Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Phát huy vai trò văn hoá là động lực quan trọng trong phát triển đô thị ven biển tây nam trường hợp di tích lịch sử và thắng cảnh ba hòn (Hòn Đất, Kiên Giang)

Ngày nay, thế giới không chỉ nói đến “địa chính trị”, mà đã và đang nói đến khái niệm mới: “Địa kinh tế – Văn hóa”. Khái niệm này chỉ ra những nhận thức mới, những hiểu biết mới với khả năng tổng hợp ban đầu về địa lý văn hóa và kinh tế, trong nghiên cứu văn hóa và các chuỗi lý thuyết kinh tế mới. Văn hóa, hiện nay, không chỉ là động lực cho sự phát triển kinh tế, mà đã phát triển sâu hơn, được nhìn nhận trong cả chiều cạnh không gian địa lý, do đó, văn hóa đang tiến đến như một động lực trong phát triển các không gian kinh tế và đô thị.

Kiên Giang nằm ven biển Tây Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, lớn thứ hai ở Nam Bộ, lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Kiên Giang là nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá Kiên Giang vì thế mà rất phong phú, thể hiện trong văn học, nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, tập quán sinh hoạt của người dân… Cơ hội nào để yếu tố văn hóa tham gia như một trong những động lực chính trong phát triển kinh tế và đô thị của vùng biển giàu tiềm năng này?

Trong bài viết này, chúng tôi phân tích và đề xuất hướng khai thác tích hợp các giá trị của Di tích Lịch sử và Thắng cảnh Ba Hòn, đưa văn hóa trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và đô thị khu vực Ba Hòn (huyện Hòn Đất) trong tầm nhìn liên kết dải đô thị dịch vụ – sinh thái từ TP. Rạch Giá đến TP. Hà Tiên.

Kiên Giang là tỉnh nằm ven biển Tây Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, lớn thứ hai ở Nam Bộ, lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Kiên Giang là nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá Kiên Giang vì thế mà rất phong phú, thể hiện trong văn học, nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, tập quán sinh hoạt của người dân…

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Kiên Giang xác định tập trung nguồn lực phát triển, trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Qua 3 năm thực hiện nghị quyết này, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh, đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030.

Song song với thực hiện 4 khâu đột phá, Tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó xác định rõ yêu cầu: “Tập trung phát triển các đô thị động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển”, tạo cơ chế, định hướng phát triển đô thị toàn tỉnh, đặc biệt là chuỗi đô thị ven biển, ven bờ của tỉnh.

Quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn đến 2030 (Nguồn: Sở Xây dựng Kiên Giang)

Kế hoạch phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, Tỉnh tập trung phát triển các đô thị động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển, gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, với các yêu cầu:

  • Xây dựng đảo Phú Quốc trở thành TP du lịch biển – đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế;
  • Xây dựng TP. Rạch Giá là một trong 4 đô thị của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
  • Xây dựng TP. Hà Tiên trở thành đô thị kinh tế cửa khẩu quốc tế, trung tâm văn hóa – du lịch lớn của tỉnh và khu vực;
  • Xây dựng Kiên Lương là đô thị – công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại; trung tâm du lịch cấp tỉnh;
  • Xây dựng An Biên là đô thị vùng U Minh Thượng; Giồng Riềng là đô thị vùng Tây Sông Hậu.

Giai đoạn 2020 – 2025, Kiên Giang duy trì là tỉnh phát triển dẫn đầu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác, tỉnh đẩy mạnh chương trình phát triển đô thị, phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt khoảng 41,45%, tập trung xây dựng các đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 34 đô thị, Kiên Giang sẽ phát triển 6 đô thị động lực gồm: 2 đô thị loại I là TP. Rạch Giá và TP. Phú Quốc; 1 đô thị loại II là TP. Hà Tiên; 1 đô thị loại III là Kiên Lương và 2 đô thị loại IV là Giồng Riềng và An Biên. Có thể thấy rất rõ tầm nhìn phát triển đô thị hướng biển của Kiên Giang, với các đô thị động lực / đô thị trọng điểm cấp Vùng (Rạch Giá), cấp Tỉnh (Hà Tiên, Kiên Lương), đô thị du lịch cấp Quốc gia (Phú Quốc) đều là các TP ven biển / hoặc TP đảo.

Các hướng tiếp cận từ các tỉnh Tây Nam Bộ ra hướng biển Tây Nam
(Nguồn: Tác giả)

Động lực văn hóa trong phát triển kinh tế và đô thị

Văn hóa không chỉ là động lực gián tiếp mà còn là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế. Những nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế đã được thể hiện trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị. Sự hiện diện và thẩm thấu của văn hóa trong các hoạt động kinh tế ngày càng sâu rộng hơn. Theo PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu – Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển: “Với tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa đã tham gia điều tiết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều phương diện: 1/ Hệ giá trị văn hóa điều tiết các hoạt động kinh tế theo hướng nhân văn; 2/ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong phát triển kinh tế; 3/ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa đã và đang mang lại kỳ vọng vào một hướng phát triển nhanh, bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công nghiệp văn hóa dựa trên sự khai thác tổng hợp các yếu tố: Sáng tạo, khoa học – công nghệ, thị trường và vốn văn hóa. Thay vì khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn như nhiều ngành nghề khác, ngành công nghiệp văn hóa khai thác nguồn tài nguyên vô hạn là sức sáng tạo của con người. Công nghiệp văn hóa chính là một biểu hiện tập trung của sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế trong phát triển.

Trong các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (SGDs), di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong Chương trình 2030 vì sự phát triển bền vững. Được đề cập rõ ràng trong mục tiêu 11 khi nói đến các TP, đặc biệt là nhu cầu xây dựng các TP và các khu định cư của con người “Hòa nhập, an toàn, chống chịu và bền vững”, thông qua “đô thị hóa, quy hoạch và quản lý bao trùm và bền vững” (Mục tiêu 11.3) và nhiều hơn nữa “nỗ lực bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới” (Mục tiêu 11.4).

Trong lĩnh vực phát triển đô thị, Văn hóa được công nhận “Là một thành phần ưu tiên của các quy hoạch và chiến lược đô thị trong việc thông qua các công cụ quy hoạch”. Chương trình Nghị sự Đô thị Mới (NUA) của Liên hiệp quốc nhấn mạnh vai trò của di sản văn hóa trong việc phát triển các nền kinh tế đô thị sôi động, bền vững và hòa nhập, duy trì và hỗ trợ các nền kinh tế đô thị chuyển đổi tiến bộ theo hướng năng suất cao hơn.

Ngày nay, nhiều chuyên gia đề cao tầm quan trọng của Văn hóa đô thị và Di sản đô thị trong tạo dựng hình ảnh và sức cạnh tranh của đô thị. Một đô thị đáng sống, ngoài việc xây dựng những hệ thống cấu trúc hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tốt, còn cần hun đúc được những phẩm chất, lối sống, tâm hồn đô thị đáng ngưỡng vọng. Chính hình ảnh một đô thị đáng sống, một tầm nhìn phát triển đáng mơ ước cho nhiều đô thị khác, đã làm nên sự khác biệt trong sức hút nhân lực – vật lực, sức cạnh tranh, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội.

Cảnh quan khu vực Ba Hòn – Thổ Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang
(Nguồn: Tác giả)

Theo TS. Martin Rama, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới: “Nhiều TP ở những đất nước có thu nhập cao là một điểm hội tụ cho sáng tạo chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất. Các TP lớn nhất trên thế giới là những TP thu hút tài năng hàng đầu: Các doanh nhân lớn, nhà nghiên cứu đầy sáng tạo, nghệ sĩ nổi tiếng… Những người này thường kỹ tính, tinh tế trong chọn lựa vì họ có nhu cầu cao. Và họ không thật quan tâm đến các đô thị chức năng, họ muốn sống ở những TP thú vị, những đô thị có tính cách. Họ tìm kiếm một khung cảnh văn hóa rực rỡ, những bảo tàng hấp dẫn với kiến trúc đẹp… Vì vậy, ở nấc thang phát triển cao này, bảo tồn lại chính là một tài sản kinh tế cực kỳ quan trọng…”

Chúng tôi cho rằng, trong những động lực phát triển kinh tế, không gian đô thị là môi trường vật chất quan trọng, văn hóa là động lực tinh thần chủ yếu, cùng song hành, cùng nâng đỡ, cùng là bệ phóng phát triển cho một quốc gia, một dân tộc.

Tài nguyên văn hóa trong phát triển đô thị khu vực Ba Hòn (huyện Hòn Đất)

1. Vị trí Ba Hòn trong liên kết chuỗi đô thị từ Rạch Giá đến Hà Tiên

Khu vực Ba Hòn thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, có không gian được xác định bởi ba núi hòn: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo. Khu vực này có địa hình đa dạng, phong phú, vừa có núi, vừa có biển, vừa có rừng, vừa có đồng ruộng… do đó, khu vực này còn có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài thực vật điển hình của vùng đất ven biển. Di tích Ba Hòn được hình thành, tôn tạo trong không gian khu vực của 3 ngọn núi Hòn, vừa có giá trị lịch sử – cách mạng to lớn, lại có giá trị cảnh quan, địa chất – địa mạo đa dạng, phong phú.

Ngay từ thời kháng chiến, khu vực Ba Hòn đã có vị trí chiến lược khi lòng chảo này nằm trong không gian tam giác Rạch Giá – Bảy Núi – Hà Tiên, tiếp giáp giữa biển và đất liền. Núi Hòn Đất, núi Hòn Me, và núi Hòn Quéo tạo thành hình tam giác có cạnh lớn hướng ra biển với Hòn Đất là vị trí tiền tiêu cách TP Rạch Giá khoảng 40km. Khu vực Ba Hòn đươc lựa chọn là vị trí chiến lược quan trọng làm bàn đạp tấn công địch, là giao điểm của 3 tuyến đường quan trọng:

  • Tuyến 1 là trục hành lang chính từ Trung ương Cục về miền Tây;
  • Tuyến 2 là kênh Hòn nối với kênh xáng đi An Giang;
  • Tuyến 3 là kênh Hòn nối với kênh Hà Tiên-Rạch Giá đi Tân Hội, Tân Hiệp.
Bản đồ kết nối tuyến đường ven biển Rạch Giá – Ba Hòn – Kiên Lương, kết nối đường thủy các điểm ven bờ và các đảo (Nguồn: Tác giả)

Trong các cuộc chiến tranh, nơi đây được chọn là trạm dừng chân dưỡng quân, điểm tiếp đón cán bộ cách mạng từ Trung ương vào để kết nối với tuyến đường 1C từ Campuchia và kênh Vĩnh Tế về đến Căn cứ cách mạng U Minh Thượng. Sau Hiệp định Geneve năm 1954, đây là nơi tập kết tại chỗ tốt nhất những cán bộ Cách mạng ở lại tiếp tục chiến đấu. Ba Hòn là nơi đặt cơ quan của lực lượng cách mạng của tỉnh Kiên Giang và huyện Châu Thành A / Hòn Đất để trường kỳ kháng chiến, tiến tới giành độc lập.

Trong thời hòa bình, Ba Hòn dường như chưa phát huy được vị thế địa điểm và sức hấp dẫn nội tại của khu vực trong phát triển kinh tế, xã hội, hiện đại hóa nông thôn và đô thị. Khu vực Ba Hòn có hệ giá trị di sản văn hóa giàu giá trị và tiềm năng khai thác, phát huy, cùng hệ sinh thái tự nhiên phong phú, có lợi thế phát triển lớn. Thời gian tới đây, khi tỉnh Kiên Giang hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ (tuyến đường ven biển kết nối Rạch Giá – Kiên Lương – Hà Tiên), có thể triển khai các tuyến giao thông thủy cự li tầm trung, vừa khai thác du lịch vừa vận tải nội tỉnh, khu vực Ba Hòn sẽ được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong Kế hoạch phát triển các đô thị động lực của Tỉnh. Động lực văn hóa cần được xác định đầy đủ các giá trị hữu hình và vô hình, để xây dựng quy hoạch phát triển xứng tầm cho vùng đất có nhiều giá trị đặc biệt này.

Khu lưu niệm và mộ chị Phan Thị Ràng (Nguồn: Tác giả)
Vị trí các điểm di tích khu vực Ba Hòn (Nguồn: Tác giả)

2. Động lực văn hóa trong phát triển đô thị khu vực Ba Hòn

Có thể khẳng định, khu vực Ba Hòn có giá trị lâu dài về lịch sử cách mạng và văn hóa. Trước Cách mạng tháng 8, khu vực Ba Hòn (hòn Đất, hòn Me, hòn Quéo) là cơ sở cách mạng, là nơi chứa vũ khí, tài liệu chuẩn bị cho Nam Kỳ tổng khởi nghĩa. Sau này, nơi đây là căn cứ kháng chiến, là cơ sở cách mạng của huyện Châu Thành A và thị xã Rạch Giá. Tại khu vực Ba Hòn, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã diễn ra với nhiều trận đánh ác liệt, nhiều chiến công oanh liệt, tiêu biểu có trận 11 ngày đêm năm 1962, trận 78 ngày đêm năm 1969, trận đánh 5/5/1971. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Hòn Đất đã anh dũng đánh trả hơn 300 cuộc càn quét quy mô lớn của địch. Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng đã diễn ra tại đây, trong đó có nữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (bí danh Tư Phùng), nguyên mẫu xây dựng hình tượng chị Sứ trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức, đã làm rung động hàng triệu trái tim người Việt Nam yêu nước, trở thành bản hùng ca bất tử về chân dung người phụ nữ Nam Bộ anh dũng, kiên trung, bất khuất.

Khu vực Ba Hòn còn là một không gian bảo tàng mở trải rộng trên địa bàn hơn 1.000 ha, là nơi lưu giữ những kỷ vật, sự kiện gắn với cuộc chiến đấu anh dũng của của quân và dân Hòn Đất.

Di tích Ba Hòn có giá trị kép với đặc thù là di tích lịch sử cách mạng kết hợp thắng cảnh thiên nhiên có giá trị cao:

  1. Về giá trị lịch sử – cách mạng: Nơi đây ghi dấu những địa điểm lịch sử, giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, tinh thần bất khuất, khích lệ lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Di tích là nơi minh chứng cho tình quân dân gắn bó, minh chứng đoàn kết giữa dân tộc Kinh và Khmer cùng đồng lòng chống giặc;
  2. Về giá trị cảnh quan: Di tích Ba Hòn được hình thành, tôn tạo trong không gian khu vực của 3 ngọn núi Hòn Đất – núi Hòn Me – núi Hòn Quéo có giá trị tích hợp về cảnh quan lớn. Vùng đất này có núi, có biển, có hệ sinh thái ngập nước ven biển, có nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng trong khu vực, nhiều đền, chùa, miếu với sự đa dạng văn hóa Việt, Hoa, Khmer có độ hấp dẫn cao. Những phong tục, tập quán, hoạt động sống của người dân Ba Hòn là chất xúc tác cùng tạo nên tổng phổ cảnh quan hữu tình, đậm bản sắc một không gian cộng đồng sinh thái – nhân văn bên vùng biển Tây Nam.

Quy hoạch phát triển khu vực Ba Hòn và huyện Hòn Đất phải được đặt trong tổng thể không gian phát triển dải ven bờ và khả năng tương tác – tương hỗ với các đảo ven bờ của tỉnh Kiên Giang. So với các khu vực lân cận, tài nguyên văn hóa, tiềm năng khai thác – phát huy của di tích Lịch sử và Thắng cảnh Ba Hòn phải được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng và đưa thành một động lực quan trọng trong các kế hoạch phát triển.

Một số gợi mở về phát huy giá trị di tích ba hòn trong phát triển kinh tế và đô thị

Di tích lịch sử và thắng cảnh Ba Hòn có giá trị tổng hợp, vừa được nhìn nhận ở tính chất địa điểm lưu niệm, vừa có cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo đẹp, có sự đa dạng về địa chất – địa hình, có lợi thế phát triển nhiều hình thức du lịch cộng hưởng. Do đó, cần làm rõ các giá trị nội hàm, xác định giá trị tiêu biểu, tính toán khả năng phối kết nội vùng, nội tỉnh và liên tỉnh trong thu hút khách tham quan. Từ đó, đưa ra được các giải pháp khai thác, phát huy độc đáo, sáng tạo trong phát triển kinh tế và du lịch văn hóa, du lịch về nguồn gắn với bối cảnh không gian cụ thể của khu di tích.

Mô hình tam giác phát triển du lịch biển đảo (Nguồn: Tác giả)

1. Định hướng phát triển không gian đô thị khu vực Ba Hòn

Tỉnh Kiên Giang và huyện Hòn Đất đã có chủ trương di dời trung tâm hành chính của huyện Hòn Đất về khu vực Ba Hòn, kết hợp phát triển đô thị lấn biển. Kế hoạch này phù hợp xu thế tích tụ dân cư ven biển và phát triển hiện nay thế giới đang thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn cần làm rõ hơn phạm vi, ranh giới, qui mô, hình thái phát triển đô thị trong khu vực Ba Hòn. Lòng chảo Ba Hòn là khu vực đã được xếp hạng một phần, có không gian hết sức nhạy cảm với những hình thái phát triển xa lạ. Nếu không có định hướng, giải pháp, tổ chức, quản lý phát triển tốt, không gian tổng thể của khu vực Ba Hòn có nguy cơ bị hủy hoại, biến dạng. Chúng tôi đề xuất một số định hướng sau:

  • Tổ chức không gian theo vùng, quản lý chặt chẽ những biến đổi về hình thái, cấu trúc và không gian cảnh quan trong khu vực vùng bảo tồn tại xã Thổ Sơn, đặc biệt hai mặt núi Hòn Đất và núi Hòn Me hướng cánh đồng Ba Hòn;
  • Gìn giữ tối đa cấu trúc tự nhiên cánh đồng, kênh nước, rạch, vườn cây ăn trái… Bảo tồn cấu trúc sinh thái của khu vực, khai thác và đưa các cấu trúc này trở thành giá trị cảnh quan – sinh thái gia tăng cho sản phẩm du lịch địa phương;
  • Kiểm soát mật độ, chiều cao, hình thức kiến trúc các công trình xây dựng ở khu vực ven chân núi, giữ độ che phủ rừng phòng hộ tối đa, chỉ phát triển các tuyến trekking bộ hành dưới tán rừng, các tuyến xe trượt nhẹ (nếu có) nhẹ dưới tán cây để đưa du khách lên các điểm di tích / điểm tham quan trên các núi hòn;
  • Các công trình cũ và mới trong di tích được bố trí hài hòa, ăn nhập, không phá hủy và đối chọi cảnh quan sinh thái, cảnh quan tự nhiên của khu vực bảo tồn;
  • Các khu chức năng phục vụ khai thác, phát huy giá trị di tích, phục vụ du lịch cần được thiết kế cảnh quan theo chủ đề từng khu vực (zone), các điểm di tích, điểm tham quan, điểm dịch vụ nằm trên trục tuyến tham quan cần được chỉnh trang, tôn tạo, kiện toàn chức năng hoạt động, chất lượng và thẩm mỹ để tạo nên tổng thể khu di tích tuy rộng nhưng không loãng, tuy phân tán nhưng đan xen hài hòa với đời sống thường nhật của người dân địa phương, đúng tinh thần đấu tranh cách mạng lấy dân làm gốc của các thế hệ đi trước.

2. Đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển các đô thị ven biển

Đến nay, Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, TP ven biển và khoảng 50% các đô thị lớn của đất nước tập trung ở khu vực ven biển và trên đảo. Tuy nhiên, thực tế ở các địa phương chưa phát triển và hình thành được đô thị biển xứng tầm với tiềm năng và vị thế của biển, hải đảo của nước ta. Do đó, cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo các hành lang phát triển kinh tế – du lịch để kết nối các tuyến ngang trong chuỗi đô thị Rạch Giá – Ba Hòn – Kiên Lương – Hà Tiên, và tuyến dọc từ sâu trong đất liền ra biển, đưa dòng chảy hàng hóa, kinh tế, du khách từ các tỉnh miền Tây tiếp cận thuận lợi các khu kinh tế, logistic, các điểm du lịch biển của tỉnh, từ Hà Tiên đến Rạch Giá.

Hệ thống giao thông của khu vực Ba Hòn cần được kiện toàn, nâng cấp theo các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị và kế hoạch đầu tư của tỉnh Kiên Giang và huyện Hòn Đất. Song song với hoàn thiện đường ven biển và mở rộng các đường nội khu quanh ba núi Hòn Đất – Hòn Me – Hòn Quéo, cần bổ sung một số tiện ích / công trình giao thông để khai thác, phát huy giá trị di tích trong phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

Chuỗi đô thị biển Rạch Giá – Ba Hòn – Kiên Lương – Hà Tiên cần thể hiện rõ tư duy xây dựng đô thị biển làm hạt nhân trung tâm thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển. Các đô thị này cần được định hướng quy hoạch không gian kiến trúc biển trong liên kết vùng để khai thác tổng hợp nguồn lực biển, nhằm hình thành hệ thống chuỗi đô thị biển với năng lực phối kết, nâng cao khả năng đóng góp tạo dựng cực kinh tế biển Tây Nam. Đặc biệt, các không gian mặt tiền biển cần được quy hoạch và khai thác một cách qui mô, có tầm nhìn xa, khoa học. Cần xác định tầm nhìn quy hoạch phát triển tương hỗ giữa các đô thị ven biển và đảo, quần đảo ven bờ (Hòn Tre) theo mô hình tam giác: Đảo (Phú Quốc, Hòn Tre) – Bãi biển sạch – Điểm tham quan núi / điểm di tích / làng biển (Ba Hòn, Chùa Hang – Kiên Lương).

3. Phát triển kinh tế du lịch, biến du lịch thành động lực phát triển quan trọng

Các giá trị nổi trội của các cảnh quan thiên nhiên biển và hải đảo (bãi cát, đảo, hang động…), hệ sinh thái tự nhiên (rừng ngập mặn, rạn san hô, rong cỏ biển, bãi triều,…) đã tạo ra tiềm năng lớn cho phát triển ngành du lịch biển của các quốc gia có biển. Ngành du lịch biển của thế giới đã phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn “không khói” của nhiều quốc gia.

Di tích Ba Hòn có quần thể núi Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo giữa vùng đồng bằng ven biển, tạo thế đứng hùng vĩ trong vùng căn cứ cách mạng Ba Hòn. Các điểm di tích ẩn mình, hài hòa trong bối cảnh tự nhiên tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp, hữu tình, hấp dẫn khách du lịch. Nếu được đầu tư mở rộng, bổ sung chức năng, tổ chức quản lý khai thác khoa học, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, phối kết với các điểm du lịch biển nổi tiếng của Kiên Giang như Phú Quốc, Hòn Tre, chùa Hang – Hòn Phụ Tử…, chắc chắn khu vực Ba Hòn sẽ phát huy mạnh mẽ các giá trị tiềm năng trong phát triển du lịch và kinh tế của huyện Hòn Đất nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Trong bối cảnh mới, khai thác phát huy giá trị là tiền đề để bảo tồn di tích và di sản gắn liền với di tích. Phải bảo tồn một cách chủ động và linh hoạt, coi phát triển là động lực để thực thi các kế hoạch bảo tồn. Cần chú ý khai thác phát huy hợp lý các giá trị kinh tế của di tích và di sản văn hóa phi vật thể, để khu di tích có thể tham gia hài hòa vào đời sống đương đại, phát huy tiềm năng có sẵn trong phát triển du lịch di sản văn hóa, du lịch về nguồn của tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Chú ý khả năng phối kết các di tích và di sản văn hóa vật thể / phi vật thể trong vùng để gia tăng giá trị cộng hưởng của tổng thể di tích, tạo điểm đến hấp dẫn, độc đáo tầm khu vực.

Vị trí các điểm du lịch quan trọng khu vực ven biển và đảo trong tam giác Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc (Nguồn: Tác giả)

Giá trị kinh tế của khu vực Ba Hòn sẽ được gia tăng thông qua phát huy trong các hoạt động du lịch văn hóa, là địa điểm về nguồn, du lịch tâm linh quan trọng của tỉnh Kiên Giang và khu vực Nam Bộ trong tổ chức liên tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng. Khi hoạt động du lịch sôi động, có nhu cầu cao từ du khách, sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến đầu tư các dự án tại khu vực, tạo ra động lực phát triển rất lớn cho huyện Hòn Đất và lân cận.

Cần kiện toàn chức năng, hoàn thiện điểm đến cung cấp nhiều loại hình du lịch, tăng trải nghiệm cho du khách, kéo dài thời gian lưu trú, từ đó tăng giá trị và nguồn thu cho du lịch địa phương; phát huy vai trò của các không gian cư trú ven biển có bản sắc và hình thái độc đáo trong phát triển du lịch cộng đồng; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng cho cộng đồng địa phương. Thông qua phát triển du lịch, có thể mang lại nguồn lợi thực chất và tại chỗ cho cộng đồng, từ đó hình thành ý thức bảo tồn, gìn giữ, khai thác hợp lý và bền vững di sản thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng dân cư khu vực Ba Hòn.

Hòn Thơm – Phú Quốc

Kết luận

Sự hiện diện và thẩm thấu của văn hóa trong các hoạt động kinh tế ngày càng sâu rộng hơn. Với tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa đã tham gia điều tiết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều phương diện. Đầu thế kỷ 21, chúng ta đã ghi nhận mối liên hệ giữa sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và sự phát triển của các đô thị. Ngày nay, thế giới không chỉ nói đến “địa chính trị”, mà đã và đang nói đến khái niệm mới: “Địa kinh tế – văn hóa”. Khái niệm này chỉ ra những nhận thức mới, những hiểu biết mới với khả năng tổng hợp ban đầu về địa lý văn hóa và kinh tế, trong nghiên cứu văn hóa và các chuỗi lý thuyết kinh tế mới.

Với những cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã có, chúng tôi nhận định Văn hóa không chỉ là động lực cho sự phát triển kinh tế, mà đã phát triển sâu hơn, được nhìn nhận trong cả chiều cạnh không gian địa lý, do đó, văn hóa đang tiến đến như một động lực trong phát triển các không gian kinh tế và đô thị.

Khu vực Ba Hòn có hệ giá trị kép của một di tích lịch sử và thắng cảnh, giàu tiềm năng, chúng ta cần có giải pháp đúng đắn kích những tiềm năng này phát triển. Trong các kế hoạch phát triển đô thị tại khu vực Ba Hòn, Chính quyền nên cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng hệ giá trị di sản, không gian di tích hiện hữu, cũng như cần có giải pháp thông minh để biến các giá trị văn hóa đặc biệt nơi đây trở thành một động lực phát triển mạnh mẽ – Điều mà không phải bất cứ nơi đâu cũng có thể làm được.

TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân
Uỷ viên BCH Hội KTS Việt Nam
Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc – công trình, Trường ĐH Phương Đông
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2022)


Tài liệu tham khảo
1. Lưu Thế Anh và tổ chuyên gia (2021). “TP HCM – Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế” – Kỷ yếu Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương và UBND TP HCM đồng tổ chức, TPHCM;
2. Trúc Giang (2022). “Kiên Giang đặt mục tiêu có 2 đô thị loại I trong giai đoạn 2021 – 2025” – Báo Đầu tư, Hà Nội;
3. Hồng Hà (2022). “Phát huy vai trò văn hóa là động lực phát triển kinh tế” – Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội;
4. Liên hiệp quốc (2016). “Chương trình Nghị sự Đô thị mới (New Urban Agenda)” – United Nations Conference on Housing and Sustainable Urban Development (Habitat III), Quito, Ecuador;
5. Liên hiệp quốc (2000). “Mục tiêu Thiên niên kỷ (SGDs) – Tuyên ngôn Thiên niên kỷ” – New York, USA;
6. Nguyễn Hoa (2022). “Kiên Giang đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” – Tạp chí Tuyên Giáo, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Hà Nội;
7. Nguyễn Chu Hồi (2021). “Hệ sinh thái đô thị biển đa chiều với các cực không gian kinh tế biển” – Kỷ yếu hội thảo Phát triển hệ sinh thái đô thị biển đa chiều ở Việt Nam do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;
8. Sở Văn hóa, Thể thao Kiên Giang. “Hồ sơ di tích Lịch sử và Thắng cảnh Ba Hòn”;
9. Nguyễn Quốc Tuân (2021). “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản biển đảo Phú Yên” – Kỷ yếu hội thảo, Phú Yên;
10. Leszek Butowski (2012). “Sustainable Tourism – A Model Approach” – Sách Visions for Global Tourism Industry, NXB. IntechOpen;
11. Huibin, Marzuki A. and Razak A. Ab (2013), “Conceptualizing a Sustainable development model for cultural heritage tourism in Asia”- Theoritical and empirical research in Ubban management, Volume 8, Issue 1.

The post Phát huy vai trò văn hoá là động lực quan trọng trong phát triển đô thị ven biển tây nam trường hợp di tích lịch sử và thắng cảnh ba hòn (Hòn Đất, Kiên Giang) appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/vpjS8QT
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tác động của kiến trúc đến du lịch

Kiến trúc và du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các công trình kiến trúc là thành phần chính để thu hút công chúng và việc thu lợi từ các công trình này bằng các dịch vụ du lịch giúp cho chúng tồn tại bền vững qua thời gian. Nhờ có du lịch mà đời sống người dân được cải thiện và gắn kết hơn với địa phương của mình.

Tại Việt Nam, hình thức kiến trúc vay mượn “nhại châu Âu” ở các dự án du lịch và bất động sản xây mới được sử dụng tràn lan gây nhiều tranh cãi cả trong giới chuyên môn và giới bình dân. Các công trình trên đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong nước nhưng gây nhiều hệ lụy về thẩm mỹ đô thị như thiếu kết nối với văn hóa địa phương.

Trên thế giới, trong các dự án thành công về du lịch, có hai xu hướng rõ ràng là bảo tồn kiến trúc di sản cổ và xây mới hoàn toàn các công trình mới với tạo hình đột phá hay tương phản hoàn toàn với cái cũ. Cả hai xu hướng này đều mang lại những thành công cho các địa phương và quốc gia mà chúng tồn tại về kinh tế và nhận diện bản sắc. Điều này có phần trái ngược với trào lưu nhại cổ điển, dùng công trình mới để thể hiện các “giá trị cũ” ở Việt Nam.

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, nhằm đánh giá hiệu quả của việc vay mượn hình thức kiến trúc nước ngoài ở Việt Nam. Bài viết cũng thông qua phân tích các trường hợp thành công trên thế giới, tìm hiểu và cho thấy vai trò cùng “tác động của kiến trúc đến du lịch” nhìn chung.

Tháp đôi Petronas.
Nguồn: https://ift.tt/0VnhZFL

Đặt vấn đề

Khi điểm qua một số các dự án du lịch và bất động sản được xây mới với quy mô lớn gần đây ở nước ta như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang…, mọi người dễ nhận ra các công trình kiến trúc tuy được “xây mới”, nhưng lại đang nhắm vào khai thác các “câu chuyện cũ” của quá khứ, vay mượn các yếu tố từ văn hóa nước ngoài. Các ví dụ có thể thấy như khu Nam đảo Phú Quốc được xây dựng với cấu trúc và biểu hiện của một thị trấn vùng Địa Trung Hải, hay khu du lịch Bà Nà ở Đà Nẵng được xây dựng với dáng dấp các công trình cổ điển Pháp… Ngoài ra, rất nhiều dự án bất động sản xây mới ở nhiều địa phương khác, đến từ các nhà đầu tư lớn như Vin group hay Sun group và nhiều nhà đầu tư bất động sản khác cũng truyền tải các hình ảnh vay mượn đến từ văn hóa châu Âu.

Điều này phản ánh thị hiếu của phân khúc khách hàng mà các dự án trên đang nhắm tới. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy thiếu vắng sự “đa dạng” và “sáng tạo” trong các chủ đề được khai thác khi xây các dự án mới này. Ngoài ra, các kiến trúc trên ảnh hưởng đến thẩm mỹ đô thị cùng nhiều hệ lụy khác, nên đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và cả giới bình dân. [1]

Xét trên bức tranh toàn cảnh, xuất phát từ câu hỏi: “Hiện tượng trên có tác động thế nào đến việc khai thác du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước”, bài viết sẽ đi vào phân tích và làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, qua tổng hợp và phân tích thêm các ví dụ khác đến từ quốc tế, vai trò và tác động của Kiến trúc trong các dự án có liên quan đến du lịch cũng được thấy dưới góc nhìn rõ ràng và khách quan hơn, từ đó tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này.

Tác động của kiến trúc đến du lịch

1. Mối quan hệ giữa kiến trúc và du lịch

Kiến trúc và du lịch luôn có mối quan hệ cộng sinh khắng khít với nhau. Bản chất của du lịch là đi đến một nơi chốn mới, với nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê và dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2030, phần lớn mọi người đi du lịch với mục đích tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng (54%); ngoài ra họ còn đi du lịch với các mục đích thăm hỏi, sức khỏe và tôn giáo (31%); một bộ phận khác sẽ đi vì công việc (15%).
Cũng theo nghiên cứu trên thì điều hấp dẫn du khách nhất là các giá trị văn hoá truyền thống, giá trị về tự nhiên thiên nhiên và các giá trị về sáng tạo, ứng dụng khoa học hay công nghệ cao… Chính vì vậy, các dự án du lịch luôn có các công trình kiến trúc đóng vai trò chính để thu hút du khách. Thông qua các công trình này, du khách có thể khám phá về lịch sử, văn hóa địa phương hay trải nghiệm những dịch vụ và công nghệ mới mà ở quê nhà họ không có. [2]

Xét trên phương diện phát triển kinh tế, thì du lịch luôn là một trong những ngành mang lại lợi nhuận to lớn cho bất kỳ quốc gia nào. Để thúc đẩy du lịch, các quốc gia hay địa phương thường bỏ ra số tiền khổng lồ để bảo tồn các di sản kiến trúc hay xây dựng các công trình mới độc đáo. Và ở chiều ngược lại, nguồn lợi thu được từ du lịch cũng là nguồn kinh phí để bảo tồn hay đầu tư xây mới các công trình này. Ngoài ra, để mang lại các trải nghiệm tốt hơn cho du khách, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công ích của xã hội cũng được cải thiện theo. Nhờ đó, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, giúp đời sống và kinh tế của họ cũng được cải thiện đáng kể.

Không chỉ tốt hơn về mặt kinh tế, du lịch phát triển cũng làm người dân địa phương cảm nhận rõ nét hơn về “bản sắc” của địa phương mình, qua đó gắn kết hơn với vùng đất của họ. Một ví dụ gần chúng ta là Malaysia. Năm 2018, khi tôi đi dạo quanh đường phố Kuala Lumpur, những áo thun in hình tháp đôi Petronas với nhiều kiểu cách điệu được bày bán cho du khách. Tuy là công trình xây mới, nhưng tòa tháp đôi này đã trở thành biểu tượng, một phần không thể tách rời của người Malaysia. Người dân Malaysia đã đối xử với công trình như cách mà người dân Campuchia đối xử với đền Angkor Vat hay cách người Ai Cập đối xử với các Kim tự tháp – Đó nhiều hơn là một công trình kiến trúc, đó là sự tự hào dân tộc!

2. Hình thức kiến trúc vay mượn nước ngoài ở các khu đô thị và khu đô thị có yếu tố du lịch tại Việt Nam

Sự lựa chọn một hình thức kiến trúc nào đó trong các dự án kinh doanh thường nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và sinh ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, phong cách châu Âu có vẻ khá được khách Việt ưa chuộng và chúng được xuất hiện khắp nơi ở mọi quy mô từ nhỏ đến lớn. Các ví dụ có thể dễ bắt gặp từ khu dân cư City Land ở TP.HCM đến các khu đô thị quy mô lớn như Aqua City – “Tinh hoa châu Âu giữa Sài Gòn”. Ngay cả những khu đô thị đa chức năng, kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch và thương mại cũng được xây dựng theo hình thức này như khu Grand World ở Phú Quốc, được mô tả như “Venice phiên bản Việt”. Ngoài ra, các khu du lịch hay nghỉ dưỡng khép kín cũng được những nhà đầu tư kể các câu chuyện về châu Âu hay Nhật Bản, như khu làng Pháp tại đỉnh Bà Nà, hay Sun Onsen với “Khu làng Nhật Bản”…

Khu Nam đảo Phú Quốc với hình dáng kiến trúc Địa Trung Hải. Nguồn: Tác giả
Hoàng thành Huế.
Nguồn: https://ift.tt/iOQf3pr

Với hình thức kiến trúc vay mượn từ các nền văn hóa mạnh khác như châu Âu, Nhật hay Trung Quốc… Rõ ràng nhà đầu tư muốn truyền đi thông điệp về thẩm mỹ cao, sự sang trọng, quý phái… vốn là những giá trị tiêu biểu “đã được kiểm chứng” của các phong cách này. Đây cũng là một trong những cách để kêu gọi các nhà đầu tư và thu hút du khách trong nước.

Xét về mặt hiệu quả trong dự án, sự vận dụng các câu chuyện đã được chứng minh giá trị từ lịch sử sẽ đỡ tốn kém chi phí thiết kế và xây dựng, rút ngắn được thời gian đầu tư thay vì phải tốn khá nhiều công sức để nghĩ ra một câu chuyện mới hoàn toàn.

Tuy nhiên, xét trên phương diện tác động đến du lịch, các hình thức kiến trúc vay mượn này vẫn còn nhiều tranh cãi. Hệ lụy có thể thấy rõ nhất của việc sao chép tràn lan phong cách này ở các đô thị đó là sự thiếu kết nối về nơi chốn mà chúng tồn tại, gây nên sự “đứt gãy” vì cấu trúc và phong cách hoàn toàn khác lạ so với nền tảng địa phương. Do sự thiếu kết nối về văn hóa, hình thức biểu hiện của các dạng kiến trúc này đóng góp về mặt “nhận diện bản sắc” của nơi chốn mà chúng tồn tại là tương đối hạn chế.

Sự hiện đại của tư duy, hình khối và chất liệu của kim tự tháp này hoàn toàn tương phản mạnh với hình thức kiến trúc cổ điển xung quanh.
Nguồn: https://ift.tt/w5QA8rH

Lấy ví dụ đơn giản như trường hợp ở Phú Quốc, có thể thấy là câu chuyện về “Venice ở Việt Nam” hay khu phố “Địa Trung Hải” mà nhà đầu tư mang đến cho khu vực… hoàn toàn có thể đặt ở vùng đất khác mà không nhất thiết là phải ở địa phương này. Và theo thống kê tình hình thực tế du khách 6 tháng đầu năm 2022, thì trong tổng số 3,5 triệu du khách đến Phú Quốc chỉ có khoảng 50 ngàn du khách quốc tế, chiếm tỉ lệ ít ỏi 1,4% [3]. Điều này cũng cho thấy là các loại hình bất động sản và các khu du lịch tại Phú Quốc được nhà đầu tư nhắm tới với đối tượng khách hàng Việt là chính và chưa thu hút được du khách quốc tế.

Xét về lâu dài, trên bình diện quốc tế hay khu vực, thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, việc thu hút được các khách du lịch quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho quốc gia đó. Như ở phần trước đã nêu, du khách quốc tế bị thu hút bởi những thứ thuộc về bản sắc hay nét độc đáo riêng của địa phương. Điều này khó có thể xuất hiện được ở những hình thức kiến trúc vay mượn văn hóa từ nơi khác. Vấn đề này cũng sẽ được làm rõ hơn ở phần sau của bài viết.

3. Vai trò của các công trình kiến trúc trong các chiến lược phát triển về du lịch – các bài học thành công trên thế giới

Các công trình kiến trúc luôn là phương tiện biểu đạt văn hóa và bản sắc của nơi chốn. Hình thức biểu hiện của chúng là thông điệp rõ ràng và dễ hiểu nhất truyền tải đến công chúng. Do đó, trên thế giới, các công trình này đóng vai trò hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia hay địa phương, từ đó thúc đẩy du lịch và mời gọi các hoạt động về đầu tư kinh tế.

  • Công trình kiến trúc kể các câu chuyện về văn hóa và lịch sử của địa phương

Khi được xây dựng lên, các công trình kiến trúc luôn là những thứ tốn kém nhất mà một nền văn minh có thể tạo ra. Điều hấp dẫn của các công trình kiến trúc di sản là chúng luôn truyền tải các thông điệp về kinh tế, chính trị, thẩm mỹ và mong muốn của người xây dựng nên, qua đó phản ánh văn hóa xã hội vào thời điểm đó. Qua các công trình này, chúng ta có thể hình dung ra những gì thật sự là quan trọng và có ý nghĩa đối với xã hội thời bấy giờ. Hãy để ý đến hình thức kì vỹ của các công trình cổ đại như Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn Lý Trường Thành. Các công trình này cho thấy sự tập trung của cải vật chất và công sức của xã hội ở mức tối đa. Điều này phản ánh cấu trúc chính trị của một xã hội đặt rất nhiều quyền lực vào tay một cá nhân. Nếu ở một xã hội có sự phân bố quyền lực và của cải đồng đều hơn thì sẽ không có những công trình tưởng niệm cá nhân (các Kim tự tháp) tốn kém như vậy. Tương tự với trường hợp của Vạn Lý Trường Thành, mức độ tổn hao khủng khiếp về của cải vật chất và nhân mạng sẽ làm chùn bước bất cứ xã hội dân chủ nào, nhưng Tần Thủy Hoàng với quyền lực tuyệt đối của mình thì lại hoàn thành được công trình vĩ đại này.

Ở nước ta, tuy không có những công trình di sản ở mức độ kì vỹ như các ví dụ trên, nhưng Hoàng thành Huế là một trong số ít các công trình còn giữ được sự nguyên vẹn. Các di sản kiến trúc này cho thấy được sự rực rỡ của triều Nguyễn, một trong những triều đại để lại nhiều di sản nhất của thời phong kiến Việt Nam.

Các ví dụ trên cho thấy: Bản thân các công trình kiến trúc di sản đã chứa đựng rất nhiều các câu chuyện hấp dẫn và có giá trị về văn hóa, lịch sử; do đó, khi đi vào khai thác du lịch, các công trình phụ trợ xây mới đã có sẵn chủ thể và trọng tâm để bám theo. Thông thường sẽ có hai hướng tiếp cận, một là xây các cụm công trình phụ trợ tách hẳn khỏi lõi di sản và trường hợp thứ hai là các công trình xây mới trong quần thể di sản kiến trúc sẽ được làm với tư duy và hình thức bên ngoài hoàn toàn khác biệt so với công trình cũ để làm tương phản và nổi bật các giá trị cũ lên. Trường hợp đầu thì chúng ta dễ bắt gặp ở các khu kiến trúc di sản còn nguyên vẹn, còn trường hợp thứ hai thì có một ví dụ rất thành công trên thế giới là Kim tự tháp thủy tinh được xây mới ở Bảo tàng Lourve, Paris.

  • Như vậy, trong trường hợp du lịch kết hợp với các công trình kiến trúc di sản, có thể nhìn nhận câu chuyện được kể ở đây chính là “các giá trị văn hóa và lịch sử”. Đây luôn là điều hấp dẫn với các du khách và là đề tài khai thác mãi mãi cho các địa phương sở hữu các công trình này.
  • Kiến trúc là phương tiện truyền đạt chiến lược phát triển của một quốc gia hay địa phương, thông điệp để mời gọi các nhà đầu tư và du khách

Khác với các khu du lịch được xây dựng với trọng tâm là các kiến trúc di sản vốn đã có sẵn câu chuyện để kể; thì ở các dự án về du lịch khác, các công trình xây mới hoàn toàn thường phải tự kể nên câu chuyện của mình để thu hút du khách.

Chúng ta dễ thấy được trường hợp trên ở các quốc gia thiếu các công trình kiến trúc di sản và thiếu cả tài nguyên thiên nhiên như Singapore hay UAE. Ở các nước trên, các công trình kiến trúc được xây dựng lên ngoài việc đáp ứng công năng sử dụng, còn đáp ứng cho việc thu hút du khách bằng những chiến lược mang tầm quốc gia.

Tạo hình ấn tượng của khách sạn Marina Bay Sand, Singapore.
Nguồn: Tác giả

Ví dụ như Singapore với chiến lược “Passion made possible” (tạm dịch: Đam mê khơi mở tiềm năng). Với khẩu hiệu trên, các công trình kiến trúc ở Singapore được đầu tư rất mạnh vào tính đột phá và sáng tạo để có thể truyền tải thông điệp “Vượt qua giới hạn, theo đuổi đam mê”. Vì vậy, hình thức và kiểu dáng của các công trình ở quốc gia này đều được thiết kế rất độc đáo, không sao chép với bất cứ nơi nào trên thế giới. Công trình tiêu biểu cho chiến lược này là khách sạn đắt nhất thế giới Marina Bay Sands với khối console vươn ra 66m.

Hay một ví dụ thành công tương tự khác là UAE với chiến lược “Discover all that’s possible” (tạm dịch: Khám phá tất cả những gì có thể) cũng truyền tải đi thông điệp về tính sáng tạo mạnh mẽ bằng các công trình kì vỹ được xây dựng lên tại nơi đây. Du khách đến Dubai để trải nghiệm công trình cao nhất thế giới như Tháp Burj Khalifa hay cụm đảo nhân tạo lớn nhất thế giới Palm Jumeirah. Hình thức biểu hiện của các công trình này thật sự mang tính đột phá và hấp dẫn với mục tiêu mời gọi mọi người phải đến để chiêm ngưỡng chúng.

Ngoài những quốc gia, thì ở những địa phương khác nhau trên thế giới, chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp các công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng để vực dậy các hoạt động du lịch, qua đó cải thiện cả nền kinh tế. Ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao do KTS Frank Ghery thiết kế. Trước bối cảnh đối diện với sự xuống cấp của cảng biển và thành phố đang gặp khó khăn lớn về kinh tế, chính quyền thành phố đã quyết định xây nên một công trình táo bạo và đột phá để thu hút du khách. Sau khi xây dựng xong, hình thức của công trình này tạo ấn tượng mạnh với công chúng đến nỗi nó đã mở đầu cho một trào lưu kiến trúc Ghery lan rộng toàn thế giới những năm sau đó. Về mặt hiệu quả kinh tế, chỉ trong 3 năm đầu tiên đi vào vận hành, 4 triệu du khách đã đến thăm công trình, mang lại hơn 500 triệu đô la và thu về cho ngân sách thành phố hơn 100 triệu đô la, còn nhiều hơn kinh phí đã bỏ ra để xây dựng nên công trình này. [4]

Những ví dụ trên cho thấy sự thành công khi kết hợp giữa chiến lược du lịch và các công trình kiến trúc mới độc đáo dưới định hướng chung của chính phủ các nước hay chính quyền địa phương.

Tạo hình độc đáo của bảo tàng Gugehiem ở Bilbao. Nguồn: https://ift.tt/ft9GB0i

Từ thế giới đến Việt Nam

Qua các ví dụ phân tích các dự án thành công về du lịch trên, chúng ta có thể thấy những “câu chuyện” truyền tải từ công trình kiến trúc: các công trình di sản với hình thức cổ được bảo tồn sẽ kể các câu chuyện về lịch sử và “quá khứ”, còn các công trình xây mới với tạo hình hoàn toàn khác lạ, đột phá hay hoàn toàn tương phản với cái cũ sẽ kể câu chuyện về sáng tạo và “tương lai”. Cả hai xu hướng này đều góp phần nhận diện bản sắc của dân tộc hay quốc gia đó.

Điều này khác với thực trạng “nhái cổ điển châu Âu” ở Việt Nam gần đây: Các công trình xây mới không kể các câu chuyện về “sáng tạo” mà kể các câu chuyện về giá trị lịch sử của một nền văn hóa khác. Điều này góp phần hạn chế trong việc xây dựng hình ảnh đậm “bản sắc” Việt Nam.
Qua các ví dụ trên cũng cho thấy chúng ta đang thiếu một chiến lược chung để phát triển về du lịch như các nước, do đó các công trình xây mới có phần bị thiếu định hướng và quay về tìm các giá trị cũ như một giải pháp an toàn.

Kết luận

Kiến trúc và du lịch luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ. Ở các dự án về du lịch, thì các công trình kiến trúc thông qua hình thức biểu đạt của chúng, kể những câu chuyện đáng giá để thu hút du khách. Những câu chuyện này cần phải là những câu chuyện riêng, đặc trưng mà du khách không thể tìm được ở địa phương của mình.

Trên thế giới, trong các dự án có các công trình kiến trúc di sản, câu chuyện được kể là giá trị của văn hóa và lịch sử. Còn ở các dự án với những công trình xây mới thì thường người ta sẽ kể câu chuyện về sáng tạo và tương lai.
Hình thức kiến trúc vay mượn từ văn hóa nước ngoài phổ biến ở nước ta thời gian gần đây, góp phần giải quyết được nhu cầu thị trường và đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong nước. Chúng cũng góp phần giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương. Tuy nhiên, khi xét trên phương diện đóng góp để làm rõ nét hơn về “bản sắc” và thương hiệu quốc gia, là yếu tố giúp định vị được Việt Nam trên thế giới qua du lịch, thì vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong phạm vi bài viết thì chưa đủ để có thể đưa ra nhận định về hướng đi nào phù hợp hơn cho hình thức các kiến trúc du lịch xây mới tại Việt Nam. Tuy nhiên qua nghiên cứu các ví dụ ở phần trên của bài viết, có thể thấy ngoài nguồn lực từ tư nhân thì vai trò định hướng phát triển du lịch của chính phủ cũng là điều hết sức quan trọng. Rất mong trong tương lai chúng ta sẽ có những dự án về du lịch và bất động sản được kết hợp nhuần nhuyễn từ định hướng nhà nước cho đến triển khai từ các nhà đầu tư tư nhân, góp phần cho việc đi tìm “bản sắc” là cái mà chúng ta vẫn đang loay hoay nhiều năm qua.

ThS.KTS. Nguyễn Vương Hồng
Khoa Kiến trúc – Nội thất – Mỹ thuật ứng dụng – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2022)


Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Uyên, (2021), Kiến trúc “hàng nhái “ và tác động lên thẩm mỹ đô thị, https://www.rfi.fr/tạp-chí/tạp-chí-xã-hội/20210707-kiến-trúc-hàng-nhái-và-tác-động-lên-thẩm-mỹ-đô-thị;
2. Tổng cục du lịch, (2021), Nhận định một số xu hướng trong thời gian tới đối với ngành du lịch Việt Nam, https://ift.tt/wX75UA9;
3. Titan group, (2022), Khách du lịch phú quốc 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ, https://ift.tt/jeMKNnB;
4. Kienviet.net, (2021), Kiến trúc kinh điển: Bảo tàng Guggenheim Bilbao | Gehry Partners, https://ift.tt/9eKOXSf

The post Tác động của kiến trúc đến du lịch appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/1aWhATV
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Sự chuyển mình của nhóm đất nông nghiệp trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn (góc nhìn từ thực tế quản lý quy hoạch tại Đà Lạt – Lâm Đồng)

Đối với người nông dân; khởi đầu xem đất nông nghiệp là nguồn sống, với quy mô nhỏ là nơi tạo nguồn thực phẩm cho gia đình; với quy mô lớn hơn là tài nguyên đất cho nghề nông (ít nhất cho một thế hệ của gia đình) – Nhưng cuối cùng, họ xem đất là “của để dành” của đời trước chia cho đời sau, hoặc khi có việc cần kíp, sẽ chuyển hóa thành nguồn lực kinh tế của gia đình một cách hữu hiệu nhất.

Đối với dân đô thị, luôn xem nhu cầu về nhà ở/đất ở là mục tiêu quan trọng, nhằm ổn định cuộc sống lâu dài, thể hiện sự “an cư – lạc nghiệp”. Do vậy, với người trẻ và những người ít có điều kiện về tài chính, thường chọn mua đất nông nghiệp, có khả năng chuyển đổi mục đích sang xây dựng, hay đang có một phần là đất ở đô thị trong đất nông nghiệp; nhằm đáp ứng điều kiện kinh tế trước mắt, nhưng không quên mưu cầu phát sinh lợi nhuận từ giá trị “địa ốc” khi cần chuyển dịch “sang nhượng” sau này.

Đây là những nhu cầu chính đáng và xuất phát điểm từ cuộc sống của người dân (dù đô thị hay nông thôn), nhưng cũng từ đó phát sinh các ý niệm tương đồng hoặc khác biệt giữa các chuyên gia và những nhà quản lý (về quy hoạch đô thị, xây dựng nông thôn mới, quản lý đất đai và phát triển du lịch…). Tôi thử nêu vấn đề: Sự chuyển hóa của nhóm đất nông nghiệp trong các định hướng về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn được ứng xử như thế nào (từ quy định pháp luật đến thực tiễn cuộc sống)?

Đà Lạt với hình ảnh đặc trưng “Thành phố trong rừng và Rừng trong thành phố” và cây thông được xem là loại “cây xanh đô thị đô thị đặc thù”.

Với kinh nghiệm từ những năm quản lý quy hoạch đô thị tại một vùng đô thị miền núi có nhiều đặc trưng, bản sắc (như thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng), tôi muốn chia sẻ những trăn trở về quá trình nhận thức, nhìn nhận sự chuyển mình, hoán đổi chức năng từ nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp trong vận hành, quản lý quy hoạch xây dựng, tham mưu, ban hành chính sách, góp phần thúc đẩy lộ trình phát triển đô thị và nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi bài viết đề cập giới hạn trong lĩnh vực đất rừng sản xuất – chuyên trồng thông và đất sản xuất nông nghiệp – chuyên trồng cây, hoa, chăn nuôi gia súc/gia cầm… (thuộc Nhóm đất nông nghiệp); và với các loại đất sử dụng vào mục đích công cộng – được phép đầu tư xây dựng các dự án mang tính chất thương mại, dịch vụ, khu vui chơi – giải trí, khu du lịch – sinh thái và nghỉ dưỡng… (thuộc Nhóm đất phi nông nghiệp).

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

1. Quan điểm chung về phát triển đô thị và nông thôn

Về quy hoạch đô thị: Phương châm phát triển luôn đồng nghĩa với việc cân đối hợp lý các quỹ đất. Trong đó, phản ánh kỳ vọng gia tăng quỹ đất phi nông nghiệp làm nguồn lực phát triển kinh tế đô thị, đồng thời phát sinh tăng quỹ đất ở đô thị và hình thành các khu dân cư mới để mong thay đổi diện mạo đô thị, nhằm tạo sức hút và động lực “tăng cơ học” từ số dân nhập cư. Việc tích tụ các quỹ đất nông nghiệp (nói chung) và đất rừng sản xuất (nói riêng) trong lòng đô thị vẫn còn đó nỗi lo mất kiểm soát trong trật tự xây dựng và lấn chiếm đất từ quỹ đất nông – lâm hiện hữu (do Nhà nước không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và Chính quyền cơ sở không cưỡng được sức ép của thị trường bất động sản luôn manh động)…

Về xây dựng và phát triển “nông thôn mới”, khi đạt ngưỡng công nhận 19 tiêu chí xây dựng “nông thôn mới”, sớm nhìn thấy viễn cảnh phố thị khang trang, xóm làng ngăn nắp, môi trường sạch đẹp tại vùng nông thôn,…; lập tức giá cả đất đai chuyển động, “tiếng lành đồn xa” dẫn đường cho các nhà đầu tư và kinh doanh bất động sản đến khảo sát thực địa, thăm dò chủ trương, xin đầu tư hoặc tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch… Từ đó, các nhà hoạch định chiến lược nghĩ đến câu chuyện: Phát triển “du lịch canh nông”, tiến đến “đô thị hóa nông thôn”, xây dựng lộ trình “nâng xã lên phường và chuyển huyện thành quận”… Cũng có nghĩa là: Quỹ đất nông – lâm bước vào cuộc rượt đuổi “chuyển mục đích sử dụng đất” sang đất xây dựng, hay đất phi nông nghiệp (nói chung) và cụm từ “đất thổ cư” (trước hoặc sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất) trở nên có giá trị đắc địa, hấp dẫn giới săn lùng mua bán địa ốc và các nhà đầu tư dự án bất động sản…

2. Thay đổi khái niệm về đất rừng và tài nguyên rừng trong đô thị

Trước đây, những nhà quản lý lâm nghiệp và đất đai xem cây thông là tài nguyên rừng và phạm vi đất có thông đều được xem là đất rừng. Nhận định ấy hoàn toàn phù hợp các quy định lúc bấy giờ. Vì vậy, trong các đồ án quy hoạch chung đều ghi chức năng phân khu là “đất rừng” và không phân biệt 3 loại rừng (gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ – cảnh quan và rừng sản xuất). Việc cụ thể hóa từ định hướng quy hoạch chung xây dựng đối với các khu vực được xác định là đất rừng, sẽ do ngành chức năng tiếp tục triển khai lập các đồ án “Quy hoạch lâm nghiệp” (theo quy định chuyên ngành).

Do không phân biệt tính chất 3 loại rừng, nên các khu đất được quy hoạch chung dành cho đất rừng đều thuộc các dự án quản lý, bảo vệ và trồng rừng từ các nguồn vốn cấp của Trung ương và địa phương (theo phân cấp). Với nguồn vốn hạn hẹp từ ngân sách, nhiều khu vực quy hoạch đất rừng không kịp phủ xanh cây rừng (chủ yếu là trồng thông) để gia tăng tỷ lệ độ che phủ rừng như kế hoạch; trong đó có một phần nguyên nhân do không thu hút được nguồn vốn “xã hội hóa” từ các nhà đầu tư, tham gia các loại hình đầu tư xây dựng với chức năng khác trên đất rừng.

Thông đóng vai trò chủ lực, hòa cùng các loại cây, hoa đặc hữu khác, kiến tạo nên “không gian cảnh quan xanh” khác biệt của Đà Lạt
khu vực chức năng có công trình xây dựng bố trí hoàn toàn trên đất rừng, hòa cùng công viên, cảnh quan rừng

Tuy nhiên, theo góc độ chuyên ngành “Quy hoạch đô thị”, Đà Lạt vốn là một đô thị đặc thù, được sinh ra từ những đồ án quy hoạch mang tính lịch sử, với hình ảnh đặc trưng “Thành phố trong rừng và Rừng trong thành phố”. Dĩ nhiên, Đà Lạt sẽ mang trong lòng đô thị những mảng đất rừng thông tự nhiên (hoặc được trồng mới), do giải pháp quy hoạch chung xác định. Những cây thông được tồn tại và phát triển theo thời gian, trên những thửa đất mang nhiều tên gọi khác nhau (theo đồ án quy hoạch xây dựng), như: “Đất cây xanh đô thị”, “đất hành lang hạ tầng – giao thông”, “đất công trình công cộng”, kể cả trong khuôn viên “đất ở” từ các biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc…

Từ thực tiễn phát sinh và qua những ý kiến chuyên gia, giới chức tỉnh Lâm Đồng cũng dần nhận ra giá trị và thống nhất trong các văn bản, chủ trương, phê duyệt quy hoạch: Xem cây thông là loại cây-xanh-đô-thị-đặc-thù của Đà Lạt. Từ đó, việc quản lý cây thông trong đô thị sẽ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao (Ban quản lý rừng, Công ty Công trình đô thị, Ban quản lý khu du lịch/khu công nghiệp…) và mục đích sử dụng đất có thông sẽ được xem xét chuyển hóa căn cứ theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Quá trình quản lý cho thấy: Cây thông đã được quản lý trong phạm vi đất ở có sân vườn của người dân, tại các khu đất có biệt thự Pháp được Nhà nước cho thuê, và các loại đất công sản khác trong và ngoài đô thị. Các chủ đầu tư/doanh nghiệp tư nhân cũng dành một phần kinh phí nhất định cho việc chăm sóc và trồng thông, tại các khoảnh đất cây xanh – cảnh quan được quy hoạch trong khuôn viên đất dự án…

Đến nay, có thể khẳng định: Trải qua gần 130 năm hình thành và phát triển TP Đà Lạt (1893 – 2022), cây thông đóng vai trò chủ lực, hòa cùng các loại cây xanh đặc hữu khác, kiến tạo nên không gian cảnh quan xanh khác biệt của Đà Lạt so với nhiều đô thị, nông thôn khác trong cả nước.

3. Thu hút đầu tư dự án du lịch, sinh thái và nghỉ dưỡng trên đất rừng

Từ năm 2003, đối với đất rừng sản xuất, Nhà nước quy định chỉ tiêu tác động xây dựng trên đất rừng, gồm 2 loại: Đất xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng có tỷ lệ nhỏ hơn 5% và đất xây dựng công trình không có mái che có tỷ lệ nhỏ hơn 15%, được tính trên diện tích đất rừng được Nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện dự án (theo Thông tư số 99, năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế quản lý đất rừng). Việc thu hút đầu tư dự án trên đất rừng sản xuất có nhiều thuận lợi, do nhà đầu tư được phép thuê đất rừng để lập dự án, được lập thủ tục chặt hạ cây rừng để xin phép xây dựng… (căn cứ theo Giấy chứng nhận đầu tư, thiết kế quy hoạch xây dựng dự án được duyệt và hồ sơ giao đất – chuyển mục đích sử dụng đất).

Bản vẽ 1: Bản đồ các khoảnh và điểm đất trống
Bản vẽ 2: Sơ đồ Quy hoạch kiến trúc cảnh quan

Căn cứ Luật Đất đai (số 45/QH13, năm 2013), đất đai đã được phân loại thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, Nhóm đất phi nông nghiệp và Nhóm đất chưa sử dụng. Đến năm 2016, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển rừng Tây Nguyên bền vững” và từ năm 2017 đến nay, vấn đề quản lý Nhóm đất nông nghiệp (nói chung) và đất rừng sản xuất (nói riêng) đã có những quy định rõ ràng, chặt chẽ. Cụ thể, theo Luật Lâm nghiệp (số 16/QH14, năm 2017) đối với đất rừng sản xuất đã được Nhà nước cho phép các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất, trả tiền thuê rừng một lần hoặc hàng năm để đầu tư, xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí… Tại Lâm Đồng, việc chuyển hóa đất rừng sang đất phi nông nghiệp để có thể triển khai xây dựng các công trình và hạ tầng giao thông, người sử dụng đất – tức chủ đầu tư, phải thực hiện quy trình 4 bước:

(1) Lập và trình duyệt hồ sơ “Kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng” tỷ lệ 1/5.000, nhằm xác định hiện trạng tuyến đường mòn lâm nghiệp, các thửa đất trống trảng cỏ (ký hiệu “DT1”) và các thửa đất nông nghiệp do dân đang sản xuất trên đất rừng (ký hiệu “DNN”); đặc biệt, là hệ thống vị trí các điểm/khoảnh đất trống có diện tích < 3.000m2, do không đủ tiêu chí tách lô trạng thái, để bổ sung vào diện tích đất trống hiện có trên đất rừng (xem bản vẽ 1).

(2) Lập và trình duyệt hồ sơ “Quy hoạch xây dựng dự án” tỷ lệ 1/2.000 – còn gọi là “Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng”, nhằm xác định vị trí, diện tích các công trình xây dựng và hệ thống hạ tầng – giao thông, được bố trí hoàn toàn trên đất trống không có thông, với tỷ lệ tác động xây dựng phù hợp chủ trương đầu tư và quy định về quản lý đất rừng, tài nguyên rừng… Thông thường, các chỉ tiêu chủ yếu đối với dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trên đất rừng được phê duyệt, gồm:

  • Diện tích đất xây dựng công trình (có mái che) đạt tỷ lệ mật độ xây dựng thuần khoảng 40% trên từng thửa đất trống, nhưng tổng tỷ lệ tác động gộp chiếm khoảng 5% trên tổng diện tích đất rừng của dự án;
  • Đối với công trình hạ tầng và giao thông phân khu (không có mái che) đạt tỷ lệ mật độ xây dựng gộp khoảng 10-15% trên tổng diện tích đất rừng;
  • Riêng tỷ lệ độ che phủ rừng và cây xanh của khu vực dự án sau quy hoạch, phải lớn hơn hiện trạng tài nguyên rừng hiện có và đạt từ 60% trở lên (xem bản vẽ 2).

(3) Lập hồ sơ “Chuyển mục đích sử dụng đất rừng” tỷ lệ 1/2.000, trên cơ sở quy hoạch xây dựng dự án được phê duyệt; đơn vị chức năng về đất đai xác lập bản vẽ các thửa đất trống trên đất rừng để trình cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, với 3 loại giá đất thuê là: a) Thuê đất xây dựng công viên, cảnh quan, mặt nước; b) Thuê đất xây dựng hạ tầng giao thông; c) Thuê đất xây dựng công trình phục vụ mục đích của dự án.

(4) Lập hồ sơ “Thiết kế và xin cấp phép xây dựng” công trình kiến trúc và hạ tầng giao thông, trên cơ sở hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từng khu vực, bố trí công trình phù hợp các thửa đất trống trên đất rừng được Nhà nước cho thuê và được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất phi nông nghiệp để xây dựng dự án.

Với các quy định của Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp, quá trình quản lý đất rừng và tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được kiểm soát từ các ngành chức năng chủ yếu (gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,…) khi thu hút đầu tư dự án trên đất rừng. Việc chuyển hóa đất rừng sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án, chủ đầu tư phải cam kết không xâm hại đến tài nguyên rừng thông hiện có; đồng thời gia tăng mật độ đất cây xanh, cảnh quan và độ che phủ rừng tại khu vực dự án. Các nhà đầu tư cũng đồng thuận khi nhận thấy giá trị tăng thêm từ cảnh quan, môi trường rừng đã góp phần làm tăng giá trị sinh lợi từ hiệu quả sử dụng đất và kinh doanh dịch vụ, du lịch; nên sẳn sàng hợp tác đầu tư, quản lý, trồng rừng mới tại các thửa đất được quy hoạch xây dựng xác định là đất cây xanh – cảnh quan rừng của dự án…

4. Phát triển du lịch nông thôn và cách ứng xử với đất sản xuất nông nghiệp

Trong gần 15 năm thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (từ 2008-2022), hầu hết các xã và nhiều huyện trong cả nước đã được công nhận đạt ngưỡng tiêu chí “Nông thôn mới” cho thấy diện mạo nông thôn đang thay đổi nhanh, tạo nên một sức sống mới cho quá trình phát triển địa phương. Nhiều mô hình sản xuất mới gắn với làng nghề truyền thống, kết hợp công nghệ tiên tiến, phương thức quản trị doanh nghiệp khoa học, văn minh… Đặc biệt, một số doanh nghiệp tiềm năng đã tổ chức các mô hình phức hợp – đa chức năng, kết hợp sản xuất gắn với du lịch, dịch vụ, tham quan, vui chơi giải trí…; vừa quảng bá, tiếp thị, kéo dài chuỗi cung ứng, trở thành những “điểm đến” hấp dẫn du khách, mang tính khác biệt; góp phần kéo giãn du khách về hướng cách xa trung tâm đô thị và kích hoạt kinh tế nông thôn tiếp cận với nhịp sống của TP.

Phát triển du lịch nông thôn ngày càng đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, đáp ứng xu hướng du lịch thế giới hiện nay là “Du lịch xanh – Du lịch sinh thái – Du lịch canh nông”. Do vậy, hoạt động du lịch không thể thiếu các công trình xây dựng và việc xin chuyển đổi mục đích đất xây dựng theo quy hoạch dự án, để đảm bảo thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng… là lẽ đương nhiên và phù hợp quy định. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đối với đất sản xuất nông nghiệp chỉ ưu tiên dành cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp “thuần nông” (trồng trọt, chăn nuôi), chưa tương thích với các loại công trình mang chức năng kinh doanh – dịch vụ khác (không phải làm nông nghiệp chính thống), nên việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng thật sự không dễ dàng, mỗi nơi ứng xử khác nhau. Đồng thời, việc quản lý xây dựng trên địa bàn nông thôn thuộc thẩm quyền cấp huyện/xã, nên một khi đất nông nghiệp không được phép chuyển mục đích, thì việc xây dựng gần như là “trái phép” và công trình xây dựng được “tồn tại” trong các khu du lịch canh nông là sự bất cập giữa quy định pháp luật và “lợi ích cục bộ” của từng địa phương khi buông lỏng quản lý (dù chủ ý hay vô tình).

Một góc nhìn khác đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ – du lịch: Hoạt động du lịch chịu sự chi phối của nhu cầu khách hàng và thị trường sản phẩm cạnh tranh. Do vậy, quy luật phát triển gần như bắt buộc các công trình xây dựng phải thích nghi với giải pháp linh hoạt trong quy hoạch xây dựng, cần có sự uyển chuyển, thay đổi đa dạng, theo thời gian, nhu cầu trước mắt và lâu dài (về: Thẩm mỹ, công năng, kiến trúc, quy mô, vị trí…). Đối với các khu du lịch vùng nông thôn rất cần có cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang xây dựng và cấp phép xây dựng cũng phải linh hoạt, phù hợp quy định pháp luật về đất đai, xây dựng… nhưng không “dị ứng” với quy luật thị trường, theo phương châm “Quản lý để phát triển và phát triển cần được kiểm soát”.

Tại Lâm Đồng, với kỳ vọng vào sự phát triển các vùng nông thôn, khai thác tiềm năng du lịch từ đặc trưng của các vùng miền, kéo giãn sự tập trung du khách ra các vùng ngoại ô… Nhà nước cho phép hình thành mô hình xây dựng “Làng đô thị xanh” đầu tiên của cả nước và hiện nay chính quyền TP Đà Lạt đang triển khai – tại thôn Đa Lộc, xã Xuân Trường. Điểm nổi bật theo đề án này là tỉnh Lâm Đồng (đã được Bộ Xây dựng chấp thuận) ban hành quy định về tiêu chí tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất trong giải pháp quy hoạch xây dựng đối với quỹ đất nông nghiệp là: Bố trí phần đất chuyên sản xuất nông nghiệp đạt 70%, đất xậy dựng công trình công cộng và đất ở (dành cho gia chủ và khách lưu trú) đạt 30%; trong đó tỷ lệ mật độ xây dựng công trình nhỏ hơn 40% và đất cây xanh, cảnh quan lớn hơn 50% đối với phần đất được chuyển mục đích sang đất xây dựng…

Bản vẽ 3: Giải pháp quy hoạch xây dựng mô hình khu du lịch canh nông gắn với đề xuất cơ chế
“Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng có thời hạn” và “Cấp giấy phép xây dựng có điều kiện”
Tình trạng bạt đồi rừng, hiến đất làm đường, gộp thửa đất nông nghiệp, phân lô bán nền trái phép và hình ảnh khu nhà ở mới của huyện đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang mang phong cách châu Âu theo cách áp đặt

Từ tiêu chí nêu trên, trong quá trình quản lý, nghiên cứu, tôi đề xuất hình thức “Chuyển mục đích sử dụng đất có thời hạn” và “cấp giấy phép xây dựng có điều kiện” (xem như cấp phép tạm) dựa trên cơ sở quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị (xem Bản vẽ 3). Cơ chế này không áp dụng cho trường hợp chủ đầu tư thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất dài hạn (50 năm) để thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng dự án được duyệt một cách ổn định và không thay đổi. Theo phương pháp luận cơ bản sau:

  1. Đồ án Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị được phép điều chỉnh cục bộ hoặc từng phần (5 năm/1 lần), nên nhu cầu điều chỉnh quy hoạch là cần thiết nhưng không được thay đổi mục tiêu dự án khi chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền;
  2. Người sử dụng đất tại các khu du lịch canh nông được đăng ký kế hoạch sử dụng đất (theo quy hoạch dự án được duyệt) từng năm hoặc định kỳ 5 năm, phù hợp với thời hạn thu tiền thuê đất để thực hiện dự án;
  3. Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng có thời hạn (từ 1 đến 5 năm) theo đề nghị của người sử dụng đất. Hết thời hạn cho phép sử dụng đất chuyển mục đích có thời hạn, nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn, phải hoàn nguyên trả lại chức năng sử dụng đất trước đó tại thửa đất hết hạn chuyển đổi;
  4. Được cấp phép xây dựng có điều kiện (Chủ đầu tư cam kết tháo dỡ khi hết thời hạn sử dụng đất được chuyển mục đích để xây dựng); quy mô công trình xây dựng phải phù hợp các chỉ tiêu về tác động và quản lý về quy hoạch, kiến trúc của dự án;
  5. Nhà đầu tư có nhu cầu chuyển dịch vị trí công trình sang vị trí khác hoặc thực hiện công trình tạm tại vị trí ngoài quy hoạch xây dựng dài hạn được duyệt, phải làm thủ tục này từ đầu. Lưu ý, việc xây dựng công trình tạm (theo đề xuất này) không làm tăng chỉ tiêu xây dựng của dự án, buộc nhà đầu tư phải cắt giảm quy mô xây dựng đối với các công trình chưa xây dựng theo quy hoạch dự án.

Thay lời kết

Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong quá trình quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn, cũng bộc lộ một số hạn chế về mục tiêu và định hướng phát triển du lịch nông thôn, xây dựng thị trường bất động sản…

Qua thực tế khảo sát, trải nghiệm từ một số địa phương (trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng), tôi ghi nhận như sau:

  1. Việc triển khai các quy hoạch phân khu xây dựng và quy họach chi tiết dự án (từ chủ trương thu hút đầu tư, cho phép tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch xây dựng…) diễn ra khác xa về chức năng phân khu so với định hướng quy hoạch chung ban đầu được duyệt – nhất là đối với đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch xã theo tiêu chí nông thôn mới;
  2. Một số mô hình du lịch, khu dân cư tự phát, rất đa dạng; nhưng việc chuyển hóa quỹ đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất sang nhóm đất phi nông nghiệp, để xây dựng cơ sở hoạt động kinh doanh “du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp” và đất ở “khu đô thị mới” trong các đồ án được phép triển khai tại khu vực nông thôn, đã tạo nên “cơn sốt ảo” về dự báo quy mô du khách và số dân tăng cơ học nhập cư;
  3. Nhu cầu chuyển đổi nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, với diện tích lớn, mức độ lan rộng nhanh, tạo sức ép cho các nhà quản lý đất đai và xây dựng về giải quyết thủ tục hồ sơ đúng phép và kiểm tra xử lý hành vi sai phép (như: Lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, chuyển dịch mua bán trái phép, hoán đổi đất làm đường để phân lô bán nền, hình thành các khu dân cư trái phép…);
  4. Nhiều mô hình dự án phát triển khu đô thị mới, bất động sản du lịch, có hình thức kiến trúc đồng loạt, mật độ dày, thiếu cảnh quan – cây xanh, dân cư thưa thớt và thiếu sức sống từ các hoạt động dịch vụ công cộng tương xứng với tầm vóc quy mô xây dựng… Đặc biệt, đáng lo ngại nhất là hình thức kiến trúc áp đặt theo phong cách phương Tây (từ ý muốn của nhà đầu tư) đã tạo nên một “dấu ấn địa điểm mới” khá giống nhau từ một số địa phương, và xóa dần những “ký ức nơi chốn xưa” vốn có mà người dân địa phương từ bao đời nay luôn nhớ về…

ThS.KTS Trần Đức Lộc
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2022)

The post Sự chuyển mình của nhóm đất nông nghiệp trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn (góc nhìn từ thực tế quản lý quy hoạch tại Đà Lạt – Lâm Đồng) appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/4BaGJ1F
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Quản lý Không gian công cộng ven biển tại Phú Quốc – Kiên Giang

Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước có biển, có hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ và đa dạng, tài nguyên với tiềm năng đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển đảo. Vùng biển với diện tích khoảng 63.290 km2, bờ biển dài khoảng 200km, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, có 40 hòn đảo có dân cư sinh sống, Kiên Giang nằm trong vùng vịnh Thái Lan, bờ biển trên phần đất liền của tỉnh, trải dài từ huyện An Minh đến TP Hà Tiên, qua 07 huyện, TP với chiều dài khoảng 200 km.

Kiên Giang là một tỉnh ven biển, là một trong 13 tỉnh, TP thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vị trí nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam. Lãnh thổ bao gồm phần đất liền và hải đảo, diện tích tự nhiên rộng 6.348,5 km2, dân số khoảng 1.723.067 người. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính, gồm 03 TP và 12 huyện, trong đó TP Phú Quốc và huyện Kiên Hải thuộc vùng hải đảo. Vịnh Rạch Giá là một trong 8 vịnh chính dọc theo đường bờ biển Việt Nam. Vịnh cửa sông duy nhất của Việt Nam ở bờ biển phía Tây, diện tích khoảng 1.226km2.

TP Phú Quốc là đô thị loại II, TP biển đảo đầu tiên của Việt Nam, nằm trên vùng biển Tây Nam Bộ, cực Nam của Tổ quốc. Hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên rộng 589,923 ha, dân số khoảng 179.480 người, gồm 09 đơn vị hành chính (02 phường: Dương Đông, An Thới và 07 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn và xã đảo Thổ Châu).

Hiện nay, Phú Quốc có khoảng 150km bờ biển, chiều dài các bãi cát ven biển có khả năng phát triển du lịch (bãi tắm) khoảng 48,8km được phân bố tại 18 bãi tắm công cộng. Tại đây, nhiều không gian công cộng (KGCC) ven biển đã được quan tâm, đầu tư và trở thành hình ảnh đặc trưng của Phú Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển của các KGCC này còn chưa đồng đều, các khu vực tư nhân được quan tâm đầu tư nhưng có sự hạn chế cho người tiếp cận, sử dụng. Trong khi đó, các KGCC thuộc phạm vi quản lý của nhà nước lại đơn sơ, thiếu cải tạo, chỉnh trang nên bị xuống cấp và ít thu hút người dân và du khách. Thực tế là chưa có giải pháp quản lý hiệu quả để phát huy giá trị đặc trưng KGCC ven biển của TP Phú Quốc.

Theo định hướng của Chính phủ tại Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010; Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2021-2022; Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Phú Quốc nhiệm kỳ 2021-2025 và Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “… đảm bảo quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hoá và văn minh đô thị là nền tảng phát triển…”

Để hoàn thiện tiêu chuẩn sống của người dân đô thị loại II, hướng đến xây dựng TP xanh, phát triển bền vững và TP Phú Quốc đạt đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2025, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý KGCC ven biển tại TP Phú Quốc là rất cần thiết.

Thực trạng công tác quản lý KGCC ven biển tại TP Phú Quốc

Trong quá trình phát triển, Phú Quốc được Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” năm 2004 (QĐ 178/2004/QĐ-TTg); quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc năm 2005 (quyết định 1197/QĐ-TTg), điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc năm 2010 (quyết định 633/QĐ-TTg), Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc lần 1 năm 2015 (quyết định 868/QĐ-TTg) và lần 2 năm 2021 (quyết định 486).

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất toàn đảo sau khi điều chỉnh cục bộ lần 1 (năm 2015) và lần 2 (năm 2021)

Chính phủ thành lập Khu kinh tế Phú Quốc năm 2013 (quyết định 31/2013/QĐ-TTg); công nhận đô thị loại II năm 2014 (quyết định 1676/QD(-TTg) và thành lập TP Phú Quốc 2020 (Nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH). Phú Quốc là 1 trong 3 TP thuộc tỉnh Kiên Giang – TP biển đảo đầu tiên của Việt Nam.

Căn cứ các quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt 31 đồ án quy hoạch phân khu, diện tích 8.597ha (khoảng 77%); ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị đảo Phú Quốc; Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc đã phê duyệt 277 đồ án quy hoạch chi tiết, diện tích 7.878ha (khoảng 61%).

UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt và công bố đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021 (QĐ 2043/QĐ-UBND); phê duyệt danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Kiên Giang năm 2021 (QĐ 2044/QĐ-UBND); uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ cho ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc năm 2020 (QĐ 3034/QĐ-UBND); quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL khu kinh tế Phú Quốc năm 2020 (QĐ 962/QĐ-UBND ngày 20/4/2020).

Bảng thống kê quy mô diện tích các bãi tắm công cộng của TP Phú Quốc

Trong khoảng thời gian 18 năm phát triển kể từ khi có quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004. TP Phú Quốc đã phát triển đúng định hướng và đã được ghi tên vào bản đồ du lịch quốc tế.

Thiết kế trục chính thương mại liên kết ngang với khu chợ bản địa.

Nhận diện các yếu tố đặc trưng của KGCC ven biển TP Phú Quốc

Tổng thể chung thì khu vực phía Tây là khu vực động tập trung phát triển liên hoàn các đô thị An Thới – Bãi Trường – Dương Đông – Cửa Cạn – Bãi Dài – Gành Dầu. Định hướng phát triển các đô thị nén và cao tầng. Khu vực phía Đông chủ yếu bố trí các khu du lịch, khu đô thị Hàm Ninh, khu Bãi Thơm… và phần lớn là khu vực Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Khu vực 1: Phía Tây Nam TP Phú Quốc

Nhận diện KGCC ven biển của của khu vực này là các bãi biển kéo dài theo hướng Bắc Nam, tập trung rất nhiều các dự án của các nhà đầu tư đã hoạt động và đang chuẩn bị đầu tư. Phạm vi hành lang biển và đường giao thông công cộng (không có xe cơ giới) rộng 76m. Khu vực quảng trường biển gắn với ga cáp treo An Thới. KGCC tại khu vực này phát huy giá trị đã tạo được sự đồng thuận của các nhà đầu tư, người dân và du khách.

Khu vực 2: Phía Đông Nam TP Phú Quốc

Khu vực này định hướng phát triển các khu du lịch cao cấp và các quảng trường biển, tập trung tại Bãi Sao, Bãi Khem và khu vực Mũi Ông Đội. Quảng trường biển tại khu vực Bãi Khem đầu tư đúng theo quy hoạch chi tiết và đã phát huy tác dụng. Khu vực KGCC ven biển khu vực Mũi Ông Đội thì có sự hạn chế tiếp cận của người dân và du khách.

Khu vực 3: Phía Tây Bắc TP Phú Quốc

Khu vực này định hướng phát triển đô thị Dương Đông gắn với cảng hành khách quốc tế Dương Đông. Khu vực này KGCC ven biển chưa được đầu tư xây dựng (Chỉ có 1 quảng trường biển và một phần bãi tắm ở khu vực Dinh Cậu). KGCC ven biển tại khu vực Bãi Ông Lang, Cửa Cạn, Bãi Dài đang được chuẩn bị đầu tư và cũng có hạn chế sự tiếp cận của cộng đồng.

Phía Đông Bắc TP Phú Quốc

Khu vực này KGCC ven biển gắn liền với không gian Vườn quốc gia và khu vực bảo tồn biển, đây là yếu tố rất đặc trưng của khu vực này. Không gian các bãi biển và độ dốc rất thoãi nhẹ về phía Đông và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Đề xuất giải pháp quản lý KGCC ven biển tại TP Phú Quốc

Tác giả tập trung đề xuất các nguồn lực thực hiện.

  1. Nguồn lực về cơ chế chính sách: Trên cơ sở các yếu tố đặc thù, TP Phú Quốc đã và đang triển khai thực hiện thông qua các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. TP Phú Quốc tập trung hoàn thiện các quy hoạch chi tiết các khu vực KGCC (trong đó lồng ghép các các cơ chế về đất đai, tài chính, thẩm quyền…) làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện.
  2. Nguồn lực về nguồn vốn đầu tư: UBND TP Phú Quốc cần bố trí vốn để đầu tư các hạng mục chính của KGCC ven biển và cần có cơ chế phối với các nguồn vốn ngoài xã hội để thực hiện. Theo báo cáo thì tỷ lệ thu hút nguồn vốn ngoài xã hội so với nguồn vốn từ ngân sách là 1 vốn ngân sách thì thu hút được 29 vốn ngoài ngân sách.
  3. Nguồn lực về trí thức: Tổ chức các hội thảo khoa học về KGCC, lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia… lắng nghe và tiếp thu các định hướng mới về phát triển KGCC ven biển; tổ chức thi tuyển phương thiết kế để chọn phương án tốt nhất, có tính đặc trưng tiêu biểu của từng KGCC ven biển. Đây là yếu tố nền tảng để TP Phú Quốc có những KGCC ven biển tốt nhất để phục vụ cộng đồng dân cư.
  4. Nguồn lực về các điều kiện tự nhiên: Trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các KGCC ven biển của TP Phú Quốc, tập trung phát huy cao nhất cho yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhằm tạo nên sự đa dạng cho KGCC ven biển, gắn liền với văn hoá biển vùng Tây Nam Bộ.
  5.  Nguồn lực từ các quy hoạch: Hoàn thiện các quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất; đề xuất các cơ chế đặc thù vào trong các quy hoạch để làm cơ sở thực hiện; thực hiện đầu tư và kêu gọi đầu tư; quy hoạch là công cụ là cơ chế để tạo ra nguồn lực thực hiện.

Phú Quốc trong quá trình phát triển hướng đến đạt đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang trước năm 2025. Sự thiếu hụt cũng như hạn chế tiếp cận của người dân và du khách tới các KGCC ven biển đã được nhận thấy rõ ràng. Đánh giá thực trạng quản lý, học tập kinh nghiệm, nhận diện và đề xuất giải pháp quản lý KGCC ven biển – Hướng tới xây dựng TP Phú Quốc phát triển bền vững trong tương lai.

Hà Văn Thanh Khương
Giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2022)

The post Quản lý Không gian công cộng ven biển tại Phú Quốc – Kiên Giang appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/iCmLvSB
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//