thức kiến trúc, tỷ trọng đất dành cho giao thông, cảnh quan cây xanh, công trình công cộng, từ cấu trúc mỗi hộ gia đình theo mô hình VAC đến thiết chế làng xóm bao gồm cả khoảng không gian xung quanh các di tích… là các yếu tố quyết định trong việc gìn giữ hình thái không gian khu vực làng xóm cũ.
Đặc biệt là các làng xóm ven sông, tuy là lớp trong nếu tính từ đê sông nhưng lại chính là bộ mặt đô thị có thể ngắm được từ bên kia sông Hồng, sông Đuống hoặc từ cầu, từ tàu thuyền di chuyển trên sông. Vì vậy, khu vực tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Đuống càng cần quan tâm trong kiểm soát phát triển, đầu tư xây dựng khu vực này ngay từ bước xác lập Quy hoạch hai bên sông Hồng, sông Đuống, để cân đối và kiểm soát hình ảnh đô thị – tạo nên kí ức đô thị từ quá khứ đến tương lai. Không nên chỉ chú trọng, tập trung xây dựng công trình cao tầng tạo hình ảnh TP hiện đại mới bên sông.
Đối với các khu vực phát triển mới
Lưu ý sự đồng bộ về cấp độ của các công trình chức năng trong cùng một đơn vị ở. Ví dụ, Khu đô thị mới Việt Hưng dành cho dự án giãn dân khu phố cổ với đối tượng vốn là cán bộ công nhân viên Nhà nước ở lớp trong khu phố Cổ nhưng trường học xây dựng trong Việt Hưng lại là trường quốc tế, kinh phí học tập không tương thích thu nhập của dân cư trong dự án giãn dân, khó thu hút đối tượng chính của dự án yên tâm sinh sống.
Các khu tái định cư, nhà ở xã hội khi xây dựng mới chỉ tập trung hoàn thiện chức năng ở chứ không xây dựng đồng bộ các chức năng dịch vụ tiện ích: Bến, đường, trường, trạm cần và cấp thiết. Chính vì vậy, cần có quy định cụ thể trong việc bắt buộc chủ đầu tư hoặc là phải xây dựng hoàn thiện đồng bộ các chức năng hoặc chuyển kinh phí cho chính quyền tổ chức xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ dân cư để khi đến ở là đảm bảo đồng bộ chức năng của một đơn vị ở.
Trong khảo sát, xây dựng các khu đô thị mới, công trình quy mô lớn có vị trí liền kề khu làng xóm cũ, cần lưu tâm kiểm soát cốt cao độ của dự án mới để đảm bảo không gây ngập úng cho khu vực làng xóm cũ.
Những yêu cầu của ứng xử văn hóa văn minh được quy định khi chuyển đổi từ Huyện sang Quận, Xã thành Phường, Làng lên Phố là mới chì dành cho những cư dân gốc Long Biên trong thích ứng với cuộc sống đô thị hiện đại nhưng lại chưa có quy định ứng xử của những cư dân mới đến vùng đất này sinh sông trong khu đô thị mới, nhà cao tầng, che chắn không gian, không khí làng xóm cũ để có sự hòa nhập cộng đồng đoàn kết, ứng xử văn minh chung toàn Quận.
Làng xóm là hồn cốt, là lá phổi xanh cân bằng sinh thái, những công trình mới, cao tầng là những tấm áo mới thích ứng với cuộc sống hiện tại. Đất lề quê thói. Nếu làng xóm bị vây kín, phá vỡ cấu trúc, thiết chế, cảnh quan; Hương ước, tập tục, nếp sống làng xóm không được cư xử tôn trọng… thì đâu phải là sự công bằng và phát triển bền vững? Vì vậy, việc gìn giữ những giá trị cốt lõi của Làng xã – giá trị đặc thù của vùng đất Long Biên là lưu giữ ký ức, hình ảnh thân quen làm tăng tình cảm gắn bó của cư dân với nơi chốn, quê hương mình và nói rộng ra là thêm yêu Tổ quốc, đất nước Việt Nam.
Quận có tên mang nghĩa “Đất Rồng Long Biên” là nơi gặp nhau của hai dòng sông. Hình ảnh về một đô thị phát triển hiện đại và bền vững là kiểm soát cân bằng và song hành giữa việc gìn giữ phát huy giá trị làng xóm – lá phổi xanh và các không gian sống hiện đại, tiện ích, đồng bộ của đô thị cửa ngõ phía Đông Thủ đô. Sự hài hòa Làng cũ – Phố mới cũng chính là mục tiêu của quận Long Biên hiện đại và đáng sống cũng như của đồ án quy hoạch Hà Nội hướng tới phát triển: Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Bài viết đã phân tích quy hoạch phát triển với bối cảnh và có những nét tương đồng từ Thành phố (TP) Thủ Đức – TP HCM, Phố Đông – TP Thượng Hải và gợi ý áp dụng những bài học kinh nghiệm cho quận Long Biên. Ngoài ra, dựa trên những giá trị tiềm năng sẵn có và thế mạnh của quận Long Biên, nhóm tác giả, đề xuất 4 trụ cột định hướng phát triển bao gồm: “TP tri thức, TP môi trường, TP văn hóa, TP sức khỏe” để quận Long Biên trở thành đô thị đáng sống, xứng tầm thế giới.
Phạm vi ranh giới 38 quy hoạch phân khu đô thị trung tâm
Nguồn: Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, 2011
Những thành tựu phát triển đạt được của quận Long Biên
Quận Long Biên được thành lập ngày 6/11/2003, được tách ra từ huyện Gia Lâm thông qua Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ, với 14 phường bao gồm Bồ Đề, Gia Thụy, Cự Khối, Đức Giang, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh và Việt Hưng. Quận Long Biên là quận lớn nhất Hà Nội có diện tích 60,4km2, nằm tại vị thế độc đáo trên tả ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống. Long Biên tuy là quận mới, nhưng có lịch sử lâu đời, có nhiều nét văn hóa độc đáo, hội tụ bản sắc của hai tiểu vùng văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc.
Sau 20 năm quá trình phát triển, quận Long Biên đã ghi dấu ấn phát triển với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ (6). Với sự đầu tư phát triển hạ tầng đô thị bài bản, quận Long Biên đang dần trở thành trung tâm mới của Thủ đô Hà Nội. Điều này không chỉ tạo ra môi trường sống sôi động mà còn kéo theo làn sóng dịch chuyển dân cư sang phía bên kia sông Hồng, giúp giảm tải mật độ dân cư nội đô. Đưa Long Biên trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống.
Trong những năm qua, quận Long Biên đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng tiềm năng, dư địa để phát triển là còn rất lớn. Để có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, quận Long Biên cần tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm phát triển các TP thành công đi trước, từ đó điều chỉnh chính sách, thực hiện mạnh mẽ những quyết sách sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong tương lai.
Bản đồ Hà Nội
Nguồn: Cổng thông tin UBND TP.Hà Nội – https://ift.tt/BZjChdp
Ngày 22/01/2021, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội chủ trì buổi làm việc với quận Long Biên về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị: Quận Long Biên xây dựng và quản lý đô thị hướng đến xanh, thông minh, hiện đại trong thời gian tới và phải phấn đấu thành một quận kiểu mẫu của TP (Báo ĐCS. 2021).
Để thực hiện được điều đó thì cần phải xây dựng chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu với nội dung về hình thái đô thị, định hướng và nội dung chiến lược. Ở một góc cạnh nhỏ, nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu học hỏi TP Thủ Đức và Phố Đông – Thượng Hải có những nét tương đồng với quận Long Biên với nhiều kinh nghiệm quý giá, có thể ứng dụng xây dựng phát triển quận Long Biên ngày càng hiện đại và chất lượng sống được nâng cao hơn, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo dân và lãnh đạo TP Hà Nội.
Bài học kinh nghiệm quy hoạch phát triển cho quận Long Biên
1. TP Thủ Đức, TP. HCM
TP. Thủ Đức là khu vực dẫn dắt kinh tế TP. HCM và vùng TP. HCM dự kiến đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước, có 211,56 km² diện tích tự nhiên (chiếm 10,1% diện tích tự nhiên toàn TP.HCM) và 1.013.795 người, bao gồm 34 phường trực thuộc1, sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 1111/NQ-UBTVQH14, Thủ Đức trở thành TP đầu tiên của Việt Nam, thuộc loại hình đơn vị hành chính theo mô hình “TP thuộc TP trực thuộc trung ương”.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Có điều kiện và tiềm năng thuận lợi phát triển đô thị như: Trục Xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, kết nối với các khu chức năng quan trọng: Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, khu Công viên lịch sử Văn hóa dân tộc, Khu du lịch Suối Tiên, Khu Liên hiệp Thể dục thể thao Rạch Chiếc…; liên kết với các động lực phát triển quan trọng như trung tâm TP, Khu đô thị Thủ Thiêm, kết nối với sân bay Long Thành, đô thị mới Nhơn Trạch….Hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và dọc tuyến Xa lộ Hà Nội; phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị.
Trước khi được công nhận TP Thủ Đức, thì đất quy hoạch xây dựng đô thị chưa được sử dụng hiệu quả, một phần do tình trạng chậm triển khai thực hiện quy hoạch. Vì vậy, định hướng thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng đất phát triển đô thị gắn liền với công nghiệp, thương mại-dịch vụ để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế.
Ngày 16/9/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1538/QĐ-CP “Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung của TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040”, sẽ phát triển theo hướng đô thị thông minh, sáng tạo với 8 khu trung tâm. Cụ thể: Trung tâm tài chính gắn với khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái khu vực Tam Đa và ĐH Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng container Cát Lái; Khu đô thị cảng Trường Thọ.
UBND TP.HCM đã trình dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Theo đó, TP Thủ Đức được đề xuất với năm nội dung nhằm giúp phát triển đúng định hướng là cực tăng trưởng mới của TP.HCM. Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Bao gồm các lĩnh vực như: Quản lý đầu tư, Tài chính, ngân sách nhà nước, Quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường, Ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP HCM, Quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, Tổ chức bộ máy của chính quyền TP và TP Thủ Đức…
Ý tưởng Quy hoạch đô thị sáng tạo tương tác cao
Quy hoạch chung TP Thủ Đức
Sau khi thành lập thành lập TP Thủ Đức với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 thu được đạt gần 10.700 tỷ đồng và năm 2022 gần 20.100 tỷ đồng, cao hơn số thu của 46 tỉnh, TP trực thuộc trung ương khác; giải ngân vốn đầu tư công mỗi năm đều trên 93%. TP. Thủ Đức đã xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh IOC, triển khai thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của lãnh đạo TP…
Để TP Thủ Đức được công nhận là đô thị cấp 1, lần đầu tiên mô hình “TP trong lòng TP” được triển khai, chính quyền TP HCM đã trải qua quá trình chuẩn bị nội dung kế hoạch chương trình, cơ sở pháp lý rất chu đáo để được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.
Hiện nay, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM và khi đồ án Quy hoạch chung TP Thủ Đức được Thủ tướng Chính phủ thông qua sẽ là tiền đề quan trọng giúp cho TP Thủ Đức cất cánh, phát triển vượt bậc và kỳ vọng sẽ khu vực dẫn dắt kinh tế TP và Vùng TP HCM.
2. Phố Đông, TP Thượng Hải
Phố Đông nằm giữa bờ Đông sông Hoàng Phố, tuyến đường thủy chính của Thượng Hải và Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, nó vẫn tương đối kém phát triển mặc dù nằm gần trung tâm TP Thượng Hải, trước đây khu vực này chủ yếu là những mảnh đất nông nghiệp (Macpherson, 1994). Nay Phố Đông được xem là khu vực sầm uất của Thượng Hải, đã trải qua vài thập kỷ phố Đông ngày nay đã là một khu vực hoàn toàn mới, với diện mạo hoàn toàn thay đổi, nỗ lực nhắm đến sự phát triển của một đặc khu kinh tế. Chỉ trong vài chục năm thành lập và phát triển, Phố Đông đã tạo ra một cuộc bùng nổ và trở thành một trong những khu vực sầm uất thịnh vượng nhất ở trên thế giới.
Vị trí Phố Đông – TP.Thượng Hải
Năm 1990, Chính phủ Trung ương Trung Quốc tuyên bố phát triển và mở cửa Khu vực mới Phố Đông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Thượng Hải. Hưởng lợi từ lợi thế về vị trí và nền kinh tế của Thượng Hải, chính quyền Khu mới Phố Đông đã liên tiếp xây dựng 7 khu chức năng khác nhau theo chức năng và mục tiêu chiến lược (Zhao et al., 2003).
Hiện nay, Phố Đông chiếm 20% toàn bộ GDP của Thượng Hải và đầu tư nước ngoài chiếm một nửa tổng vốn của TP. Với nhiều chính sách ưu đãi khác nhau được thực hiện tại các khu phát triển. Phố Đông cũng như TP Thượng Hải đã khẳng định mình là TP trung tâm kinh tế, thương mại, đầu tư rất quan trọng đối với Trung Quốc cũng như Châu Á và trên thế giới. Để làm được điều này, yếu tố rất quang trọng đó là TP Thượng Hải đã thành công trong việc mở cửa, kêu gọi đón lấy nguồn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài.
Chính quyền Thượng Hải có được quyền quản lý sử dụng đất, chính vì thế khi kêu gọi đầu tư nước ngoài, chính quyền TP có thể cung cấp bán nguồn sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài một cách tích cực và nhanh chóng. Nhường quyền cho các công ty nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thượng Hải. Không chỉ TP mới Phố Đông, mà toàn bộ TP đã có thể đẩy nhanh được xây dựng phát triển đô thị.Việc có được quyền quản lý sử dụng đất đã giúp cho chính quyền có thể phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch một cách thuận lợi hơn. Kết quả cuối cùng TP đã thành công trong việc đẩy mạnh thương mại hóa phát triển không gian đô thị, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển đô thị. Mô hình này là nguồn động lực thúc đẩy phát triển đô thị theo kiểu Trung Quốc nên cần phải tham khảo và nghiên cứu chuyên sâu hơn để áp dụng vận hành đẩy nhanh việc phát triển xây dựng cho các TP lớn Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển Phố Đông – Thượng Hải
Hưởng lợi từ lợi thế về vị trí và nền kinh tế của Thượng Hải, tận dụng vị trí thuận lợi kết nối với kinh tế cũ, bên cạnh đó hình thành nền kinh tế mới.
Tập trung phát triển kinh tế cốt lõi: Phát triển ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược, thúc đẩy thực hiện các chiến lược và dự án lớn, đồng thời thúc đẩy phát triển khu vực, mở rộng các chức năng trung tâm cốt lõi.
Mở rộng mạng lưới kết nối và khu vực trong tương lai, xây dựng khu công viên công nghệ cao Zhangjiang làm trụ cột kinh tế chính của TP. Xây dựng chính sách ưu đãi cho các công ty đa quốc gia, khuyến khích các công ty đặt trụ sở tại Thượng Hải. Và chính sách liên quan đến quyền quản lý sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2006: Sơ đồ phát triển ngành dịch vụ hiện đại
Nhận diện, so sánh tiềm năng thế mạnh và điểm bất lợi của quận Long Biên
1. Phân tích so sánh
a. Điểm tương đồng
Các TP mới nổi như TP Thủ Đức hay Phố Đông và kể cả quận Long Biên đều hội tụ đủ 3 yếu tố chính để thành công là “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Thiên thời là xu thế phát triển thế giới, chính là nền kinh tế mở, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức với nền tảng phát triển kinh tế xã hội khoa học công nghệ sẵn có như hiện nay, và với một nguồn lực dân số, nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu trung tâm, TP cũ có thể thu hút được là một lợi thế rất lớn, khi mà địa giới hành chính của các khu vực này rất gần với khu trung tâm. Vì vậy, với bối cảnh phát triển cũng như sự hình thành và phát triển với xu thế phát triển tất yếu của các quá trình phát triển, với thời gian này, lúc này, với bối cảnh phát triển như vậy Long Biên sẽ có khả năng rất lớn để phát triển tương đồng như Thủ Đức và Phố Đông.
Địa lợi là với lợi thế chiến lược, có sự tương đồng về vị trí địa lý, xuất phát từ việc cả 3 khu vực đều giáp các con sông lớn, có tính kết nối, và đều nằm ở phía Đông. Đặc biệt hơn cả là đều nằm gần Trung tâm đô thị cũ đã phát triển mạnh mẽ ở quá khứ, dư địa đất đai để phát triển còn ít như quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Quận 1 – TP.HCM, Phố Nam Kinh – TP Thượng Hải. Có tiềm năng rất lớn nếu kế thừa và phát huy được những điểm mạnh mà các TP, trung tâm cũ đã phát triển hiện có như dân số, khoa học công nghệ, tài chính, văn hóa, giáo dục, … Và lợi thế sẵn có như quỹ đất, dư địa phát triển, tiềm năng tiếp cận đến các thị trường, dịch vụ cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng, hệ sinh thái xanh.
Nhân hòa là nơi mà chính quyền cấp trên luôn ủng hộ đổi mới, thử nghiệm những vấn đề mới, tìm cách đi mới, làm mô hình để nhân rộng, phát triển ra toàn TP. Quận Long Biên cũng như Thủ Đức hay Phố Đông sẽ là nơi chia sẻ, cũng là nơi cạnh tranh, cùng nhau phát triển góp phần tạo nên TP hiện đại hơn, vươn tầm châu lục và thế giới.
Vị trí và hình ảnh công viên công nghệ cao Zhangjiang
b. Điểm khác biệt
Nhìn chung, quận Long Biên có mật độ dân số khá tương đồng với 2 khu vực là Thủ Đức và Phố Đông, tuy nhiên quận Long Biên có diện tích chỉ bằng 1/20 so với Phố Đông, bằng 1/3.56 so với TP.Thủ Đức.
TP Thủ Đức là khu vực dẫn dắt kinh tế TP.HCM và vùng TP.HCM dự kiến đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM.
Vị trí tương đồng của Phố Đông, TP.Thủ Đức và quận Long Biên
Phố Đông chiếm 20% toàn bộ GDP của Thượng Hải và đầu tư nước ngoài chiếm một nửa tổng vốn của TP. Với nhiều chính sách ưu đãi khác nhau được thực hiện tại các khu phát triển trong TP.
Như vậy, có thể nói vai trò của Thủ Đức với TP.HCM và Phố Đông với TP Thượng Hải là rất quan trọng. Tiềm năng và dư địa của Long Biên còn rất lớn, nhưng sự phát triển chưa xứng với nội lực hiện có. Vì vậy, cần nghĩ lớn, thay đổi lớn để cho Long Biên cất cánh, xây dựng phát triển xứng tầm.
Gợi mở định hướng chiến lược phát triển cho quận Long Biên trở thành đô thị đáng sống, xứng tầm thế giới
Như nội dung về hạ tầng kỹ thuật, thế mạnh của quận Long Biên được phân tích ở trên. Ngoài ra, với bối cảnh quá trình phát triển của Long Biên có nhiều nét tương đồng với Thủ Đức và Phố Đông, quận Long Biên có thể học hỏi những kinh nghiệm chi tiết đã nêu ở trên.
Ngoài ra, để TP Thủ Đức với tính chất phát triển đô thị là TP sáng tạo tương tác cao, và đã được Quốc hội thông qua mô hình TP trong lòng TP, được nhiều ưu đãi, được phép thí nghiệm nhiều chính sách, nội dung mới, thì TP.HCM đã chuẩn bị rất kỹ, xây dựng nhiều chuyên đề, được Chính phủ kỳ vọng và rất quan tâm, ủng hộ và xác nhập giữa các khu vực, mở rộng ranh giới tiềm năng phát triển cũng tăng cường đầu tư, chia sẻ nguồn lực kết nối giao thương, sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá, khi muốn thay đổi và phát triển. Vì vậy, quận Long Biên trước hết cũng cần xây dựng chương trình, đề án, chiến lược phát triển để được nhiều ưu đãi mới, được mạnh dạn làm thí điểm trên địa bàn.
Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065, và Luật Thủ đô được điều chỉnh, vì vậy đây là cơ hội mới, thời cơ mới để mạnh dạn đề xuất những nội dung chiến lược phát triển cho quận Long Biên cũng sẽ trở thành đô thị đáng sống, xứng tầm thế giới, áp dụng mô hình “TP trong lòng TP trực thuộc Trung ương”, trở thành TP Long Biên để được nhiều ưu đãi, nhiều chính sách mới được triển khai. Sau đó sẽ tiếp thu thêm phương thức mà Phố Đông đã thực hiện phát triển trong thời gian qua.
Ngoài ra, dựa trên xu thế, tình hình và nhu cầu chung của xã hội, nhóm tác giả, đề xuất cụ thể xây dựng 04 trụ cột chiến lược phát triển bao gồm như sau:
Đề xuất gợi mở 4 trụ cột chính
1. TP Long Biên – TP tri thức
Định hướng phát triển TP với nền kinh tế dựa trên nền tảng trí tuệ, xã hội dân trí cao, trong đó trí tuệ và tư duy sáng tạo là yếu tố chính, được duy trì trên nền tảng của những trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học danh tiếng và cùng với hệ thống giáo dục đào tạo đẳng cấp quốc tế, đồng thời liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu sáng tạo với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, có sự tương tác mạnh mẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các khu chế tạo sản xuất;
Phát triển TP chuyển hóa từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế sáng tạo, nhấn mạnh các khía cạnh thương mại, dịch vụ, mở rộng tạo ra một số lĩnh vực năng động, tăng cường sự gần gũi và phổ biến tri thức. Luôn luôn thay đổi các ý tưởng về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, không ngừng học hỏi tư duy đột phá đổi mới sáng tạo, không ngừng áp dụng những công nghệ tối tân hiện đại, cải thiện các dịch vụ công cộng ít tài nguyên hơn, đồng thời giải quyết những thách thức về môi trường;
TP là nơi tất cả con người từ các tầng lớp xã hội trong tất cả các lĩnh vực đến với nhau để hợp tác, khám phá, phát minh ra 1 điều kì diệu. Với một thế giới luôn thay đổi, việc nhắc nhở liên tục về mục tiêu cuối cùng và tiếp tục nỗ lực chăm chỉ để cho điều kì diệu có thể xảy ra. Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một lộ trình và cho phép người sáng tạo có ý tưởng và sau đó hỗ trợ các dự án được tiếp tục thực hiện cho đến khi thành công;
Sự tăng trưởng kinh tế đô thị nằm trong hoạt động đô thị như từ sản phẩm công nghiệp, nghiên cứu, giáo dục, nông nghiệp chứ không phải tăng trưởng bằng kinh tế dựa vào phát triển bất động sản. Nên TP cần có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong nước, xây dựng nên hệ thống các cụm kinh tế công nghiệp đa ngành, thu hút giới đầu tư toàn cầu;
TP nên chấp nhận thay đổi thử nghiệm, cởi mở với các hoạt động tư duy mới từ bên ngoài. Ngoài những cơ sở hạ tầng dành cho công nghiệp, văn phòng và dân cư, cũng cần xây dựng không gian công cộng, không gian xanh đậm chất đô thị tri thức, không gian mà cộng đồng có thể thể hiện được sức sáng tạo, đột phá và đổi mới.
2. TP Long Biên – TP môi trường
Định hướng xây dựng thành một đô thị giàu tính nhân văn, trong đó con người có đủ thời gian để suy ngẫm và học hỏi từ công việc và cuộc sống. Không gian trở thành nơi gắn kết con người, tạo nguồn cảm hứng cho giới lao động tri thức giao lưu, suy ngẫm và sáng tạo.
Phát triển không gian xanh, TP xanh bằng cách tận dụng khai thác tối đa các khoảng không gian đóng, không gian dọc sông, và không gian bị bỏ quên như nhà máy, xí nghiệp bỏ hoang, … để mở ra nhiều hơn nữa cho TP, không gian xanh, không gian nghỉ ngơi giải trí, và không gian sống mới.
Thiết lập và bảo vệ “vành đai xanh” giữa đô thị và nông thôn, trong vành đai xanh không chỉ dành cho công viên, sân chơi, mà còn có thể được sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Hình thành nên hệ thống vành đai xanh mở rộng theo hướng vòng tròn đồng tâm cho cả khu vực, xanh hóa những đại lộ xanh, vỉa hè và làn đường xe đạp.
Phân bố điều chỉnh mảng xanh, cải thiện môi trường sinh thái đô thị, xây dựng rừng nhân tạo lớn ở khu vực ngoại ô, hình thành mảng xanh phân bố xen kẽ giữa bên trong và bên ngoài đô thị, nhằm tạo ra sự liên kết thành hệ thống không gian mở và không gian cây xanh luôn luôn hiện hữu ở mọi nơi.
3. TP Long Biên – TP sức khỏe
Xây dựng phát triển hướng đến TP sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao. Tích cực phát triển mạng tuyến xe đạp, tuyến đi bộ, tạo vỉa hè và làn đường dành cho xe đạp, nâng cao số lượng sử dụng phương tiện giao thông ít thải carbon, thân thiện với môi trường, hướng đến thiết kế hạ tầng hỗ trợ phục vụ người thương tật già yếu… và phát triển mạnh mẽ phương tiện carbon thấp như xe điện, giảm thiểu giao thông phát thải carbon trong các khu dân cư.
Kiến tạo không gian đi bộ sẽ khuyến khích và tạo ra văn hóa đi bộ, thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng, phương tiện phi cơ giới. Qua đó sẽ làm giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, giảm tiêu hao năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Phát triển TP với hệ thống y tế chất lượng khám, chữa bệnh tiên tiến, hiện đại, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao với trình độ ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu của đa số người dân và hướng tới mục tiêu sức khỏe hạnh phúc .
Khuyến khích khởi nghiệp y tế, nghiên cứu và đổi mới, các xu hướng mới như du lịch y tề. Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế để tăng cường sự đa dạng và cạnh tranh trong ngành y tế.
Xây dựng chiến lược quảng bá “TP Y tế Sức khỏe Hà Nội” nhằm mục đích thu hút các công ty liên quan đến dược, y tế, sức khỏe cộng đồng trở thành một ngành tăng trưởng trong thế kỷ mới, thông qua sự hợp tác giữa các ngành y dược, chính phủ, học viện và doanh nghiệp.
4. TP Long Biên – TP văn hóa
TP là nơi mọi công dân được bồi dưỡng tinh thần văn hóa qua nhiều thế hệ. Vì vậy, quận Long Biên cũng như TP Hà Nội là nơi hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước, là sự kết tinh, tỏa sáng phẩm chất Việt Nam. Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, làm thế nào để gìn giữ nét thanh lịch không bị phôi phai, giữ được văn hóa mấy nghìn năm chảy trong lòng Hà Nội là bài toán khó.
Tuy nhiên, văn hóa là yếu tố quan trọng tạo nên “sức mạnh mềm”, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Vì vậy, trên nền tảng văn hóa, tận dụng sức mạnh văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, để cuộc sống của người dân Long Biên và Hà Nội có thể cảm thấy tự hào và giàu có hơn.
Trước hết, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021, của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”.
Xây dựng kế hoạch chiến lược quảng bá “Văn hóa và nghệ thuật truyền thống TP Long Biên”, song song với thích ứng, cải tiến văn hóa để phù hợp với bối cảnh mới, song vẫn bảo tồn những giá trị truyền thống.
Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu chia sẻ các giá trị văn hóa nghệ thuật với các TP có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc trên thế giới. Phát triển văn hóa cần dựa trên các quan điểm và góc độ về “Hiểu văn hóa, giáo dục văn hóa, truyền tải văn hóa, sáng tạo văn hóa, phát huy văn hóa, hỗ trợ hoạt động văn hóa”.
Tài liệu tham khảo 1. Bộ X. D. (2012). Hà Nội: Duyệt quy hoạch Phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên. Gov.vn. https://ift.tt/lQipYjy 2. CGTN’s Yang Jing, L. S. (2018). Shanghai’s Pudong district: A miracle forged in 28 years. Cgtn.com. https://ift.tt/nr8fQOF 3. Đinh V. (2022, January 21). Bản đồ quận Long Biên và thông tin quy hoạch mới nhất. Phú Gia Thịnh Corp. https://ift.tt/fW7vK5n 4. Dũng C. (2013, October 31). Quận Long Biên, đô thị hiện đại đông bắc Thủ đô. Báo Nhân Dân điện tử. https://ift.tt/nsL4Eg5 5. Hùng T. L.-Ảnh: P. (2023, February 9). Bí thư Thành uỷ: Xây dựng quận Long Biên văn minh, hiện đại, đáng sống. Báo Kinh tế đô thị. Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội. https://ift.tt/GnqSIOE 6. Lâm H. (2020, August 3). Đảng bộ quận Long Biên: Hoàn thiện hạ tầng đô thị tạo tiền đề phát triển bền vững. Báo Kinh tế đô thị. Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội. https://ift.tt/YF8vBpy 7. Macpherson, K. L. (1994). The head of the dragon: The Pudong new area and Shanghai’s urban development. Planning Perspectives: PP, 9(1), 61–85. https://ift.tt/0Pqk287 8. Vov B. Đ. (2019, October 10). Hà Nội: Thay đổi diện mạo, phát triển đô thị văn minh. Báo điện tử VOV. https://ift.tt/AwWVho1 9. Zhao, B., Nakagoshi, N., Chen, J.-K., & Kong, L.-Y. (2003). The impact of urban planning on land use and land cover in Pudong of Shanghai, China. Journal of Environmental Sciences (China), 15(2), 205–214. https://ift.tt/o6WmdSq 10. 浦东发布. (2020). 百度安全验证. Baidu.com. https://ift.tt/WQJTRaD 11. https://ift.tt/CorfAXZ 12. https://ift.tt/fHprZdK. 13. https://ift.tt/1FNaxuE 14. https://ift.tt/IWZYwed
Với chủ đề “Dòng chảy”, tuyến trải nghiệm chính của mùa Lễ hội Hà Nội Thiết kế Sáng tạo 2023 vắt ngang qua dòng sông Hồng lịch sử – đánh thức di sản công nghiệp và kết nối cộng đồng gần lại bằng vô số hoạt động sáng tạo mới. Bên cạnh tuyến chính Lễ hội mà Ban tổ chức giới thiệu, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 bao gồm các Tuyến mạng lưới với rất nhiều các hoạt động diễn ra dọc theo dòng sông Hồng và khắp nơi trong thành phố cùng sự tham gia của các quận, huyện, thị xã và các không gian sáng tạo …
Đây là các địa điểm nằm trên tuyến chính Lễ hội, bao gồm:
Khu vực vườn hoa Vạn Xuân và Tháp nước Hàng Đậu
Bạn có thể bắt đầu tại khu vực Vườn hoa Vạn Xuân, trải nghiệm các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật, thể thao tại đây và tiến tới điểm di sản tháp nước Hàng Đậu với không gian trưng bày được tái thiết kế và sáng tạo vô cùng độc đáo.
Khu vực Ga Long Biên
Từ tháp nước Hàng Đậu, bạn di chuyển tới địa điểm tiếp theo: Ga Long Biên. Tại đây bạn ngồi uống cà phê thư giãn, chụp ảnh check in với view đường ray hoài cổ, rồi lên chuyến tàu khởi hành từ Ga Long Biên đến Ga Gia Lâm. Trải nghiệm đi tàu hoả là điểm kết nối đặc biệt dành riêng cho mùa lễ hội này. Từ hai bên cửa sổ toa tàu nơi bạn ngồi, dòng sông Hồng và bãi giữa cũng như khung cảnh hai bên sông hiện ra tuyệt đẹp.
Khu vực cầu Long Biên
Với những bạn thích đi bộ, vừa muốn được thong dong chiêm ngưỡng, vừa muốn vận động khỏe người, bạn có thể đi bộ từ tháp nước Hàng Đậu đến Cầu Long Biên, đi bộ trên cầu để tận hưởng không khí, chụp tấm ảnh lưu niệm, rồi xuống khám phá khu vực bãi giữa sông Hồng. Tuyến khu vực cầu Long Biên sẽ là nơi diễn ra các sự kiện như đi xe đạp áo dài, chạy bộ theo chủ đề “Theo dòng chảy Di sản”, hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, một số triển lãm… để cảm nhận rõ hơn không khí hài hòa, tôn vinh thiên nhiên của Lễ hội.
Ga Gia Lâm
Ga Gia Lâm là một địa điểm lịch sử có tuổi đời hơn 100 năm. Từ Ga Gia Lâm đi bộ vào Nhà máy xe lửa Gia Lâm chỉ 200 mét. Tại đây dự kiến sẽ diễn ra trưng bày về lịch sử nhà ga, cũng là điểm check in kiêm trạm thông tin về Lễ hội.
Khu vực nhà máy xe lửa Gia Lâm
Cuối cùng, điểm nhấn sáng tạo và mang đến trải nghiệm tuyệt nhất, truyền cảm hứng nhất trong tuyến chính mùa lễ hội năm nay chính là khu vực Nhà máy xe lửa Gia Lâm – một di sản công nghiệp nổi bật của thành phố Hà Nội. Đây sẽ là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, thời trang, nghệ thuật sắp đặt độc đáo, các hội thảo, workshop, hội chợ, vui chơi. Vẻ đẹp của nhà máy đã truyền cảm hứng dạt dào cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo để cùng “đánh thức” di sản, biến đổi thành không gian sắp đặt kiến trúc, triển lãm đầy mới lạ, đánh thức các giác quan.
Phát triển ngành Công nghiệp văn hóa là một xu thế phát triển mới, đồng hành những xu hướng phát triển kinh tế xã hội trên thế giới. Mức độ phát triển của các lĩnh vực ngành Công nghiệp văn hóa là một phần tiêu chí đánh giá vị thế quốc gia hiện nay. Công nghiệp Văn hóa hay Văn hóa sáng tạo được coi là động lực chính cho tăng trưởng và đổi mới, đem lại nguồn lợi về kinh tế, tạo ra việc làm có năng suất lao động cao, và ảnh hưởng tích cực tới các mặt Kinh tế – xã hội – Văn hóa – Chính trị.
Vườn nông nghiệp cộng đồng
Để bắt kịp với xu thế trên thế giới, Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến phát triển ngành Công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9/6/2014, Hội nghị TW 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển Công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu doanh thu các ngành Công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, đồng thời, phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành Công nghiệp văn hóa một cách bền vững, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu. Đối với Hà Nội, ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu tạo ra bước phát triển toàn diện cho các ngành Công nghiệp Văn hóa của Thủ đô, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có thương hiệu, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu nằm trong nhóm các thành phố (TP) có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các TP trong khu vực; là “TP sáng tạo” có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, đóng góp khoảng 8% GRDP của thành phố. Đến năm 2045, phấn đấu trở thành “TP sáng tạo” của khu vực Châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế, đóng góp khoảng 10% GRDP.
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức và định nghĩa cụ thể về ngành Công nghiệp Văn hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm UNESSCO đưa ra đã được các nghiên cứu xã hội và các bài báo sử dụng rộng rãi: Ngành Công nghiệp văn hóa là ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ gắn với yếu tố văn hóa, sáng tạo, nghệ thuật; là một bộ phận của nền kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, kinh tế dịch vụ, kinh tế liên kết – kinh tế số. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), các ngành Công nghiệp văn hóa, sáng tạo là cốt lõi của nền kinh tế sáng tạo và được định nghĩa là chuỗi sản xuất, hàng hóa, dịch vụ có sử dụng yếu tố sáng tạo, trí tuệ là tài nguyên đầu vào chính. Cơ cấu ngành Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam bao gồm: Điện ảnh, Quảng cáo, Kiến trúc, Phần mềm và trò chơi giải trí, Nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, truyền hình và phát thanh, Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, Thời trang, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Du lịch văn hóa (1 trong 10 sản phẩm du lịch)
Là một quận nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô, Long Biên là một vùng đất có lịch sử lâu đời và giàu tiềm năng phát triển. Bên cạnh những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời như hệ thống làng truyền thống, các nghề truyền thống như làm quạt, bện thừng, đan võng, hệ thống các công trình di tích có giá trị như Đình và chùa làng Hội Xá, những lễ hội lâu năm như hát múa Ải Lao, quận Long Biên còn là nơi chứa đựng sức sống sôi động của các khu dân cư mới như Khu đô thị cao cấp Vinhomes, Khu đô thị Việt Hưng, đặc trưng giao thoa của nhiều tầng văn hóa, giao thoa giữa khu vực làng xã cũ và dân cư đô thị mới, giao thoa của nhiều tầng lớp xã hội, đã tạo ra vùng đất tiềm năng để nuôi dưỡng các hoạt động sáng tạo. Do đó, cần thiết nhận diện và hình thành nền tảng hạ tầng không gian cho các hoạt động sáng tạo tại quận, bao gồm:
Trung tâm tài nguyên số ngành Công nghiệp văn hóa cấp quốc gia
Các điểm/trung tâm sáng tạo của khu vực: tái sử dụng thích ứng nhà máy
Các không gian nông nghiệp sáng tạo
Các tuyến phố sáng tạo
Hình thành Trung tâm Công nghiệp văn hóa quốc gia
NCS Phan Thị Phương Thảo (ngành Quy hoạch vùng và đô thị, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) đã nghiên cứu luận án “Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu Hạ tầng cho ngành Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam”. Luận án đã làm rõ các khái niệm liên quan đến kết cấu hạ tầng ngành Công nghiệp văn hóa và Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngành Công nghiệp văn hóa, đề xuất giải pháp Quy hoạch xây dựng hệ thống Kết cấu hạ tầng ngành Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Nghiên cứu sinh đã đề xuất 02 mô hình: Trung tâm tài nguyên số ngành Công nghiệp văn hóa và Trung tâm Công nghiệp văn hóa. Trong đó, Trung tâm Công nghiệp văn hóa được định hình là mô hình của doanh nghiệp dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất của ngành Công nghiệp văn hóa; là nơi tạo lập sản phẩm công nghệ, kết nối và đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp văn hóa, hỗ trợ khởi nghiệp; thúc đẩy tiêu thụ và xây dựng thương hiệu ngành Công nghiệp văn hóa, phục vụ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, và vừa của ngành Công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu sinh cũng đã đề xuất quy mô của Trung tâm Công nghiệp văn hóa: Quy mô nhỏ khoảng 15-20 ha; quy mô trung bình khoảng 20-35ha; quy mô lớn khoảng 35-45 ha, tối đa 50ha, bao gồm các khu: Khu quản lý và điều hành, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm văn hóa, khu nghiên cứu và tạo lập công nghệ nguồn, khu đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực. Đây là những cơ sở quan trọng để bố trí quỹ đất và xây dựng Trung tâm Công nghiệp văn hóa đáp ứng thời đại công nghệ 4.0.
Tổ chức không gian nghiên cứu tạo lập công nghệ nguồn và đào tạo khởi nghiệp (Nguồn: Phan thị Phương Thảo, Luận án Tiến sỹ)
Tái sử dụng thích ứng các nhà máy thành trung tâm sáng tạo của khu vực
UNESCO từ năm 2001 đã nhận diện tầm quan trọng của di sản công nghiệp. Theo UNESCO, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan đô thị và lối sống; phương thức sản xuất hàng loạt đã tạo nên những thành tựu to lớn cũng như các công trình kiến trúc hoành tráng, là minh chứng cho sự sáng tạo của con người. Các công trình công nghiệp được nhận diện là minh chứng quan trọng cho lịch sử phát triển. Giá trị của các công trình công nghiệp được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 thể hiện ở tính cộng sinh giữa cấu trúc và kiến trúc. Tái sử dụng các công trình công nghiệp nên được định hướng là không gian tạo dựng việc làm, gắn kết cộng đồng xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khu vực xung quanh
Hanoi Adhoc là nhóm các nhà nghiên cứu được khởi xướng bởi KTS Mai Hưng Trung cùng các cộng sự, nhà Nhân học Christina Schwenkel, KTS Lê Đức, chuyên viên nghiên cứu Võ Kim Ylan. Trong những năm vừa qua, nhóm đã tìm kiếm, tái tổ chức, hệ thống hóa các dữ liệu và bản vẽ các công trình được lựa chọn, xây dựng một nền tảng kỹ thuật số, với một trong các dự án nghiên cứu tập trung vào nhà máy. Theo đó, nhóm đã thành lập các bản đồ theo chủ đề: Các nhà máy đáng quan tâm, thể loại công nghiệp, sản xuất dưới phân nhóm, thể loại thị trường, tình trạng hoạt động, tình trạng vị trí, các nhà máy được Nhà nước chỉ định di dời. Đặc biệt, Adhoc đã chỉ ra 5 nhà máy đáng quan tâm tại Quận Long biên trên tổng số 16 nhà máy đáng quan tâm trong các quận nội thành Hà Nội, trong đó đáng chú ý là 2 địa điểm:
Nhà máy xe lửa Gia Lâm (xây dựng năm 1905): Tư tưởng trên đường ray được đánh giá là một trong ba công trình đường sắt thuộc địa vĩ đại vào đầu thế kỷ 20 (theo nhà sử học Tim Doling);
Xưởng may Hoàng Văn Thụ (xây dựng năm 1946): Một chất liệu lịch sử hữu hình được kể lại bởi áo trấn thủ, mũ cối, quân phục và “Bức màn sắt”: Mô hình đáng chú ý bởi sự khép kín và hoàn chỉnh hiếm có trong mối quan hệ của sản xuất và tái sản xuất của nhà máy.
Các không gian nông nghiệp đô thị sáng tạo
Long Biên là quận nội đô có diện tích lớn nhất 59,82km2, chiếm 20% tổng diện tích khu vực nội đô Hà Nội, và là 1 trong 5/12 quận có ranh giới tiếp giáp với các huyện (vùng sản xuất nông nghiệp). Quận Long Biên có đặc điểm tự nhiên nổi bật với dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống và hệ thống cảnh quan nông nghiệp bao bọc xung quanh. Tại Long Biên, diện tích đất nông nghiệp là 1.570 ha/ tổng diện tích đất của quận là 5.982 ha, chiếm 26,2% (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, 2020), là quận có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong tổng số 12 quận thuộc TP Hà Nội. Cần nhận diện đây là tiềm năng để tạo dựng các không gian Nông nghiệp đô thị sáng tạo.
Sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận có 2 hình thức sản xuất cơ bản là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản với diện tích đất dành cho các loại hình sản xuất nông nghiệp như sau:
Bảng 1: Diện tích đất nông nghiệp tại quận Long Biên
Vị trí các nhà máy đáng quan tâm theo đánh giá của Hanoi Adhoc
(Nguồn: Hanoi Adhoc, www.hanoiadhoc.com)
Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì tại quận Long Biên. Diện tích đất nông nghiệp còn lại tương đối lớn, trong đó. đất trồng cây hàng năm chiếm 62,9%. Không gian nông nghiệp hình thành các dạng vành đai chuyển tiếp từ ranh giới với huyện ngoại thành vào dần trong nội đô, và dọc theo hành lang sông Hồng, sông Đuống. Hình thức tổ chức không gian nông nghiệp rất đa dạng. Ở khu vực đang phát triển đô thị, cảnh quan là sự đan xen giữa những khu ruộng bỏ hoang, giữa làng xóm cũ và các khu vực xây dựng mới. Tại các khu vực còn hoạt động nông nghiệp: Khu vực sản xuất rau ngoài đê sông Đuống, có khung cảnh của vùng xanh dạng mảng; thửa ruộng dọc sông Hồng tạo thành dạng thức phân mảnh hình ống. Khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay khá tốt. Các mô hình hiện đang thực hiện thành công như trồng rau sạch tại bãi sông Hồng, sông Đuống, mô hình nông trại giáo dục, mô hình cắm trại, mô hình phim trường, mà điển hình là phường Giang Biên.
Các kinh nghiệm triển khai hoạt động nông nghiệp đô thị trên thế giới cho thấy nông nghiệp đô thị không chỉ mang lại những tác động tích cực ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn cho lĩnh vực xây dựng đô thị và người dân đô thị, nhất là trong quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp đô thị nổi lên như một chiến lược quy hoạch không gian mới để gia tăng những giá trị cho các khu vực nội thị: Gia tăng giá trị sử dụng đất, gia tăng giá trị lợi ích về môi trường, giá tăng giá trị cảnh quan và phủ xanh, đa dạng hóa không gian chức năng trong đô thị, làm mới không gian đô thị, gia tăng giá trị nhân văn trong đô thị.
Ngoài ra, tổ chức không gian nông nghiệp đô thị sáng tạo sẽ tạo nên bản sắc của địa phương: Tạo cảnh quan, phủ xanh, tạo lập cấu trúc không gian đô thị bền vững. Cần thiết lựa chọn hoạt động canh tác phù hợp, thích hợp thổ nhưỡng, môi trường khí hậu, kể cả văn hóa, tạo dựng hình ảnh đô thị có bản sắc riêng. Nông nghiệp đô thị được xem là nông nghiệp phái sinh của nông nghiệp truyền thống, việc tổ chức không gian nông nghiệp đô thị cần đa mục tiêu, trong đó chú trọng giá trị cảnh quan của nơi chốn, giá trị thiết kế cảnh quan nông nghiệp đô thị đặc trưng, giá trị văn hóa địa phương, văn hóa nông nghiệp truyền thống trong môi trường đô thị hiện đại, từ đó tạo lập giá trị mới cho đô thị.
Một số mô hình nông nghiệp đô thị đề xuất cho quận Long Biên:
Vườn nông nghiệp cộng đồng: Tổ chức trên các khu đất thuộc khu phố, cụm dân cư hoặc những không gian trống trong đô thị, được quản lý và duy trì với một nhóm các cá nhân, trồng các loại rau, trái cây, hoa cho mục đích sử dụng tại chỗ hoặc các mục đích cá nhân khác. Người làm vườn cộng đồng có thể thúc đẩy những lợi ích từ việc đa dạng hóa việc sử dụng không gian đô thị và lợi ích về sức khỏe cộng đồng liên quan đến thực phẩm sản xuất tự nhiên, cũng như các lợi ích xã hội khác như vui chơi, giải trí, nghệ thuật làm vườn như là một phần đời sống văn hóa cộng đồng. Thực tế là tồn tại nhiều không gian trống, chờ xây dựng theo quy hoạch, đây cũng là những mảnh đất tốt trở thành vườn cộng đồng có thời hạn. Chính các hoạt động nông nghiệp đô thị linh hoạt mang lại lợi ích, hiệu quả cho công tác quản lý đất, sử dụng đất đô thị
Không gian nông nghiệp ven sông kết hợp với công viên ven sông và các hoạt động du lịch nông nghiệp, du lịch đường thủy. Có thể bố trí các khu vực neo đậu thuyền, các điểm vọng cảnh, lán trại quy mô nhỏ phục vụ sản xuất, kinh doanh, khai thác giá trị cảnh quan; áp dụng mô hình nông nghiệp sinh thái – hữu cơ nhằm tạo môi trường không khí có chất lượng.
Kết luận
Quận Long Biên được nhận diện là không gian giao thoa giữa các làng xóm nông nghiệp định cư truyền thống, không gian sản xuất công nghiệp phát triển những năm đầu và giữa thế kỷ 20, và không gian các khu đô thị mới sống động, hiện đại. Đặc trưng giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai, giữa đa tầng thời gian và văn hóa, với sức sống mới của một quận đang phát triển có lợi thế về vị trí… đã tạo nên tiềm năng để phát triển không gian sáng tạo cho quận Long Biên. Kiến nghị cần có Đề án tạo dựng mạng lưới hạ tầng không gian để nuôi dưỡng các hoạt động sáng tạo, bao gồm Trung tâm Công nghệ văn hóa mang tầm quốc gia, các điểm/ trung tâm được hình thành từ không gian tái sử dụng thích ứng nhà máy, các mảng không gian nông nghiệp sáng tạo, các tuyến đô thị sáng tạo. Tất cả các không gian này cần có định hướng bố trí về quy mô, chức năng, và các tuyến kết nối để tạo nên tổng thể thống nhất về mặt cấu trúc, cũng như cần có cơ chế huy động đầu tư và sự tham gia của các bên (cơ quan nhà nước – doanh nghiệp – cộng đồng người dân), hướng đến xây dựng quận Long Biên trở thành Trung tâm Công nghệ và Văn hóa, góp phần thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội.
TS. Lê Quỳnh Chi
Khoa Kiến trúc & Quy hoạch – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2023)
Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Phương Thảo (2022), Luận án “Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam”, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2. Lê Quỳnh Chi, Trương Huyền Anh (2018), Sử dụng thích nghi quỹ di sản công nghiệp – phát triển không gian công cộng sáng tạo, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 11.2017 3. Lê Quỳnh Chi (2017), Tính tương thích của Quận nghệ thuật trong phát triển đô thị Hà Nội, Tạp chí Xây dựng số 8-2017, trang 213-215 4. Đỗ Hậu (2023), Báo cáo tổng hợp “Mô hình và giải pháp Tổ chức không gian Nông nghiệp đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030”, Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ Cấp Thành phố.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng quận Long Biên được phát động vào tháng 5/2023 đã thu hút sự chú ý của công chúng Thủ đô và giới mỹ thuật. Những tiêu chí cuộc thi đặt ra hướng về một Long Biên Khởi sắc làm người ta nghĩ đến nhiều hơn về lịch sử của Long Biên và những dấu mốc bất hủ của miền đất đáng sống hôm nay. Bài viết chính là đôi dòng cảm khái của tác giả về “Long Biên – Xưa và Nay” với những kỳ vọng về những bước phát triển của Long Biên một ngày không xa…
Bản đồ hành chính Quận Long Biên
1. Thành Long Biên
Thành Long Biên (xây dựng thế kỷ 3 – thế kỷ 4), ban đầu do Lục Dẫn (người thời Tam Quốc, bên nước Tàu) sau tiếp đến Chu Diên, Đào Hoàng xây dựng. Do là cuối đời Đông Hán, trị sở Thái thú Giao Châu dời về đất Hoà Long, huyện Yên Phong (nay thuộc TP Bắc Ninh) nên xây thành Long Biên ở đó. Thành còn tên gọi khác là Long Uyên, vì khi xây dựng có con rồng hiện về nằm uốn khúc bên bờ sông. Thành Long Biên nằm sát đê sông Cầu, lãnh thổ 112,5 ha. Thành nội là một ốc đảo hình tròn diện tích 50 ha. Hào nước bao quanh chỗ rộng nhất 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m. Chu vi hào nước 3.340m, bên ngoài hào đắp con đường dài 3.865m. Có thể còn một ngôi thành nữa mang tên Long Thành do Đỗ Tuệ Độ xây dựng cũng nằm ở phía Đông phủ Giao Châu, nhưng gần về phía Hà Nội hơn(?). Theo sử sách, năm 541 Lý Nam Đế từng đóng đô tại đó một thời gian ngắn, nhưng ngài sớm xây dựng kinh đô mới Vạn Xuân trên vùng đất hữu ngạn sông Hồng, cận cửa sông Tô Lịch, nội thành Hà Nội ngày nay. Nhưng dù gần xa trung tâm Hà Nội thế nào thì từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ đất Long Biên mặc nhiên thuộc phủ Thiên Đức bên tả ngạn sông Hồng – hành đô; còn Thăng Long thuộc phủ Phụng Thiên bên hữu ngạn sông Hồng – kinh đô. Thành thử ngày nay Long Biên là một quận của Hà Nội, kể cũng không vượt quá quy hoạch “tầm nhìn nghìn năm” của Đức Thái Tổ nhà Lý.
2. “Đại bản doanh” Bồ Đề
Tháng Giêng 1427, Lê Lợi quyết định chuyển đại bản doanh từ Tây Phù Liệt (nay thuộc xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) lên bến Bồ Đề (nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên) để tiện chỉ huy chiến dịch vây hãm thành Đông Quan. Lê Lợi cho dựng lầu nhiều tầng và hằng ngày, ông lên tầng cao nhất quan sát địch tình. Tầng dưới, Nguyễn Trãi soạn thảo thư từ, chiếu biểu cho Lê Lợi dụ Vương Thông ra hàng. Nguyễn Trãi còn soạn bài văn cho Hội thề ở phía Nam thành Đông Quan khi giặc Minh do Vương Thông thống lĩnh từ trong thành ra hàng không điều kiện, rập đầu thề thốt đến tháng Chạp năm Đinh Mùi 1427 sẽ kéo quân về nước. Đến nay nhân dân Bồ Đề còn lưu truyền câu ca: “Giặc sang thì giặc phải về / Giặc đến Bồ Đề thì giặc phải tan”. Cũng tại Bồ Đề theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, Lê Lợi cho mở khoa thi đầu tiên với đề bài “Hiểu dụ thành Đông Quan”. Đào Công Soạn, người Hưng Yên, đỗ đầu. Tháng 3-1428, tại dinh Bồ Đề, Lê Lợi hội họp bách thần, định công ban thưởng, Rằm tháng Tư năm ấy thiên di sang Đông Quan làm lễ đăng quang, ban “Cáo bình Ngô”, chọn niên hiệu Thuận Thiên, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh. Vậy là, trước khi nhập trào Thăng Long, vua Lê Thái Tổ đã đóng đô ở Long Biên.
3. Cầu Long Biên (Tên ban đầu là cầu Paul Doumer) – Phố Trần Nhật Duật, P. Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Xây dựng 1898 – 1902, hãng Daydé & Pillé thiết kế và thi công. Do là sau ngày nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer cho xây một cây cầu bắc qua sông Hồng dài 1.600m. Nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. Tuy nhiên lễ khởi công vẫn diễn ra ngày 12/09/1898 với sự hiện diện của Paul Doumer và các quan chức cao cấp Pháp, Việt. Cầu làm theo phương án B, dài 1.682m. Sau này P. Doumer hồi tưởng: “Khi ấy có một công trình mà sự cần thiết xuất hiện ngay trong trí óc tôi, đó là việc xây dựng một chiếc cầu lớn vắt qua sông Hồng, đối diện với Hà Nội… Thành phố bị ngăn cách với những tỉnh ở bên tả ngạn bởi một mặt sông rộng đến 1.700m. Việc qua sông luôn luôn là khó khăn và tốn tiền, đôi khi còn nguy hiểm nữa… Cái ích lợi của sự xây dựng một cây cầu ở Hà Nội không còn là một điều phân vân gì nữa… Đây không phải là chuyện hoàn thành một công trình tầm thường, vừa bởi tầm quan trọng thực sự của nó, lại vừa bởi những khó khăn mà nó phải khắc phục, vượt qua.. Nó xứng đáng thu hút sự chú ý của hoàn cầu… Đây là một trong những cây cầu lớn của thế giới và là một công trình đáng kể nhất, nổi bật nhất từ trước cho đến nay ở Viễn Đông…Phần công trình mà sự xây dựng phải đương đầu với những khó khăn to lớn chưa từng có ở một xứ sở như xứ Bắc Kỳ: khí hậu khắc nghiệt với nhiều bất thường ác liệt, bao gồm toàn bộ những mố đá, những trụ xây giữa lòng sông, mà nền móng được làm bằng khí nén, đặt sâu trung bình đến 32m kể từ mặt nước thấp nhất của mùa khô… Khi tôi (Paul Doumer) đặt viên đá đầu tiên của cầu Hà Nội… nhiều người đã hoài nghi và không tin rằng công trình thực hiện được. Xây một cái cầu trên sông Hồng? Rõ thật điên rồ! Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20m nước, mà mặt nước còn dâng cao thêm 8m nữa trong mùa mưa, lòng sông lại luôn luôn chuyển đổi, lở bên này, bồi bên kia, một con sông như thế thì làm sao chế ngự nổi để bắc được một cây cầu dựng trên mặt nước hung dữ bất kham”. (Hồi ký Paul Doumer, Tạp chí Xưa & Nay tháng 1/1997, các trang 38,39,40). Nhân đây nói, việc xây dựng cầu Long Biên cũng như hệ thống đường Hoả xa Đông dương đã khiến cho các quan chức bộ thuộc địa Pháp gọi Toàn quyền Paul Doumer “là người theo chủ nghĩa đường sắt”.
Cầu Long Biên xa vắng
Nhà cầm quyền Bảo hộ đã cho tổ chức đấu thầu. Vượt qua 6 hãng ứng thí Daydé & Pille trúng phần thiết kế thi công cầu chính, Nha công chính Đông Dương thì trúng phần xây dựng hai đoạn cầu dẫn Bắc, Nam. Cầu Long Biên nối đôi bờ sông Hồng bằng 19 dàn thép giằng kiểu cantilever, gác trên 20 trụ và mố cầu bê tông. Phải huy động gần 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia, đốc công người Pháp, hơn 3.000 công nhân người Việt. Công trình sử dụng 30.000m³ đá, 6.000 tấn kim loại. Trong đó thép cán 5.600 tấn, sắt và thép đã rèn 165 tấn, gang 137 tấn; tôn 86 tấn; 5 tấn thép đúc và 7 tấn chì. Về chiều dài của cầu: Phần vắt qua hai bờ sông Hồng là 1.682m, có đường sắt đơn ở giữa chung tuyến đường bộ; đầu cầu đằng Hà Nội còn nối tiếp với cầu cạn, kết cấu vòm liên hoàn dài 800m (phần này chỉ có đường sắt) băng qua nhiều đường phố nội thành. Nếu cộng cả cầu vượt sông và cầu cạn thì dài gần 2.500m.
Khởi công ngày 12/9/1898, đến 3/2/1902 thì hợp long thành công. Những người thợ Việt Nam xây trụ dưới sự chỉ huy của đốc công Pháp, lúc đầu làm việc trong không khí tự nhiên, ngồi trong những két sắt chìm xuống nước như tàu lặn. Đến khi làm việc dưới nước thì chui vào vùng khí nén đào xới đất đáy sông, đắp trụ đá…căn buồng thép ấy xuống sâu đến 20m, rồi 30m với áp lực 3 atmotsphere, cuối cùng tới độ sâu 33m, công việc khó nhọc đến kinh khủng. Việc xây dựng cầu được thực hiện với sức mạnh của nhiều phương tiện và những cố gắng liên tục. Theo đà của những trụ vừa xây xong, các dầm thép đưa từ Pháp sang được lắp đặt ngay sau đó. Ba năm sau ngày khởi công, chiếc cầu khổng lồ hoàn thành, dàn khung sắt thực là vĩ đại, chiều dài tưởng như vô biên. Nhưng từ phía sông mà nhìn lên nó lại chỉ như một mạng lưới đăng ten giăng mắc lên vòm trời. Cái mạng đăng ten thép ấy ngốn hết 6.200.000 đồng francs. Đúng 8h30 ngày 28/2/1902, một chuyến tàu khởi hành từ ga Hàng Cỏ đưa vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Duomer cùng bộ sậu tuỳ tùng tới đầu cầu để cắt băng khánh thành cây cầu sắt lớn nhất Đông Dương, mà bấy giờ được cho là xếp hàng thứ hai trên thế giới sau Brooklin của Mỹ. Trong diễn văn Khánh thành cầu Long Biên, Kinh lược sứ Bắc kỳ Nguyễn Trọng Hợp ca ngợi: “Cây cầu như con rồng xanh bắc ngang dòng nước, như dải cầu vồng đỡ lấy bầu trời. Ngắm nhìn mà hoa cả mắt, không thể kể xiết được. Từ đó nhân dân qua lại không còn cản trở, bách vật thông thương không còn xa cách; như sự vận động của một thể thống nhất đem lại cái lợi lớn vậy.” Năm 1922, Pháp nâng cấp mở rộng cầu: làm hẳn đường riêng cho xe cơ giới và xe thô sơ hai bên đường sắt; lại thêm vỉa hè nhỏ bên mép đường bộ dành cho khách bộ hành, đến 1925 thì xong.
Toàn cảnh Quận Long Biên trên cao
4. Quận Long Biên
Tương truyền, ngay cạnh một bến bên tả ngạn sông Hồng có hai cây bồ đề lớn, cao tới mấy chục mét, bóng tỏa rợp cả bên này. Vì thế, từ thời Lý, Bồ Đề đã trở thành tên gọi chính thức của bến sông này. Còn cách hữu ngạn không xa, ngay bên hồ Hoàn Kiếm có tháp Báo Thiên cao ngất nên các thầy phong thủy cho rằng hai cây Bồ Đề và tháp Báo Thiên đối xứng nhau thì dù thăng trầm, Thăng Long ngàn đời vẫn là mảnh đất thiêng mà đời sau luôn ghi nhớ “Thăng Long phi chiến địa”. Qua các triều đại phong kiến và, cho đến đầu thế kỷ 19, đất Bồ Đề được đổi tên thành Lâm Hạ Ái Mộ và Lâm Hạ Phú Hựu, sau đó lại đổi thành Phú Viên, nay thuộc P. Bồ Đề, Q. Long Biên. Quận này được thành lập ngày 6/11/2003.
Kể từ ngày ấy, hai mươi năm đã rồi, Long Biên thay da đổi thịt mỗi ngày để trở thành Vùng đất đáng sống như hôm nay. Nhìn lại chặng đường trăm năm của vùng đất này, không chỉ là những mốc son rạng rỡ mà còn là những nỗ lực của bao đời, bao người. Và điều quan trọng hơn cả là kỳ vọng về những bước phát triển mới của Long Biên một ngày mai….
*Nguồn tài liệu: 1) Hoàng Anh – Ngọc Nhàn (Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, bài Lịch sử đường sắt Đông Dương qua tài liệu lưu trữ, archives.gov.vn; 2) Hồi ký Paul Doumer, TC Xưa & Nay tháng 1/1997 (phần trích đăng tại các trang 38,39,40); 3) Sách Dư địa chí Bắc Ninh; 4) Tuyengiao.vn/thanglonghanoi.
Genrikn Altshuller (1926-1996). Nguồn Altshuller Institute for TRIZ industries
Năm 1946, Genrikh Altshuller (1926-1996), một nhân viên trẻ làm việc tại văn phòng đăng kí sáng chế của Hải quân Liên Xô, nhận thấy dường như có một số điểm chung trong các sáng chế mà ông đang nghiên cứu. Đó là sự xuất hiện của những mô hình giải quyết vấn đề tương tự lẫn nhau, nhưng được ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau hoặc giải pháp khác nhau. Từ đó, ông tập trung nghiên cứu về lý thuyết về mô hình sáng tạo chung của nhân loại và cho ra đời Lý thuyết giải quyết các vấn đề mang tính sáng tạo-TRIZ (теория решения изобретательских задач). Mặc dù được ra đời để dành cho các vấn đề kĩ thuật, nhưng với sức mạnh đặc và tính logic thực dụng của TRIZ, việc ứng dụng lý thuyết này đã mở rộng và phát triển ra cả vấn đề thuộc lĩnh vực phi kĩ thuật như kinh doanh, dịch vụ và quản lý doanh nghiệp. TRIZ cũng đã được nghiên cứu ứng dụng trong giảng dạy và thực hành kiến trúc trên thế giới từ cuối những năm 1990. Bài báo này muốn giới thiệu TRIZ, những ưu điểm nổi bật cũng như những hạn chế trong việc ứng dụng TRIZ lĩnh vực giảng dạy và thực hành kiến trúc.
Bảng 1: 40 nguyên tắc tiêu chuẩn chung mang tính sáng tạo của TRIZ.
Phương pháp tư duy của TRIZ
Trước đó, các giải pháp tư duy truyền thống như nỗ lực để giải quyết vấn đề thường khởi đầu với việc phóng chiếu mãnh liệt các ý tưởng liên quan như trong trường hợp phương pháp Thử sai (trial-and-error) từ cổ xưa hoặc phương pháp Vận động não (brainstorming) của Alex Osborn. Thậm chí là tư duy ngược, phi-logic như phương pháp Tư duy ngoại biên (latteral thinking) của Edward de Bono hoặc tư duy đồng bộ (Synectic) của William Gordon (Schramm, 2018). Người thiết kế “bám đuổi” một vài ý tưởng. Và rồi khoảnh khắc sáng tạo dường như đột nhiên hiện ra khi vấn đề được giải quyết (!). Altshuller muốn tối ưu hoá quy trình này. Ông muốn người sáng tạo nhìn và tìm kiếm vào chỗ mà sự sáng tạo nhiều khả năng sẽ diễn ra: đó là các mâu thuẫn hoặc xung đột trong vấn đề cần giải quyết. Giải pháp sáng tạo, trong lý thuyết TRIZ, chỉ đơn giản là khi nó giải quyết triệt để được những xung đột hoặc mâu thuẫn hiện hữu của vấn đề, nhằm để đạt được tối đa hiệu quả tích cực, và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực (Haines-Gadd, 2016; Orloff, 2017). Lý thuyết TRIZ bắt nguồn từ một luận điểm cơ bản và vô cùng đơn giản khi cho rằng tất cả các vấn đề khó khăn đều đã từng được con người giải quyết một cách nào đó tài tình và hiệu quả. Altshuller cho rằng “Trong bất kì trường hợp nào, kể cả những tình huống vô vọng, luôn luôn có thể tìm ra một giải pháp mới. Luôn có cái gì đó được sáng tạo ra, cực kỳ đơn giản và tuyệt vời đến kinh ngạc” (Alʹtšuller, 2004, p. 4). Sau khi nghiên cứu khoảng chừng 50.000 bằng sáng chế trong lịch sử nhân loại ở thời điểm năm 1946, những người tiên phong của TRIZ đã rút ra được 40 nguyên tắc chung trong các việc giải quyết các xung đột (Cathain, 2001; Haines-Gadd, 2016; Labuda, 2015). Với quan điểm “Đứng trên vai người khổng lồ”, Altshuller cho rằng, cách hiệu quả nhất và thực dụng nhất là tìm cách vận dụng lại những mô hình/nguyên tắc giải quyết vấn đề tiêu chuẩn vào trong những trường hợp cụ thể.
TRIZ sử dụng hai cách tiếp cận căn bản để xác định và giải quyết vấn đề: đó là tư duy hệ thống và tư duy trừu tượng. Với tư duy hệ thống, theo Altschuller, tất cả các vấn đề kỹ thuật đều có hệ cơ cấu và sự tiến hoá tương tự như một cơ thể sống. Vì vậy, luôn có mối liên hệ tương tác qua lại giữa các bộ phận trong hệ thống với nhau. Việc tác động vào một bộ phận bất kì của hệ thống sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên một bộ phận khác (Alʹtšuller, 2004). Tư duy hệ thống này rất gần với kiến trúc ở nhiều cấp độ. Từ khái niệm “concinnitas” trong lý thuyết kiến trúc thời Phục Hưng của Alberti với công trình như thực thể sống, cho đến kiến trúc Hữu cơ về mối quan hệ chặt chẽ của giữa kiến trúc, không gian và bối cảnh của Frank Lloyd Wright sau này. Với tư duy trừu tượng, trong lý thuyết TRIZ, các vấn đề cụ thể hoặc nhiều giải pháp/ý tưởng khác nhau trong thực tế đều là những biến thể khác nhau của một hoặc một vài những vấn đề chung hoặc giải pháp/khái niệm chung nào đó (Haines-Gadd, 2016). Ví dụ, các ý tưởng “mở cửa sổ trên tường”, “xây tường bằng gạch hoa gió” thậm chí “không xây tường” là những biến thể cụ thể hoặc biểu hiện riêng của vấn đề/khái niệm chung là “Thông gió xuyên mặt phẳng”. Trong khi “làm một bức tường kính trong suốt” là không nằm trong vấn đề chung này. Lối tư duy này cho phép người sáng tạo/thiết kế có cái nhìn linh hoạt và rộng mở, có thể nhìn thấy giải pháp/ý tưởng vượt ra khỏi những tiền lệ thông thường.
Bên cạnh đó, TRIZ có bốn khái niệm trụ cột là Mâu thuẫn, Lý tưởng, Chức năng và Tối ưu nguồn lực. Chính các khái niệm này tạo nên sự khác biệt giữa TRIZ và các phương pháp giải quyết mang tính sáng tạo khác. Mann (2001) nhận xét, bốn khái niệm này đã làm thay đổi hệ hình tư duy (paradigm shift) về sáng tạo của TRIZ.
Mâu thuẫn: Đây được coi là khái niệm quan trọng nhất của TRIZ nhằm xác định và giải quyết các vấn đề của một hệ thống. Theo đó, mâu thuẫn là đặc trưng nội tại của một bất kì một hệ thống này, nhưng hiếm khi được nhận ra trong quá trình thiết kế.
Lý tưởng: TRIZ nhấn mạnh rằng luôn tồn tại một hệ thống lí tưởng, tốt hơn và hoàn thiện hơn trạng thái hiện trạng của nó. Nói cách khác, một hệ thống luôn tiến hoá thông qua việc xoá bỏ mâu thuẫn hiện trạng.
Chức năng: Mỗi hệ thống đều có một chức năng hữu ích chính. TRIZ cho rằng bất kì thành phần nào không góp phần hoàn thiện chức năng này đều được xem là có hại. Nghiên cứu chức năng phép xác định những mâu thuẫn của hệ thống. Quan trọng hơn, đáp ứng một chức năng có thể là mục đích chung của nhiều chuyên ngành/hoạt động khác nhau. Ví dụ như thang máy và đường dốc đều là giải pháp cụ thể để đạt một chức năng chung là “di chuyển theo chiều cao”. Cùng với tư duy trừu tượng, khái niệm “chức năng” của TRIZ sẽ cho phép các vận dụng linh hoạt những giải pháp từ những chuyên ngành khác nhau vào một phạm vi hẹp.
Tối ưu tài nguyên: Tài nguyên của hệ thống, trong TRIZ là tất cả những gì chưa được hệ thống đó sử dụng. Từ đó, TRIZ đòi hỏi sử dụng tối đa tất cả những tài nguyên đó để phát huy cao nhất những tiềm năng của hệ thống.
Quy trình và đặc điểm của giải quyết vấn đề trong TRIZ
Bước 1: Mỗi khi gặp phải một vấn đề cụ thể cần giải quyết trong thực tế, chúng ta cần nhận diện chính xác các vấn đề xung đột đang diễn ra. Lý thuyết TRIZ đặc biệt nhấn mạnh bước này vì nếu chúng ta nhận diện sai vấn đề cần giải quyết, sẽ dẫn đến đưa ra kết quả sai, cho dù giải pháp đúng. Theo đó, khi có vấn đề cần giải quyết, sẽ có hai dạng xung đột xảy ra (Alʹtšuller, 2004; Haines-Gadd, 2016):
Các mâu thuẫn kĩ thuật khi ta tác động vào một bộ phận thì một bộ phận khác của hệ thống sẽ chắc chắn bị ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Nhiệm vụ của người thiết kế/sáng tạo lúc đó sẽ là tối đa tích cực và xoá bỏ tiêu cực để đạt đến trạng thái lí tưởng cao hơn. Ví dụ mở rộng diện tích thông tầng sẽ làm giảm diện tích sử dụng của tầng nhà tương ứng.
Các mâu thuẫn vật lý khi chúng ta muốn các chức năng đối lập ở cùng một đối tượng. Ví dụ một căn phòng vừa to để chứa được nhiều đồ, và vừa nhỏ để không chiếm quá nhiều diện tích.
Bước 2: Xác định bản chất chung, phía sau của những xung đột đang gặp phải, bằng việc khái quát hoá những tình huống cụ thể trong thực tế thành những vấn đề tiêu chuẩn đã được TRIZ tổng hợp, được đúc rút từ những cách giải quyết sáng tạo trước đó của nhân loại.
Với mâu thuẫn kỹ thuật, TRIZ sử dụng 39 tham số xung đột có ảnh hưởng tốt lên hoặc xấu đi (Haines-Gadd, 2016). Theo đó với mâu thuẫn kỹ thuật đang cần giải quyết là biểu hiện tích cực/tiêu cực của một hoặc nhiều tham số xung đột. Ví dụ “diện tích thông tầng” là biểu hiện của tích cực tham số “Diện tích của đối tượng tĩnh” trong khi “giảm diện tích sử dụng” sẽ tương ứng tiêu cực với tham số “Năng suất”.
Với mâu thuẫn vật lý, người thiết kế/sáng tạo phải phân tích xem các đòi hỏi mâu thuẫn đó thật sự diễn ra vào những hoàn cảnh nào. Từ đó, TRIZ đề xuất phân tách theo Thời gian (cần lúc nào) / Không gian (cần ở chỗ nào) / Điều kiện (cần yêu cầu gì) / Hệ thống (cần ở cấp độ nào) để đối tượng thiết kế có thể đáp ứng được từng chức năng theo những hoàn cảnh tương ứng (Haines-Gadd, 2016). Ví dụ trong căn phòng chứa đồ có thể không chiếm toàn bộ thời gian trong ngày hoặc không nhất định chứa đồ trong cùng một không gian.
Bảng 2: Danh mục các tham số xung đột tích cực hoặc tiêu cực
Bước 3: Sau khi xác định các vấn đề tiêu chuẩn nằm sau các mâu thuẫn cần giải quyết, TRIZ đi đến các giải pháp tiêu chuẩn bằng cách nhìn vào “nhìn” vào 40 nguyên tắc/khái niệm giải quyết tiêu chuẩn trong lịch sử sáng tạo của nhân loại.
Đối với các mâu thuẫn kỹ thuật, TRIZ đưa ra bảng Ma trận mâu thuẫn với mỗi xung đột trong đó được gợi ý một hoặc nhiều nguyên tắc giải quyết tiêu chuẩn. Ví dụ trong trường hợp của giải pháp mở rộng thông tầng, TRIZ gợi ý giải quyết mâu thuẫn giữa tham số 6 (diện tích đối tượng) và tham số 39 (Năng suất) bằng các nguyên tắc 10 (Hành động trước), 15 (Linh hoạt), 7 (Lồng ghép), 17 (Khía cạnh khác).
Đối với các mâu thuẫn vật lý, TRIZ cũng sửa dụng 40 Nguyên tắc/khái niệm sáng tạo tiêu chuẩn trên theo yêu cầu phân tách theo Thời gian/Không gian/Điều kiện hoặc Hệ thống.
Bước 4: Đây là bước thể hiện sự hiểu biết và kiến thức của cá nhân người thiết kế/sáng tạo trước các thách thức thực tế. Ở bước này, người thiết kế/sáng tạo chuyển từ thế giới trừu tượng của các khái niệm chung sang thế giới hiện thực với các giải pháp cụ thể . Từ 40 nguyên tắc/khái niệm tiêu chuẩn lý thuyết vốn áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác nhau, người thiết kế cần chuyển hoá thành giải pháp cụ thể trong chuyên ngành/tình huống cá biệt của mình. Ví dụ với nguyên tắc số 15 (linh hoạt: phân chia một đối tượng thành những phần nhỏ có thể chuyển động linh hoạt với nhau) người thiết kế có thể đưa ra hệ lưới để giải quyết để giải quyết mâu thuẫn giữa thông tầng và diện tích sử dụng.
Bảng 3: Ma trận phân tách của mâu thuẫn vật lý
Ứng dụng TRIZ trong kiến trúc
Việc khai triển và ứng dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ đã được áp dụng trong kiến trúc từ những năm 1990. Một ví dụ nổi bật của ứng dụng TRIZ trong thực hành là sử dụng tư duy TRIZ đưa ra phương án giao thông cho dự án cải tạo mái vòm nhà quốc hội Đức của Norman Foster (Orloff, 2017).
Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào vận dụng sức mạnh của TRIZ để xác định mâu thuẫn ở khía cạnh kĩ thuật của dự án, như công cụ Ma trận mâu thuẫn (Kiatake & Petreche, 2012; D. Mann & Catháin, 2005; Najari et al., 2015) và phát triển 40 nguyên tắc sáng tạo trong kiến trúc (Cathain, 2001; Labuda, 2015). Ở Việt Nam, tác giả Nguyên Hạnh Nguyên cũng nghiên cứu các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ dưới tên Phương pháp sáng tạo ứng dụng trong ngành thiết kế và kiến trúc (CADA).
Lưới với thông tầng của King Bill / Austin Maynard Architects. Lưu ý, hình ảnh này chỉ mang tính chất minh hoạ, bài không khẳng định King Bill / Austin Maynard Architects sử dụng tư duy TRIZ để đưa ra giải pháp. Nguồn Archdaily.
Sơ đồ đường dốc đôi của mái vòm nhà quốc hội Đức. Nguồn: ABC-TRIZ
Nhìn chung, khả năng ứng dụng của TRIZ có thể ứng dụng vào kiến trúc ở một số điểm:
Tính lý tưởng: Tiêu chí này có thể được áp dụng khi thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, nhằm tối đa hóa chức năng đồng thời giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường.
Mâu thuẫn: Giúp người thiết kế tập trung và giải quyết vào những vấn đề cốt lõi của dự án thông qua xác định những mâu thuẫn. Trong đào tạo, theo quan sát cá nhân của tác giả, khi sinh viên chưa đủ các kĩ năng tìm ý và phát triển giải pháp kiến trúc, dễ dẫn đến hiện tượng “lan man” hoặc ngợp trong các ý tưởng. Từ đó việc nhận diện được mâu thuẫn trong đồ án thiết kế sẽ giúp sinh viên tập trung hơn, bình tĩnh hơn trong việc xác định ý tưởng trọng tâm cho đồ án của mình.
Các nguyên tắc sáng tạo: Bộ 40 nguyên tắc sáng tạo có thể được sử dụng để kích thích trí tưởng tượng và tạo ra các giải pháp kiến trúc đột phá, giúp kiến trúc sư vượt qua các thách thức và tạo ra các cấu trúc độc đáo, hiệu quả và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trong đào tạo, việc phân tích các công trình kiến trúc trong lịch sử dưới góc nhìn của TRIZ sẽ cung cấp nguồn dữ liệu sáng tạo và gợi cảm hứng cho các kiến trúc sư tương lai.
Tư duy hệ thống: Như đã trình bày ở trên, điều này rất gần với tính toàn thể của kiến trúc. TRIZ khuyến khích cách tiếp cận đổi mới có hệ thống bằng cách phân tích các thành phần của hệ thống và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Điều này cho phép người thiết kế tập trung vào vấn đề trọng tâm, trong lúc vẫn giữ được cái nhìn tổng quát của toàn dự án.
Thiết kế hướng chức năng: Thông qua việc đẩy mức độ lý tưởng của công trình, TRIZ cho phép người thiết kế “nhìn” vào vấn đề thực chất, và chức năng cốt lõi của dự án. Từ đó, khuyến khích kiến trúc sư khám phá những giải pháp khác nhau để giải quyết về đó một cách hiệu quả.
Bằng cách tích hợp các nguyên tắc TRIZ vào thực tiễn hành nghề kiến trúc, các KTS có thể nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kích thích sự sáng tạo và phát triển các thiết kế sáng tạo, bền vững. Các công cụ của TRIZ có thể giúp các KTS vượt qua các thách thức thiết kế, cải thiện hiệu quả và hiệu suất của các công trình, trong khi đảm bảo tính thực dụng và khả năng song hành cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại.
Giới hạn của TRIZ trong kiến trúc
Bên cạnh những lợi ích to lớn về phương thức tư duy chiến lược cũng như tính thực dụng và linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, thì TRIZ không phải là một bộ công cụ vạn năng mà có thể áp dụng để đem lại hiệu quả chắc chắn trong kiến trúc.
TRIZ có thể giúp phát triển sản phẩm kiến trúc, giúp người thiết kế có được tư duy tổng quát, toàn thể cũng như khả năng phát hiện vấn đề xung đột, đặc biệt là bảng Ma trận xung đột, công cụ mạnh mẽ nhất của TRIZ (Kiatake & Petreche, 2012; D. Mann & Catháin, 2005; Najari et al., 2015). Nhưng theo Mann (D. Mann & Catháin, 2005), trong khi bảng dự án kiến trúc này thì có thể chỉ ra rất chính xác vấn đề, các nguyên tắc sáng tạo được gợi ý không hẳn phù hợp với bối cảnh thực tế của dự án. Ông cho rằng sẽ còn phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu để có thể khớp giữa 2 hệ hình tư duy kỹ thuật và tư duy kiến trúc.
Tiêu chí sáng tạo của TRIZ chính là giải quyết xung đột và phức tạp, để đạt đến tính hiệu quả và Lý tưởng của sản phẩm kiến trúc. Đây cũng là những mong ước của kiến trúc Hiện đại đầu thế kỉ 20. Nhưng chúng ta đều biết kiến trúc Hậu hiện đại đã phản ứng mãnh liệt như thế nào với sự rõ ràng, minh bạch và logic của kiến trúc Hiện đại. Như Venturi, một trong những nhà tiên phong của Kiến trúc Hậu hiện đại, người nhiệt thành ủng hộ cho sự Phức tạp và Mâu thuẫn trong kiến trúc – “Tôi cổ vũ sự phong phú của ý nghĩa hơn là sự rõ ràng của ý nghĩa, của những chức năng ẩn ngầm hơn là chức năng minh bạch. Tôi thích từ “cả-và” hơn “hoặc (cái này)-hoặc (cái kia)”, đen và trắng, thậm chí là xám hơn là trắng hoặc đen” (Venturi, 1977, p. 16). Trong khi cách tiếp cận triệt để của TRIZ thường tập trung vào việc tối đa hóa các chức năng riêng lẻ, có thể bỏ qua bản chất tổng thể của thiết kế kiến trúc.
Các khái niệm trụ cột của TRIZ cũng tiềm ẩn những tranh cãi. Trên thực tế, kiến trúc là một dự án hợp tác của nhiều bên, chịu ảnh hưởng từ nhiều tác động bên ngoài. Các vấn đề về tâm lý, văn hoá và xã hội đặt ra những thách thức thực sự cho việc áp dụng TRIZ trong kiến trúc. Các bên liên quan khác nhau có thể có những quan điểm trái ngược nhau về những yếu tố cấu thành chức năng tối ưu, khiến việc áp dụng các nguyên tắc TRIZ sẽ gặp khó khăn. Các đặc thù sáng tạo, yếu tố nghệ thuật, tính hàm nghĩa và biểu nghĩa của kiến trúc khiến cho khái niệm lý tưởng mang ảnh hưởng chủ quan (Nazidizaji et al., 2015). Làm sao chúng ta có thể so sánh cụ thể mức độ lí tưởng giữa 2 giải pháp kiến trúc, khi nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của con người và thời đại xã hội. Trong TRIZ, các bộ phận trong hệ thống có tương tác lẫn nhau hai chiều, thì trong kiến trúc, các bộ phận trong hệ thống lấy con người làm trung tâm và sự tương tác là có phần bất cân xứng và mập mờ. Shen et al (2019) đề xuất mô hình Nghiên cứu Con người (Human-field Analysis) cho kiến trúc thay thế cho mô hình Nghiên cứu thực chất (Su-field analysis) của TRIZ. Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận điều này không dễ dàng: con người là hệ thống phức tạp nhất trong vũ trụ.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích và đối chiếu giải pháp tiêu chuẩn của TRIZ có thể không thể bao hàm trọng bạn đặc điểm “độc bản” của sản phẩm kiến trúc. Trong khi TRIZ vốn được sáng tạo ra cho các ngành công nghiệp với sản phẩm hàng loạt, thì mỗi giải pháp kiến trúc thực sự cho mỗi một khách hàng là độc nhất, không thể tìm thấy được ở chỗ khác (Kiatake & Petreche, 2012). Kiến trúc bắt nguồn sâu sắc từ văn hóa địa phương, bối cảnh và các yếu tố cụ thể của địa điểm. Áp dụng TRIZ mà không quan tâm đúng mức đến các yếu tố này có thể dẫn đến các thiết kế chung chung hoặc rời rạc, không phù hợp với người sử dụng và môi trường vật chất và tinh thần.
Kết luận
Mặc dù có những hạn chế, nhưng những điều đó không thể trên không phủ nhận những lợi ích to lớn của của TRIZ trong ngành kiến trúc. Chúng ta cần nhận ra được những thách thức và hạn chế có thể phát sinh khi áp dụng các nguyên tắc TRIZ trong một lĩnh vực phức tạp, đa dạng như kiến trúc. Để vượt qua những thách thức này, một cách tiếp cận cân bằng tích hợp các nguyên tắc TRIZ với các phương pháp tư duy thiết kế khác, để có thể phù hợp hơn trong thực hành và đào tạo kiến trúc. Trong kiến trúc, không một phương pháp tư duy hay công thức thiết kế nào là hoàn hảo, toàn diện để có thể chắc chắn đem lại sự SÁNG TẠO cho tác phẩm kiến trúc. Và là kiến trúc sư, hẳn chúng ta cũng không muốn có được phương pháp hay công thức đó, vì nó sẽ tước đi sự vĩ đại và thần diệu của trong thế giới tinh thần của con người.
Nguyễn Mạnh Trí
Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc – Đại học Xây dựng Hà Nội
Tài liệu tham khảo.
Altšuller, G. S. (2004). And suddenly the inventor appeared: TRIZ, the theory of inventive problem solving (L. Shulyak, Ed.; 7. print). Technical Innovation Center.
Cathain, C. O. (2001). 40 Inventive (Architecture) Principles With Examples.
Haines-Gadd, L. (2016). TRIZ for dummies. John Wiley & Sons, Ltd.
Kiatake, M., & Petreche, J. R. D. (2012). A case study on the application of the theory of inventive problem solving in architecture. Architectural Engineering and Design – Management, 8(2), 90–102. https://ift.tt/BFymbRa
Labuda, I. (2015). Possibilities of Applying TRIZ Methodology Elements (the 40 Inventive Principles) in the Process of Architectural Design. Procedia Engineering, 131, 476–499. https://ift.tt/m9KDQMp
Mann, D., & Catháin, C. Ó. (2005). Using TRIZ in Architecture: First Steps. The Triz Journal. https://ift.tt/GPxLpHn
Mann, D. L., & Cathain, C. C. (2001). Computer-based TRIZ – Systematic Innovation Methods for Architecture. Computer Aided Architectural Design Futures 2001 Proceedings of the Ninth International Conference, 561–575. https://ift.tt/FC6oaG5
Najari, A., Barth, M., & Sonntag, M. (2015). A Novel Approach to Architectural Problem Space Framing Using TRIZ- Based Contradiction Approach. Procedia Engineering, 131, 1002–1010. https://ift.tt/6nwHh1j
Nazidizaji, S., Tome, A., & Regateiro, F. (2015). Investigation about the Feasibility and Impediments of TRIZ Application in Architectural Design Process. Procedia Engineering, 131, 651–660. https://ift.tt/bp89Gws
Orloff, M. A. (2017). ABC-TRIZ. Springer International Publishing. https://ift.tt/xGHUScE Schramm, L. L. (2018). Technological innovation: An introduction. Walter de Gruyter GmbH.
Shen, T., Nagai, Y., & Kim, E. (2019). A New Method for Architecture Space Design Based on Substance-Field Analysis. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 233, 022027. https://ift.tt/NnoA5H8
Venturi, R. (1977). Complexity and contradiction in architecture (2d ed). Museum of Modern Art ; distributed by New York Graphic Society.