Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Kỳ vọng Quy chế quản lý kiến trúc TP Đà Nẵng

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng quê hương (29-3-1975 – 29-3-2021), thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đối với Hội KTS TP Đà Nẵng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho quy hoạch và phát triển đô thị thành phố, là vận hội lớn cho sự tái hồi phục nhanh chóng trên nền tảng cơ sở pháp lý quy hoạch cao nhất và quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của thành phố trong tương lai.

Về chủ trương lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của thành phố Đà Nẵng, căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó: “Giao UBND TP Đà Nẵng tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc TP Đà Nẵng, làm cơ sở cho quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố”. Hiện nay, thành phố cũng đã lên Kế hoạch triển khai các thành phần công việc sau quy hoạch chung, theo đó dự kiến hoàn thành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố trong giai đoạn từ 2021-2022.

Chương trình cà phê sáng số 3 – 2021

Qua chương trình Cà phê sáng do Hội KTS TP Đà Nẵng tổ chức cho giới KTS đang hoạt động trên địa bàn thành phố, qua 02 số vào năm 2019 và 2021 diễn ra sôi nổi và nóng nhất nhất vẫn là chủ đề xoay quanh các quy định quản lý kiến trúc xây dựng từ Trung ương đến địa phương, cuộc đối thoại giữa các KTS và Lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, nhiều câu hỏi và trả lời chuyên sâu nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng.

Qua các buổi tọa đàm, đối thoại với KTS hành nghề và sinh viên năm cuối các Trường ĐH đào tạo Kiến trúc sư, Hội KTS TP Đà Nẵng cũng thấy còn nhiều khó khăn, bất cập trong quy trình, quy định pháp luật liên quan đến ngành xây dựng, nên đã chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm cho KTS Đà Nẵng, như sau:

  1. Nghiên cứu học tập, trao dồi kiến thức quy định pháp luật song song với sáng tác quy hoạch – kiến trúc. Bởi cụm từ “Tư vấn” trước thiết kế đã bao hàm cả tư vấn pháp lý của dự án cho chủ đầu tư đúng quy định.
  2. Các quy định pháp luật cần biết để triển khai dự án, không chỉ dừng ở ngành xây dựng, mà còn nghiên cứu kỹ quy định của các ngành khác có liên quan, như: Tài nguyên và Môi trường (Đất đai), Kế hoạch và Đầu tư (Đầu tư), PCCC, Du lịch (Cơ sở lưu trú…), Văn hóa và Thể thao (Di tích, bảo tồn…), Công Thương (kho xăng dầu, An toàn điện…), Giao thông vận tải (Giao thông, Cảng biển,…), Cục tác chiến Bộ Quốc phòng (tĩnh không), Sư đoàn 372-QKV (tĩnh không sân bay), Sư đoàn PK-KQ 375 (trận địa pháo, trận địa tên lửa), Trung tâm khí tượng thủy văn (khu vực khống chế quanh trạm), QK5-BCHQSTP (khu vực ANQG)…
  3. Khi nhận đề nghị thiết kế CĐT về QH-KT, KTS cần làm gì?
  • Kiểm tra QHC – QHPK – QHCT – TKĐT, quy định khác (nếu có) – Mục đích và thời hạn tại Giấy CNQSDĐ – Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất – Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và những lưu ý nêu trên làm cơ sở đề xuất.
  • Trường hợp được Chủ đầu tư chấp thuận nội dung trên thì triển khai thiết kế lưu ý đảm bảo: mật độ xây dựng, mật độ cây xanh, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, độ vươn, hình thức kiến trúc, tính toán đảm bảo quy mô chỉ tiêu dân số, thiết chế hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, diện tích đỗ đậu xe, đánh giá tác động giao thông, độ cao khống chế…
  • Tương ứng cấp, quy mô, loại công trình để triển khai TTXDCB theo quy định.
  • Lưu ý các điều khoản Hợp đồng tư vấn thiết kế, thành phần hồ sơ… để hồ sơ được bảo hộ tác quyền nếu xảy ra tranh chấp, vi phạm tác quyền sáng tác quy hoạch – kiến trúc.

Tuy nhiên, thiết nghĩ để tháo gỡ khó khăn này một cách căn cơ, trong thời điểm cực kỳ phù hợp, như: Hàng loạt quy định mới của Bộ Xây dựng được ban hành và có hiệu lực trong năm năm 2020, 2021, đặc biệt là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD, Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14, Nghị định 85/2020/NĐ-CP và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… thì việc Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng sớm cho nghiên cứu, lập và trình duyệt Quy chế quản lý Kiến trúc thành phố Đà Nẵng như tiến độ đã đề ra là vô cùng thuận lợi và cần thiết cho các nhà đầu tư và giới KTS trong đầu tư và thiết kế xây dựng.

Diễn giả và toàn thể KTS tham dự chương trình Cà phê sáng số 3-2021 chụp hình lưu niệm

Trước đây, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được quy định tại Điều 60 Luật Quy hoạch đô thị 2009 và hướng dẫn tại Nghị định 38/2010/NĐ-CP. Nay, Luật Kiến trúc 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, đã bãi bỏ Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; thay vào đó bổ sung quy định về Quy chế quản lý kiến trúc; cụ thể, Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có một số yêu cầu phải đáp ứng nổi bật, như:

  • Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương…

Hội KTS TP Đà Nẵng rất kỳ vọng về định hướng trong Quy chế quản lý kiến trúc TP Đà Nẵng lần này sẽ có tính ứng dụng thực tiễn vào đời sống cao, đảm bảo hài hòa các yếu tố giữa tính lịch sử, sự kế thừa, đảm bảo quy định pháp luật hiện hành, có tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng đến một đô thị Đà Nẵng phát triển hiện đại, bền vững và đầy bản sắc trong tương lai.

ThS.KTS Trần Phước Hòa Bình
UVBCH – Phó Ban kiểm tra Hội KTS Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội KTS Đà Nẵng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 04-2021)

Xem thêm:

The post Kỳ vọng Quy chế quản lý kiến trúc TP Đà Nẵng appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3vVVJ3u
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét