Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Không gian, kiến trúc đô thị Đà Nẵng với tầm nhìn mới

Đà Nẵng, một đô thị có vị trí đẹp bên bờ sông Hàn và bên bờ biển Đông. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Nẵng nhiều lợi thế về cảnh quan đẹp, nổi tiếng: Từ “cổng trời” Hải Vân – “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, Non Nước – Ngũ Hành Sơn đến bán đảo Sơn Trà tráng lệ. Nếu đứng từ “cổng trời” Hải Vân, nhìn xuôi về phía Nam nơi con sông Hàn chảy qua, đổ vào vùng cửa vịnh Đà Nẵng (với khoảng 30 km bờ biển có nhiều bãi biển đẹp) mới cảm nhận hết vẻ quyến rũ mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố này… Hơn nữa, Đà Nẵng lại nằm giữa vùng kề cận ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mĩ Sơn…Đây là những lợi thế hiếm có của một đô thị biển.

(Theo Quyết định số 359/QĐ-TTg/Nguồn Inter)
(Theo Quyết định số 359/QĐ-TTg/Nguồn Inter)

Tầm nhìn mới.

Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm thương mại, tài chính, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; đô thị biển quốc tế…, là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên. Tầm nhìn đến năm 2045: TP Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và TP biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á. Đưa Đà Nẵng trở thành TP sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế…

Theo đó, ngày 15-3 – 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên; có vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đối mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc…

Tổ chức không gian và phát triển kiến trúc đô thị Đà Nẵng gắn với tầm nhìn mới.

  • Về tổ chức không gian đô thị: Cấu trúc không gian đô thị Đà Nẵng (QĐ số 359/QĐ-TTg) được phân thành các vùng phát triển đô thị gắn với cảnh quan đặc trưng, gồm vùng Ven mặt nước, vùng Lõi xanh, vùng Sườn đồi và 1 vùng sinh thái cốt lõi, gồm khu vực rừng, núi, đồi phía Tây và phía Bắc, khu du lịch quốc gia Sơn Trà và huyện Hoàng Sa, các sông và hồ cùng với đường bờ biển trong vùng sinh thái. Hình thành 2 vành đai kinh tế: Vành đai phía Bắc – Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biến – Logistics; Vành đai phía Nam – Vành đai Đôi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Trên cơ sở cấu trúc không gian đô thị Đà Nẵng đã được hoạch định, các khu đô thị hiện hữu sẽ được tái phát triển theo mô hình đô thị nén, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị và tích hợp với hệ thống giao thông công cộng theo hướng xanh, thông minh. Quản lý hành lang ven biển kết nối các dự án riêng lẻ thành tổng thể chung, ưu tiên phát triển các không gian, công trình, dịch vụ phục vụ cộng đồng; thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các khu vực phát triển mới được mở rộng, hình thành khu vực có chức năng chuyên biệt, phát triển các khu ở cao tầng, các trung tâm thương mại, dịch vụ tập trung có quy mô lớn. Bổ sung không gian xanh, phát triển dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị.

  • Về kiến trúc đô thị: Cần lưu ý rằng, Đà Nẵng là đô thị biển nên không gian kiến trúc cảnh quan đô thị chịu nhiều tác động lớn khi xây dựng các công trình cao tầng ven biển. Bởi việc xây dựng này sẽ nhanh chóng mang đến một diện mạo kiến trúc cảnh quan mới, được coi là hiện đại mà trước đây đô thị không có được. Trong điều chỉnh QHC TP Đà Nẵng lần này ngoài việc điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển đô thị như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao…thì có thể nghiên cứu áp dụng mô hình “đô thị nén/mật độ cao” hoặc khả năng điều chỉnh cao tầng theo mô hình TOD ở một số vị trí được lựa chọn cụ thể, trong đó có khu vực trung tâm, đầu mối giao thông quan trọng và khu vực ven biển (Phía Tây các tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa và Liên Chiểu – Thuận Phước/đoạn về phía giáp đèo Hải Vân) trong cấu trúc tổng thể toàn đô thị.
Công trình cao tầng ven biển có thể vô tình sẽ tạo bức tường chắn gió, che khuất tầm nhìn nhiều khu dân cư phía trong đô thị và gây mất mỹ quan cho mặt tiền của biển.
Công trình cao tầng ven biển có thể vô tình sẽ tạo bức tường chắn gió, che khuất tầm nhìn nhiều khu dân cư phía trong đô thị và gây mất mỹ quan cho mặt tiền của biển.

Căn cứ QĐ số 359/QĐ-TTg, Đà Nẵng cần thiết lập đồ án thiết kế đô thị tổng thể để xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trọng tâm, các cửa ngõ, các điểm nhấn quan trọng, các khu vực có tính đặc thù…làm công cụ thiết kế, quản lý phát triển không gian chung đô thị, tạo hình ảnh mới, ấn tượng cho thành phố biển với một tầm nhìn mới đã được xác lập. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu phát triển, cần xem xét, điều chỉnh hoặc nghiên cứu lại đồ án thiết kế đô thị – Quy định quản lý kiến trúc xây dựng Khu vực ven biển nằm trên trục đường Hoàng Sa – Trường Sa – Võ Nguyên Giáp (đoạn từ đường Trần Nguyên Hãn đến đường quy hoạch 10,5m giáp ranh tỉnh Quảng Nam) là khu vực nằm tại vị trí ven biển thành phố Đà Nẵng (Do Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng nghiên cứu), khu vực có tính chất đặc biệt quan trọng cũng là tâm điểm phát triển nóng, nhạy cảm về các công trình kiến trúc của thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồ án nghiên cứu mới phải được thiết lập trên cơ sở thực trạng, ý tưởng quy hoạch (Có lồng ghép nội dung các nguyên tắc, yêu cầu về quy hoạch tổ chức không gian đô thị Đà Nẵng theo QĐ số 359/QĐ-TTg), phải đề xuất được việc điều chỉnh một số dự án đã có chủ trương, đồ án quy hoạch chi tiết, các quy định về thiết kế đô thị, phương án kiến trúc, chỉ tiêu kiến trúc…, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng, trình phê duyệt, làm công cụ để quản lí quy hoạch, xây dựng trong bối cảnh mới. Các công trình trong khu vực cần được nghiên cứu kỹ về tầng cao, phân bố theo vùng (đoạn, phân đoạn) để tạo khoảng cách, không gian mở thông thoáng, đảm bảo tầm nhìn ra biển và đưa luồng “sinh khí biển” ùa sâu vào lõi đô thị…Tránh việc xây dựng nhà cao tầng ven biển tạo thành bức tường chắn gió, che khuất tầm nhìn nhiều khu dân cư phía trong đô thị và gây mất mỹ quan cho mặt tiền của biển như bài học của TP. Nha Trang đã cảnh tỉnh…

Với công trình kiến trúc được quy hoạch, xây dựng tại đô thị Đà Nẵng, nhất là đối với các công trình kiến trúc cao tầng cần hướng tới tầm nhìn là các công trình xanh (Green

Sơ đồ điều chỉnh, bố trí các không gian mở, các mối quan hệ giữa biển với các khu vực phát triển đô thị và dich vụ du lịch thông qua các hành lang lưu thông, mặt nước, cây xanh (Khu vực phía Đông đô thị Đà Nẵng)
Sơ đồ điều chỉnh, bố trí các không gian mở, các mối quan hệ giữa biển với các khu vực phát triển đô thị và dich vụ du lịch thông qua các hành lang lưu thông, mặt nước, cây xanh (Khu vực phía Đông đô thị Đà Nẵng)

Building), với xu hướng khuyến khích thiết kế xây dựng các tòa nhà (Buildings) thân thiện với thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng nhờ sử dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo môi trường sống vệ sinh, sức khỏe cho con người… Công trình chỉ được gọi là xanh khi nó xử lý được cả phần năng lượng và phần không gian, là sản phẩm của một quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành sử dụng, tháo dỡ… trên cơ sở cân nhắc những tác động tới môi trường, tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên của công trình trong suốt vòng đời của chúng.

Thay cho lời kết.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các vùng đô thị quốc tế nổi bật hơn lên so với cạnh tranh giữa các đô thị đơn lẻ. Do đó, để Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng cần thúc đẩy các chiến lược thực hiện tầm nhìn đã được xác định, trong đó có chiến lược quy hoạch tổ chức không gian, phát triển kiến trúc, cảnh quan đô thị, tạo dựng chất lượng và hình ảnh đô thị. Trên quan điểm tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vốn eo hẹp, với đô thị Đà Nẵng, giải pháp quy hoạch đô thị hữu hiệu là phát triển đô thị theo mô hình đô thị nén, đô thị vươn theo chiều cao với công trình kiến trúc xanh ở những vị trí phù hợp được lựa chọn trong cấu trúc đô thị tổng thể. Đây cũng là xu hướng chung, tất yếu của các đô thị lớn trên thế giới, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh, thân thiện, sinh thái và có bản sắc riêng…

Mimh họa tuyến đi bộ ven biển
Minh họa tuyến đi bộ ven biển

TS.KTS Trương Văn Quảng
Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA)
© Tạp chí kiến trúc


Tài liệu tham khảo

(1) Compact City- Urban Form adaptable to Climate Change/TS Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng

(2) Eco cities in Japan; Japanese experience on urban development; Japanese urban readjustment.

(3) Ứng dụng mô hình TOD trong phát triển đô thị tại Việt Nam/ThS. Đặng Thị Nga, Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

(4)  Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045/Bộ Chính trị (khóa XII).

(5) Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2020 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045/ Thủ tướng Chính phủ.

 (6) Wikipedia tiếng Việt


Xem thêm

 

The post Không gian, kiến trúc đô thị Đà Nẵng với tầm nhìn mới appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3d9DTDS
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét