Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

Vì Điện Biên Phủ, kiến trúc sư sẵn sàng sáng tạo

Lời thưa trước

1. Cuộc “đụng đầu” lịch sử hay chủ đề Nghệ thuật để đời ?

  • Năm 1858, quân viễn chinh Pháp đổ bộ vào Việt Nam;
  • Thực dân Pháp sớm nhận biết số phận Đông Dương thuộc địa của họ hoàn toàn do chiến trường Bắc bộ quyết định;
  • Sự lựa chọn của Bác Hồ, Tổng quân uỷ và Đại tướng tổng tư lệnh: Sau phiên họp cuối Thường vụ Trung ương trước ngày Toàn quốc Kháng chiến, Bác giữ Anh Văn lại hỏi riêng: Liệu ta giữ Hà Nội được bao lâu? – Trả lời: Một tháng, nông thôn thì lâu hơn, còn vùng núi chắc chắn ta giữ được. Cuối 1953, giặc Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, lập tập đoàn cứ điểm. Không ngờ sa vào cái bẫy giăng sẵn của các nhà cầm quân thiên tài Việt Nam.
  • Sự vươn mình của các dân tộc thuộc địa và thế giới thứ ba sau trận Điện Biên Phủ phát quang ảnh hưởng lớn lao của nó trong lịch sử Thế giới hiện đại. Tính ra cuộc “đụng đầu” Lịch sử này kéo dài đằng đẵng 96 năm trời, với muôn vạn người Việt đầu rơi máu chảy.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (Nguồn Internet)
Chiến thắng Điện Biên Phủ (Nguồn Internet)

2. Cái khó của Kiến trúc sư hôm nay

Khi thiết kế công trình cho Điện Biên, thường kiến trúc sư phải cất công tìm hiểu lịch sử để khai phóng ý tứ. May thay, anh (hay chị em) ta đã sẵn cẩm nang. Đó là “…Một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và XHCN thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước Đế quốc chủ nghĩa” (Lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Từ lời dạy của Đại tướng suy ra, mỗi chứng tích lịch sử Điện Biên Phủ đều chứa đựng xiết bao thiêng liêng cao cả và rất cần phải được bảo tồn tôn tạo bằng nghệ thuật chân chính. Là nói vậy thôi, chứ đất đai 49 cứ điểm tuy nhỏ bé so với 64 km² của TP Điện Biên (năm 2009), nhưng lại thuộc phần đất đẹp nhất thung lũng Mường Thanh là cả thuân lợi lẫn khó khăn với bất kỳ dự án kiến trúc đô thị nào. Chỉ hơn ba năm sau ngày hòa bình lập lại, năm 1958), đất đai chiến trường xưa đã được giao cho một nông trường Quân đội. Chưa kể hàng vạn đồng bào từ nhiều thôn bản ở Mường Thanh, và cả từ dưới xuôi lên đây làm ăn sinh sống. Sau chừng ấy năm nhà cửa san sát, đất dân sinh thôn tính đất di tích là điều hiển nhiên. Thành thử việc bảo tồn hiện nay cũng chỉ tập trung vào số di tích nổi bật: Đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm De Castrie.

Sau khi tìm hiểu một vài “sự đã rồi”, tôi xin có ý kiến, như sau: các quy hoạch Điện Biên trước đây, nhiều ít gì cũng chừa lại khoảng đất trời tùng tiệm cho những di tích quan trọng, không làm tổn thương đến khởi nguyên của chúng. Thiết nghĩ, dù đồng thuận hay không thì chúng ta nên cảm thông với các quy hoạch gia thời xa vắng. Thành phố Điện Biên nằm ở đâu, nếu không phải ở cánh đồng Mường Thanh? Vấn đề ở chỗ: một bên là khu di tích luôn chỉ được bảo tồn bằng “Lịch sử dậm chân tại chỗ” và bên kia là sự bùng phát khó lường của đô thị hiện đại. Thể theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế – xã hội rất chính đáng và rất cấp thiết của tỉnh Điện Biên, mà cho đến hôm nay vẫn là một tỉnh nghèo của nước nhà. Và một thực tế nữa, đã nhiều năm qua, nhân dân toàn tỉnh đã “Chung tay góp sức xây dựng Thành phố Điện Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc” (Lời Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ, ngày 17 / 4 / 2012).

Sẽ xuất hiện cách ứng xử, mà tôi gọi là ứng xử nghề nghiệp tại chỗ của Kiến trúc sư, khi anh ta bắt tay thiết kế một ngôi nhà, một khóm dân cư, một công trình công cộng hay tòa trụ sở nào đó trên đất Điện Biên. Chắc hẳn, anh sẽ gắng công làm cho các công trình ấy, thậm chí từ mỗi viên gạch xây nên chúng đều chung một khát vọng: Góp phần giảm thiểu những gì tổn hại đến hình vóc và tinh thần bất diệt của chiến trường Điện Biên Phủ. Điều đó khác chi chuyện “lấp lỗ châu mai” (ví von một tí cho có “vẻ” Điện Biên). Và, người chịu trận không ai khác ngoài kiến trúc sư công trình, hoạ sĩ, nhà điêu khắc – những người đi trước về sau trong mỗi dự án. Rất có thể, họ làm được việc cần làm, vì kiến trúc lịch sử chỉ đóng cửa với những ý niệm hời hợt, héo hon còn thì bao giờ chả hoan nghênh nghệ thuật chân chính. Một thực tế nữa, công chúng luôn đòi hỏi một Điện Biên mới sang trang nơi chính các nghệ sĩ. Đồng thời, họ lại cũng rất muốn biết cái mới ấy có gì bứt phá từ kinh nghiệm của các nghệ sĩ tiền bối, nhất là thế hệ vàng – Nghệ sĩ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày nay, mỗi Kiến trúc sư, dù đêm ngày chăm chỉ đào luyện tay nghề, khao khát kiến văn thì cũng phải sau hang thập kỷ mới có thể đến gần chân lý Điện Biên. Rồi từ đó, trên đường nghệ thuật anh ta còn phải hứng chịu không ít rủi may. Không khéo, sẽ đệ trình cho công chúng thứ biểu hiện xoàng xĩnh, mà như chúng ta thấy hôm nay, đang lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật, giữa “Tập đoàn cứ điểm Tác phẩm” ngổn ngang đất này. Thiết nghĩ, mỗi kiến trúc sư, điêu khắc gia hay hoạ sĩ khi chăm bẵm ý tưởng nghệ thuật cho Điện Biên Phủ, anh ta không tránh khỏi hai việc:

a) Bổ sung những gì mà lịch sử còn thiếu

Xin nói luôn, lịch sử và lịch sử nghệ thuật không thiếu bất kể thứ gì thuộc về chúng, cũng như không bao giờ chấp nhận cái không thuộc về chúng. Cái thiếu sinh ra bởi hậu thế đã chuyển sang sống ở một thời đại khác với thời đại Điện biên. Mà thời gian thì ghê gớm lắm: Không những bào mòn bia đá, mà còn xóa mờ nhận thức mỗi người, làm thất thoát kho báu kinh nghiệm sống và chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ. Cái thiếu còn ở chỗ, sự xuất hiện muộn màng của những nghệ sĩ, kiến trúc sư tâm huyết và đủ khả năng bổ sung những gì mà lịch sử còn thiếu. Ví dụ bên lề: Cuộc chiến tranh Vệ quốc đánh đuổi Napoleon của người Nga khải hoàn từ 1812, thế mà phải 57 năm sau họ mới có một tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình”. Đến tận hôm nay, người đọc tiểu thuyết ấy vẫn được hưởng những mô tả rất chính xác diễn biến trận Borodino, chính xác đến từng loạt đại bác, từng đợt xung phong, từng anh lính ngã xuống…Nhiều người biết đâu rằng tác giả “Chiến tranh và Hòa Bình”, đã từng rong ruổi trên lưng ngựa hàng tháng trời thị sát, ghi chép, thiếu điều vạch vòi từng mô đất bụi cây nơi chiến trường xưa và đối chiếu với từng nhật lệnh chiến đấu của tổng hành dinh quân Nga. Nhưng đấy là L.N. Tolstoi, là nước Nga, là Văn học – Và đối với họ, như thế vẫn là sớm vì mãi 150 năm sau công trình kiến trúc Bảo tàng Borodino mới được xây dựng. Và như tôi đã nói, trên đây là ví dụ bên lề. Có điều về nghề nghiệp thì chung nhau. Khi thiết kế cho Điện Biên Phủ, Kiến trúc sư nào ứng xử theo tình nghĩa chính sử, sẽ có cơ thành công. Kiến trúc, mỹ thuật đi trước về sau, là vậy.

b) Thổi hồn sống cho quá khứ Điện Biên

Đó không gì khác ngoài trang vàng chống xâm lăng của Việt Nam ngàn năm. Và còn nữa, pho giáo khoa sáng giá của lịch sử chiến tranh hiện đại. Một khi biểu hiện được ý nghĩa sâu sắc của cuộc đụng đầu lịch sử thì quá khứ hào hùng hẳn sẽ hiện về. Những tìm hiểu về địch còn giúp cho việc bảo tồn tôn tạo Tập đoàn 49 cứ điểm sát thực hơn. Còn đó hình bóng bao người con ưu tú của dân tộc vào sinh ra tử trận mạc Điện Biên. Họ từng xuất hiện trong tranh vẽ, ký họa, điêu khắc, đồ họa, thi ca, âm nhạc của các nghệ sĩ Dân chủ Cộng hoà, bao giờ cũng hào sảng, bao giờ cũng đẹp. Mà hầu hết tác giả đều là người trong cuộc kháng chiến, từng có mặt ở Điện Biên Phủ ngày ấy. Tác phẩm của họ giản dị, không to tát nhưng lớn lao tầm vóc đất nước con người. Ở đấy, hậu thế như nghe rõ tiếng gầm đại bác của quân ta, như đang chứng kiến trận giáp la cà đẫm máu. Lại như cảm nhận đâu đây lẩn quất mùi thuốc súng, mùi xác giặc thối rữa trong hầm chúng cố thủ…Nếu được vậy, kiến trúc, mỹ thuật dành cho Điện Biên không lời đấy mà có thể da diết, cháy bỏng, xoáy sâu tâm can người ta nhường nào. Một ví dụ trái chiều: Vì quá bươn chải trong dăm ba kiểu dáng đình chùa, đền miếu mà có người đã biến Khu di tích ATK Định Hóa (mới xây dựng xong) thành một đại Phật viện không hơn không kém. Biết nói sao đây?! Thì ra anh – Nhà kiến trúc, luôn phải xả thân “giữa hai làn đạn”: chủ nghĩa hình thức và nghệ thuật của riêng mình.

Nhận diện kiến trúc, mỹ thuật Điện Biên

Ý kiến nảy sinh khi tôi có may mắn được sở thị cả một “tập đoàn cứ điểm” vô số tác phẩm kiến trúc, tạo hình mô phỏng, tái tạo Điện Biên Phủ. Những tác phẩm mà liên tục trong nhiều thập kỷ qua được anh em kiến trúc sư, nghệ sĩ, nghệ nhân cùng bà con Điện Biên và cả nước đồng tâm hiệp lực đắp đổi.

1. Về các hạng mục kiến trúc

a. Nhóm các công trình bảo tồn và hiện vật trưng bày: Xin phép bỏ qua nội dung này. Phần vì các thiết kế công trình bảo tồn và hiện vật trưng bày tuy liên can ít nhiều đến ngành kiến trúc, nhưng thiên về kỹ thuật phục chế. Tuy vậy, cũng dẫn ra đây một cách ứng xử bảo tồn hiện vật trưng bày ở Điện Biên: Việc sử dụng thiết bị che chắn gây ảnh hưởng đến hiện vật siêu trường siêu trọng. Ví như cái xe tăng, đống sắt thép thật to, mà mới đây được chụp lên cả một cái phương đình. Thành thử đứng ngắm nó từ bất cứ góc nhìn nào cũng thấy tức “anh ách”. Chẳng bằng di dời luôn cái xe tăng vào nhà trưng bày, thì chí ít khách tham quan còn có thể cảm nhận nó như cảm nhận một chú khủng long phục dựng trong bảo tàng Tự nhiên học. Còn nếu vẫn để ngoài trời thì thiếu gì cách gìn giữ. Gần 130 năm qua, chỉ cần sơn chống gỉ mà tháp Eiffel của nước Pháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt đấy thôi. Chưa kể còn vô số công nghệ ưu việt khác. Theo tôi, về nguyên tắc, việc làm nhà che chắn cho hiện vật nhiều khi cần thiết, có điều nên cân nhắc; bởi khi ấy trong tổng thể thị giác dành cho toàn bộ hệ thống tập đoàn cứ điểm di tích thì tòa nhà che chắn hiện vật bảo tồn trưng bày siêu trường, siêu trọng hoặc là sẽ tỏ ra tiêu cực hoặc là khả dĩ chấp nhận được. Chỉ cần một giải pháp sơ ý, một thao tác bất cẩn hoặc sự “tranh khôn” giữa kỹ thuật và nghệ thuật, rất có thể biến hiện vật trưng bày thành văn bia tự nhiên chủ nghĩa, thậm chí cái bài vị kếch xù không ra hình thù gì.

b. Về ba công trình xây dựng

  • Bảo tàng Điện Biên Phủ (1984): Tòa nhà này làm vào thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế đất nước sau ngày Thống nhất. Lại không được hưởng viện trợ trực tiếp từ nước ngoài, như một số công trình khác cùng thời. Có lẽ nó đã được khánh thành trong sự phiền lòng của nhà đầu tư và người thiết kế. Thế nhưng cả họ lẫn công chúng phải đợi đến ba mươi năm sau mới được chiêm ngưỡng bảo tàng mới thay thế cho công trình “nhà khung Tiệp” xây tường gạch bao che, ngày ấy.
  • Nghĩa trang A1 (1993 – 1994): Xin thưa trước, mọi bình phẩm về nó giờ đây chỉ mang ý nghĩa “nhớ lại và suy nghĩ”. Có thể là hồi ấy các dự án trích đoạn chiến địa, cứ điểm ác liệt đã làm người ta tạm yên tâm mà sao nhãng một điều: Hệ thống biểu trưng số một – Tập đoàn cứ điểm với toàn bộ không gian chiến sự, hình hài địa tầng, hình ảnh trên mặt đất cần được bảo tồn tối đa. Dường như nghĩa trang được xây dựng to đẹp một cách cố ý, áp đảo cả đồi A1 danh tiếng lẫn tập đoàn 49 cứ điểm. Người viếng mộ ngỡ như mình đang đứng trước Thăng Long thành mà cửa Đại Hưng là… Ô Quan Chưởng?! Lại thêm các dãy tường đều không trổ cửa, lấy chỗ thể hiện phù điêu liên hoàn. Đã thế, lại còn hào nước trước tường thành nữa. Xin lỗi, không rõ hào nước này được đào từ đầu theo thiết kế hay đào về sau, trong dịp trùng tu. Dù thế nào thì các nhà xây dựng ở Điện Biên đã phạm phải một điều tối kỵ cả về kiến trúc lẫn môi trường. Ai lại đi đào hào nước sâu hơn ba tấc đất mồ mả bao giờ? Ví thử năm xưa người Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ như một pháo đài phòng thủ kiểu Vauband, thì hình thức nghĩa trang A1 như trên phần nào khả dĩ, tuy gượng. Đằng này bốn bề tập đoàn cứ điểm chỉ toàn dây thép gai. Sự phòng thủ của nó không cần dựa vào cấu trúc vaubant Âu tây hay la thành phương Đông mà trông cậy vào tính duy lý viễn chinh xâm lược với binh hùng tướng mạnh, bạt ngàn xe tăng, tàu bay, đại bác.
  • Bảo tàng Điện Biên Phủ (khởi công tháng 10 / 2012): Để nói về công trình này, xin phép mào đầu bằng tưởng tượng của tôi – Đó là, mọi thiết kế, tô điểm nhất nhất hướng về mục tiêu tối thượng: Biểu hiện cái sâu rễ bền gốc của chiến thắng Điện Biên. Sao cho, biểu trưng dễ len lỏi giữa bao điều tự vấn, làm xáo động tâm can khách tham quan. Kể từ cái nhìn đầu tiên cho đến khi họ ra về. Đến đây, tôi chợt nhớ một công trình nổi tiếng ở Mozaisk, Moskva: Bảo tàng Quốc gia – Toàn cảnh Trận chiến Borodino. Hơi dài dòng một chút vì tôi nghĩ, dù có thể trong nhiệm vụ thiết kế “Bảo tàng lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ” không thấy có chữ “Quốc gia”, thì anh chị em kiến trúc sư chúng ta sẽ vẫn không bỏ sót nét vẽ nào đặng noi theo tinh thần ấy. Nói thêm ý tưởng thiết kế bảo tàng Borodino cũng thăng hoa từ cái mũ của người lính cận vệ Nga thời xưa. Đặc biệt là tranh tròn Toàn cảnh Trận chiến Borodino, mà những ai đã một đôi lần được sở thị thì ngộ ra rằng bố cục bảo tàng Borodino (hoàn thành 1962) hoàn toàn ăn theo Toàn cảnh Trận chiến Borodino của hoạ sĩ Franz Roubaud (1856 – 1928) hoàn thành 50 năm trước đó nhân kỷ niệm 100 năm (1812 – 1912) cuộc Chiến tranh Vệ quốc của người Nga. Nói thêm Roubaud là Hoạ sĩ Cung đình triều đại Romanov, người khai sinh ra thể loại tranh tròn lừng lẫy châu Âu. Quan trọng hơn, ông là một bậc thầy lỗi lạc Tân cổ điển Nga. Khỏi nói, ở bảo tàng Borodino cả kiến trúc sư lẫn họa sĩ đều cùng về đích – Cái đẹp. Trường hợp Bảo tàng Điện Biên phủ của ta có khác, nhà xây xong rồi, tiếp đó mới thể hiện tranh tròn…

2. Về các tác phẩm tạo hình trưng bày

Phần vì không có thời gian, phần vì bản thân tôi trước giới mỹ thuật chỉ là “kẻ ngoại đạo”. Nhưng tự thấy có trách nhiệm vòng vo mấy lời về hàm lượng sự thật hay biểu trưng cho sự thật của chúng tại quần thể kiến trúc tưởng niệm Điện Biên Phủ. Một đằng là thực tế lịch sử bằng xương bằng thịt, một đằng là sự thăng hoa của nó trong xã hội đương đại. Thế nhưng, chính các tác phẩm mà chúng ta sắp đề cập dưới đây lại gợi nên trong lòng lòng khách tham quan Điện Biên Phủ không ít băn khoăn. Mà lại là các điêu khắc chủ chốt, hay họa phẩm đại bút mới càng xót ruột.

Xin nêu mấy thực chứng:

Các nhóm điêu khắc, tượng đài hoành tráng

Hầu hết là quần tượng, hầu hết được các tác giả dàn trải nội dung và tả thực. Trong đó đáng kể là số tác phẩm tả thực – biểu hiện (Expressional realism), tả thực – kiểu cách (mannerist realism). Khỏi nói đây là cách làm phù hợp và ít rủi ro.

  • Tượng đài Chiến thắng Điện Biên phủ: Chúng ta không nhắc lại những ý kiến nội bộ ngành điêu khắc về tượng đài này. Ở đây bộc lộ ra một tiêu biểu chung, không những cho Tượng đài D1 mà còn cho một số Tượng đài tưởng niệm hoành tráng, to lớn nhất đất nước mới được làm gần đây. Đó là khi đã sở hữu trong tay một bức tranh đẹp (tạm ví như thế) người ta đã không quan tâm đến cái khung tranh.
  • Tượng đài Hai bà mẹ và người lính: Có cần thiết hay không mà ở đây tác giả vận dụng tỉ lệ Ai Cập cổ, lại thêm tô màu vàng ròng cho nhân vật?

Giả sử ta chia nghĩa trang A1 ra làm hai phần. Phần “triều”, gồm quảng trường, sân rộng đè trên thần đạo và phần “tẩm” – khuôn viên quy tập mộ liệt sĩ. Thì thấy, nhóm tượng đài hai bà mẹ và người lính cùng nhiều pho tượng màu vàng ròng khác được đặt ở phần “triều” của nghĩa trang. Là người ngoại đạo, chúng ta khó lòng đọc vị nghệ thuật của điêu khắc gia. Nhưng anh chị em kiến trúc sư chúng ta lại biết chuyện người nước Nam mình xưa nay để mồ để mả phong thủy lắm. Lại cũng biết cái ánh vàng ròng của những pho tượng đặt ở phần “triều” của Nghĩa trang A1 chắc chắn khiến người ta liên tưởng đến những tia nắng mặt trời nóng nôi chói loá. Đó là trạng thái khí dương mà chỉ chốn trần ai mới dung nạp. Đến như chỗ khám thờ, dù có hay không bày tượng vàng người ta cũng phải đóng khung bao lam tuyền che mành sáo hay rủ trướng nữa là…Với khách tham quan thì chẳng sao, nhưng với những hương hồn anh hung liệt sĩ, nói duy tâm một tí, khó tránh khỏi bị khuấy động, bất an.

  • Quần tượng Đại tướng đọc thư Bác (công viên Mường Phăng): Quần tượng này quả thực đông người. Một bên là các cán bộ chiến sĩ ngoài mặt trận, một bên là các đại diện tối cao thay mặt cho tổ chức đã dìu dắt họ đến thắng lợi vinh quang. Đối với công chúng, hình ảnh thực tại: Đại tướng đọc thư khen, mọi người lắng nghe. Trên cao có sự đồng hiện lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bảng tròn (nhấn mạnh cao cả thiêng liêng)… thì có lẽ chưa đủ. Công chúng nghệ thuật có quyền được biết trước lúc nhận thư khen bộ đội, dân công hỏa tuyến Điện Biên đã sống và chiến đấu như thế nào. Chân ướt chân ráo từ chiến hào máu trộn bùn non, từ cõi chết trở về Mường Phăng ra sao…

Tranh tường, tranh vẽ. Xin lỗi vì tôi mạo muội, nhưng không thể không nói về mảng hội họa ở bảo tàng Điện Biên Phủ. Vì đâu như có người mách bảo: Chỉ cần vài bức tranh (tất nhiên là tranh chân thành với lịch sử và được thể hiện tốt) cũng đủ thay thế pho sử dày cộp.

  • Bức tranh Kéo pháo: Có lẽ tác giả trăn trở ít nhiều trước khi vung đại bút. Lớp nền đằng sau kể về một tiểu đội gần khẩu pháo nhất, các chiến sĩ tầm vóc quá nhỏ bé so với khẩu pháo (bộ đội Vệ quốc đoàn đâu có thế). Thôi thì cứ cho rằng làm vậy để tôn vinh tinh thần quyết thắng. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở nhân vật (tượng) duy nhất, được xếp đặt ngay sát bức tranh, và (tôi nhấn mạnh) theo ý đồ bố cục hội họa của bức tranh Kéo pháo. Phải chăng làm vậy nhằm đề cao biểu trưng, lại có thể phiên phiến bếp núc kinh dinh? Tiện thể nói phong cách “liên hiệp hội họa – điêu khắc” độc đáo này khá phổ biến ở nhà trưng bày Điện Biên Phủ. Và dường như có sự đồng thời đặt hàng họa sĩ và nhà điêu khắc, trên cơ sở nội dung bức tranh khổ lớn. Lại nói, trong “liên minh”, ấy dáng dấp bức tượng chẳng ra kéo pháo, chẳng ra đẩy pháo lại càng không phải đang lĩnh xướng dô ta. Mà có thể là người từ đơn vị bạn sang làm thị phạm (nhưng không chuẩn)! Còn công chúng tò mò muốn biết anh này là chỉ huy hay chiến sĩ thì đành chịu. Vì người ấy (pho tượng) diện áo-trấn-thủ-dài tay, là thứ từ ngày thành lập đến nay chưa bao giờ Quân đội nhân dân Việt Nam cấp phát.
  • Bế Văn Đàn: Tranh này được dàn dựng ở góc trái một bức tường của gian bảo tàng. Bố cục tranh đơn giản, thuận hướng đường đạn chéo cánh sẻ, làm nền cho anh Đàn và anh Pù ở tiền cảnh. Khổ nỗi cả hai anh lại vẫn diện áo trấn thủ dài tay? Anh Đàn thì không nhìn theo hướng đường đạn (vả lại bản thân anh lúc đó bị thương nặng lắm rồi). Anh Pù thì ngắm vào đâu đó quãng bả vai phải anh Đàn, nên chắc chắn không thấy được hỏa điểm của địch. Mà có thấy anh Pù cũng không bắn được, vì chẳng có ngón tay nào của anh để gần cò súng. Hơn nữa anh lại dùng động tác bắn súng trường (cũng sai nốt) để tác xạ trung liên…
  • Phất cao cờ Quyết chiến Quyết thắng: Đề tài này xưa nay thường được cho là có sức nặng. Nhưng không hiểu sao họa sĩ lại vẽ cả lá cờ (kiểu “hổ tàng thần”) lẫn người cầm cờ đang trong tư thế…đón nhận Huân chương. Còn đâu là cái dữ dội bi tráng, cái hào hùng đến vỡ òa của buổi chiều 7/5/1954 ngày xưa ấy. Tôi có một ý nghĩ ngây thơ rằng kể cả bức tranh Phất cao cờ Quyết chiến Quyết thắng lẫn các đại bút nêu trên góp lại, chưa chắc đã ăn đứt biểu trưng và tình cảm thắm thiết về Điện Biên như ở mấy bức ký họa mặt trận, các tranh cỡ nhỏ, kể cả các hình trang trí, bố cục trên huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” mà hoạ sĩ Mai Văn Hiến và hoạ sĩ Nguyễn Bích là đồng tác giả…Tôi nghĩ thế không hẳn chỉ vì lẽ các họa sĩ lão thành ấy đều đã từng là chiến sĩ Điện Biên, và từng đã có người ngã xuống.

3. Về bia ký

Các kiểu dáng bia ký cũng không là nỗi phiền lòng của khách tham quan. Ở Điện Biên Phủ cần dựng nhiều bia ký là lẽ đương nhiên vì riêng số cho quần thể tập đoàn cứ điểm đã là 49 rồi…Tùy trường hợp có thể làm bia hẳn hoi, có thể làm bảng chỉ dẫn nhưng nhất thiết không được làm tổn hại đến hình tượng nghệ thuật. Mà điển hình là hai tấm bảng đồng – bia đá tổng hợp khá đồ sộ so với Sở chỉ huy Mường Phăng (may sao đã được chuyển dịch đi rồi).

Còn lại là những ví dụ không vui: Có tác phẩm như Bia – chỉ dẫn hầm tướng de Castrie, được làm lớn, tạo tác công phu nhưng có vẻ không ổn vì phần trang trí quá thừa thãi. Bên dưới, góc phải (dán cái ảnh) thể hiện kiểu phù điêu de Castrie cùng đám tâm phúc sống sót vừa bước ra cửa hầm đầu hàng. Trên nóc hầm (góc trái) thì có hình người phất cờ Quyết chiến Quyết thắng cũng dưới dạng phù điêu. Và đương nhiên, giữa hai hoạt cảnh ấy là phù điêu mô tả chi tiết hầm cố thủ A1. Chẳng lẽ tác giả bia – chỉ dẫn này muốn lấy nghệ thuật của mình ganh đua với lịch sử bằng xương bằng thịt đang hiện hữu tại đó? Còn vài tác phẩm trông không ra cột cây số, không ra cột lưu niệm ở đầu cầu Thăng Long. Lại có tác phẩm được dàn dựng theo phong cách “chuông nguyện hồn ai” như ở nghĩa trang D1…

Thay lời kết

May sao, có thể chia sẻ vài điều về Điện Biên Phủ và phát biểu nghề nghiệp với anh chị em ngành Kiến trúc, Mỹ thuật. Chúng ta có thể tin tưởng vào sự nghiệp bảo tồn tôn tạo Điện Biên nhờ mấy nguồn lực:

  • Thứ nhất, trước đây cũng như về sau di tích lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi sống trong lòng Dân tộc, luôn được cả nước toàn tâm, toàn ý coi sóc không sẻn tiếc.
  • Thứ hai, trước mắt chúng ta đây, đã từ nhiều năm hiện hữu vô số kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật – những sáng tác của không chỉ một thế hệ nghệ sĩ. Đó là những bài học kinh nghiệm rất thiết thực đối với sáng tác cho Điện Biên từ nay về sau.
  • Thứ ba, công cuộc bảo tồn, tôn tạo Điện Biên Phủ chưa bao giờ sở hữu được một đội ngũ đông đảo các kiến trúc sư, nghệ sĩ tạo hình vững tay nghề như hôm nay. Những người luôn sẵn sàng và đầy tâm huyết, muốn lấy nghệ thuật của mình góp phần di dưỡng tinh thần Điện Biên trong thời đại xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Thứ tư, còn đó đất nước con người Tây Bắc, còn đó thiên sử thi Điện Biên thì còn đó người thầy cao cả luôn chỉ bảo, nâng đỡ Kiến trúc sư chúng ta vươn tới thành công nghệ thuật.

Và, sau cuối là bày tỏ cá nhân.

Nếu cho rằng, những tưởng tượng của tôi là chuyện bao đồng, thì mong các đồng chí bỏ quá cho. Vì, trước sau gì cũng chỉ thôi thúc trong tôi một niềm tin yêu hướng về đồng nghiệp Kiến trúc sư, điêu khắc gia, hoạ sĩ. Và rằng, kỳ vọng ấy còn thôi thúc một ngày mai – Ngày mà chúng ta sẽ có không chỉ một quần thể Điện Biên Phủ mà nhiều quần thể khác, kiến trúc tưởng niệm khác tới được cái mạch lạc, cái đẹp thiêng liêng thật riêng Việt Nam. Chợt nhớ đến Qua miền Tây Bắc (của nhạc sĩ Nguyễn Thành) và Giải phóng Điện Biên (của nhạc sĩ Đỗ Nhuận) – Khúc dạo đầu và Đoạn kết bất hủ lừng lẫy Năm châu chấn động Địa cầu. Bất giác tôi cất tiếng hát khe khẽ…

Đoàn Khắc Tình – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/2tGeXQP
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Bộ Xây dựng tập trung triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2024 của Bộ Xây dựng, với sự tham dự của đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội.

Tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng Đậu Minh Thanh thông tin tới các cơ quan báo chí những nội dung cơ bản trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Xây dựng trong Quý I/2024.

Trong Quý I, Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 Quyết định, ban hành theo thẩm quyền 3 Thông tư, khẩn trương lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để trình Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội theo trình tự luật định, bao gồm các dự án luật: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Cấp, thoát nước. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thi hành Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 được đồng bộ và thống nhất, Bộ Xây dựng đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm tuân thủ theo quy định (bao gồm 5 Nghị định của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 3 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại cuộc họp báo
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại cuộc họp báo

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; đã trình, đã và đang tiếp tục hoàn thiện báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành: Dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đẩy mạnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và thị trường bất động sản, hoạt động xây dựng, kinh tế xây dựng và giám sát chất lượng công trình, vật liệu xây dựng… Về tình hình giải quyết thủ tục hành chính, đến hết Quý I/2024, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận 7.306 hồ sơ, trong đó số lượng hồ sơ đã dược giải quyết đạt 4.612 hồ sơ. Số hồ sơ còn lại đang được Bộ Xây dựng tập trung giải quyết theo quy định.

Trên cơ sở những kết quả quan trọng đã đạt được trong Quý I/2024, bước sang Quý II và những Quý còn lại của năm 2024, Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung, đẩy mạnh hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và đề án theo Chương trình đã đề ra, bảo đảm chất lượng, tiến độ; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thiết lập hành lang pháp lý đủ sức tăng cường kỷ cương trong công tác quy hoạch, kiến trúc và quản lý phát triển đô thị, nông thôn.

Tập trung triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; phối hợp với các địa phương rà soát quỹ đất và đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp trên địa bàn, cải tạo nhà chung cư cũ; khẩn trương lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; đôn đốc các địa phương tập trung triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo

Tại buổi họp báo, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng đã thông tin, trao đổi và giải đáp nhiều nội dung được dư luận xã hội, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội quan tâm, như: Giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; sửa đổi Thông tư Số: 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng; tình hình cung cấp nguyên vật liệu thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Đồng bằng Sông Cửu Long; việc thực hiện các kết luận thanh tra chuyên ngành xây dựng…
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, qua buổi họp báo Bộ Xây dựng đã thông tin đầy đủ những kết quả công tác chỉ đạo, điều hành trong Quý I, và định hướng triển nhiệm vụ quý II/2024. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực đầu tư, nhà ở, bất động sản, quy hoạch.

© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/8ZexJit
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Tiếp cận di sản kiến trúc và đô thị thông qua học tập trải nghiệm trường hợp giảng dạy ngành kiến trúc tại trường đại học Bách Khoa Tp HCM

Việc giảng viên (GV) vận dụng các phương pháp giảng dạy (PPGD) tiên tiến sẽ giúp sinh viên (SV) dễ dàng tiếp cận kiến thức, chủ động hơn trong học tập, từ đó hướng đến mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học. Phương pháp học tập qua trải nghiệm (HTTN) nhằm phát triển năng lực (PTNL) SV gắn với thực tiễn có vai trò quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động. Đó là cách tiếp cận để GV thiết kế và thực hiện dạy học hướng tới mục tiêu tối đa hóa các hoạt động trải nghiệm của SV tùy thuộc vào từng bối cảnh thực tế. Đối với đào tạo SV ngành kiến trúc, phương pháp HTTN là cách tiếp cận phù hợp và rất hữu ích, đặc biệt là với các nội dung liên quan đến di sản kiến trúc và đô thị. Bài báo này trình bày một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp HTTN trong quá trình giảng dạy ngành kiến trúc tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP HCM (ĐHBK-HCM) thông qua trường hợp điển hình là môn học “Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị”. 

Tổng quan

Công nghệ mới đang làm thay đổi thế giới việc làm, nhu cầu tuyển dụng không còn gói gọn trong một quốc gia. Người lao động chất lượng cao cần có sự thích nghi và vươn xa ra thế giới với khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng không chỉ trong nước. Điều đó dẫn đến sự thay đổi tất yếu trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt thúc đẩy việc cải cách giáo dục đại học. Từ đó, nhiệm vụ của GV cũng cần phải thay đổi. GV không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà phải là người thúc đẩy việc học tập của người học [1]. Như vậy, GV là người giảng dạy, truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin và đồng thời phải là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của SV. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, có những biến đổi nhanh và phức tạp, các trường đại học phải chuẩn bị cho nguồn lao động trong tương lai, là những nhân lực có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới của doanh nghiệp và xã hội. Do đó, việc đào tạo đại học theo hướng PTNL gắn với thực tiễn hiện nay là tất yếu [2].

Trong các trường đại học, việc đổi mới PPGD theo hướng tích cực như giải quyết vấn đề, lấy người học làm trung tâm, dạy học theo phương pháp HTTN (experiental learning) hiện đang rất được quan tâm. Được xây dựng dựa trên nền tảng của “học tập kiến tạo” và “học tập liên ngành”, HTTN có nghĩa là học từ thực nghiệm hoặc học bằng cách làm. Trong đó, từng môn học không bị tách biệt độc lập mà ngược lại chúng được xem xét để có sự kết nối với các môn học khác. HTTN tạo ra một sự trải nghiệm học tập gồm nhiều ngành học, môn học và mô phỏng tương tự các tình huống học tập giống như thực tế [3]. Tương tự, “HTTN được xếp hàng với lí thuyết học tập kiến tạo”, trong đó, “kết quả của quá trình học tập là rất đa dạng và thường không đoán trước được” và “người học đóng một vai trò phản biện trong việc đánh giá học tập của họ” [4].

Thông qua HTTN, SV được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm. Điều quan trọng hơn cả kết quả của trải nghiệm chính là quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của SV trong tương lai. Đối với PPGD tích cực này, GV là người dẫn dắt, hướng SV vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà SV thu được qua trải nghiệm. Phương pháp HTTN là cách tiếp cận để GV thiết kế và thực hiện dạy học nhằm mục tiêu tối đa hóa các hoạt động học tập trải nghiệm của SV tùy thuộc vào bối cảnh thực tế như thời gian, địa điểm, nguồn lực, phương tiện, vật chất… [5]. Vai trò của GV và SV trong phương pháp HTTN được thể hiện ở Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Vai trò của GV và SV trong phương pháp HTTN (Nguồn: Tác giả)

Sơ đồ 2 trình bày 4 phương pháp HTTN đã được Phạm Minh Đương (2022) đề xuất áp dụng [2]. Thứ nhất, (i) phương pháp dạy học dựa trên dự án là việc dạy và học thông qua các dự án hoặc công trình thực tế. Theo đó, bài tập lớn hay đồ án môn học là những vấn đề thực tiễn, đòi hỏi SV phải có khả năng dự đoán, sáng tạo, tổng hợp kiến thức và tư duy đổi mới. Thứ hai, (ii) phương pháp giải quyết vấn đề đặt SV vào trong các tình huống có vấn đề, thông qua giải quyết vấn đề giúp cho SV phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Thứ ba, (iii) phương pháp làm việc nhóm là hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm, thực hiện bài tập lớn theo các nhóm, các thành viên trong nhóm cùng tương tác để hoàn thành nhiệm vụ chung. Cuối cùng là (iv) phương pháp đóng vai, trong đó các tình huống giả định được đặt ra và SV được yêu cầu tự phân chia công việc, phối hợp, theo dõi và đánh giá kết quả của từng thành viên trong nhóm cũng như của các nhóm khác. Đây là phương pháp giúp SV đóng vai để thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ, xử lí tình huống [6].

Sơ đồ 2. Một số phương pháp HTTN (Nguồn: Tác giả)

Việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các môn học cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với SV, nội dung học tập, điều kiện của nhà trường và địa phương. Khi đề xuất và thực hiện các bước thiết kế và tổ chức hoạt động theo HTTN cần đảm bảo 4 điểm trọng tâm của HTTN. Đó là (i) Trải nghiệm cụ thể: Đảm bảo có sự kết nối giữa kinh nghiệm cũ và kinh nghiệm mới; (ii) Phản hồi kinh nghiệm: Qua hoạt động, SV phải được quan sát, suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận, chiêm nghiệm; (iii) Khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân; (iv) Vận dụng trong bối cảnh mới [2].

Tháng 7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [7]. Trong đó, một trong những mục tiêu chính là “Phát triển nền Kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam, đồng thời quảng bá kiến trúc Việt Nam ra thế giới”. Đây là mục tiêu có tính nguyên tắc, xuyên suốt quá trình phát triển nền kiến trúc nước nhà, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Trong bối cảnh này, những kiến thức về di sản kiến trúc và đô thị cần được chú trọng trong tổ chức giảng dạy, đào tạo SV ngành kiến trúc.

Trường ĐHBK-HCM là một trong các trường đại học đã sớm nghiên cứu và áp dụng phương pháp HTTN để tổ chức giảng dạy môn học “Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị” trong chương trình đào tạo SV ngành kiến trúc.

Áp dụng phương pháp HTTN vào giảng dạy môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị

Môn học “Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị” cung cấp cho SV những hiểu biết về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị cũng như về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tiếp cận với di sản sẽ giúp SV nâng cao khả năng nhận diện các giá trị thành phần đô thị di sản và di sản kiến trúc để từng bước hình thành và xây dựng phương thức ứng xử thích hợp đối với các di sản thông qua các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật và xã hội. Trong môn học này, SV được học tập một cách chủ động tại lớp học và tại địa điểm thực tế thông qua hình thức HTTN như khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả.

Ngoài 2 nhân tố chính là GV và SV, môn học cũng được tổ chức với sự tham gia của các nhân tố bên ngoài. Tùy từng bối cảnh cụ thể, GV có thể mời các nhà nghiên cứu, chuyên gia, KTS có chuyên môn về di sản hoặc có đề tài nghiên cứu liên quan đến di sản. Sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân tại địa điểm khảo sát cũng được ưu tiên trong kế hoạch triển khai môn học. Các nhân tố khách mời này có thể tham gia ở các giai đoạn khác nhau, từ lý thuyết đến khảo sát thực địa, hay đánh giá kết quả chuyên môn. Khách mời sẽ chia sẻ thông tin về địa điểm, tính pháp lý về bảo tồn, trùng tu di sản, các lý thuyết, phương pháp, các nghiên cứu liên quan đến nội dung môn học nhằm cung cấp cho SV thêm kiến thức và kỹ năng cũng như gợi mở những hướng nghiên cứu về di sản kiến trúc và đô thị.

Môn học được tổ chức theo 3 giai đoạn, gồm (i) Trang bị lý thuyết về di sản tại lớp học; (ii) Trải nghiệm thực tế tại các địa phương có công trình di sản kiến trúc hoặc đô thị di sản; và (iii) Triển lãm và báo cáo kết quả tại lớp học. Ở giai đoạn 1, tại lớp học, GV sẽ giảng dạy lý thuyết, cung cấp thông tin và những kiến thức về di sản kiến trúc và đô thị cũng như hướng dẫn cho SV các phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực tế. Mỗi nhóm SV được yêu cầu thực hiện các bài tập nghiên cứu lý thuyết tổng hợp về di sản kiến trúc và đô thị. Bức tranh tổng quát về di sản kiến trúc của địa điểm được lựa cho SV trải nghiệm thực tế cũng sẽ được chia sẻ bởi GV hoặc khách mời. Bên cạnh đó, SV được khuyến khích và được kết nối để tham gia các hội thảo chuyên ngành về di sản (trực tiếp hoặc trực tuyến, trong hoặc ngoài nước…) nhằm bổ sung thêm kiến thức và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn 2, SV sẽ được di chuyển đến địa điểm đã được GV lựa chọn để trải nghiệm thực tế trong khoảng từ 2 đến 4 ngày tùy từng thời điểm và bối cảnh, quy mô cụ thể. Địa điểm hoặc công trình khảo sát được GV nghiên cứu và lựa chọn dựa trên các tiêu chí đáp ứng về đô thị di sản hoặc di sản kiến trúc được công nhận là di sản văn hóa bởi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam. Ở giai đoạn 3, dưới sự dẫn dắt của GV, tất cả SV cùng tham gia tổ chức triển lãm toàn bộ kết quả môn học, bao gồm các bản vẽ hiện trạng, những đánh giá nhận diện giá trị của các di sản kiến trúc và đô thị, các ý tưởng đề xuất, mô hình, bản vẽ ký họa, ảnh chụp nghệ thuật…

Sơ đồ 3. Ứng dụng 4 bước thiết kế hoạt động HTTN trong môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị (Nguồn: Tác giả)

Trong năm 2023, môn học này một lần nữa đã được tổ chức thành công. Chuyến trải nghiệm thực tế trong 2 ngày 1 đêm đã được tổ chức tại làng cổ Đông Hòa Hiệp, thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cùng với làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên Huế, làng cổ Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án “Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản”. Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia theo Quyết định số 2080/QĐ-BVHTTDL năm 2017. Ngôi làng này hiện có 7 ngôi nhà cổ được xây dựng từ cách đây 150-220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng từ cách đây 80-100 năm. Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những di sản văn hóa quý giá và là cơ sở để tiềm năng du lịch sinh thái phát triển [8]. Phương pháp HTTN đã được ứng dụng vào giảng dạy môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị, đặc biệt là nội dung bài tập lớn, theo 4 bước như hiển thị trong Sơ đồ 3. Môn học được tổ chức theo khung nội dung chi tiết như trình bày trong Bảng 1. Các nội dung này giúp định hướng cho SV làm việc một cách có hệ thống và tổng quan, nhằm đạt được mục tiêu về kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng tổng hợp tương tự như những quy trình thực tế đang áp dụng hiện nay về bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong tương lai.

Bảng 1. Tổ chức giảng dạy theo phương pháp HTTN trong môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị (Nguồn: Tác giả)

Theo khung chương trình đào tạo ngành Kiến trúc của trường ĐHBK-HCM, SV đã được học một số môn học ở các học kỳ trước như Lịch sử kiến trúc và định cư (LSKTĐC), Kỹ thuật công trình dân dụng (KTCTDD), Nguyên lý thiết kế nhà ở… Trong các môn học này đều có trang bị những nội dung liên quan đến kiến trúc truyền thống Việt Nam, do đó môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị được xem như là cơ hội để SV tổng hợp, hệ thống hóa những kiến thức đã được trang bị và có thêm bài học kinh nghiệm và sự trải nghiệm đến từ thực tế. Cụ thể, trong trường hợp của môn học này, SV có thể quan sát, phân tích và kiểm nghiệm lại những đặc điểm kiến trúc thích ứng với điều kiện tự nhiên của các ngôi nhà cổ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). SV có thể kiểm nghiệm lại các giải pháp thiết kế thụ động như chiếu sáng và thông gió tự nhiên đã được học trong môn KTCTDD cũng như nhận diện được loại hình nhà ở truyền thống vùng ĐBSCL thích ứng với khí hậu gió mùa (mái hiên dài rộng che nắng mưa, cửa thượng song hạ bản, hệ vách gỗ lam xoay che nắng đón gió tốt…). SV có thể nhận thấy rõ những điểm khác biệt của kiểu nhà truyền thống Tây Nam Bộ với các kiểu nhà truyền thống ở các khu vực miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, SV cũng hiểu được sự giao thoa văn hóa vùng miền hay sự pha trộn Đông-Tây tạo nên loại hình kiến trúc thuộc địa (kiến trúc Đông Dương)… Những điều này làm cho môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị có được một sự kết nối chặt chẽ với các môn học lý thuyết khác, giúp SV vận dụng tốt kiến thức cho những đồ án thiết kế chuyên ngành.

Trước chuyến đi trải nghiệm thực tế, tại lớp học, SV sẽ được học lý thuyết và trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm về di sản kiến trúc (Hình 1) cũng như được GV hướng dẫn đưa ra một số tiêu chí và giới hạn phạm vi khảo sát nhằm tránh sự dàn trải do những giới hạn về thời gian tổ chức. Mỗi nhóm, gồm 8-10 SV, chủ động khảo sát tối thiểu 4 ngôi nhà cổ trong làng. GV và các chuyên gia cùng hướng dẫn cụ thể ở một vài ngôi nhà điển hình nhằm giúp SV nắm rõ phương pháp, cách thức làm việc, sau đó các nhóm SV sẽ chủ động trong việc đi khảo sát và điều tra xã hội học ở những nhà còn lại. SV có thể đi bộ hoặc linh hoạt sử dụng các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện… trong phạm vi làng cổ. Các vật dụng phục vụ cho công việc khảo sát cũng đã được GV hướng dẫn trước, SV có thể sử dụng các hình thức như ghi chép, vẽ ký họa, chụp ảnh, ghi âm, quay video… để lưu giữ toàn bộ thông tin cần thiết. Các đối tượng khảo sát thông thường sẽ là chủ các ngôi nhà cổ, người dân địa phương trong làng cổ, đại diện chính quyền địa phương… Điều này sẽ giúp SV có được những thông tin quan trọng do chính quyền và người dân địa phương cung cấp, góp phần tăng tính thực tế cho các nội dung mà các nhóm SV nghiên cứu và dự kiến đề xuất.

SV trình bày kết quả bài tập nghiên cứu tổng quan về di sản kiến trúc và đô thị tại lớp học (Nguồn: Tác giả)

Trong suốt thời gian tại thực địa, toàn bộ các hoạt động của SV đều được xây dựng dựa trên các trải nghiệm thực tế mà qua đó giúp SV có những kiến thức về làng cổ như khí hậu và môi trường tự nhiên, con người, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể… (Hình 2). Cụ thể như các hoạt động di chuyển bằng thuyền trên sông, tham quan chợ nổi Cái Bè (một trong những phiên chợ độc đáo, thú vị, mang đậm nét đẹp đặc sắc của miền Tây sông nước, thu hút đông đảo người đến tham quan mỗi ngày), tham quan nhà thờ Cái Bè (nhà thờ do linh mục Adophe Kellerc và bà con giáo xứ Cái Bè xây dựng từ năm 1929-1932, có lối kiến trúc Roman, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát và cổ kính), thưởng thức Đờn ca tài tử (một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 5/12/2013)… Các nhóm SV cũng được bố trí sinh hoạt, học tập trực tiếp bên trong ngôi nhà cổ (dưới hình thức homestay). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, khảo sát và trải nghiệm thực tế của SV. Chủ ngôi nhà cổ đã cung cấp cho SV các trải nghiệm về lối sống, con người Nam Bộ cũng như cơ hội thưởng thức ẩm thực truyền thống địa phương.

Tham quan nhà thờ Cái Bè và làng cổ Đông Hòa Hiệp

Một trong những điều thú vị của chuyến đi đó là sự đón nhận nồng ấm của người dân địa phương với đoàn tham quan. Điều này cũng thể hiện được đặc tính hào sảng, phóng khoáng, nhiệt tình của người dân Nam Bộ. Đoàn GV và SV đã được tạo điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận dễ dàng vào không gian bên trong các ngôi nhà cổ cũng như có cơ hội trao đổi trực tiếp với chủ nhà như cô Chín (nhà cổ ông Kiệt), ông Ba Đức (nhà cổ ông Ba Đức), ông Lê Quang Xoát và bà Đoàn Thị Trí (nhà cổ ông Xoát), từ đó giúp cho các hoạt động khảo sát, điều tra xã hội học của SV được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. SV đã có cơ hội tự thu thập kiến thức qua sự quan sát thực địa và qua những câu chuyện về lịch sử hình thành, quá trình sinh sống, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, về văn hóa truyền thống, về gia tục, gia phong… từ chính các chủ nhân của các ngôi nhà cổ để có thể hiểu và đánh giá một cách đúng đắn về các vấn đề mà các di sản này đã và đang gặp phải (Hình 3). Đoàn tham quan cũng được cô Chín, chủ nhà cổ ông Kiệt, tạo điều kiện cho việc tổ chức giảng dạy, học tập và bố trí không gian triển lãm bên trong phòng khách ngôi nhà, một trong những không gian đẹp và trang trọng, điều này cũng góp phần tạo nên cảm xúc và điểm nhấn cho môn học.

Hình 3. Trao đổi trực tiếp với chủ nhân của các ngôi nhà cổ (Nguồn: Tác giả)

Ngày thứ nhất, buổi khảo sát được tổ chức theo hình thức tham quan trải nghiệm, giao tiếp cùng người dân địa phương. SV được bố trí di chuyển bằng các phương tiện đặc trưng của vùng ĐBSCL như xuồng ghe, xe máy, xe đạp… Trên mỗi cung đường SV sẽ trực tiếp cảm nhận và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, xã hội của người dân miền Tây như chợ nổi Cái Bè, làng nghề… tham quan các công trình tôn giáo di sản như nhà thờ Cái Bè, và đặc biệt nhất là được trực tiếp tiếp cận và khảo sát các ngôi nhà cổ điển hình trong ngôi làng này (Hình 4). Bằng cách kết hợp các phương pháp đo đạc, vẽ ghi, ký họa, chụp ảnh, kết hợp cùng phỏng vấn người dân địa phương và đặc biệt là phỏng vấn, giao lưu với gia chủ của các ngôi nhà cổ, SV đã có được một cái nhìn tổng quan về kiến trúc, cảnh quan cũng như về văn hóa, xã hội, con người của ngôi làng cổ, đồng thời cũng nhận diện ra được các vấn đề về bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản mà làng cổ đang phải đối diện. Buổi tối, SV được trải nghiệm ẩm thực địa phương, nghe Đờn ca tài tử… (Hình 5). Sau đó, các nhóm SV bắt đầu thảo luận, phân tích dữ liệu và đề xuất các ý tưởng. GV trao đổi và hướng dẫn cho SV thực hiện nội dung bài báo cáo bằng hình thức cắt dán (collage) bằng tay hoặc trên máy tính nhằm đạt hiệu quả về chất lượng nội dung, hình thức và về thời gian.

Ngày thứ 2, buổi báo cáo ý tưởng lần 1 đã được diễn ra ngay tại phòng khách của nhà cổ ông Kiệt (ngôi nhà hơn 180 năm tuổi, được JICA Nhật Bản nhận định là “ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam”). Không gian triển lãm kết quả khảo sát do chính các SV tự chủ động tổ chức và điều phối, dưới sự hướng dẫn của GV (Hình 6). Khách mời tham dự buổi báo cáo gồm có các GV, chuyên gia, KTS và người dân địa phương, đặc biệt là có sự tham dự của cô Chín (chủ nhà – người trực tiếp quản lý, vận hành và gìn giữ ngôi nhà cổ này). Cô Chín đã lắng nghe SV trình bày và tham gia nhận xét các ý tưởng đề xuất, cũng như lý giải thêm về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình bảo tồn, trùng tu và gìn giữ ngôi nhà. Kết quả cho thấy, chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng SV đã nắm bắt nhanh và học hỏi rất nhiều kiến thức về di sản của làng cổ này. Quan trọng hơn cả, tất cả SV đã cảm nhận sâu sắc và có được ý thức về sự gìn giữ, phát triển di sản kiến trúc một cách bền vững cho ngôi làng này.

Sau chuyến khảo sát thực tế, SV có thêm thời gian (khoảng 2 tuần) để tiếp tục hoàn thiện bài tập và buổi nghiệm thu chính thức kết quả bài tập lớn đã được tổ chức tại lớp học dưới hình thức Triển lãm – Thuyết trình về giá trị di sản kiến trúc nhà cổ tại làng cổ Đông Hòa Hiệp và Giao lưu, chia sẻ học thuật cùng các khách mời, GV và các SV khóa trên (Hình 7). SV đã tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc phối hợp cùng nhau để sắp đặt không gian triển lãm và thể hiện sự hào hứng với cách thực hiện phần báo cáo theo phương thức này. Từng nhóm SV lần lượt trình bày kết quả làm việc của mình, chia sẻ về những bài học rút ra sau quá trình thực hiện khảo sát. Các GV và khách mời tham dự đã cùng thảo luận, góp ý cho từng nhóm SV. Ngoài ra, GV cũng đã nhận xét và khen thưởng cho những SV có sản phẩm vẽ ký họa và chụp ảnh nghệ thuật tốt nhất.

Đề rèn luyện các kỹ năng mềm, SV được yêu cầu tham gia vào ban tổ chức chuyến đi. Trong đó bao gồm GV, lớp trưởng, các trưởng nhóm và đội nhóm hỗ trợ như nhóm hậu cần (vận chuyển, sắp xếp, bố trí không gian báo cáo, triển lãm…), nhóm truyền thông (thiết kế các ấn phẩm truyền thông, lan tỏa thông tin đến cộng đồng thông qua hình ảnh từ chuyến đi thực tế, trên các trang mạng xã hội…), nhóm văn nghệ (tổ chức đêm giao lưu văn hóa, văn nghệ, ca hát, nhảy sạp…)… Các đội nhóm đã hỗ trợ đắc lực cho GV trong việc điều hành tổ chức giảng dạy, học tập, di chuyển, lưu trú, các hoạt động hữu ích và góp phần tạo nên sự thành công chung cho môn học. Tham gia các hoạt động này giúp cho SV có được những kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động học tập hay làm việc nhóm, cũng như triển khai công việc thực tế trong tương lai.

Kết luận

Sau chuyến đi, SV được yêu cầu tham gia khảo sát trực tuyến và ẩn danh. Kết quả khảo sát đã cho thấy các SV đều nắm được các kiến thức cơ bản và các phương pháp, kỹ năng đã được GV truyền đạt và hướng dẫn. Có 85% SV cho rằng mình đã đạt được mục tiêu học tập cụ thể mà SV đặt ra trước chuyến tham quan, trong đó 30% SV cho rằng kết quả vượt quá mong đợi của mình. Tất cả SV đều đồng ý rằng chuyến tham quan đã tạo ra sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế. Được trang bị lý thuyết sẵn sàng trước khi đi và được bổ sung thêm kiến thức ngay tại thực địa, SV nhận thấy trong chuyến đi thực tế này SV được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, điều đó giúp cho kiến thức sẽ được lưu giữ lâu hơn so với việc chỉ tìm hiểu và tra cứu thông tin trên mạng hay chỉ nghe giảng tại lớp học. 100% SV đánh giá cao về PPGD và hài lòng với cách tổ chức môn học cũng như về các GV phụ trách môn học. Các hoạt động giao lưu trong chuyến đi cũng giúp cho mối quan hệ giữa GV và SV trở nên thân thiện gần gũi hơn, giúp cho SV có thể thoải mái hơn trong việc thể hiện các suy nghĩ, ý tưởng về môn học. Bên cạnh đó, SV cũng thể hiện mong muốn được kéo dài thêm thời gian trải nghiệm tại thực địa trong những chuyến tham quan tương tự. Những phản hồi và ý kiến góp ý của SV sẽ giúp cho GV nghiêm túc xem xét lại toàn bộ việc tổ chức môn học, điều chỉnh và cải tiến tốt hơn cho những học kỳ tiếp theo.

Việc ứng dụng phương pháp HTTN vào giảng dạy môn học Thực tập Di sản Kiến trúc và Đô thị tại Trường ĐHBK-HCM đã giúp cho SV: (i) Hiểu biết về bảo tồn di sản văn hóa, từng bước tiếp cận với bảo tồn di sản đô thị và kiến trúc, hiểu biết về xu hướng bảo tồn di sản trên thế giới và ở Việt Nam, ứng xử tích cực đối với di sản vật thể và phi vật thể; (ii) Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch và quản lí thời gian; (iii) Rèn luyện kĩ năng thể hiện bằng kỹ thuật cắt dán (collage), làm mô hình, bố cục và tổ chức triển lãm sản phẩm kiến trúc; (iv) Nhận diện giá trị thành phần di sản kiến trúc và đô thị di sản; (v) Kích thích tính sáng tạo, chủ động trong học tập; (vi) Có môi trường trao đổi các kinh nghiệm văn hóa – xã hội, giao lưu, học hỏi giữa SV và chính quyền, người dân địa phương. Ngoài ra, cách tổ chức môn học theo phương pháp HTTN cũng thể hiện có sự liên kết liên ngành và sự gắn kết với các môn học khác.

Sự trải nghiệm trong quá trình nhận diện, khám phá tri thức và tìm giải pháp trên thực tế giúp cho SV phát triển năng lực và sự tự tin. Như vậy, có thể nói, HTTN giữ vai trò quan trọng trong đào tạo đại học, nhờ đó mà SV có nhiều cơ hội để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, phát huy tối đa tính năng động, thích ứng và tiềm năng sáng tạo của mình. PPGD tích cực này nên được nhân rộng và phát triển trong các môn học phù hợp của chương trình đào tạo.

Trần Công Danh (1)
Lê Thị Hồng Na (2)
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 2-2024)


Ghi chú: Đề tài nghiên cứu được Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM hỗ trợ
(1)Bộ môn Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP HCM
(2)Đại học Quốc gia TP HCM

Tài liệu tham khảo
1. Nghiêm Đình Vỳ (2018). Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực gắn với thực tiễn phổ thông. Ban quản lí Chương trình ETEP, Bộ GD-ĐT.
2. Phạm Minh Đương, Phạm Thị Trúc Mai (2022). Vận dụng phương pháp dạy học trải nghiệm trong đào tạo theo hướng phát triển năng lực tại trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Giáo dục, 22(5), 59-64.
3. Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng (2018). Học tập trải nghiệm – lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 433, 36-40.
4. Scott D. Wurdinger (2005). Using Experiential Learning in the Classroom. Published by Rowman & Littlefield Education, America.
5. Dương Văn Cường, Thái Thế Hùng, Nguyễn Tiến Long (2020). Vận dụng mô hình dạy học trải nghiệm để dạy học thiết kế kĩ thuật trong đào tạo nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, 197-201.
6. Lê Thị Hồng Na (2023). Vận dụng Phương pháp Học tập qua Trải nghiệm – trường hợp giảng dạy môn Vẽ Kỹ thuật Kiến trúc. Kỷ yếu Hội thảo Phương pháp giảng dạy lần thứ VI – năm 2023: Thế hệ Z – Hoạt động dạy và học hiệu quả, tháng 07/2023. NXB ĐHQG-HCM, 84-89.
7. Trần Ngọc Chính (2023). Kiến trúc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước – Hướng tới tương lai. Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam: Vai trò Kiến trúc với phát triển bền vững văn hóa – kinh tế – xã hội. Tạp chí Kiến trúc Hội KTSVN, online, ngày 25/04/2023.
8. Phòng Quản lý Du lịch (2023). Làng Cổ Đông Hòa Hiệp. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Tỉnh Tiền Giang, 24/04/2018. Website: https://ift.tt/FEX1qWg



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/GCHkbKe
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng thành Huế – Di sản văn hóa thế giới – phần 9: Phục hồi phương pháp thiết kế và quy trình lắp dựng hệ khung gỗ

Tiếp theo những bài nghiên cứu trước, thông qua việc nghiên cứu tư liệu, bài viết phân tích tỉ lệ kiến trúc, phỏng vấn thợ mộc truyền thống và kinh nghiệm đúc kết trên 30 năm tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa, trải nghiệm kỹ thuật trùng tu phục hồi di sản kiến trúc Cung Điện Huế. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất phục hồi phương pháp thiết kế và quy trình lắp dựng hệ khung gỗ kiến trúc Điện Cần Chánh. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn hữu ích cho dự án tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Di sản Văn hóa Thế giới.  

Nguyên tắc thiết kế

Dụng cụ và đơn vị thiết kế

Một dụng cụ đặc thù của thợ miền Trung là cây “Thước nách” có hình tam giác đều, được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là một loại công cụ dùng để kẻ, vẽ, thứ hai là một đơn vị ước tính kích thước với chiều dài mỗi cạnh là 01 thước ta = 400 mm – 426 mm (hình 1, 2). Thước Nách được sử dụng với nhiều chức năng, rất hữu ích cho thợ mộc khi thiết kế những trục tim đối xứng của mặt bằng (2 đường thẳng vuông góc), tim các hàng cột, chế tác các cấu kiện, lắp ráp hệ khung gỗ và thiết kế độ dốc mái nhà. Ngoài ra, Thước Nách còn được sử dụng để định mực thủy chuẩn trong quá trình thi công bằng cách phối hợp với dây dọi (1).

Thước Nách – Dụng cụ đặc thù của thợ mộc truyền thống miền Trung, Việt Nam
Sử dụng Thước Nách để thiết kế
Đường mực cắt đuôi Kèo (Điện Thái Hoà)

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của kỹ thuật của thợ mộc miền Trung là dùng thước nách để cắt đuôi kèo. Theo đó, hai cạnh của hình tam giác đều biểu thị cho đường mực tim cột và đường mực mái nhà, cạnh còn lại sẽ là đường mực tham chiếu để cắt đuôi kèo tạo nên cảm giác “thuận mắt” khi nhìn phần đuôi kèo từ dưới lên. Kỹ thuật này đã được kiểm chứng ở trường hợp đuôi kèo và độ dốc mái chính điện của Điện Thái Hòa (hình 3), điều này giúp nhận định rằng kiến trúc cung điện Huế đã được tạo nên bởi kỹ thuật của thợ mộc miền Trung, trong đó thước nách là dụng cụ thiết yếu đã được sử dụng trong quá trình thiết kế và thi công các công trình kiến trúc gỗ (2).

“Mực” thiết kế cơ sở

Trước khi tiến hành tái tạo lại quy trình thiết kế ban đầu và kích thước thiết kế lý thuyết của mặt bằng, mặt cắt dựa trên kết quả phân tích, cần tái thể hiện các đường tham chiếu thiết kế, hay còn gọi là Mực thiết kế cơ sở (“Mực” là những đường thẳng được vẽ bằng dây mực của thợ mộc). Phương cách của thợ mộc truyền thống là dùng ống mực để vẽ những đường mực thiết kế cơ sở với kích thước tỉ lệ 1/1 trên mặt đất (do đó còn được gọi là “Mực Đất”, được copy vào một dụng cụ trung gian gọi là “Rui Mực” (cách gọi miền Bắc) hoặc “Con Cán” (cách gọi miền Trung), sau đó copy tỉ lệ 1/1 sang những cấu kiện gỗ chờ sẵn để chế tác cấu kiện (gọi là “Mực Hệt”).

Trên thực tế, rất khó tìm thấy dấu vết của việc thiết kế những đường mực tham chiếu này trên các cấu kiện gỗ (vì sau khi hoàn thiện công trình thì các đường mực này đã bị xóa bỏ, hoặc bị phủ lấp bởi các lớp sơn), ngoại trừ một trường hợp hy hữu là trên thanh Trến chính điện của Điện Thái Hòa còn tìm thấy đường mực tim Trến kẻ bằng mực tàu thấm sâu vào thớ gỗ. Mặc dù rất khó để xác định xem đường mực này đã được tạo ra trong quá trình xây dựng ban đầu hay trong quá trình sửa chữa sau này, tuy nhiên có thể khẳng định nó là dấu tích của đường mực tham chiếu thiết kế đã từng được sử dụng trong quá khứ. Từ cơ sở đường mực tim Trến này, chúng tôi tiến hành phục hồi các đường mực tham chiếu thiết kế mặt cắt dọc (mặt cắt lòng trến) cho thể loại kiến trúc “Trùng Thiềm Điệp Ốc” .

Phục hồi các đường “Mực” thiết kế cơ sở

Trình tự thiết kế

Thiết kế mặt bằng

Trước tiên, kích thước Chính Trung Gian (A) được thiết lập, sau đó được copy (có gia giảm) để trở thành kích thước Lương Tâm Chính Điện (E). Tiếp theo, kích thước Thứ Gian (B) được xác định bằng cách lấy A trừ đi một khoảng đơn vị (theo nguyên tắc B<A), và kích thước Lương Tâm Tiền Điện (F) sẽ được xác định từ B (theo nguyên tắc F<B). Kích thước Chái nội (C) sẽ được xác định từ B và kích thước Chái ngoại (D) được xác định từ C (theo nguyên tắc D<C<B). Cuối cùng, kích thước gian Thừa Lưu (G) và kích thước Chái tiền/hậu (I) được copy tuần tự từ D (theo nguyên tắc I=G=D) .

Phương pháp thiết kế này được áp dụng cho các ngôi điện lớn nằm trên trục trung tâm của Hoàng Thành Huế (Trục Thần Đạo) gồm điện Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh và Điện Càn Thành, những ngôi Điện này được xây dựng sớm nhất vào thời Gia Long, dùng làm nơi thiết triều, nơi làm việc của Nội các, và nơi ở của các thế hệ Hoàng đế triều Nguyễn.

Ký hiệu các khoảng Gian (bước cột) và trục thiết kế mặt bằng (thể loại kiến trúc Trùng Thiềm Điệp Ốc)

Thiết kế mặt cắt dọc

Dựa trên kết quả phân tích tỉ lệ kiến trúc của 10 công trình kiến trúc “Trùng thiềm điệp ốc” (nhà kép) hiện còn trong quần thể di tích Cố đô Huế, phương pháp thiết kế truyền thống đã được đúc kết để áp dụng trong việc thiết kế tái thiết Điện Cần Chánh (3) và được trình bày trình tự dưới đây:

Bước 1: Các khoảng Gian (bước cột) E, F, G, H, I theo chiều mặt cắt dọc sẽ được dóng xuống tương ứng với những kích thước này trên mặt bằng công trình.
Bước 2: Cao độ Mái Hạ được xác định dựa trên kích thước của A hoặc E, từ đó xác định được phạm vi của kết cấu bên dưới. Bằng cách cộng thêm chiều cao của tường Cổ Diêm vào mép trên cùng của Mái Hạ (phù hợp với tỷ lệ chiều cao nền móng) sẽ xác định được đường Mực Gốc Thiết kế.
Bước 3: Các đường Mực Thách Cột sẽ được sổ xuống cắt qua đường Mực Gốc Thiết kế kéo dài đến Nền Nhà và vuông góc với nó. Chiều cao Cột hàng nhì Chính Điện sẽ được ấn định ngang bằng với chiều cao đường Mực Gốc Thiết kế. Tổng chiều cao Chính Điện gấp đôi chiều cao Mái Hạ. Ở bước này, dụng cụ thước nách sẽ được sử dụng để xác định độ dốc Mái Thượng Chính Điện (khống chế trong khoảng giữa chiều cao đường Mực Gốc Thiết kế và tổng chiều cao Chính Điện).
Bước 4: Chiều cao Tim Trến Tiền Điện và Tim Trến Chính Điện sẽ được xác định bằng kích thước cụ thể dựa trên cao độ của đường Mực Gốc Thiết kế (tịnh tiến lên hoặc xuống bằng đơn vị thước ta). Điểm giao nhau giữa đường Mực Gốc Thiết kế và hai đường Mực Tim Cột hàng nhất Chính Điện sẽ là vị trí của Xuyên Chính Điện. Cao độ Mái Hạ sẽ bằng với cao độ Trần của Chính Điện.
Bước 4: Chiều cao Tim Trến Tiền Điện và Tim Trến Chính Điện sẽ được xác định bằng kích thước cụ thể dựa trên cao độ của đường Mực Gốc Thiết kế (tịnh tiến lên hoặc xuống bằng đơn vị thước ta). Điểm giao nhau giữa đường Mực Gốc Thiết kế và hai đường Mực Tim Cột hàng nhất Chính Điện sẽ là vị trí của Xuyên Chính Điện. Cao độ Mái Hạ sẽ bằng với cao độ Trần của Chính Điện.
Bước 6: Độ dốc Mái Hạ được xác định bằng cách lấy độ dốc Mái Thượng Chính Điện chia cho (1,414), và độ dốc mái Góc Quyết sẽ bằng độ dốc Mái Hạ chia cho . Từ đó, chiều cao Cột hàng ba sẽ được xác định.
Bước 7: Chiều cao Xà Hạ sẽ được xác định dựa trên vị trí Xà Thượng Tiền Điện (hay còn gọi là Xà Đầu Cột hàng nhất Tiền Điện) sao cho chiều cao của nó bằng với mép dưới của Kèo Mái Hạ, Xà Trung sẽ nằm ở vị trí ½ khoảng cách giữa Xà Thượng và Xà Hạ.
Bước 8: Chiều cao của Trến Thừa Lưu sẽ ngang bằng với chiều cao của Xà Hạ (Tiền Điện), như vậy cấu trúc Vì Thừa Lưu sẽ nằm trong khoảng giữa của Xà Trung và Xà Hạ (Tiền Điện). Đến bước này thì hầu hết vị trí và cao độ các cấu kiện chính của hệ khung gỗ đã được xác định. Đòn tay sẽ được phân bổ trên từng mặt mái tính từ trên xuống dưới theo nguyên tắc tính trực “Sinh” (5, 9, 13) hoặc “Lão” (6, 10, 14).

Quy trình lắp dựng hệ khung gỗ

Kết quả phân tích kích thước mặt bằng và mặt cắt cho thấy: Hệ khung gỗ theo chiều lòng Xuyên (chiều ngang) biểu hiện rõ về mặt thẩm mỹ kiến trúc (thông qua sự bố trí đều đặn của các khoảng Gian và các hàng cột), trong khi đó hệ khung gỗ theo chiều lòng Trến (chiều dọc) biển hiện rõ về kỹ thuật kết cấu và độ dốc mái (thông qua kỹ thuật Thu -Thách cột và mối liên hệ giữa độ dốc Mái Thượng và Mái Hạ). Mặc dù kích thước khẩu độ gian lòng Xuyên và lòng Trến luôn có mối quan hệ gia-giảm hoặc sao chép lẫn nhau, nhưng số gian theo phương lòng Trến thường được giới hạn trong khoảng 7 gian (gồm 8 hàng cột) và số gian theo phương lòng Xuyên có thể dao động từ 7 Gian (gồm 8 hàng cột) đến 15 gian (16 hàng cột).

Với những kết quả trên, chúng tôi xây dựng mô hình tái thiết hệ khung gỗ Điện Cần Chánh bằng công nghệ 3D-CG (Three Dimension – Computer Graphic), và phục hồi qui trình lắp dựng hệ khung gỗ như sau:

Bước 1: Cấu trúc lõi của Chính Điện (Khuôn Cụi) được thiết lập gồm 4 Cột hàng nhất, 4 Kèo thượng, 2 Trến và 2 Xuyên. Hai Xà Đầu Cột được lắp vào đầu 4 Cột hàng nhất theo từng cặp để néo giữ phần đầu của những chiếc cột này.
Bước 2: 4 Cột hàng nhì (Chính Điện) liên kết với 4 chiếc Kèo trung theo từng bộ để lắp vào Khuôn Cụi (đầu Kèo trung được đặt lên trên đuôi Kèo thượng và có mấu chốt giữ), 4 bộ Cột-Kèo này được liên kết với nhau bằng Xà Thượng và Xà Trung của Chính Điện.
Bước 3: Khuôn Cụi của Tiền Điện được lắp dựng đồng thời với cấu trúc Thừa Lưu, và cả hai cùng được liên kết với cấu trúc chính của Chính Điện đã được lắp dựng xong trước đó. Xà Thượng, Xà Trung, Xà Hạ của Tiền Điện cũng được lắp ráp nhằm ổn định cấu trúc Khuôn Cụi này. Từ đây các Bộ Vì đã được hình thành.
Bước 4: Các Bộ Vì của Chính Điện và Tiền Điện sẽ được lắp dựng theo trình tự tính từ Khuôn Cụi Chính Điện và Tiền Điện ra hai bên lần lượt theo nguyên tắc “trái/tả trước phải/hữu sau”, chúng được liên kết với nhau theo phương ngang bằng các thanh Xuyên và hệ thống Xà Thượng, Xà Trung, Xà Hạ.
Bước 5: Hệ khung Mái Hạ được lắp dựng xung quanh bốn phía của các Bộ Vì, chúng bao gồm các Cột hàng ba và Kèo hạ, được liên kết với nhau ở phần đầu Cột hàng ba bằng hệ thống Xà Thượng và Xà Hạ của Cột hàng ba để tạo nên hệ khung gỗ chịu lực.
Bước 6: Hệ Đòn Tay (tiết diện tròn, vuông và hình chữ nhật) được đặt trên lưng những chiếc Kèo, lắp ráp theo từng mặt mái, được liên kết với nhau bằng các hình thức mộng truyền thống (và được gia cố liên kết với Kèo bằng đinh sắt rèn có tiết diện vuông).a
Bước 7: Cuối cùng, hệ thống Rui được lắp ráp liên kết với Đòn Tay bằng đinh sắt rèn, ván ốp Nóc, Quyết được lắp trên bề mặt lưng Rui để cố định phần chân Rui và để đỡ tường Cổ Diêm, tường Bờ Nóc, Bờ Quyết ở bên trên. Diềm, Dũi sẽ được đóng sau cùng để cố định phần đầu Rui chuẩn bị cho việc lợp mái.

Kết luận

Kết hợp với những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trong các bài nghiên cứu trước (Nghiên cứu Tái thiết Điện Cần Chánh từ Phần 1 đến Phần 8), những kiến thức và kinh nghiệm được đúc kết trên đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để tiến hành lập dự án và thi công tái thiết công trình kiến trúc di sản này. Việc áp dụng phương pháp thiết kế và kỹ thuật xây dựng truyền thống sẽ giúp phục hồi công trình một cách thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, bảo tồn được giá trị Chân xác (Authentic Values) của di sản kiến trúc đã được đề cập trong các công ước quốc tế về bảo tồn, trùng tu, tái thiết di sản kiến trúc, và phù hợp với Luật Di sản Việt Nam.

TS.KTS. Lê Vĩnh An
Viện trưởng, Kỹ thuật & Công nghệ Việt Nhật, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung
Giảng viên, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 2-2024)


Ghi chú:
1) Lê Vĩnh An, (Regarding the Thuoc Nach I) 125 (Reconstruction study on the Hue Imperial City of the Nguyen dynasty, Vietnam. No.125), 日本建築学会関東支部研究報告集 研究報告集 II, 2006, 385388-412.
2) Lê Vĩnh An & Cao Đình Sơn, 2023. “Study on Vietnamese Design Methods of Traditional Vernacular Architecture and Discussion on Their Technical Origins”, International Journal of Architectural Heritage, Taylor & Francis, https://ift.tt/m21EhUv.
3) Lê Vĩnh An & Trương Ngọc Quỳnh Châu, 2020. “Practicing on the re-construction study of “Can Chanh Dien” Palace, Hue Imperial City, Vietnam – world cultural heritage,” International Journal of Architectural Heritage, Vol.14, Issue 9, pp. 1412-1424, DOI: 10.1080/15583058.2019.1612483.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/9aVusWK
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Hue Crown A Lưới – Mảnh ghép hoàn hảo giữa thiên nhiên hùng vĩ

Trên dải đất mênh mông của xã Hồng Kim, huyện A Lưới, một tác phẩm kiến trúc đầy cảm hứng nổi bật lên với tên gọi Hue Crown A Lưới. Dự án này không chỉ là một homestay thông thường mà còn là một biểu tượng của sự hòa quyện tinh tế giữa vẻ đẹp truyền thống và thiên nhiên hùng vĩ vùng núi rừng miền Trung.


Dưới sự tin tưởng của gia chủ, các kiến trúc sư của Alcanta Design & Build đã tạo nên một không gian nghỉ dưỡng độc đáo nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và sức sống của tự nhiên.

Nhìn từ bên ngoài, những chi tiết nhà sàn cổ A Lưới được tái hiện một cách tinh xảo thông qua việc sử dụng các chất liệu gỗ, đá, và hệ thống mái tam giác truyền thống. Mỗi chi tiết kiến trúc đều thể hiện sự tôn trọng và yêu thương đối với di sản văn hóa địa phương.

Góc nhỏ thư viện miễn phí dành cho các trẻ em tại địa phương

 

Homestay hai tầng được xây dựng với 8 phòng tiện nghi, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Đặc biệt, hệ thống tranh lợp nhân tạo chống cháy và chống thấm được Alcanta lựa chọn kỹ lưỡng. Thiết kế này mang lại sự an toàn và bền vững cho công trình khi ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong thời gian dài.

Không chỉ là một nơi lưu trú, Hue Crown A Lưới còn có điểm nhấn là hồ nước trong lành được tạo ra từ nguồn suối tự nhiên trong khu vực khiến nơi đây trở thành một không gian thư giãn và mát mẻ với vẻ đẹp tự nhiên.

Hue Crown A Lưới là nơi mang đến cho du khách sự kết nối với văn hóa và thiên nhiên đặc biệt của miền Trung. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống.

Xem thêm hình ảnh của công trình:

Nguồn ảnh: Hue Crown A Luoi
Uyên Thư – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/Du7SxqN
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//