Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Các mốc thời gian quan trọng của Giải thưởng bất động sản Việt Nam PROPERTYGURU 2021

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid – 19, Giải thưởng Bất động sản (BĐS) Việt Nam PropertyGuru nói riêng và Giải thưởng BĐS Châu Á PropertyGuru nói chung có một số thay đổi so với quyết định ban đầu,  chính thức ấn định các mốc thời gian quan trọng trong năm 2021.

Các mốc thời gian dự kiến trước khi làn sóng dịch bệnh Covid - 19 bùng nổ
Các mốc thời gian dự kiến trước khi làn sóng dịch bệnh Covid – 19 bùng nổ

Mặc dù trong năm vừa qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, các sự kiện trao giải của chuỗi Giải thưởng BĐS PropertyGuru đã được diễn ra thành công tốt đẹp giúp duy trì cho giải thưởng. Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh, ban tổ chức đã cân nhắc và sắp xếp tổ chức sự kiện trao giải với các hình thức khác nhau như trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp cả hai để phù hợp với tình hình thực tế của từng quốc gia.

Năm 2021, trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và số ca nhiễm không ngừng gia tăng, các sự kiện trao giải của chuỗi Giải thưởng BĐS PropertyGuru cũng sẽ được ban tổ chức lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp ở từng quốc gia.

Tại Việt Nam, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đang bùng phát và trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người và tuân thủ quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, ban tổ chức của giải thưởng đã quyết định điều chỉnh các mốc thời gian quan trọng của Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru lần thứ 7 và Giải thưởng BĐS Châu Á PropertyGuru lần thứ 16 cụ thể như sau.

Các mốc thời gian quan trọng:

  • 27/08/2021: Đóng cổng đề cử và ứng cử.
  • 05/11/2021: Tổ chức đêm chung kết trao giải BĐS Việt Nam PropertyGuru 2021 (GEM Center, Thành phố Hồ Chí Minh).
  • 09/11/2021: Tổ chức buổi chung kết trao giải trực tuyến BĐS Châu Á PropertyGuru 2021.

Theo ông Jules Kay, Giám đốc Điều hành của Giải thưởng BĐS Châu Á PropertyGuru: “Năm ngoái, Giải thưởng BĐS PropertyGuru đã tổ chức rất thành công những sự kiện trao giải trực tuyến đầu tiên trong khu vực. Điều này đã chứng tỏ khả năng phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như sức mạnh và quyết tâm của các công ty cùng các chuyên gia.

Năm nay, với những thách thức được đặt ra do đại dịch đang diễn ra trên toàn cầu, chúng tôi sẽ đưa ra các hình thức tổ chức sự kiện trao giải phù hợp và ưu tiên vấn đề sức khỏe của các giám khảo, đối tác, khách mời và ban tổ chức. Các biện pháp phòng ngừa sẽ được triển khai, đồng thời tuân thủ chặt chẽ những quy định phòng dịch của các quốc gia trong khu vực, nhằm giữ an toàn cho mọi người trong những giây phút chúc mừng và chia sẻ các câu chuyện thành công của ngành BĐS”.

Thảo Anh – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc


Xem thêm:

The post Các mốc thời gian quan trọng của Giải thưởng bất động sản Việt Nam PROPERTYGURU 2021 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3dwww9A
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Cải tạo, mở rộng Bảo tàng Louvre, Paris – Món quà từ Ai Cập

Khoảng năm 1981, Bảo tàng Louvre cần được cải tạo và mở rộng để đáp ứng nhu cầu bảo quản – lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật lẫn khách tham quan. Kiến trúc sư được mời thiết kế không phải là người Pháp mà là người Mỹ – gốc Hoa tên Ioh Ming Pei, với một ý tưởng thị giác mang hình ảnh công trình Kim tự tháp ở Ai Cập. Người dân Pháp đã không khỏi tức giận và phản đối sự vụ này. Nhưng chính những giá trị kiến trúc thực sự đã hóa giải mọi xung đột, và mang đến cho hết thảy một kiệt tác mới.

Một đề bài khó

Hình 1a. Theo dòng thời gian và chính sự biến chuyển, Louvre thay đổi công năng khác nhau trước khi là bảo tàng bây giờ; nó là một di sản nhờ vào những giá trị kiến trúc-cảnh quan được chăm chút, ở một quy mô hoành tráng… [7]
Hình 1a. Theo dòng thời gian và chính sự biến chuyển, Louvre thay đổi công năng khác nhau trước khi là bảo tàng bây giờ; nó là một di sản nhờ vào những giá trị kiến trúc-cảnh quan được chăm chút, ở một quy mô hoành tráng… [7]
Hình 1b. Và những chi tiết cấu tạo - điêu khắc chuẩn mực, kỳ công. [7]
Hình 1b. Và những chi tiết cấu tạo – điêu khắc chuẩn mực, kỳ công. [7]
Khi François Mitterrand đắc cử tổng thống năm 1981, ông lập một kế hoạch tham vọng dành cho nhiều dự án xây dựng tầm cỡ. Một trong những dự án như vậy là cải tạo Bảo tàng Louvre. Sau khi đã đến thăm nhiều bảo tàng ở Châu Âu và nước Mỹ, ông ấn tượng đặc biệt với Bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ và sau đó đã mời đích danh kiến trúc sư I.M. Pei tham gia thiết kế vào năm 1984. [1]

Khoảng năm 1981, Bảo tàng Louvre cần một đồ án nâng cấp để giải quyết một loạt vấn đề nan giải của về không gian trưng bày, kho lưu trữ, lẫn lối vào chính dành cho khách tham quan vốn đã quá tải. Bất cứ điều chỉnh gì lên công trình này đều phải thoả đáng tiêu chí chính trị và văn hoá. Vì Louvre không chỉ là một bảo tàng quốc gia; từng hạng mục của nó đều là mảnh ghép quan trọng của bức tranh toàn cảnh lịch sử Pháp, bao gồm biến thể từ quân quyền sang cộng hoà. [1]

Louvre mang lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ mười hai, với chức năng ban đầu là pháo đài hoàng gia, rồi sau đó lần lượt biến đổi thành dinh thự hoàng gia, dinh thự hoàng đế thời Napoleon, trại giam, trung tâm hành chính, và trường nghệ thuật. Chức năng trưng bày có từ cuối thế kỷ mười tám. [2]

Bất đồng từ những thanh danh

Mặc dù tổng thống Mitterrand hài lòng về đề xuất thiết kế, nhưng giám đốc bảo tàng André Chabaud lại không, để rồi ông đã từ chức vì cho rằng dự án không khả thi và phơi ra nhiều mạo hiểm. Quần chúng cũng phản đối gay gắt, chủ yếu nhằm vào đề xuất khối kim tự tháp. Pei phỏng chừng có khoảng 90% người dân Paris phản đối thiết kế. Người ta ngạc nhiên khi chính phủ lại tìm đến một kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa để làm thiết kế cho một công trình-trái tim văn hoá của thủ đô nước Pháp. Đây chắc chắn là một dự án nhạy cảm chính trị nhất mà Pei đã gặp, cũng có lẽ sẽ khó có cái thứ hai.

Trong sự cố gắng xoa dịu nỗi bức bối của công chúng, Pei đã làm theo gợi ý của Jacques Chirac là cho thực hiện một mô hình đúng kích thước của khối kim tự tháp và trưng bày tại khoảng sân. Nhiều nhà phê bình đã hết phản đối khi tận mắt trông thấy hình khối thiết kế ở kích thước thật đó.

Những gì đã trải qua sau dự án này gây mệt mỏi đối với Pei, nhưng cũng mang đến kết quả đáng tưởng thưởng. “Sau Bảo tàng Louvre,” ông nói sau này, “tôi nghĩ sẽ không có dự án nào là quá khó khăn.” [1]

Hình 2a. Từ năm 1989, từ kết quả của đồ án cải tạo gây nhiều tranh cãi của kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa I.M. Pei, hình ảnh Bảo tàng Louvre đã thay đổi hình ảnh nhận diện mới – khối mái kính hình kim tự tháp không thể tách rời khỏi mặt đứng của các dãy nhà, như thể là phần hoàn thiện của một thiết kế đã có từ thế kỷ mười hai. [7]
Hình 2b. Có lẽ ngay cả những người đã phản đối đề xuất thiết kế của Pei trước đây, họ không thể phủ nhận, với thiết kế mới bổ sung, Louvre có nhiều góc nhìn sống động, bất ngờ, thú vị hơn bao giờ hết. [7]

Thiết kế thông minh

Cấu trúc đạt chiều cao 21,6 m. Mặt bằng hình vuông có cạnh 34 m và diện tích 1.000 m2.

Pei đề xuất một lối vào chính tại trung tâm quảng trường Cour Napoleon. Bên dưới là các sàn phức hợp nhiều chức năng dành cho nghiên cứu, kho lưu trữ, và mục đích bảo trì. Tại trung tâm của sảnh chung, ông thiết kế một cấu trúc hình kim tự tháp bằng kính và thép. Ngay bên dưới mái kính này là một cấu trúc hình kim tự tháp khác nhưng lật ngược. Pei nhận định rằng kim tự tháp là hình lý tưởng nhất cho độ xuyên sáng ổn định, và nó là thiết kế “thích hợp nhất để kết hợp với kiến trúc của Bảo tàng Louvre, đặc biệt nhờ vào hình thức mái chia đa diện.” [3, 4]

Hình 3a. Cấu trúc mái kính che sảnh đón chính cho khách tham quan là thiết kế mấu chốt và ảnh hưởng thị giác kiến trúc nhất đối với di sản bảo tồn Louvre. Nó mang ý nghĩa của biểu tượng tính trường tồn; đồng thời, giải pháp cấu tạo tối tân của nó góp thêm giá trị kiến trúc thể kỷ hai mươi vào câu chuyện lịch sử vẫn hằng tiếp diễn. [7]
Hình 3a. Cấu trúc mái kính che sảnh đón chính cho khách tham quan là thiết kế mấu chốt và ảnh hưởng thị giác kiến trúc nhất đối với di sản bảo tồn Louvre. Nó mang ý nghĩa của biểu tượng tính trường tồn; đồng thời, giải pháp cấu tạo tối tân của nó góp thêm giá trị kiến trúc thể kỷ hai mươi vào câu chuyện lịch sử vẫn hằng tiếp diễn. [7]
Lối vào âm dưới quảng trường là một thiết kế hợp lý, để từ đó ba lối lưu thông dẫn đến ba dãy nhà của mặt bằng hình chữ U. Giải pháp này có thể điều tiết lưu lượng khách tham quan khổng lồ đến các khối trưng bày mà không ảnh hưởng bất tiện lẫn nhau. Diện tích to lớn bên dưới quảng trường cho phép thoải mái mở rộng các hạng mục bảo tàng vốn bị dồn nén trước đây.

Để giảm thiểu tác động trái chiều của khối mái kính hình kim tự tháp mang hình khối và vật liệu quá tương phản đến Louvre hiện hữu, Pei đã đòi hỏi một công nghệ mới đảm bảo sản xuất ra vật liệu kính cực trong suốt. Cấu trúc chịu lực của mái kim tự tháp bốn mặt cũng được Pei áp dụng giải pháp cấu tạo “thông minh”—vững chãi nhưng nhưng thanh mảnh nhất; giải pháp hiệu quả nhờ vào việc khai thác khả năng chịu kéo của dây cáp và chịu nén của các thanh chống theo kiểu cấu trúc tensegrity. [4]

Thiết kế phá cách của khối kim tự tháp ngược tại khu vực giải lao-mua sắm không chỉ khiến khách tham quan thích thú mà còn là một giải pháp khôn ngoan về mặt vật lý kiến trúc, khi cho phép ánh sáng tự nhiên đi xuống và toả ra xa nhất cho các diện tích thênh thang âm dưới lòng đất.

Hình 3b. Pei đã đòi hỏi một công nghệ mới đảm bảo sản xuất ra vật liệu kính cực trong suốt để giảm thiểu tác động trái chiều đến Louvre hiện hữu. Cấu trúc chịu lực của mái kim tự tháp bốn mặt cũng được Pei áp dụng giải pháp cấu tạo “thông minh” nhất”—vững chãi nhưng với ít vật liệu và biểu hiện nhẹ nhàng nhất; giải pháp thông minh nhờ vào việc khai thác khả năng chịu kéo của dây cáp và chịu nén của các thanh chống theo kiểu cấu trúc tensegrity. [7]
Hình 4. Thiết kế phá cách của khối kim tự tháp ngược tại khu vực giải lao-mua sắm khiến khách tham quan có thể mỉm cười và tiến lại gần mà quan sát, chụp hình. Nó cũng là một giải pháp khôn ngoan về mặt vật lý kiến trúc, khi cho phép ánh sáng tự nhiên đi xuống và toả ra xa nhất cho các diện tích thênh thang âm dưới lòng đất. [7]

Giá trị trường tồn

Hình 5. Nếu không phải là thiết kế “bất thường” của I.M. Pei, liệu những người trẻ của thế hệ mới này có hào hứng và tận hưởng khi đến Louvre-800-năm-tuổi để chụp hình hay vẽ tranh? [7]
Sau đồ án cải tạo và mở rộng của I.M. Pei hoàn tất, từ năm 2002 số lượng khách tham quan đã tăng gấp đôi so với trước đó. Hiện tại, Bảo tàng Louvre là bảo tàng nghệ thuật có đông khách tham quan nhất thế giới với hơn 10 triệu khách mỗi năm. [5]

Shakespeare nói, “Mọi thứ [được xem là] tốt đẹp khi có kết thúc tốt đẹp.”

Cải tạo, mở rộng cho một bảo tàng như Louvre ở Paris chắc chắn là công tác khó khăn. Kiến trúc sư không chỉ đương đầu với bài toán thiết kế kiến trúc, với chủ đầu tư mà cả với một lượng nhân sự liên quan đông đảo, và còn nữa, những người dân của thành phố… Kiến trúc sư càng thể hiện bản lĩnh và khả năng của mình khi kết thúc dự án với một kết quả tốt đẹp, dù là ông mang đến ý tưởng xa vời như ở tận Ai Cập!

Khối kim tự tháp Louvre là cấu trúc được biết đến nhiều nhất của Pei.

Thông tin thêm

Về Bảo tàng Louvre [1, 5]

  • Đây là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới, nằm bên bờ Đông dòng sông Seine của thủ đô Paris nước Pháp.
  • Khoảng 38.000 mẫu vật từ thời tiền sử đến thế kỷ thứ 21 được trưng bày tại đây, trên tổng diện tích sàn hơn 72.000 mét vuông.
  • Bộ sưu tập cuả bảo tàng bao gồm tám đề mục: Cổ đại Ai Cập; Cổ đại cận phương Tây; Hy Lạp, Etruscan và Cổ đại La Mã; Nghệ thuật Hồi giáo; Điêu khắc; Nghệ thuật trang trí, Tranh vẽ, Bản in và Bản vẽ.
  • Bảo tàng Louvre mở của đón khách tham quan lần đầu tiên vào năm 1793, với khoảng hơn 500 bức tranh.
  • Bảo tàng Louvre tự hào là nơi trưng bày một trong những tác phẩm đắt giá nhất thế giới Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
  • Dự án cải tạo-mở rộng cuối cùng của Louvre bắt đầu từ năm 1981, chia thành bốn giai đoạn.
  • Giai đoạn I bao gồm Kim tự tháp Louvre được hoàn thành năm 1989.
  • Giai đoạn II và III bao gồm hai thiết kế quan trọng là tầng Kim tự tháp lật và thang xoắn cuốn được hoàn thành năm 1993. Các hạng mục cảnh quan và quảng trường hoàn tất giai đoạn IV của toàn bộ dự án vào năm 2015.

Về Ioh Ming Pei [5, 6]

  • Ioh Ming Pei là kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa, sinh ngày 26 tháng 4 năm 1917, tại Quảng Châu.
  • Năm 1935, ông đến Mỹ và nhập học tại khoa kiến trúc trường Đại học Pennsylvania. Ông không thích lối đào tạo chú trọng vào lối kiến trúc Beaux-Art lâu đời vốn đặt nặng việc sao chép các công trình kinh điển Hy Lạp và La Mã. Học kỳ 2 năm 1935, ông chuyển đến học kỹ thuật tại Học viện công nghệ Masachusetts (MIT). Trưởng khoa kiến trúc tại đây nhận ra Pei là một tài năng kiến trúc và đã thuyết phục Pei trở lại chuyên ngành cũ.
  • Pei đã dành thời gian rỗi của mình để tìm hiểu thêm về các kiến trúc sư đang nổi, đặc biệt là Le Corbusier. Pei mê hoặc những thiết kế sáng tạo của phong cách Quốc tế mới mẻ, đặc trưng bởi hình khối đơn giản hoá và việc áp dụng nhiều vật liệu kính và thép. Le Corbusier đến thăm MIT vào tháng 11 năm 1935, chỉ tình cờ nhưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Pei: “hai ngày với Le Corbusier có lẽ là khoảng thời gian quan trọng nhất trong việc học kiến trúc của tôi.”
  • Năm 1942, Pei kết hôn với Eileen Loo cũng là người gốc Hoa và là cựu sinh viên ngành kiến trúc cảnh quan của Harvard. Thông qua mối liên hệ này, Pei đã có bước ngoặt quan trọng trọng trong việc học kiến trúc của mình là ghi danh học tại trường Đại học Thiết kế Harvard. Vào những năm 1940, Chủ nghĩa hiện đại ở Mỹ và tại Harvard xem như là một. Đó là nhờ vào sự tham gia của nhóm các kiến trúc sư Trường Bauhaus Walter Gropius và Marcel Breuer sau biến cố Đức quốc xã buộc đóng cửa trường. Pei thoạt đầu đã mê hoặc Chủ nghĩa hiện đại mang tính biểu hiện cao của Le Corbusier, nhưng ông cũng cuồng say triết lý Bauhaus về “thiết kế toàn thể” của Gropius và tính đa chuyên gia tích hợp thực sự. Pei có việc làm khởi sắc tại Harvard và cũng là một giảng viên truyền cảm hứng được yêu quý.
  • Năm 1983, Ioh Ming Pei nhận Giải thưởng Pritzker.
  • M. Pei là kiến trúc sư ngoại tịch đầu tiên tham gia thiết kế cho Bảo tàng Louvre.

THS. KTS Võ Ngọc Lĩnh
Khoa Kiến trúc nội thất – Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh


Tài liệu tham khảo

[1] Reid, Aileen (1995). I.M. Pei. Knickerbocker Press, New York.

[2] Bautier, Genevieve Bresc (1995). The Louvre Architecture and History. Thames and Hudson, London.

[3] Glancey, Jonathan (1998). C20th Architecture –  The Structures that Shaped the Century. Carlton, London.

[4] Charlesson, Andrew (2006). Structure as Architecture. Routledge, New York.

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Louvre, truy cập ngày 12/05/2021

[6] Cohen, Jean-Louis (2006). Le Corbusier. Taschen, Köln.

[7] Tất cả hình ảnh do tác giả chụp.

The post Cải tạo, mở rộng Bảo tàng Louvre, Paris – Món quà từ Ai Cập appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3hg5Cnq
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Jotashield Sạch Vượt Trội chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam

Ngày 14/5/2021 vừa qua, sơn ngoại thất cao cấp Jotashield Sạch Vượt Trội của Jotun chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam với kỳ vọng sẽ mang đến xu hướng mới trong việc trang hoàng tổ ấm: bề mặt ngoại thất sáng sạch hơn, được bảo vệ một cách tối ưu hơn.

Buổi ra mắt trực tuyến sản phẩm Jotashield Sạch Vượt Trội thu hút sự chú ý từ khách hàng
Buổi ra mắt trực tuyến sản phẩm Jotashield Sạch Vượt Trội thu hút sự chú ý từ khách hàng

Đến với buổi lễ ra mắt trực tuyến sản phẩm Jotashield Sạch Vượt Trội của Jotun có sự góp mặt của những khách mời đặc biệt như ca sĩ Tóc Tiên, MC Phí Linh, Vlogger Dino Vũ. Chương trình đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường khi thu hút gần 2000 lượt theo dõi của các khách hàng trên cả nước.

Những ưu điểm nổi bật của Jotashield Sạch Vượt Trội

Ông Huỳnh Trần Nam - Giám đốc Tiếp thị tập đoàn Jotun giới thiệu về bộ 04 tính năng vượt trội của Jotashield Sạch Vượt Trội
Ông Huỳnh Trần Nam – Giám đốc Tiếp thị tập đoàn Jotun giới thiệu về bộ 04 tính năng vượt trội của Jotashield Sạch Vượt Trội

Phát triển từ công nghệ Chống Bám Bụi độc quyền, sơn ngoại thất cao cấp Jotashield Sạch Vượt Trội được ví như một chiếc “khiên” có khả năng đẩy lùi tất cả bụi bẩn cũng như các tác nhân gây hại khác, giúp bạn bảo vệ toàn diện vẻ đẹp của tổ ấm.

04 tính năng Jotashield Sạch Vượt Trội sở hữu gồm:

  • Khả năng chống bám bụi và ngăn ngừa vệt bẩn đột phá tạo ra một lớp phủ có khả năng bảo vệ ngôi nhà ngay khi vừa thi công, giảm thiểu tối đa sự hình thành của những vấn đề gây ra bởi thời tiết, giúp duy trì vẻ đẹp hoàn hảo của tường nhà theo thời gian.
  • Khả năng tự làm sạch bề mặt, tính năng này không những giúp ngôi nhà loại bỏ bụi bẩn cứng đầu một cách chủ động mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí bảo dưỡng cho gia chủ về lâu dài.
  • Khả năng bảo vệ lên đến 8 năm, giúp tổ ấm luôn tươi mới, bền bỉ, chống lại sự tấn công của môi trường ô nhiễm và thời tiết khắc nghiệt.

“Cháy hàng” ngay từ ngày đầu ra mắt

Với những tính năng nổi bật, phù hợp với nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng Việt Nam, các chuyên gia trong ngành không quá bất ngờ khi Jotashield Sạch Vượt Trội nhận được làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ các đại lý và khách hàng trên toàn quốc.

Như một lời cảm ơn đến người tham dự, Jotun đã tổ chức hoạt động rút thăm may mắn với những phần quà giá trị, đầy hấp dẫn. Hoạt động rút thăm may mắn được diễn ra trực tiếp ngay tại sân khấu livestream với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 120 triệu đồng.

Jotun mang đến nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng trong buổi lễ ra mắt Jotashield Sạch Vượt Trội
Jotun mang đến nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng trong buổi lễ ra mắt Jotashield Sạch Vượt Trội

Với nhu cầu trang hoàng nhà cửa ngày một tăng cao, các đại lý phân phối Jotun toàn quốc đã nhanh chóng đặt mua khiến Jotashield Sạch Vượt Trội chính thức “cháy hàng”. Kết thúc buổi ra mắt sản phẩm, đã có hơn 20.000 sản phẩm Jotashield Sạch Vượt Trội được đặt mua và tiến hành vận chuyển trên toàn quốc.

Sản phẩm sơn ngoại thất cao cấp Jotashield Sạch Vượt Trội đã chính thức được phân phối tại thị trường Việt Nam. Quý khách hàng có thể tìm mua sản phẩm khi liên hệ trực tiếp với các đại lý phân phối của Jotun trên toàn quốc.

Tìm kiếm các đại lý chính thức của Jotun tại: https://bit.ly/TimDaiLy

Jotun là hãng sơn đến từ Na Uy, được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Hiện tại, Jotun là hãng sơn hàng đầu thị trường trong lĩnh vực Sơn Công nghiệp và Sơn Hàng hải, đồng thời phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sơn Trang trí với công nghệ pha màu bằng máy vi tính hiện đại. Với ngành sơn Tĩnh điện được sát nhập từ tháng 8 năm 2010, Jotun càng khẳng định thế mạnh và sự khác biệt trong việc cung cấp “Giải pháp tổng thể về sơn”. Với hệ thống các văn phòng đặt trên khắp mọi miền đất nước từ Bình Dương, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội, Jotun đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu dù khắt khe của khách hàng.

Trong suốt những thập kỷ qua, Jotun luôn nỗ lực vượt qua những chuẩn mực trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm. Với cam kết hướng đến sự hoàn thiện, Jotun tự hào đã và đang cung cấp các sản phẩm sơn nội thất và ngoại thất cho các công trình nổi tiếng trên thế giới và điểm tô cho những ngôi nhà thêm đẹp và bền bỉ với thời gian.

Thảo Anh – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc


Xem thêm: 

The post Jotashield Sạch Vượt Trội chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3y1VjKv
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

9 cách để tận dụng tối đa không gian sân hiên nhà bạn

Bởi sân trong thường khá nhỏ, nên khá đáng tiền để trang hoàng chúng như một căn phòng thật sự, với sàn nhà, sơn màu và chỗ ngồi – tạo ra một khu vực ngoài trời đầy hấp dẫn. Hãy xem những ý tưởng dưới đây để tối đa hóa không gian và ánh sáng.

1. Làm sáng mọi thứ

Một khoảng sân lọt thỏm về đằng sau đôi khi có thể hơi tối. Để làm nó sáng hơn, hãy sơn các bề mặt với màu nhạt và luôn sử dụng bảng màu xanh lá cây và trắng. Bạn cũng nên cân nhắc chọn gạch lát sàn có màu nhạt, bởi nó sẽ lùi về phía sau và cho phép đồ nội thất cùng cây trồng nổi bật lên. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng cũng có thể giúp giữ cho không gian có cảm giác sáng sủa. Trong chiếc sân này của Karen Rogers của KR Garden Design, băng ghế nổi gắn liền với tường cho phép bạn có thể thấy được không gian bên dưới, làm cho khu vực này trông rộng rãi nhất có thể.

2. Biến mọi thứ trở nên ấm cúng

Một chiếc sân sau với chỗ ngồi và bóng râm sẽ khiến bạn muốn dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn. Hãy tận dụng điều này bằng cách kết hợp một khu vực chỗ ngồi ấm cúng, và tăng thêm sự ấm áp với hố lửa. Trong sân hiên này của Bestall & Co. Landscape Design, khu vực chỗ ngồi được bao quanh bởi những cây thường xanh, giúp không gian thêm phần kín đáo và ấm áp quanh năm.

3. Thiết kế xung quanh vòng ngoài của nhà (perimeter)

Hãy giải phóng khu vực trung tâm của chiếc sân nhỏ để mang lại cảm giác thoáng đãng bằng cách xây dựng chỗ ngồi xung quanh perimeter. Băng ghế tích hợp cũng có thể tăng gấp đôi chỗ để lưu trữ có giá trị nhằm tối đa hóa không gian. Hãy xem xét mua những kệ nhỏ để đặt chậu cây, vì chúng sẽ cho phép bạn trồng nhiều loại cây khác nhau, nhất là kệ tầng, để tăng thêm chiều cao và tạo cảm giác tươi mát.

4. Những tán cây đầy sức sống

Nếu bạn muốn trồng cây trong một khu vực nhỏ, hãy thử một số mẫu cây tán rộng, trông như những chiếc ô. Các nhánh cây sẽ đan vào nhau để tạo thành một tán cây, tạo cảm giác kín đáo cho bữa ăn ngoài trời. Trong khoảnh sân này, bốn cây mận đã được trồng tạo thành một hình vuông. Các tán cây tạo thành mái hiên ngay trên bàn, che được hết khu vực ăn uống và tạo cảm giác thân mật.

5. Nhìn lên bầu trời

Tối đa hóa không gian trong sân bằng cách thiết kế khu vực trên cao mà thực vật có thể phát triển. Trong khoảnh sân này của Clare Heffernan Architecture & Design, không gian mở phía trên giống như một giếng trời lớn. Một tấm lưới được gắn trên trần cho phép các loại cây leo một nơi để quấn xung quanh. Một hai chiếc đèn lồng được treo xen kẽ tán cây tạo ra không gian giống như một căn phòng trong vườn.

6. Trồng theo chiều dọc

Nếu bạn muốn được bao quanh bởi cây xanh trong một không gian nhỏ ngoài trời, hãy trồng cây trên tường hoặc hàng rào. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách treo chậu cây, trồng cây leo lên lưới hoặc tạo một bức tường sống. Trong khoảng sân nhỏ gọn này của The Garden Builders, những cây trồng trên tường đã giải phóng diện tích sàn cho việc ăn uống và thư giãn, trong khi vẫn mang lại những lợi ích của một khu vườn.

7. Rời khỏi phòng để chơi

Ngay cả khi chỉ là một khu vực nhỏ gọn, sân hiên vẫn có thể kết hợp cùng các khu vực nơi trẻ nhỏ có thể chơi đùa. Trong khu vườn này, Laara Copley-Smith Garden & Landscape Design đã kết hợp một hố cát vào sàn gỗ tuyết tùng; nó có thể được đậy lại khi trẻ không chơi. Sử dụng một vật liệu mềm dưới chân, giống như ván sàn trong bức hình này, và kết hợp nó với đá cuội và các nhà máy điêu khắc để mang lại năng lượng và sự sống cho không gian.

8. Chơi lớn

Cây cối với lá kích thước lớn trong một khu vực nhỏ hẹp có vẻ sẽ phản tác dụng, vì dễ dàng thấy rằng những tán lá lớn hơn sẽ làm cho một khu vực có cảm giác nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều ngược lại có thể đúng. Những chiếc cây lớn có thể tăng thêm chiều cao và hình thức, vừa mang lại cảm giác ẩn dật cho một sân trong. Hãy kết hợp các loại cây theo phong cách rừng rậm khác nhau và ghép chúng với những bức tường tối để thêm phần kịch tính.

9. Tạo đường cong

Khi thiết kế sân, bạn không cần phải cảm thấy bị giới hạn bởi các đường thẳng cứng nhắc. Thiết kế này cũng được tạo ra bởi Karen Rogers tại KR Garden Design, với sàn và tường được lát cong, bao quanh một chiếc bàn và ghế. Điểm nhấn này khiến mọi người cảm thấy khoảnh sân rất mời gọi. Hãy thêm các loại cây tròn, chẳng hạn như gỗ hoàng dương (Buxus spp.) được cắt tỉa theo hình quả địa cầu và tú cầu “Annabelle” (Hydrangea arborescens Annabelle), để tạo sự liên kết các yếu tố hình tròn.

Theo Phuong Linh – Designs

The post 9 cách để tận dụng tối đa không gian sân hiên nhà bạn appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3A1d92d
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Cây xanh đô thị

Cây xanh là đặc trưng bản sắc gắn liền với văn hóa địa phương và dấu ấn vùng miền của từng khu vực. Bất kỳ đâu có cây xanh, ở đó có hệ sinh thái đa dạng, hấp dẫn. Không phải con người, mà chính tự nhiên – hệ thực vật/cây xanh là điều gây dựng nên sự sống.

Con người ngày càng phát triển, như một điều tất yếu, các đô thị lần lượt hình thành, mở rộng về quy mô và hình thức. Bên cạnh các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị là một phần quan trọng trong việc xây dựng đô thị.

Đại lộ rợp bóng cây cổ thụ ở Paris, Pháp
Đại lộ rợp bóng cây cổ thụ ở Paris, Pháp

Cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thiết kế cảnh quan. Việc thiết kế, phân loại cây xanh trong đô thị dựa trên mục đích và tính chất sử dụng, bao gồm các nhóm chính: cây xanh công cộng, cây xanh hạn chế, cây xanh chuyên dụng; ở đây chúng ta tập trung vào tìm hiểu về cây xanh trong công cộng – được sử dụng có tính chất chung cho mọi người, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thể thao…

Cây xanh đường phố – được trồng trong đường giao thông đô thị, đóng vai trò định hình hành lang xây dựng, đồng thời có chức năng tạo bóng mát, giảm thiểu gió bụi, duy trì nền nhiệt ổn định.

Để đáp ứng được các tiêu chí quy hoạch, cây xanh đường phố là các loài cây lâu năm, thân thẳng, sở hữu tán lá rộng, khả năng phủ xanh cao.

Cây xanh công viên/công trình- được trồng thành một quần thể, tạo thành mảng xanh lớn, kết hợp với các tiện ích công cộng, đóng vai trò như lá phổi chính của toàn đô thị.

Cây xanh đặc biệt: cây xanh trong khu vực mang tính chất đặc trưng, bảo tồn, cây xanh cách ly, phòng hộ.

Ngoài giảm tiếng ồn, giảm khói bụi thì những con đường rợp bóng cây xanh hay ngập tràn sắc hoa vàng, hồng hay tím đều mang đến cảm giác dễ chịu, thư thái, thậm chí một chút mơ mộng cho người đi đường
Ngoài giảm tiếng ồn, giảm khói bụi thì những con đường rợp bóng cây xanh hay ngập tràn sắc hoa vàng, hồng hay tím đều mang đến cảm giác dễ chịu, thư thái, thậm chí một chút mơ mộng cho người đi đường

Ngoài ra, đối với sự phát triển đô thị những năm gần đây, cảnh quan là một làn gió mới phủ xanh lên các công trình đô thị, chung cư cao tầng. Việc ứng dụng cây xanh trong các hộ gia đình/căn hộ cho thuê trở thành một “gia vị mới”, nhu cầu lớn nhưng chưa và ít được định hướng, nghiên cứu bài bản.

Lợi ích của cây xanh trong hệ sinh thái không hề nhỏ, đặc biệt đối với môi trường đô thị.

Cây xanh hạn chế mức độ nhiễm độc không khí, lọc bụi và các chất độc hại: một hécta cây xanh có thể lọc từ không khí 50-70 tấn bụi/năm. Ngoài ra, một số loại cây xanh còn có khả năng khử mùi hôi thối bằng mùi khác do cây tiết ra như thông, long não, bạch đàn, ngũ gia bì.

Cây xanh có thể cản bớt tiếng ồn: Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5-6 lần.  Bên cạnh đó, cây xanh cản bớt tốc độ gió và chắn giữ lượng mưa, ngăn chống xói mòn hạn chế thiệt hại do thiên tai, gió bão, đồng thời bảo vệ các công trình kiến trúc, hạ tầng.

Nhờ đặc tính phong phú, các công viên cây xanh là nơi tập hợp tăng đa dạng sinh học góp phần bảo tồn, tái tạo tự nhiên cho khu vực.

Hòn đảo bảo tồn nằm giữa hồ Bán Nguyệt ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM
Hòn đảo bảo tồn nằm giữa hồ Bán Nguyệt ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM

Hiện trạng cây xanh đô thị ở Việt Nam

Việc hiện trạng quy hoạch chưa đồng bộ, thống nhất, và quan điểm tôn trọng tự nhiên trong thiết kế còn hạn chế, dẫn đến hàng loạt bài toán khó đặt ra cho hiện trạng cây xanh trong đô thị ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống cây xanh phải chịu nhiều sức ép, tác động do tập quán của con người lên quá trình sinh trưởng và phát triển.

Các vỉa hè bị thu hẹp, không đồng đều khiến cây xanh đường phố ngã đổ ảnh hưởng không gian sinh sống.

Các loài cây có đặc tính không phù hợp được trồng nhiều tại nơi công cộng: giòn, dễ gãy đổ, rễ nổi phát triển mạnh, mùi quá nồng…

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh khiến con người phá hủy mất kiểm soát, lãng phí rất nhiều những mảng xanh đô thị đắt giá.

Bài học từ góc nhìn thế giới

Năm 2015, tranh cãi dữ dội tại Pháp khi chính phủ muốn đốn hạ hàng ngàn cây nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người đi đường với lý do đưa ra dựa trên thống kê rằng, có 10% tai nạn xe do đâm trúng cây, và một số nhận định cho rằng các cây này được trồng sát đường gây cản trở tầm nhìn.

May mắn thay khi ý định này vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân, hàng ngàn người đồng ý ký vào đơn yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch.

Ở các thành phố khác trên thế giới như Sydney, Melbourne (Australia), Seoul (Hàn Quốc), Berlin (Đức) hay quốc đảo Sigapore, diện tích cây xanh luôn đạt từ 30m2/người.

Cây phong đỏ trở thành biểu tượng của thành phố Toronto, Canada.
Cây phong đỏ trở thành biểu tượng của thành phố Toronto, Canada.
Gardens by the Bay của Singapore
Gardens by the Bay của Singapore

Các thành phố có thành tựu phủ xanh đô thị đáng ngưỡng mộ luôn được mệnh danh và trở thành hình mẫu cho các khu vực khác học tập. Tuy nhiên, việc trồng cây ồ ạt, không hiểu rõ về đặc tính sinh trưởng, tỉ lệ mắc bệnh của cây là yếu tố cần được lưu tâm.

Sau thế chiến thứ II, 80% số lượng cây du bản địa của Toronto (Canada) bị chết do lây lan dịch bệnh từ cây du Hà Lan. Nhiều năm sau chiến dịch cứu cây du mới thành công, nhưng không thể phục hồi được hiện trạng như trước. Điều này trở thành bài học lớn, không chỉ cho Toronto mà cả các đô thị khác trên thế giới, về việc ưu tiên trồng cây bản địa, phát triển đặc tính tự nhiên khu vực trong thành phố.

Việc trồng cây xanh trong đô thị đã được thực hiện từ các nền văn minh cổ xưa, và nở rộ từ thế kỷ XIX đến nay. Con người ngày càng nhận biết được sức ảnh hưởng thầm lặng to lớn của lớp áo tự nhiên và chú trọng hơn vào việc tạo dựng lớp cây xanh – cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, làm thế nào cho đúng, và phát triển một cách bền vững, phù hợp với sinh thái tự nhiên luôn là một cầu hỏi lớn và quan trọng cần được lưu tâm, nghiên cứu cẩn thận.

Theo KTS Nguyễn Bảo Tiên Hoàng (Tạp chí Kiến trúc & Đời sống số 181)
Ảnh tư liệu

The post Cây xanh đô thị appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3do1fWp
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Lagos – “Venice của châu Phi”: Thành phố “nổi” giữa ngập lụt

Là nơi ở của hơn 24 triệu dân, Lagos là trung tâm kinh tế của Nigeria, trở thành miền đất hứa cho những ai muốn tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đó đã gây áp lực lên đường phố và môi trường. Đường phố thường xuyên bị ngập lụt, một phần do hệ thống xử lý không kham nổi lượng 6.000-10.000 tấn rác thải ra hàng ngày trong thành phố.

Sau một trận mưa như trút, rác rưởi chất đống trong các rãnh nước lộ thiên khiến việc di chuyển trên các con đường trở nên khó khăn.

“Tôi lo lắng mỗi khi trời đổ mưa, nhất là khi mưa lớn” Stephanie Erigha, một cư dân Lagos, nói. “Nó khiến tôi lo ngay ngáy.” Trong một lần đi taxi qua khu vực ngập úng của thành phố, bà nhớ lại nước tràn vào ngay ghế sau bên cạnh chỗ bà ngồi.

Tuy khí hậu tổng thể ở Lagos được dự báo nhìn chung sẽ ít mưa hơn do biến đổi khí hậu, nhưng cường độ mưa dự kiến sẽ tăng, kéo theo nguy cơ lũ lụt nhiều hơn.

Trong khi đó, thành phố có địa thế trũng này cũng đặc biệt dễ bị tổn thương với nước từ một nguồn khác: nước biển dâng. Nếu sự nóng ấm toàn cầu vượt quá 2 độ C, Lagos được dự đoán sẽ chứng kiến nước biển dâng lên 90cm tính đến năm 2100, theo nghiên cứu do nhà vật lý hải dương Svetlana Jevrejeva thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh dẫn đầu.

Đối mặt với ngập lụt, tắc đường và nước biển dâng, làm cách nào thành phố đông dân nhất châu Phi có thể thích ứng?

Kiến trúc nổi

Ở Lagos, có một nơi có nhiều kinh nghiệm đối phó với nước dâng. Phần lớn khu dân cư Makoko không được xây dựng trên đất liền mà dựng trên những chiếc cọc trên mặt nước. Makoko, vốn được mệnh danh là ‘Venice châu Phi’, là một mê cung ổ chuột được xây trên những chiếc cọc và đi lại bằng xuồng.

Khu ổ chuột này không được tiếp cận nhiều tới nguồn điện hay cũng như các điều kiện sinh hoạt vệ sinh, nhưng đó cũng là nơi có những cách làm sáng tạo như Trường nổi Makoko, một công trình nằm trên những thùng nhựa rỗng tái chế để nổi. Hình dạng tháp của ngôi trường giúp hạ thấp trọng tâm và do đó tăng độ ổn định, trong khi là kiểu mái lý tưởng để thoát nước khi mưa lớn.

Trường nổi Makoko Floating School được dựng trên hệ thống các phao nổi, dựa theo nguyên mẫu thiết kế ở vùng quận Makoko của Lagos (Ảnh: NLE)
Trường nổi Makoko Floating School được dựng trên hệ thống các phao nổi, dựa theo nguyên mẫu thiết kế ở vùng quận Makoko của Lagos (Ảnh: NLE)

Tuy nhiên, hình mẫu này chỉ tồn tại thời gian ngắn sau khi bị hư hại nặng trong một cơn bão hồi năm 2016. Nhưng nó tạo tiền lệ cho hệ thống nổi mà kiến trúc sư của nó, ông Kunlé Adeyemi, sẽ áp dụng ở các thành phố ven biển khác. Phiên bản cấu trúc nổi này đã được xây dựng ở thành phố Venice của Ý và thị trấn Bruges của Bỉ.

Mới đây nhất, một phiên bản của mô hình này đang được xây dựng tại thành phố Mindelo trên đảo São Vicente, Cape Verde.

“Đó là một trung tâm âm nhạc nổi.” Adeyemi, người sáng lập NLÉ, một công ty tư vấn thiết kế và phát triển đô thị, cho biết.

“Trong lần tái dựng này, chúng tôi xây dựng nó trong một vịnh ở Đại Tây Dương.” Công trình này được làm từ gỗ và gồm ba tàu nổi chứa một khán phòng biểu diễn trực tiếp đa năng, một phòng thu âm tân tiến và một nền nổi cho những vị khách khát nước.

Gỗ, Adeyemi nói, là một vật liệu bền vững lý tưởng để xây dựng các công trình nổi. “Nếu có một thước đo ích lợi-chi phí của các giải pháp xây dựng trên mặt nước khác nhau, thì gỗ sẽ có thứ hạng rất cao,” ông nói.

Trung tâm âm nhạc nổi nằm trong dự án "Các Thành phố Trên Nước Ở châu Phi" của NLÉ, dự án nhằm tìm kiếm những cách làm mới để giúp các cộng đồng ven bờ có thể sống chung với nước dâng. Thay vì chống chọi với nước, Adeyemi nói, họ muốn học cách sống chung với nó. (Ảnh: NLE)
Trung tâm âm nhạc nổi nằm trong dự án “Các Thành phố Trên Nước Ở châu Phi” của NLÉ, dự án nhằm tìm kiếm những cách làm mới để giúp các cộng đồng ven bờ có thể sống chung với nước dâng. Thay vì chống chọi với nước, Adeyemi nói, họ muốn học cách sống chung với nó. (Ảnh: NLE)

Giao thông đường thủy

Olajumoke Oyelese, cư dân Lagos, chỉ cần đi một chuyến phà là đã ‘kết’. Tốc độ di chuyển khả dĩ của phà vượt xa tốc độ mà bà đã quen khi chạy nhích từng chút trên các con đường của Lagos.

Oluwadamilola Emmanuel, Tổng Giám đốc Cục Đường thủy Bang Lagos, nói rằng giao thông đường thủy trong thành phố đã đi được một đoạn đường dài về mức độ phủ sóng. Theo Emmanuel, hiện giờ có hơn 42 tuyến phà trên các tuyến đường thủy với 30 cầu tàu và bến thương mại trải qua ba quận.

Bên cạnh chính quyền thành phố, ngày càng có nhiều công ty thành lập doanh nghiệp vận tải đường thủy trong thành phố. Vào năm 2019, Uber bắt đầu chạy thử dịch vụ Tàu Uber. Mục tiêu là để giảm tình trạng kẹt xe khét tiếng của thành phố.

Chúng tôi ý thức được số giờ công và năng suất bị mất đi mỗi ngày do giao thông trên đường ở Lagos,” Lorraine Onduru, người phát ngôn công ty, cho biết. “Chúng tôi đang xem xét các cách đem đến cho người đi làm cách dễ dàng và rẻ tiền để ra vào các khu trung tâm thành phố.”

Dùng phà sẽ là một cách thay thế cho tình trạng tắc đường khét tiếng ở thành phố, và có thể cũng là cách di chuyển 'xanh', sạch hơn (Ảnh: Getty Images)
Dùng phà sẽ là một cách thay thế cho tình trạng tắc đường khét tiếng ở thành phố, và có thể cũng là cách di chuyển ‘xanh’, sạch hơn (Ảnh: Getty Images)

Trong suốt hai tuần thí điểm của Tàu Uber, khách đi tàu chỉ phải đặt trước để giữ chỗ bằng ứng dụng điện thoại. Tàu có thể chở được ít nhất 35 khách/chuyến từ ngày thường cho đến cuối tuần.

Họ được đưa đến các điểm đến trên các tuyến đường định sẵn – tối đa bốn chuyến một ngày. Hiện tại, Tàu Uber vẫn đang đánh giá xem liệu di chuyển bằng tàu có thể là giải pháp lâu dài cho việc đi lại ở Lagos hay không.

Giao thông đường thủy có thể là một giải pháp cho tình trạng tắc đường kinh hoàng ở Lagos, nhưng liệu đi tàu phà có bền vững hơn đường bộ không?

Hiện không có mấy dữ liệu để so sánh các hình thức di chuyển ở Lagos, nhưng theo ước tính của Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Anh, phà chở khách đi bộ có lượng khí thải carbon trên mỗi hành khách thấp hơn xe buýt, xe đò hoặc taxi.

Mặc dù cầu tàu đang mọc lên khắp thành phố, giao thông đường thủy vẫn chưa ăn sâu vào con số khổng lồ những người đi lại bằng đường bộ. Đặc biệt, số hành khách đi phà rất thấp trong thời đại dịch. Khi có phà, các quy định giãn cách xã hội có nghĩa số lượng hành khách trên mỗi chuyến phà giảm một nửa.

Nhưng những người dân Lagos như Oyelese rất háo hức với thay đổi này và với sự tích hợp các tuyến phà hiện tại vào mạng lưới giao thông thành phố. “Ta cần thứ gì đó như là một chiếc phà có thể chở cả xe cộ, hàng hóa cũng như hành khách. Và đó là một điều tôi cảm thấy thiếu.” bà nói.

Vùng ven bờ bị đe dọa

Một công trình phòng thủ nổi bật trước nước biển dâng là ‘Bức tường Lớn Lagos’, một rào chắn được làm từ 100.000 khối bê tông nặng 5 tấn mỗi khối. Bức tường biển cao 18m này bảo vệ một dải bờ biển Đại Tây Dương của Lagos, một công trình đang được xây dựng trên đất bồi lấp và sẽ có chiều dài 8,4 km khi được hoàn thành.

Bức tường có mục đích bảo vệ khu đô thị mới khỏi những đợt sóng lớn kéo dài không khoan nhượng xuất phát từ các cơn bão ở nam Đại Tây Dương, mặc dù những người chỉ trích đã nêu quan ngại rằng mặc dù nó bảo vệ bờ biển ở một số vùng, nó đang làm tăng xói mòn ở những vùng khác.

"Bức tường Lớn Lagos" nhằm bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn (Ảnh: Getty Images)
“Bức tường Lớn Lagos” nhằm bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn (Ảnh: Getty Images)

Các cấu trúc khác để bảo vệ biển bao gồm xây dựng 18 đập chắn sóng biển (groyne) trên bờ Đại Tây Dương. Groyne là một cấu trúc được xây dựng để giữ cát và ngăn cát trôi ra đại dương.

Những groyne xây dựng trên bờ biển Đại Tây Dương của Nigeria cách đều nhau 400m và trải rộng trên chiều dài 7.2km. Thêm các groyne nữa đã được đề xuất để che phủ tới 60km đường bờ biển bang, và các quan chức ước tính này sẽ chi phí 1 tỷ đô la, Hãng thông tấn Nigeria đưa tin.

Dự báo lũ lụt

Mặc dù các công trình bảo vệ bờ biển có thể là một trong những biện pháp chống ngập dễ thấy nhất, nhưng một trong những biện pháp ít thấy nhất cũng có thể có tầm quan trọng tương tự đối với sức chịu đựng của thành phố.

Giới chức liên bang Nigeria đã thiết kế ứng dụng Flood Mobile để đưa ra dự đoán, qua đó có thể giúp các vùng ven biển có thêm thời gian chuẩn bị đầy đủ cho công tác bảo vệ các thành phố bị đe dọa như Lagos. Ứng dụng này có trên mạng và đưa ra dự báo lũ lụt thời gian thực cho một địa điểm cụ thể, sử dụng dữ liệu do Cơ quan Dịch vụ Thủy văn Nigeria (NIHSA) thu thập. Ứng dụng này bao phủ một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với ứng dụng trước đó, WetIn, vốn do Bộ nông nghiệp Nigeria thiết kế.

WetIn chỉ nhắm đến nông dân ở ba bang dễ bị lũ lụt, đưa ra cảnh báo bốn ngày trước khi thảm họa đến. Trước đó, giới chức phải dựa vào các phương tiện truyền thông như tạp chí, đài phát thanh và đài truyền hình để thông tin về lũ lụt sắp xảy ra. NIHSA tin tưởng rằng ứng dụng Flood Mobile sẽ giúp mọi người giám sát nguy cơ lũ lụt hàng ngày ở bất kỳ nơi đâu ở Nigeria.

Một số tín hiệu sớm kêu gọi người dân cảnh giác đã bắt đầu được phát ra, khi những cơn mưa như trút nước làm ngập các con đường ở các khu kinh doanh và dân cư. Tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh vẫn còn tương đối thấp trong dân trừ người trẻ ở các thành phố, khiến người dùng tiềm năng ở nông thôn và những người không có điện thoại di động bị bỏ ra ngoài.

Nếu không có những thay đổi như thế này cùng nhiều các thay đổi, điều chỉnh khác nữa, thì tình trạng nước biển dâng trong thế kỷ này sẽ khiến hàng triệu người phải ly tán ở Lagos, trong đó các quận ở vùng trũng như Makoko sẽ là những nói dễ bị tổn thương nhất.

Bằng việc học cách sống trên biển và hệ thống đường thuỷ, bảo vệ bờ biển của thành phố và hiểu được khi nào tình trạng ngập lụt sẽ nhiều khả năng xảy ra nhất, thành phố lớn nhất châu Phi này đang dựa vào sự tài tình, khéo léo của mình để tồn tại trên mặt nước.

Theo Tạp chí Ashui ( Biên dịch từ BBC Future)

The post Lagos – “Venice của châu Phi”: Thành phố “nổi” giữa ngập lụt appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3qtxhFL
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Nhiều tỉnh triển khai lập quy hoạch đô thị

Mới đây, nhiều tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch các đô thị trên địa bàn tỉnh. Qua đó, mang lại kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nhất là thị trường bất động sản tại địa phương…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, trung tuần tháng 6, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành các quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đối với 2 đô thị, tổng diện tích gần 4.000ha.

Trong đó, theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/5.000, thì quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch dự kiến khoảng 2.787ha; quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 11.000 người, đến năm 2040 chừng 18.000 người. Khu vực quy hoạch có tính chất là khu vực phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp khu vực tiểu vùng phía Nam của huyện Lục Nam.

Còn với quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/5.000, quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch đô thị dự kiến khoảng 1.183ha, quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 12.000 người, đến năm 2040 khoảng 16.000 người. Khu đô thị Lan Mẫu có tính chất là khu vực phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp khu vực tiểu vùng phía Tây của huyện Lục Nam.

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực phát triển đô thị xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn diện tích tự nhiên 771,85ha. Trong đó, đất quy hoạch xây dựng đô thị (được xác định theo quy hoạch chung) khoảng 170ha. Các khu chức năng dự kiến bố trí gồm: đất ở (đất hiện trạng, đất ở mới); đất công trình công cộng (hành chính, cơ quan, giáo dục, y tế); đất thương mại dịch vụ, chợ; đất cây xanh kết hợp khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao; đất công viên cây xanh, hồ điều hoà; đất tiểu thủ công nghiệp…

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa ban hành công văn về việc chủ trương lập quy hoạch chung đô thị Giang Quang và quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.

Thị trấn Thiệu Hóa là trung tâm, là khu vực phát triển trọng tâm của huyện. Định hướng khu vực tập trung phát triển đô thị gắn với dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa trải nghiệm.

Sau khi đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2030 và quy hoạch chung xây dựng xã Thiệu Vận được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND huyện Thiệu Hóa có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu vực: khu đô thị trung tâm mới (khoảng 95 ha), khu đô thị Đông Nam thị trấn Thiệu Hóa (khoảng 54 ha), khu dân cư mới đường Nam Sông Chu (diện tích khoảng 70,8 ha).

Theo Phan Dương – Tạp chí điện tử VnEconomy

The post Nhiều tỉnh triển khai lập quy hoạch đô thị appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3gYgCGZ
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

SCGP trao tặng sáng kiến độc đáo từ giấy, hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh phòng chống dịch Covid-19

Vào ngày 24 tháng 6 vừa qua, trước làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 đang bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà (SOVI), thành viên của SCGP đã nhanh chóng sản xuất và trao tặng các sáng kiến thiết thực cho Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ công tác phòng và chống dịch tại các cơ quan hành chính và cơ sở y tế tại địa phương.

Cụ thể, từ ngày 11/6, 1.000 chiếc giường giấy do công ty sản xuất đã được trao tặng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và 1.000 chiếc giường cho các tỉnh Bình Dương và Long An. Sau đó, những sản phẩm sáng tạo này sẽ được chuyển giao cho các đơn vị y tế và các khu cách ly tại hầu hết các quận trong thành phố nhằm chung tay chống dịch COVID-19.

Chia sẻ về đợt hỗ trợ này, ông Đặng Ngọc Diệp, Giám đốc Điều hành của SOVI cho biết: “Chung tay cùng cả nước chống dịch, SOVI đã nhanh chóng triển khai cung cấp những sáng kiến cần thiết để hỗ trợ cuộc sống cộng đồng địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn nhiều thức thách này. Với những sản phẩm sáng tạo từ giấy, chúng tôi hy vọng được đồng hành cùng chính quyền địa phương và đội ngũ y tế tuyến đầu tại TP.HCM chống dịch hiệu quả.”

Được biết, giường giấy của SCGP được làm từ 100% giấy tái chế, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển, mang lại sự thoải mái và an toàn cho cả bệnh nhân cùng đội ngũ y tế. Trước đó, SCGP cũng được đưa vào sử dụng thành công 100 chiếc giường giấy tại các Bệnh viện dã chiến của tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ y tế trong việc vận chuyển và lắp đặt giường cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ chính quyền phương đảm bảo an toàn và sức khỏe trong quá trình bầu cử, SCGP đã trao tặng 400 vách ngăn tại các điểm bầu cử và các cơ quan hành chính.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao những đóng góp ý nghĩa từ công ty: “Với thời gian gấp rút, một số khu cách ly chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tập đoàn, sản phẩm Giường giấy rất tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong tình hình chống dịch như hiện nay. 1.000 chiếc giường đã được phân phối đến 17 quận, huyện và thành phố Thủ Đức và 01 khu Cách ly tập trung đông người nhất là Khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM”.

Nhằm hỗ trợ công tác an ninh biên giới quốc gia, Công ty TNHH SCG Việt Nam cũng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Bao Bì Tín Thành (BATICO) – công ty thành viên của SCGP, trao tặng 25.000 khẩu trang để hỗ trợ các lực lượng biên phòng vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Song song đó, Tập đoàn Prime đã đồng hành với Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho 850 cán bộ, nhân viên tại 5 đơn vị thành viên nhằm tăng cường năng lực xét nghiệm tại địa phương, góp phần vào quá trình truy vết và ngăn chặn dịch COVID-19.

Những đóng góp trong công tác phòng chống dịch và bảo vệ lực lượng y tế tuyến đầu, một lần nữa góp phần thể hiện cam kết không ngừng của SCG nói chung và SOVI nói riêng đối với cộng đồng địa phương, hướng tới một cuộc sống chất lượng hơn cho người Việt.

Thảo Anh – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

The post SCGP trao tặng sáng kiến độc đáo từ giấy, hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh phòng chống dịch Covid-19 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3qrVcVW
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Không gian công cộng bên sông bên biển: Từ Seoul và Busan nhìn về Đà nẵng

1. Tổng quan về tính đáng sống và không gian công cộng trong đô thị

Trong thế kỷ 20, thước đo của sự thịnh vượng và cạnh tranh giữa các đô thị chủ yếu là tăng trưởng kinh tế và thu nhập. Tuy nhiên, sang tới thế kỷ này, khái niệm mới nổi lên và được quan tâm không kém là “tính đáng sống” hay mức độ đáng sống (liveability) của một đô thị hay một khu vực. Và các đô thị lớn toàn cầu cạnh tranh thu hút đầu tư, thương mại và nguồn nhân lực chất lượng cao đều dựa trên yếu tố này. Tính đáng sống trở thành một thước đo “thức thời” hơn, và các bảng xếp hạng quốc tế ngày càng được các chính phủ, chính quyền thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia và nhiều thành phần khác quan tâm săn đón. Trong nội bộ mỗi nước, các thành phố lớn cũng cạnh tranh nhau, thí dụ như Đà Nẵng gần đây nổi lên với thương hiệu “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Tính đáng sống ngày càng được chú trọng vì xét cho cùng, nó vượt qua yếu tố kinh tế có phần hình thức và phiến diện để đi vào thực chất, gắn chặt hơn với chất lượng sống trong đô thị. Qua đó, nó góp phần hướng tới mô hình đô thị nhân văn và vị nhân sinh – đô thị vì cuộc sống của tất cả mọi người. Để nâng cao mức độ đáng sống thì liên quan đến nhiều thứ và cần tăng cường trên nhiều tiêu chí, nhưng trong đó không gian công cộng (KGCC) nổi lên như một “điều kiện cần”, vì các KGCC là “diện mạo” của đô thị trong mắt mọi người (Tô Kiên, 2018). Bài viết này chia sẻ một số bài học rút ra được trong quá trình đi khảo sát hai thành phố lớn và quan trọng nhất của Hàn Quốc là Seoul và Pusan trong những năm gần đây, để thấy được vai trò của thiết kế đô thị trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tính đáng sống.

2. Một sô bài học thiết kế đô thị từ đôi bờ sông Hàn, Seoul

a. Giới thiệu tổng quan

Sông Hàn dài 514 km là một viên ngọc sinh thái giữa lòng thủ đô của Hàn Quốc. Trong phạm vi khoảng 40km dọc đôi bờ sông Hàn có hơn 30 cây cầu bắc ngang chia con sông thành nhiều đoạn với nhiều cá tính khác nhau, với 12 công viên lớn bao gồm hồ nước, đảo chim, rừng cây cổ thụ, sở thú…

Trong quá khứ, Seoul đã từng phạm sai lầm do không  có tính toán chiến lược nên đã biến sông Hàn thành một trụ cột giao thông vận tải và cho chất thải công nghiệp và đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao độ nửa sau thế kỷ 20. Đến thập niên 1980, sông Hàn bị ô nhiễm nặng, các bãi cát trắng biến mất và môi trường sinh thái bị hủy hoại. Để sửa sai, từ những thập niên 1990 và trong vòng hơn 30 năm, Seoul liên tục thực hiện các dự án lớn về cải tạo cấu trúc đô thị, phát triển KGCC và cung cấp cơ sở hạ tầng theo hướng tăng cường cây xanh. Nhiều công viên lớn được xây dựng dọc theo hai bên bờ sông Hàn nhằm sửa chữa những sai lầm trong quy hoạch trước đây.

b. Quy hoạch, thiết kế đô thị và tiện ích đô thị

Giao thông xanh, liên kết thuận tiện với mạng lưới giao thông công cộng Đôi bờ sông Hàn được quy hoạch và thiết kế theo đúng tiêu chí thân thiện với môi trường. Đường xe đạp và dạo bộ (giao thông xanh) là một điểm sáng quan trọng bậc nhất của quy hoạch và thiết kế đô thị bờ sông Hàn. Các hoạt động đạp xe và dạo bộ tích hợp được nhiều giá trị quan trọng cho một chất lượng cuộc sống tốt, bao gồm vận động để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giao thông xanh (không phát khí thải ra môi trường), giá trị ngắm cảnh và tăng thêm tình yêu thiên nhiên cũng như thành phố mình đang sống, tận hưởng một hành trình trải nghiệm tốt qua nhiều kiểu không gian và tiện ích đô thị, tăng thêm gắn kết gia đình và bạn bè (nếu đi theo nhóm), và tận hưởng sự thoáng đãng, giãn cách xã hội cần thiết trong và sau thời kỳ đại dịch. Nhiều điểm nhìn ngắm cảnh đa dạng được thiết kế dọc hành trình. Xe đạp cho thuê cũng sẵn tại các công viên và gần với các ga, trạm giao thông công cộng.

Trong tương lai, chính quyền thành phố Seoul có kế hoạch tham vọng là xây dựng đường cao tốc cho xe đạp xuyên suốt thành phố được gọi là CRT, lấy cảm hứng từ giao thông công cộng hình mẫu ở Bogota (Colombia). CRT sẽ được tách biệt khỏi ôtô và người đi bộ. Đó là một không gian hoàn toàn dành cho xe đạp”. Thay vì cách xây dựng đường xe đạp kéo dài từ Đông sang Tây dọc theo sông Hàn, mạng lưới CRT sẽ được thiết kế từ Bắc sang Nam nhằm đảm bảo giao thông thông suốt.

Các không gian dành cho thể dục thể thao

Quá trình khảo sát thực địa cho thấy có rất nhiều các kiểu không gian đa dạng được quy hoạch thiết kế phục vụ cho thể dục thể thao cho người dân. Ở các gầm cầu hay cầu vượt vốn là các “góc chết” nhưng lại được che mưa nắng, thành phố đã khéo léo tận dụng để bố trí các không gian cho các máy tập công cộng như một phòng gym ngoài trời. Bên cạnh không gian này là các ghế nghỉ lớn, không chỉ ngồi mà có thể nằm được, là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi cho cả người tập lẫn các nhóm xã hội khác trong đó có cả người vô gia cư.

Pavillion che mưa nắng và ghế nghỉ

Pavillion che mưa nắng và ghế nghỉ là những tiện ích quan trọng không thể thiếu trong KGCC, đặc biệt là ở gần các khu vực thể thao, vận động hay vui chơi. Các pavilion với các quy mô khác nhau (tùy theo bán kính phục vụ) là cơ hội tốt để phát huy các kiến trúc đa dạng, phong cách, đề cao công năng. Còn các ghế nghỉ ở trong không gian xanh mát có thể được thiết kế rất đa dạng, thí dụ uốn lượn như một tác phẩm nghệ thuật bắt mắt. Thiết kế và sử dụng vật liệu tiện lợi, thông minh và êm ái (confortable) càng thu hút được người sử dụng thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.

Nghệ thuật công cộng

Dọc bờ sông có rất nhiều các tác phẩm điêu khắc hay nghệ thuật công cộng với quy mô lớn nhỏ khác nhau và được xây cất bằng các loại vật liệu khác nhau. Một số sử dụng vật liệu tái chế như sắt vụn hoặc lốp ô tô, mang thông điệp giáo dục cao về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ở quy mô lớn, công trình có tính biểu tượng (iconic) là đài phun nước Banpo với biệt danh Cầu vồng ánh trăng, xây dựng từ năm 2009, được ghi danh vào kỉ lục guiness là đài phun nước dài nhất thế giới. Hoạt động của vòi phun sử dụng nước bơm lên đài phun lấy từ sông Hàn và chảy ngược về chính sông Hàn sau khi đã thanh lọc chất bẩn, là một thông điệp về sự tuần hoàn của thiên nhiên sinh thái và bảo vệ môi trường.

Các điểm dịch vụ tập trung

Các điểm dịch vụ tập trung được bố trí rải rác dọc bờ sông và gần các khu sân chơi hay sân thể thao. Tuy nhỏ, song chúng có đủ các tiện ích cơ bản nhất như cửa hàng tiện ích, ghế nghỉ, ATM, vệ sinh công cộng.

Vệ sinh công cộng và vòi nước

Các KGCC không thể thiếu các nhà vệ sinh công cộng ở gần đó. Các công trình này, ngoài yêu cầu sạch sẽ, tiện nghi, còn cần các thiết kế phục vụ được nhiều thành phần trong đó có người già, trẻ sơ sinh, người khuyết tật. Ngoài ra, ở gần các khu vực vận động và vui chơi luôn có các vòi nước công cộng với 2 tiêu chuẩn: vòi rửa và vòi nước uống được.

Các biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn có vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ người dân và du khách tìm được các tiện ích đô thị và sử dụng chúng đúng cách. Một số biển chỉ dẫn chi tiết hơn còn cho thấy cả bức tranh tổng thể của các tiện ích, trong đó có cả hành trình trải nghiệm, với mức độ tích hợp cao.

Tour du thuyền và thể thao giải trí dưới nước

Ngoài đạp xe đạp dọc bờ sông, người dân và du khách cũng có thể sử dụng các dịch vụ du thuyền trên sông để chiêm ngưỡng các công viên có cảnh quan đặc sắc, cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang biểu tượng của thủ đô Seoul từ những góc nhìn khác lạ từ dưới sông. Thí dụ, câu lạc bộ Seoul Marina cung cấp cả tour du thuyền lãng mạn với cảnh hoàng hôn và cảnh đêm trên sông Hàn cùng với các dịch vụ thương mại đi kèm khác.

Ngoài du thuyền, không thể không kể đến các loại hình thể thao giải trí dưới nước trên sông Hàn mang tính thể thao trải nghiệm, như lái thuyền máy, thuyền đạp vịt, trượt nước, lướt ván, vv. Các hoạt động thể thao này mang lại hình ảnh năng động, hấp dẫn và sức sống cho đô thị.

3. Một số bài học thiết kế đô thị từ bờ biển Busan

a. Giới thiệu tổng quan

Busan (phát âm là Pusan) là thành phố đông dân thứ hai của Hàn Quốc sau Seoul , với dân số hơn 3,4 triệu người. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của vùng Đông Nam Hàn Quốc, cảng – sầm uất nhất Hàn Quốc, là trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, thương mại và trung tâm khoa học về hải dương. Busan cũng gia nhập các Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO với tư cách là một “thành phố điện ảnh” với liên hoan phim hàng năm nổi tiếng.

Busan có cả sông cả biển, và được gọi là thủ đô mùa hè của Hàn Quốc vì nó thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên đất nước đến với sáu bãi biển của nó, đặc biệt là bãi biển lớn nhất và nổi tiếng nhất là bãi Haeundae. Đây là nơi tập trung nhiều khách sạn sang trọng, văn phòng và căn hộ cao cấp, trong đó có rất nhiều tháp cao tầng.

b. Quy hoạch, thiết kế đô thị và tiện ích đô thị

Quy hoạch các trục dạo bộ giao nhau vuông góc

Một trong các thủ pháp quy hoạch kinh điển là tạo các trục không gian đô thị, và trong rất nhiều trường hợp, là các trục vuông góc nhau với tính chất không gian khác nhau, và gắn liền với các nút giao thông công cộng TOD quan trọng. Thủ pháp này tạo được hành trình đi dạo và trải nghiệm tốt, sao cho khi vừa đủ cảm thấy “nhàm” với một view nhìn và một kiểu không gian thì có thể “chuyển cảnh” sang hướng khác với cá tính khác.. Bãi biển Haeundae có một trục thương mại lớn Gunam-ro với điểm đầu vào là ga metro Haeundae. Đi hết đại lộ ngắn này là tới quảng trường biển hình tròn, là giao điểm của trục này với trục cảnh quan dọc bãi biển.

Còn điểm cuối của trục bãi biển thì lại là một tổ hợp thương mại tập trung với view biển đẹp và view của rừng nhà cao tầng. Ranh giới giữa không gian thương mại tư nhân và KGCC là rất mờ ở đây, hầu như ai cũng có thể tiếp cận (access) mà không nhất thiết phải sử dụng dịch vụ hay mua hàng mới tiếp cận được. Điểm này tương tự như khi nhìn nhận một trung tâm mua sắm (shopping mall) như một dạng KGCC, điều rất phổ biến ở châu Á.

Thiết kế trục chính thương mại liên kết ngang với khu chợ bản địa

Từ giữa đại lộ Gunam-ro có thể rẽ vào các đường nhánh để tham quan khu chợ truyền thống của các tiểu thương. Đây là không gian duy trì yếu tố văn hóa thương mại bản địa cho người dân và du khách, tương tự như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Bến Thành ở Sài Gòn hay chợ Hàn ở Đà Nẵng, nhưng là những con đường nhỏ đi bộ lát gạch men và không có mái che.

Đường dạo dọc bờ biển được thiết kế rộng rãi với nhiều lớp (layer) chạy song song. Thí dụ, tính từ mặt nước vào trong thì đầu tiên là lớp bãi cát, rồi lớp lối đi bộ bê tông, rồi tới lớp đường hàng cây bóng mát và dải bê tông thấp kiêm chỗ ngồi nghỉ, rồi cuối cùng là lớp mặt sân sau của các resort, hoặc các lối đi dạo ngắm cảnh, ngồi chơi lát gỗ hình ziczac. Một điểm rất đáng lưu ý trong vấn đề thiết kế đô thị và kiểm soát phát triển ở đây là các resort tư nhân không chặn bãi biển công cộng. Giới hạn sân sau của các resort chỉ chạy tới đường dạo bộ là dừng, nên không có bãi biển riêng. Và ranh giới giữa resort (không gian tư nhân) và đường dạo bộ (KGCC) chỉ là một hàng rào cây thấp không quá tầm mắt, đóng vai trò ranh giới mờ. Hoàn toàn không có rào cản thị giác giữa không gian tư nhân và công cộng. Mọi vấn đề an ninh có bảo vệ và CCTV đảm nhiệm.

Công viên biển

Công viên Millak Waterfront nằm giữa bãi biển Haeundae và Gwangalli là công viên đầu tiên kết hợp bãi biển với các tiện ích giải trí công cộng. Công viên có diện tích 33.507m², có thể chứa tới 40.000 du khách. Sàn của công viên được trang trí nhiều màu sắc, đồng thời có vườn hoa, vọng lâu và ghế dài là nơi để thư giãn, ngắm cảnh và vui chơi.

Nghệ thuật công cộng

Nói đến nghệ thuật công cộng ở đây có thể tạm chia ra là những yếu tố phần cứng và phần mềm. Phần cứng là những tác phẩm nghệ thuật công cộng đa dạng như điêu khắc, tranh tường, tranh lát đường trang trí, vv. Còn “phần mềm” là những nghệ sỹ tới đây trình diễn và biểu đạt cá nhân, như các nhạc công hay họa sỹ hay các nhóm thanh niên biểu diễn nghệ thuật. Nghệ thuật công cộng sẽ trở nên ý nghĩa nếu chúng có khán giả ngắm nhìn, thưởng thức và hơn thế nữa là tương tác. Những điều này đem lại sức hấp dẫn cho không gian công cộng trong đô thị.

Ghế nghỉ

Ghế nghỉ là tiện ích quan trọng trong KGCC, đặc biệt là ở các đường dạo bộ dài. Chúng có thể được thiết kế đa dạng, không chỉ đóng khuôn theo kiểu ghế băng đơn lẻ truyền thống, mà có thể ở dưới dạng những dải bậu gỗ dài dưới chân các hàng cây bóng mát hay hình dáng cách điệu như một tác phẩm nghệ thuật.

Ô che nắng cỡ lớn và camera an ninh (CCTV)

Đây là tiện ích công cộng tương đối đặc sắc tại Hàn Quốc mà ít thấy ở các đô thị khác trên thế giới. Các ô che nắng mưa cỡ lớn (parasol) được bố trí tại các điểm đứng chờ đèn đỏ, và dọc theo các đường dạo bộ dài. Những ô này cũng được thiết kế tạo hình đẹp mắt để tăng thêm mỹ quan cho đô thị, nhất là ở các đô thị biển. Camera an ninh (CCTV) được bố trí ở nhiều nơi và mang tính tích hợp cao, thí dụ như tích hợp với một số thiết bị cảm biếnđể thu thập các loại dữ liệu lớn khác như mật độ người, giao thông, thời tiết, vv., mang lại cảm giác an toàn nơi công cộng.

c. Nhìn về Đà Nẵng

Đồ án Quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng vừa được Thủ tướng phê duyệt ( 359/QĐ-TTg) là một dấu mốc rất quan trọng cho thành phố. Tôi có được mời tham gia một trong những vòng phản biện đồ án vào tháng 11/2019. Lúc đó tôi có góp   ý xoay quanh các chủ đề chiến lược phát triển đô thị, quy hoạch và thiết kế đô thị. Riêng về thiết kế đô thị, tôi có đưa ra 5 vấn đề chính: 1) resort chặn mặt tiền biển và vắng bóng dần bãi biển công cộng, 2) thiết kế mặt cắt đô thị để sao cho các khối phát triển phía sau cũng có view ra biển, và cho phép gió từ biển thổi vào phía bên trong đô thị, 3) tăng cường không gian đi bộ, tập trung khai thác tối đa quỹ đất hiện có, không lãng phí thêm và xóa bỏ “quy hoạch treo”, và 5) tăng cường nhiều loại hình công trình và tiện ích nhỏ cho dịch vụ và nghỉ ngơi, thư giãn, các điểm dừng chân, ngắm cảnh…, qua đó tăng cường thêm sức hấp dẫn và tính đáng sống cho thành phố. Một số điểm đã được tiếp thu, cải thiện trong đồ án được phê duyệt.

Đà Nẵng có thể áp dụng có chọn lọc những bài học từ Seoul và Busan. Thí dụ, tham chiếu cho thấy một số vấn đề của Đà Nẵng như các KGCC còn thiếu và chưa đa dạng, đa tính cách, các công viên và mảng xanh bên bờ nước chưa nhiều, tiện ích đô thị còn nghèo nàn, đặc biệt là pavilion che nắng che mưa, ghế nghỉ và vệ sinh công cộng. Đi dọc con đường rộng lát gạch men bờ sông có thể thấy ngay mặt được là có nhiều điêu khắc nghệ thuật làm tăng mỹ quan cho thành phố, nhưng mặt chưa được là ban ngày nắng nóng chang chang mà không có bóng râm mát nên ít ai ra, nếu có mưa bất chợt cũng không biết trú vào đâu, chỉ tới tối mát mới đông vui.

Có một số rào cản lớn có thể điểm nhanh ra đây. Thứ nhất, công cuộc “đối đất lấy hạ tầng” nhiều năm về trước được coi là một thành công lớn của Đà Nẵng giúp phát triển hạ tầng vượt trội. Tuy nhiên sau nhiều năm, “cái giá” phải trả cũng lộ ra khi nhiều khu vực đất vàng hai bên bờ sông Hàn được thâu tóm, rồi mua đi bán lại, trong đó có những dự án trở thành “treo”. Điều này không chỉ gây lãng phí rất lớn về đất đai đặc biệt là đất ở vị trí vô cùng trung tâm, mà còn tạo các “chướng ngại vật” dọc hành lang KGCC hai bờ, làm giảm tính liên tục của không gian, gây khó khăn cho việc tạo các tuyến đạp xe hay dạo bộ dọc sông. Thứ hai là tại khu vực bờ biển, vấn đề “bịt mặt tiền biển” bởi một se-ri các resort nối tiếp nhau chạy dọc đường Bờ Biển về phía Hội An, làm mất đi lối tiếp cận (access) cũng như các bãi biển công cộng đã trở thành vấn đề nhức nhối nhiều năm nay. Thành phố đã đang dần dần khắc phục bằng việc thu hồi các resort xây dựng chậm tiến độ, và tạo ra các đường “chọc khe” để tạo lối ra biển.

Kết luận

Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng địa thế tuyệt vời trong sông-ngoài biển. Sông Hàn rộng, êm đềm chảy giữa thành phố là một điều kiện tuyệt vời để xây dựng một thành phố “đôi bờ” đẹp sánh ngang với các thành phố nổi tiếng thế giới. Seoul đã cho nhiều bài học quý báu về quy hoạch – thiết kế đô thị và cảnh quan đôi bờ dòng sông trung tâm thành phố. Còn Busan với bãi biển Haeundae lớn và đặc sắc nhất thì lại cho nhiều bài học về quy hoạch-thiết kế đô thị và cảnh quan khác cho khu vực bờ biển. Do cùng là những thành phố ở Châu Á, mang chức năng thành phố du lịch, có tốc độ phát triển nhanh và tính năng động cao, các bài học từ Seoul và Busan được kỳ vọng sẽ có tính áp dụng và khả thi cao cho Đà Nẵng.

TS. KTS. Tô Kiên
Kiến trúc sư Quy hoạch và Chuyên gia Cao cấp, Ban Quốc tế Tập đoàn Tư vấn Phát triển Hạ tầng Eight-Japan (EJEC), Nhật Bản
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 04-2021)

Xem thêm:


Nguồn ảnh trong bài: Tác giả

Tài liệu tham khảo chính

  • Kiên (2018). KGCC trong thành phố đáng sống nhân văn. Tạp chí Quy hoạch Đô thị – số 30+31 (2018), tr. 76-83.
  • Huy Văn (2001). Hà Nội học được gì từ quy hoạch giao thông cho đô thị ven sông Hàn? Đăng trên vovgiaothong.vn, ngày 25/4/2021.
  • Quỳnh Hương (2020). Seoul – hình mẫu về cải tạo không gian đô thị. Đăng trên hanoimoi.com.vn, ngày 16/2/2020.
  • Vân Trang (2019). Seoul định xây đường cao tốc cho xe đạp. Đăng trên baogiaothong.vn, ngày 19/7/2019.

 

The post Không gian công cộng bên sông bên biển: Từ Seoul và Busan nhìn về Đà nẵng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3gSTda0
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//