Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Tấm xi măng sợi DURAflex 2X chinh phục nhà thầu thi công lẫn chủ nhà

Trong xây dựng, lựa chọn vật liệu phù hợp được xem là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến ý đồ thiết kế, ngân sách và độ bền chắc của công trình. Là một trong những sản phẩm vật liệu nhẹ ứng dụng làm lót sàn, vách ngăn, lót mái chống nóng, tấm xi măng DURAflex 2X được các chủ nhà và nhà thầu thi công đánh giá là “giải pháp kép” khi đáp ứng được yêu cầu khắt khe của cả hai nhóm đối tượng này.

Ưu điểm vượt trội – đáp ứng tối đa nhu cầu của chủ nhà

Theo báo cáo nghiên cứu “Thị trường xi măng sợi về các mặt sản phẩm, ứng dụng, mục đích sử dụng và khu vực – dự báo đến năm 2028” của đơn vị nghiên cứu thị trường toàn cầu Market Research Future cho biết thị trường tấm xi măng sợi dự kiến tiếp tục tăng trong những năm sắp tới, vươn lên trị giá 24,87 tỷ USD vào năm 2028, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,59% trong giai đoạn 2021-2028. Trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là thị trường lớn nhất cho xi măng sợi, chiếm gần 40% tổng quy mô. Và Việt Nam không nằm ngoài xu thế tăng trưởng này.

Điều này cho thấy nhu cầu thị trường cho tấm xi măng sợi ngày càng cao. Lý do chính là nhờ đặc tính ưu việt, tính ứng dụng linh hoạt, khả năng đáp ứng tối đa yêu cầu khách hàng của loại sản phẩm này so với những vật liệu truyền thống khác.

Ví dụ cũng là làm sàn nhưng yêu cầu về vật liệu dành cho sàn nhà xây dựng mới đơn thuần với sàn của các công trình cơi nới là khác nhau. Cụ thể, sàn của các công trình cơi nới có yêu cầu khắt khe về độ chịu lực nhưng lại không làm ảnh hưởng đến kết cấu nền móng. Để đáp ứng yêu cầu này, tấm xi măng sợi DURAflex 2X được xem là “ứng cử viên” sáng giá khi sở hữu khả năng hoạt tải vượt trội lên đến 500kg/m2 thích hợp với mọi loại công trình, đặc biệt là các công trình cần nới rộng, nâng tầng, lên sàn, làm nhà lắp ghép, nhà xưởng, nhà dân dụng làm sàn gác lửng,…

Với ưu điểm vượt trội tấm xi măng sợi DURAflex 2X là giải pháp phù hợp với mọi công trình
Với ưu điểm vượt trội tấm xi măng sợi DURAflex 2X là giải pháp phù hợp với mọi công trình

Hơn thế, DURAflex 2X còn sở hữu tính linh hoạt vượt trội khi có thể áp dụng vào các khu vực đặc thù như hồ bơi, phòng tắm, nhà vệ sinh… nhờ khả năng chịu ẩm, chịu nước cao. Hoặc là giải pháp trong các công trình có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chống cháy nhờ DURAflex 2X có dòng sản phẩm dành riêng cho chống cháy với phụ gia chống cháy đặc biệt.
Bên cạnh công năng ưu việt, tấm xi măng sợi DURAflex 2X còn là giải pháp giúp tiết kiệm 30% chi phí cơi nới cho gia chủ nhờ giảm chi phí gia cố móng, chi phí vật tư, thi công, bảo hành bảo trì và chi phí hoàn thiện, trang trí.

Kiến trúc sư Vương Đạo Hoàng chia sẻ, ngoài một loạt các dự án ngoài trời, những dự án biệt thự cao cấp anh cũng đã áp dụng tấm xi măng sợi DURAflex 2X và thấy rất hài lòng.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và có cơ hội trải nghiệm sản phẩm tấm xi măng sợi DURAflex 2X qua nhiều công trình, Kiến trúc sư Vương Đạo Hoàng chia sẻ: “Tôi được chứng kiến sự ra đời của sản phẩm DURAflex 2X từ những ngày đầu và đã nhìn thấy tiềm năng, giá trị của sản phẩm này cho công việc của mình. Với kết cấu bền bỉ, nhẹ, dạng tấm, dễ cắt xẻ, dễ vận chuyển… tấm xi măng sợi DURAflex 2X là sản phẩm ứng dụng được tất cả các hạng mục công trình: ngoài trời, trong nhà, trần, tường, sàn…, thậm chí với góc nhìn Kiến trúc sư, tôi không cần phải làm công tác hoàn thiện nào cả nếu khéo léo sử dụng, điều này khiến cho việc ứng dụng tấm DURAflex 2X trở nên hợp lý và tối ưu về mặt tài chính”.

“Trợ thủ” giúp nhà thầu thi công tối ưu hóa chất lượng các công trình

Song song với chủ nhà, tấm xi măng sợi DURAflex 2X còn “được lòng” giới thi công, nhà thầu xây dựng.

Thứ nhất, tấm xi măng sợi DURAflex 2X được tạo khổ sẵn nên dễ thi công, thi công nhanh hơn so với giải pháp bằng vật liệu truyền thống nhờ đó nhà thầu tiết kiệm được thời gian bàn giao công trình và nhân công thực hiện.

Thứ hai, tấm xi măng sợi DURAflex 2X vô cùng bền chắc, không bể vỡ trong quá trình thi công nhờ đó nhà thầu giảm được tối đa chi phí khấu hao vật tư trong quá trình thực hiện công trình.

Thứ ba, việc sử dụng tấm xi măng sợi DURAflex 2X còn giúp nhà thầu giảm tối đa chi phí và nhân công hoàn thiện cùng trang trí bề mặt do tấm có bề mặt nhẵn mịn, dễ cắt ghép, uốn cong, sơn lên bề mặt hoặc kết hợp với các vật liệu khác tạo nên những không gian kiến trúc hài hòa, góp phần tạo ra nhiều xu hướng mới cho thiết kế nội, ngoại thất đáp ứng nhu cầu ngày càng “nghệ thuật” của chủ nhà.

Tấm xi măng sợi DURAflex 2X được ứng dụng làm sàn chịu lực, là giải pháp được nhiều nhà thầu xây dựng lựa chọn
Tấm xi măng sợi DURAflex 2X được ứng dụng làm sàn chịu lực, là giải pháp được nhiều nhà thầu xây dựng lựa chọn

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp tấm xi măng sợi DURAflex 2X tạo được sức hút với các nhà thầu thi công là đáp ứng hoàn toàn tiêu chí vật liệu xanh. Sản phẩm 100% không chứa chất amiăng – chất gây ung thư ở người, đạt chứng nhận xanh quốc tế Green Label từ Singapore. Việc sử dụng tấm xi măng sợi DURAflex 2X vừa là lựa chọn bắt kịp xu hướng vừa là giải pháp đảm bảo an toàn cho người thi công.

Chia sẻ cảm nhận về tấm xi măng DURAflex 2X, anh Thanh – Bãi thầu thi công nhà Container Đại Phát, Bình Dương cho biết: “Hiện tôi đang sử dụng sản phẩm tấm xi măng sợi DURAflex 2X cho dự án 300 căn nhà phục vụ khách du lịch ở qua đêm tại khu du lịch Song Long, Thành phố Thủ Đức. Cá nhân tôi thấy sản phẩm này có ưu điểm là bền, chịu được môi trường nước, có độ ẩm cao, những sản phẩm truyền thống thường giòn hơn nên dễ gãy, nứt. Chủ đầu tư cũng rất hài lòng với sản phẩm này nên sau một thời gian thi công đã bổ sung DURAflex 2X cho hạng mục lắp sàn.”

Tấm xi măng sợi DURAflex 2X là loại tấm xi măng được sản xuất bằng công nghệ gia cường độc quyền tại nhà máy Hiệp Phú – Công ty Saint-Gobain Việt Nam. Để nhận tư vấn về giải pháp làm sàn, vách, cơi nới không gian dùng tấm xi măng sợi DURAflex 2X, độc giả liên hệ tới:

  • Hotline 18001218
  • Hoặc gửi thông tin về email chamsockhachhang@vinhtuong.com

Xem chi tiết sản phẩm tại: https://bit.ly/3opBRG9

Tường Vi

The post Tấm xi măng sợi DURAflex 2X chinh phục nhà thầu thi công lẫn chủ nhà appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kTK8zQ
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Đào tạo nguồn nhân lực kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức

Đặt vấn đề

Kiến trúc Cảnh quan (KTCQ) là lĩnh vực chuyên môn khoa học tổng hợp, ứng dụng hài hoà các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau (Quy hoạch không gian, Hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, Kiến trúc công trình, Sinh thái cảnh quan, Thực vật học, Sinh vật học, Điêu khắc, Hội họa…) để giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, thiết lập và cải tạo môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc nhằm mang lại mối quan hệ tổng hòa và bền vững giữa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc.

Với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đô thị hoá gia tăng trong thời gian qua, nhu cầu đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác công trình cảnh quan khu vực đô thị sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này dẫn tới nhu cầu về KTS, và cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực KTCQ (thiết kế, thi công xây dựng, cung cấp vật tư – trang thiết bị, vận hành và khai thác các công trình cảnh quan; quản lý nhà nước ở Trung ương và các địa phương; giảng dạy và nghiên cứu khoa học…) ngày càng cao, cả về số lượng và chất lượng.

Kiến trúc cảnh quan nâng tầm chất lượng và giá trị cuộc sống

Hành nghề Kiến trúc cảnh quan ở Việt Nam mới phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây. Lực lượng KTS và KS cảnh quan Việt Nam chưa thực sự đông đảo, có rất ít chuyên gia được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành, đa phần là những KTS ngành Quy hoạch và Kiến trúc đam mê nghiên cứu và theo đuổi KTCQ. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh, sự hoành hành của thiên tai và dịch bệnh hiện nay đặt ra các thách thức rất lớn cho việc bảo tồn cảnh quan và môi trường sinh thái bản địa gắn liền với phát triển bền vững. Do đó đội ngũ nhân lực về lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan cần có kiến thức sâu, rộng để có thể kiểm soát tốt công việc, áp dụng các cách tiếp cận và đề xuất giải pháp mang tính tổng hợp, đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa và bản sắc vùng miền và thích ứng với sự biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai.

Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam

Hiện nay, cả nước có 04 trường có chương trình đào tạo KTS cảnh quan (ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Xây dựng và ĐH quốc tế Hồng Bàng) trong đó có 02 trường đã có sinh viên (SV) theo học (ĐH Kiến trúc Hà Nội và ĐH Kiến trúc TPHCM), 01 trường bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2021-2022 (ĐH Xây dựng) và 01 trường đào tạo KS cảnh quan (Đại học Lâm nghiệp). Chỉ tiêu tuyển sinh hiện nay của các trường là từ 50 – 100 sinh viên. Số lượng chỉ tiêu như hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực thực tế của xã hội. Ngoài ra, điểm tuyển sinh có những biến động khá lớn ở mỗi trường đào tạo, và có sự tách biệt giữa đào tạo KTS và KS cảnh quan, cụ thể được tổng hợp ở các bảng sau:

Bảng 1. Tổng hợp điểm chuẩn và tổ hợp xét tuyển vào ngành KTCQ của các trường ĐH tại Việt Nam những năm gần đây
Bảng 2. Chỉ tiêu tuyển sinh Kiến trúc cảnh quan năm học 2021-2022:
Bảng 3. Thời gian và chương trình đào tạo Kiến trúc cảnh quan

Ngoài các trường đào tạo KTS và KS KTCQ trên, hiện nay còn có trường ĐH Nông Lâm TP HCM đào tạo KS ngành Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên (chuyên ngành Cảnh quan, kỹ thuật hoa viên và chuyên ngành Thiết kế cảnh quan). Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan. Hai chương trình này có mục tiêu tương đối giống nhau và đang có sự đan xen giữa đào tạo kỹ sư thiết kế cảnh quan và kỹ sư cây trồng phục vụ cho cảnh quan và hoa viên nhưng thiên về khoa học cây trồng.

Buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư cảnh quan đầu tiên năm 2018 của Sinh viên trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Các trường đang đào tạo KTS cảnh quan hiện nay chỉ mới có Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan mà chưa có khoa Kiến trúc cảnh quan (ĐHKiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Xây dựng, ĐH quốc tế Hồng Bàng). Đối với đào tạo Kỹ sư cảnh quan, tại trường Đại học Lâm nghiệp, Bộ môn KTCQ trực thuộc Viện Kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị. Do đó, các bộ môn chưa thực sự đủ mạnh để quản lý và vận hành hiệu quả quá trình đào tạo KTCQ. Tính tự chủ trong công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn do tính liên ngành, lực lượng cán bộ cơ hữu có giới hạn và khả năng hợp tác ở quy mô lớn còn nhiều hạn chế do rào cản về pháp lý và tầm ảnh hưởng chưa đủ mạnh.

Chương trình đào tạo ngành KTCQ ở Việt Nam nói chung chưa theo kịp với sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo hiện nay cũng đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của người học và sự tiến bộ của xã hội. Ngoài ra, tính cập nhật và sự minh bạch về chương trình đào tạo ngành KTCQ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trên các trang web của các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo ngành KTCQ chỉ giới thiệu tổng quan mà chưa giới thiệu cụ thể khung chương trình và nội dung môn học. Một số trường có giới thiệu khung chương trình tạo thì đã được thực hiện từ nhiều năm trước và thiếu tính cập nhật những đổi mới của chương trình đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đây cũng là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn đối với người học; giảm tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nhằm thúc đẩy nhu cầu học tập và nhận thức của xã hội về sự cần thiết của lĩnh vực KTCQ.

Về xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo, có thể nói, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đi đầu trong việc “nhập khẩu” chương trình đào tạo ngành KTCQ. Theo Nguyễn Tuấn Anh và Lê Ngọc Kiên (2021), Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội kế thừa chương trình liên kết đào tạo KTS cảnh quan giữa ĐH Kiến Trúc Hà Nội, ĐH KTCQ Quốc gia Bordeaux và các trường Kiến trúc Pháp ngữ từ năm 2010. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã xây dựng các chương trình đào tạo có khả năng kích thích tư duy độc lập, tăng cường khả năng tự học và phát huy tư duy sáng tạo của SV với môi trường đào tạo linh hoạt, gắn với thực tiễn, lấy người học làm trung tâm. [2]

Chương trình đào tạo KTCQ tại Trường ĐH Kiến trúc TPHCM thường xuyên cập nhật các kiến thức mới theo chuẩn quốc tế và điều chỉnh theo thực tiễn của Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, Trường ĐH Xây dựng đã xây dựng chương trình đào tạo KTCQ theo Chuẩn đào tạo KTS của Ủy ban kiểm định Kiến trúc quốc gia Mỹ (NAAB) và giảng dạy theo Phương pháp tiếp cận CDIO (C – Conceive – Hình thành ý tưởng, D – Design – Thiết kế, I – Implement – Triển khai, O – Operate – Vận hành) nhằm trang bị cho SV không chỉ kiến thức nền tảng rộng về Quy hoạch và Kiến trúc, kiến thức chuyên môn sâu về KTCQ, mà còn trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp để có thể làm việc trong môi trường toàn cầu.

Cơ hội và thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực Kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam

1. Cơ hội

Với nhu cầu phát triển môi trường sống bền vững và tiện nghi, các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng ngày càng coi trọng vai trò đóng góp của ngành KTCQ, trong khi số lượng KTS cảnh quan ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là cơ hội rất lớn cho các trường mở ngành đào tạo, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo KTCQ. Như vậy, cơ hội việc làm có thu nhập tốt và ổn định cho SV ngành KTCQ sau khi ra trường rất cao, làm việc cho các văn phòng – công ty tư vấn trong nước và các công ty tư vấn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Nhu cầu nguồn nhân lực về KTCQ tại các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương cũng vô cùng lớn.

Sinh viên trường Đại học Xây dựng đi khảo sát hiện trạng trong quá trình tham gia cuộc thi thiết kế cảnh quan hai bên bờ sông giai đoạn 1 – Khu đô thị du lịch Cát Bà Amatina năm 2021

Sự hội nhập quốc tế, hợp tác và liên kết đào tạo của các trường đào tạo KTS cảnh quan hiện nay giúp SV theo học ngành này có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. Nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội của các trường tạo điều kiện cho SV Việt Nam giao lưu, học hỏi; nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề KTCQ trong tương lai; đồng thời, giúp SV dễ dàng tiếp cận các chương trình học bổng, tham gia các chương trình ngắn hạn và nâng cao, tại Việt Nam cũng như ở các trường đào tạo KTCQ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Mặt khác, giảng viên (GV) các trường cũng có cơ hội hợp tác, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia, các giáo sư hàng đầu trên thế giới thông qua các xưởng thiết kế, hội thảo, hội nghị và chương trình trao đổi GV.

Các cuộc thi dành cho SV trong lĩnh vực KTCQ ngày càng nhiều. Năng lực chuyên môn và trình độ tiếng Anh được cải thiện sẽ giúp SV dễ dàng tiếp cận với các cuộc thi và nâng cao khả năng đoạt giải thưởng trong các cuộc thi trong nước và quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh vật của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng (khoảng 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn) [3]. Trong đó, có rất nhiều loài mang tính đặc trưng bản địa và có khả năng ứng dụng rất cao trong cảnh quan. Đây là một cơ hội rất lớn cho các GV ngành KTCQ nghiên cứu và lựa chọn các loại cây xanh cảnh quan theo nguyên tắc tạo lập bản sắc vùng miền trong cả lý thuyết lẫn thực tế triển khai các dự án cảnh quan; tạo lập những hệ sinh thái đặc trưng nhằm phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học cho mỗi vùng miền khác nhau trên cả nước.
Chi hội KTS cảnh quan Việt Nam trực thuộc Hội KTS Việt Nam đã được thành lập 1/2021. Một trong những mục tiêu của Chi hội KTS cảnh quan là kết nối hoạt động trong lĩnh vực KTCQ, tạo sân chơi và giao lưu học hỏi cho GV, SV không chỉ ngành KTCQ mà còn cả ngành Quy hoạch và Kiến trúc. Chi hội hiện đang xây dựng hệ thống các Giải thưởng KTCQ Việt Nam, trong đó có giải thưởng dành cho SV. Đây sẽ là những cơ hội lớn cho SV theo học ngành KTCQ khẳng định năng lực chuyên môn, được cộng đồng công nhận – Một trong những khởi đầu thuận lợi cho quá trình hành nghề và phát triển năng lực chuyên môn cho SV sau khi ra trường.

2. Thách thức

Ngành Kiến trúc cảnh quan là lĩnh vực chuyên môn có tính liên ngành cao, đòi hỏi GV và SV phải dành nhiều tâm sức trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập mới có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội. Đồng thời, mỗi cơ sở đào tạo đều có những triết lý và thế mạnh riêng trong quá trình đào tạo ngành KTCQ, điều này đòi hỏi người học cần nghiên cứu và lựa chọn địa chỉ học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Đây cũng là một khó khăn cho các em SV khi lựa chọn trường theo học do tính công khai về chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo còn hạn chế và thiếu tính cập nhật.
Quá trình hội nhập quốc tế đem đến những cơ hội rất lớn cho GV và SV trong việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Đây cũng là thách thức không nhỏ cho các GV trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và tìm ra các giá trị bản sắc KTCQ Việt Nam trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của chúng trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sự thiếu hụt nguồn GV được đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành đang là một thách thức lớn cho các trường đào tạo ngành KTCQ. Mặc dù đã có trên 10 năm đào tạo KTS cảnh quan, nhưng đa số GV có nền tảng là KTS công trình, quy hoạch, kỹ sư lâm nghiệp đô thị, nhà thực vật học hoặc sinh vật học. Do đó, nhiều thế hệ SV được đào tạo ngành này sẽ khó được trang bị đầy đủ và chuyên sâu về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. GV bắt buộc phải học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, đây cũng đồng thời là thách thức cho chính các cơ sở đào tạo khi lực lượng GV còn mỏng, việc tách GV đi tu nghiệp nước ngoài là vấn đề không đơn giản.

Mặc dù nhu cầu nhân lực ngành KTCQ của xã hội là rất lớn, nhưng nhận thức về vai trò và giá trị của ngành KTCQ trong xã hội nói chung còn nhiều hạn chế. Một phần bởi tính non trẻ của một ngành đào tạo, một phần bởi tính truyền thông và giới thiệu về ngành KTCQ chưa được quan tâm. Chi hội KTCQ Việt Nam mới được thành lập và chưa có nhiều hoạt động thực tế bởi các điều kiện khách quan trong năm 2021. Hơn nữa, về quản lý nhà nước, hệ thống các văn bản pháp lý về KTCQ cũng đang còn mờ nhạt và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào mang tính tổng thể về quy chuẩn, quy phạm trong, các quy định về hồ sơ KTCQ (bao gồm Quy hoạch cảnh quan và Thiết kế cảnh quan), thiết kế phí cảnh quan…

Kết luận

Mặc dù là ngành đào tạo non trẻ nhất trong số các ngành đào tạo cho các KTS Việt Nam với số cơ sở đào tạo ít và còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng có thể khẳng định đào tạo và hành nghề KTCQ là một trong những lĩnh vực chuyên môn có tương lai tươi sáng.

Các trường đào tạo ngành KTCQ cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công khai minh bạch khung chương trình, đổi mới chương trình đào tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. Bộ môn KTCQ tại các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch và chiến lược phát triển thành khoa để nâng tầm vị thế, năng lực và quy mô trong công tác đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về KTCQ – Tạo lập thế vững chắc và toàn vẹn cho các ngành Quy hoạch – Kiến trúc – Cảnh quan – Nội thất tại các cơ sở đào tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực KTCQ cần gắn lý thuyết với thực tiễn thông qua các đồ án môn học gắn với các trường hợp nghiên cứu cụ thể, tham quan công trình thực tế… Ngoài ra, SV cần được sớm được gửi đi thực tập tại các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công ngay từ khi còn đang học tập tại trường nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội va chạm công việc thực tế, nuôi dưỡng đam mê và đạo đức hành nghề, rèn luyện kỹ năng và nâng cao quyết tâm theo đuổi lĩnh vực KTCQ.

TS.KTS. Phạm Anh Tuấn
Trưởng bộ môn KTCQ , Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây dựng – Chủ tịch Chi hội KTS Cảnh quan Việt Nam
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2021)


Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tuấn Anh và Lê Ngọc Kiên (2021) “Kiến trúc cảnh quan – từ thực tiễn đến đào tạo”, Tạp chí Khoa học Kiến trúc – Xây dựng, Số 40/2021, trang 4-12, ISSN 1859-350X;
2. Ngô Viết Nam Sơn (2016) “Nhìn về tương lai ngành kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam”, Tạp chí kiến trúc số 1+2/2016;
3. Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức bảo tồn; <https://ift.tt/3upTBSE>
5. Các trang web;
https://canhquan.net/
www.hau.edu.vn
https://hcmuaf.edu.vn
http://uah.edu.vn
http://vnuf.edu.vn
https://ift.tt/3uuYEkw
http://www. nuce.edu.vn

The post Đào tạo nguồn nhân lực kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3F3FIyx
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Phát triển không gian đô thị tại Hà Nam theo hướng bền vững

Quá trình phát triển kinh tế trên cơ sở công nghiệp hóa là động lực chính để hình thành và mở rộng các đô thị ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng. Ở chiều ngược lại, sự hình thành và phát triển không gian các đô thị lại giúp hình thành một không gian kinh tế phát triển, tạo ra một thị trường tiêu thụ cũng như sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả. Tuy nhiên, những năm gần đây, đô thị hóa mặc dù mang lại tăng trưởng kinh tế, song cũng đem lại nhiều bất cập trong đời sống xã hội cũng như xuống cấp về môi trường sống…

Hà Nam là một tỉnh nhỏ gần Hà Nội, có trên 81% dân cư sống tại nông thôn, nhưng thu nhập chỉ có 9,2% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh [1]. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẫn đến hình thành các đô thị thiếu kiểm soát. Sự bất ổn của đô thị có nguyên nhân từ dòng dịch cư từ nông thôn, luôn tác động bất lợi tới khả năng phát triển hạ tầng đô thị do không thể theo kịp với quá trình phân bố lại dân cư. Đây cũng là nguyên nhân của không gian đô thị phát triển thiếu bền vững. Ở thế kỷ trước, công nghiệp hóa đã có vai trò to lớn trong sự phát triển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, dưới tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, có nhiều mô hình phát triển khác bền vững hơn đang dần khẳng định vị thế của mình . Bài báo đặt vấn đề xem xét phát triển không gian đô thị Hà Nam theo hướng phát triển bền vững (PTBV) trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa không gian phát triển công nghiệp và không gian phát triển nông nghiệp hàng hóa, dựa vào công nghiệp hóa nông nghiệp, giúp kiểm soát quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện cho không gian đô thị PTBV.

Đô thị Hà Nam

Gần đây, khái niệm “đô thị phát triển theo hướng bền vững” còn được xem xét dưới góc độ “phát triển cộng đồng bền vững” để làm rõ trọng tâm của mọi sự phát triển chính là vì con người. Ngoài ra còn có những xu hướng nghiên cứu đô thị PTBV của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh thái cảnh quan, đặt nền móng cho một đô thị PTBV dưới góc độ các quy luật của hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn kết hợp với nhau [8] . Phát triển đô thị bền vững là một khái niệm động, sự bền vững chỉ là trạng thái ổn định ở một thời điểm, sau đó sẽ lại phải phát triển, tự điều chỉnh để đạt được sự cân bằng, bền vững ở mức độ cao hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Do đó, không gian đô thị theo hướng PTBV chính là tổ chức một hình thức vỏ vật chất – không gian, có thể đáp ứng hài hòa, cân bằng được các hoạt động chức năng kinh tế-môi trường-xã hội của sự phát triển bền vững.

Các đô thị của Hà Nam hiện nay có chủ trương đẩy nhanh phát triển nâng quy mô đô thị lên cấp cao hơn trên cơ sở tập trung thu hút phát triển các dự án công nghiệp, dịch vụ nhằm giảm cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mong muốn này chỉ có thể phát huy được tại các khu vực đô thị có nhiều thuận lợi về tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật, những khu vực thiếu thuận lợi sẽ kém phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân phát triển đô thị theo chiều rộng trong khi chưa quan tâm đầy đủ tới chất lượng đô thị, tạo nên sự thiếu bền vững trong phát triển đô thị. Việc phát triển, nâng cấp đô thị theo các tiêu chí thường chưa quan tâm đúng mức tới mối quan hệ liên kết giữa các thành phần với nhau và giữa đô thị với nông thôn. Vì vậy, mục tiêu của bài báo được đặt ra là phát triển đô thị trên cơ sở các mối quan hệ liên kết cùng phát triển giữa đô thị – nông thôn, giữa công nghiệp – nông nghiệp, nhằm tránh sự đơn phương phát triển công nghiệp, dễ hình thành các bất cập liên quan tới xã hội và môi trường. Đô thị hóa có thể được coi là thước đo sự phát triển của các địa phương, vì vậy trong thực tế không tránh khỏi sự nóng vội, dẫn đến đô thị hóa mở rộng về hình thức, nhưng không gian đô thị lại kém về chất lượng.

Việc lựa chọn nghiên cứu quy hoạch không gian các đô thị tại Hà Nam dưới góc độ PTBV vì đây là một tỉnh có quá trình đô thị hóa mới chỉ ở giai đoạn gần đây, tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện sự phát triển không đồng đều và thiếu bền vững tại các đô thị trong tỉnh và giữa các địa phương

Một số mô hình phát triển kinh tế bền vững

Không gian đô thị là hình thái vật chất chuyên chở các yếu tố kinh tế – xã hội – môi trường, do đó mô hình phát triển kinh tế đô thị bền vững, sẽ tạo điều kiện hình thành không gian bền vững. Có thể kể đến các mô hình phát triển kinh tế bền vững sau:

  • Mô hình khu đô thị – công nghiệp – dịch vụ (KĐT-CN-DV): Gắn việc phát triển KCN, CCN với đô thị và dịch vụ. Đây được coi là hướng đi đúng đắn, là giải pháp tối ưu khắc phục những hạn chế của KCN hiện có, đồng thời mở ra các cơ hội đầu tư mới [11]. Khi khu công nghiệp gắn với khu đô thị và dịch vụ, đòi hỏi các KCN phải đảm bảo yếu tố xanh, sạch, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, nhằm tạo ra một không gian sống và làm việc an toàn, chất lượng, giúp cho việc phát triển các không gian đô thị bền vững;
  • Cụm liên kết ngành (Industrial Cluster – IC). Lý thuyết cụm ngành do M. Porter [12] đưa ra có bản chất khác với khái niệm cụm công nghiệp (CCN) như chúng ta thường hiểu. IC là cụm liên kết ngành công nghiệp (CLKNCN) bao gồm các XNCN không chỉ tập trung về mặt không gian địa lý, mà còn là một chuỗi các liên kết sản xuất, dịch vụ nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, nhưng lại tiết kiệm năng lượng và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Giai đoạn đầu của IC là sự tập trung các XNCN có các mối quan hệ chủ đạo, phụ trợ liên kết với nhau. Sang giai đoạn phát triển thứ 2, là bước hiện đại hóa và tăng cường sáng tạo thông qua các liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo để hình thành một môi trường sinh thái có tính tuần hoàn trong sản xuất;
  • Công nghiệp hóa nông nghiệp (CNHNN): Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp một cách toàn diện, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật vào tăng năng xuất sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Thực tế, chính CNHNN cũng tạo tiền đề hình thành đô thị nông nghiệp tại các vùng nông thôn;
  • Ven đô thị, sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống. NNĐT dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị, góp phần phát triển cộng đồng bền vững trong đô thị.

Bên cạnh các mô hình phát triển bền vững nêu trên, các đô thị cần phát triển hệ thống hạ tầng xanh (HTX) là mạng lưới kết nối các không gian xanh bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, tạo khả năng thích ứng với sự biến đổi của khí hậu [13] . Hạ tầng xanh sẽ như một khung thiên nhiên kết nối các không gian chức năng của đô thị với nhau và với vùng nông thôn.

Tùy theo các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, Hà Nam có thể vận dụng các mô hình nêu trên để có thể định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng bền vững hơn. Hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường do tiêu thụ tài nguyên tự nhiên (núi đá vôi, đất đai…), thực hiện tốt hơn quá trình ly nông, bất ly hương nhằm tạo ra sự ổn định tương đối của các đô thị

Phát triển không gian đô thị Hà Nam theo hướng bền vững

1. Bối cảnh của Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh liền kề với Hà Nội, do đó có nhiều lợi thế trong vùng tác động phát triển kinh tế với Hà Nội. Sau một số lần tách nhập, hiện nay, tỉnh Hà Nam có thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên (mới thành lập năm 2020) và 4 huyện: Lý Nhân (thị trấn Vĩnh Trụ); Bình Lục (thị trấn Bình Mỹ); Thanh Liêm (thị trấn Hòa Mạc); Kim Bảng (thị trấn Quế). Xem (hình 1a). Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến 2018 là 37% với 16,7% trên tổng số 850 ngàn dân sống ở đô thị và 83,3% còn lại sống ở nông thôn [16] .

Địa hình Hà Nam có 2 dạng chính: Đồi núi ở phía Tây thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp, ăn quả. Đồng bằng ở phía Đông được hình thành nhờ phù sa của sông Hồng, sông Đáy, sông Châu rất thuận lợi cho canh tác lúa nước, hoa màu, thực phẩm. Tài nguyên khoáng sản là dãy núi đá vôi thuận lợi cho phát triển vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở phía Tây.

Các làng nghề phát triển mạnh ở Duy Tiên, ngoài ra giáo dục phát triển mạnh là một loại tài nguyên nhân văn đặc biệt của Hà Nam. Tuy nhiên, hiện nay khu vực phía Tây gồm Kim Bảng và Thanh Liêm đang có sự tập trung nhiều loại nhà máy XNCN sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở khai thác núi đá vôi trên địa bàn huyện, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên sẵn có (2c) . Nhìn vào biểu đồ hình 1b, cho thấy tỷ trọng kinh tế công nghiệp tăng, còn nông nghiệp giảm, trong khi đó 83% dân số của Hà Nam lại sống tại nông thôn, nhưng thu nhập chiếm chưa tới 10%. Ngoài ra công nghiệp hóa là một trong những yếu tố động lực quan trọng hình thành và phát triển đô thị. Tuy nhiên, sự mất cân đối trong tỷ lệ đô thị hóa (hình 1c), cũng như trong phân bố các khu công nghiệp (hình 2a) và mất cân đối giữa tỷ trong kinh tế của đô thị với nông thôn chính là nguyên nhân tiềm ẩn sự phát triển không bền vững của đô thị. Để khắc phục nhược điểm nêu trên, tránh tập trung chỉ phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa cho thị trường nói chung tại đô thị , thành phố lớn, mà còn phải tập trung cho các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp địa phương.

  • Xác định khung thiên nhiên: Để có thể có các đô thị PTBV, cần xác định khung thiên nhiên của toàn tỉnh, sau đó tại mỗi đô thị cũng phải cụ thể hóa khung tự nhiên đó trong không gian của mình. Tại Hà Nam, khung tự nhiên chính là hệ thống đồi núi hang động đá vôi chạy từ phía Tây. Ngoài ra còn có hệ thống các sông Hồng, Đáy, Châu giang với các nhánh của nó. Đây là khung tự nhiên phải bảo vệ, như là nguồn tài nguyên du lịch, tạo tiền đề cho các đô thị PTBV (Hình 2b),
  • Phân vùng phát triển: Nhằm mục đích ưu tiên đầu tư, giúp hình thành cơ cấu chức năng đô thị hợp lý dựa trên các lợi thế về tiềm năng của các khu vực trong tỉnh, nên phân thành 4 vùng chính là:
    • Vùng 1, phía Tây nhiều đồi, núi đá vôi sẽ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, tâm linh, kết hợp trồng rừng giúp hình thành một khu vực có hệ sinh thái tự nhiên giầu có, cảnh quan đẹp để hình thành một nền kinh tế xanh (du lịch và dịch vụ), kết hợp công nghiệp phục vụ cây công nghiệp;
    • Vùng 2, phía Đông, được hình thành bởi phù sa sông Hồng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, các loại cây đặc sản địa phương và công nghiệp chế biến cho nông nghiệp. Ngoài ra tại đây cũng có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, là một dạng tài nguyên nhân văn cho du lịch phát triển;
    • Vùng 3, khu vực giữa theo hướng Bắc-Nam bao gồm thành phố Phủ lý với nhiều KCN đã và đang hình thành, phát triển xung quanh do có kết nối giao thông thuận lợi giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi qua thành phố Phủ lý. Tuy nhiên các KCN này cần phát triển theo mô hình cụm (Industrial Cluster);
    • Vùng 4, là khu vực ven sông Hồng, sông Đáy, sông Châu là khu vực đất ngập nước rất thuận lợi cho phát triển các khu nghỉ dưỡng, nông trại sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao …kết hợp bảo vệ và cân bằng nguồn nước tự nhiên 2. Định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng bền vững tại Hà Nam

a. Sự hình thành và phát triển không gian đô thị cấp xã (dưới hình thức tiền đô thị-thị tứ)

Đây là những khu vực nếu phát triển tốt, sẽ trở thành những điểm “đô thị hóa” ngay tại làng xã. Như vậy, tiền đô thị là điểm dân cư chuyển tiếp nông thôn – đô thị, sẽ lan tỏa dần sang các khu vực khác để rồi có thể phát triển thành thị trấn. Sự phát triển xen kẽ này sẽ hình thành một mạng lưới đô thị phân tán, giúp quá trình phát triển nông thôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đô thị lớn PTBV (hình 3a)

b. Tổ chức không gian đô thị cấp huyện (thị trấn, thường là đô thị loại 3 hoặc 4)

Để các đô thị này có thể PTBV, cần tập trung phát huy nhiều mô hình phi nông nghiệp đa dạng khác như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các mô hình nông trại sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp, mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao…Trung tâm thị trấn cũ sẽ tiếp tục phát triển mật độ cao, trên cơ sở định hướng hệ thống giao thông công cộng. Phát triển các khu vực nông nghiệp công nghệ cao trong sự liên kết với các khu công nghiệp . Cuối cùng là khu vực nông thôn, các xã ngoại thị với mô hình nông trại và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng (hình 3b)

c) Tỷ lệ đô thị hóa chênh lệch cao giữa các huyện, thành phố tiềm ẩn bất cập trong phát triển ĐTBV (biểu đồ xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu từ [16], [17])
c. Tổ chức không gian thành phố Phủ Lý (đô thị loại 2 của Hà Nam)

Để đảm bảo chất lượng không gian đô thị PTBV, cần có các mô hình kinh tế bền vững tại đô thị, do đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thành phố cần có lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch và tạo ra cụm liên kết ngành công nghiệp nhằm hướng tới việc hình thành các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, bao gồm cả các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. KCN càng lớn, mức độ tập trung công nhân càng cao vì vậy hệ thống giao thông công cộng phải được giải quyết ngay, hình thành cơ sở cho các tuyến giao thông đô thị khác. Hiện nay trục động lực phát triển của Phủ Lý hướng dọc theo hướng Bắc –Nam trên cơ sở tuyến giao thông kết nối Hà Nội – TPHCM. Dọc theo tuyến hiện nay đã và đang phát triển các KCN, CCN . Ngoài ra còn có dự án khu đô thị Đại học Nam cao ở phía Bắc và phía Nam có dự án trung tâm nghiên cứu y học và bệnh viện chất lượng cao. Đây là điều kiện giúp Phủ Lý phát triển không gian đô thị – công nghiệp – dịch vụ bên cạnh khu vực đô thị cũ. Như vậy, bên cạnh đô thị cũ sẽ được chỉnh trang lại theo hướng hình thành đô thị nén, tạo điều kiện liên kết các khu chức năng bằng giao thông công cộng thuận lợi, kết nối hệ thống cây xanh với hồ, sông suối tự nhiên thành hạ tầng xanh, tạo điều kiện phát triển hệ thống không gian công cộng phục vụ người dân. Đô thị phát triển thông qua dự án các đô thị mới theo mô hình đô thị – công nghiệp – dịch vụ. Mô hình này đòi hỏi phải sắp xếp lại các ngành công nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao và có khả năng hô trợ nhau phát triển (hình 4).

c) Nhà máy xi măng và tác động của nó tới môi trường

Đô thị PTBV là một vấn đề không mới. Tuy nhiên, để hình thành một đô thị bền vững là một quá trình tự cân bằng. Không gian đô thị là vỏ bọc vật chất cho các hoạt động chức năng trong lòng đô thị, do đó sự phát triển đô thị cũng là sự phản ánh trạng thái mất cân bằng bên trong. Vì vậy, để đô thị PTBV, phải luôn thiết lập sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế-xã hội-môi trường

Kết luận

Phát triển đô thị tại các địa phương có đa số dân cư sinh sống bằng nông nghiệp như Hà Nam sẽ không chỉ dựa vào công nghiệp hóa, mà phải cần kết hợp các mô hình phát triển nông nghiệp dựa vào công nghiệp .

Hệ sinh thái tự nhiên luôn tự cân bằng do có sự liên kết chặt chẽ với nhau của các yếu tố trong hệ thống, vì vậy khi đô thị là một không gian bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo cũng sẽ phải thiết lập một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhằm hướng đến sự phát triển cân bằng.

Bền vững chỉ là một trạng thái của cân bằng, trong khi đó phát triển lại là sự phá vỡ, nên PTBV là hai mặt của một vấn đề cần được xem xét có tính hệ thống. Sự phát triển quá nhanh của một yếu tố luôn dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của hệ thống, và cần được điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh tương ứng các yếu tố cấu thành trong hệ thống. Vì vậy, các dự án phát triển đô thị phải được cân nhắc trên cả 3 yếu tố kinh tế – xã hội – môi trường

Phát triển bền vững đô thị là một quá trình lâu dài cân bằng các yếu tố kinh tế – xã hội môi trường, do đó các quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn với các mục đích rõ ràng trong từng lĩnh vực.

Các nhà hoạch định chính sách cần tập trung hướng các nguồn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị bền vững như: hạ tầng xanh, giao thông công cộng, sử dụng đất linh hoạt, hiệu quả và hạ tầng số trong quản lý đô thị.

KTS Nguyễn Nam
Khoa Kiến trúc trường Đại học Xây dựng – Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2021)


Tài liệu tham khảo

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia https://ift.tt/3us7sYx;
2. C.A. Brebbia &W.F.Florez-Escobar – Editors. The sustainable City X. Tenth International Conference on Urban Regeneration and Sustainability. Sponsored by WIT press;
3. Andre sorenso, Peter J. Marcotollio and Jill Grant. Towards sustainable cities. Pub. Routledge;
4. Jingjzu Jzao. Towards sustainable cities in China , Analysis and Assessemant of some Chinese cities 2008. Pub. Springer;
5. Luật quy hoạch đô thị. Chương 1, điều 13;
6. Lester R. Brown, Xây dựng một xã hội bền vững (New York: W W Norton and Co, 1981);
7. Centre de Prospective et d’Études Urbaines – trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị – PADDI;
8. Jianguo Wu. Urban ecology and sustainability: The state-of-the-science and future directions , Đại học Bang Arizona, Mỹ;
9. Lewis, W. Arthur (1954). “Economic Development with Unlimited Supplies Labour”. The Manchester School, No 22: pp 139-191;
10. Dr.Jean-Paul Rodrigue Transportation and the Urban Form. https://ift.tt/2ZEz80V;
11. Webside https://ift.tt/2YcaLaE;
12. Michael E. Porter.M, Clusters and Competition, Harvard Business School Press. 1998;
13. Countryside Agency, Countryside In and Around Towns: The Green Infrastructure of Yorkshire and the Humber, Countryside Agency, Leeds, 2006. webside https://moc.gov.vn/;
14. Sổ tay quy hoạch và thiết kế đô thị tại Việt Nam – Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch, năm 2010);
15. Jim Lee, ASLA; Ashley Langworthy; Wan Chih-Yin; Alec Hawley; and Shannon Bronson . Nanhu Farm town in the big city. Landscape Architect: SWA Group, San Francisco;
16. Thuyết minh tổng hợp Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030. Sở xây dựng Hà Nam;
17. Niên giám thống kê 2019;
18. webside đảng bộ tình Hà Nam-html//tuhn.vn];
19. Nguyễn Nam. Phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao – giải pháp phát triển Bắc giang theo định hướng phát triển bền vững. Tạp chí kiến trúc Việt Nam số 1 năm 2020.

The post Phát triển không gian đô thị tại Hà Nam theo hướng bền vững appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kQwdKN
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhà ở nông thôn kết hợp dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây gồm 9 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Trong đó có 5 thôn có hệ thống nhà cổ, công trình đền chùa, di tích phong phú, bao gồm các thôn Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm. Đây là các làng cổ trước đây thuộc cổ ấp Đường Lâm với lịch sử hàng ngàn năm. Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng là quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, có 19 công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử và hàng trăm ngôi nhà cổ, đền, phủ, miếu, giếng cổ. Làng cổ ở Đường Lâm cũng được biết đến là “làng Việt cổ đá ong” với vật liệu đá ong xây dựng làng xóm tạo nên cảnh quan rất đặc trưng, tiêu biểu cho làng truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hóa truyền thống, nhiều làng xã có giá trị văn hóa lâu đời đã bị mai một và quá trình này càng ngày càng phổ biến, lan rộng. Làng cổ Đường Lâm hiện nay tuy đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá nhưng cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ do sự phát triển thiếu kiểm soát, do sự tác động của quá trình đô thị hoá và sức ép của các hoạt động du lịch. Một số không gian di tích, không gian kiến trúc cảnh quan và công trình của làng cổ, trong đó có nhà ở nông thôn (NONT) đã bị biến dạng, không còn giữ được các giá trị ban đầu. Chính vì vậy cần có giải pháp tổ chức không gian phù hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm.

Cấu trúc không gian NONT truyền thống vùng ĐBSH

Khuôn viên NONT trong làng xã truyền thống vùng ĐBSH có nhiều giá trị về kiến trúc và tổ chức không gian ở. Khuôn viên thường rộng 1-2 sào (1 sào = 360m2). Không gian hướng nội, chỉ có một cổng nhỏ vào nhà, nhà không trổ cửa ra mặt đường. Khuôn viên nhà gồm có nhà chính, nhà phụ, khu vệ sinh riêng, khu vực chăn nuôi, giếng nước, sân phơi, vườn cây và ao nuôi cá. Bố cục mặt bằng nhà chính và nhà phụ thường được bố trí theo dạng tổ hợp nhà kiểu nhà chính vuông góc nhà phụ (chữ L), kiểu nhà chính song song nhà phụ (chữ nhị), kiểu nhà chính vuông góc với hai nhà phụ (chữ môn). Trong đó tổ hợp nhà kiểu nhà chính vuông góc nhà phụ, hay còn gọi là tổ hợp theo kiểu thước thợ (hình chữ L) được áp dụng phổ biến nhất.

  • Tổ hợp nhà chính vuông góc với nhà phụ: Là giải pháp phát triển từ bố cục hình chữ L tạo thành, giải pháp bố trí dãy nhà phụ để đồ đạc làm nông nghiệp quay tường hậu ra ngoài đường, xây tường rào bao bọc đóng kín lấy khuôn viên nhà ở. Phía ngoài sát đường giao thông có một cổng ra vào từ đường làng, đi qua sân rộng để vào nhà chính và hai nhà phụ. Giải pháp này có ưu điểm tạo nên tính bề thế cho ngôi nhà ở, mối liên hê giữa nhà chính phụ thuận lợi, tạo nên sân trong rộng hướng tâm cho sinh hoạt gia đình;
  • Tổ hợp nhà chính song song với nhà phụ: Là giải pháp nhà chính và nhà phụ đặt song song với nhau, có sân giữa tạo nên nhiều lớp mái lô xô trong cảnh quan làng. Nhà chính liên hệ với nhà phụ thông qua các không gian đệm như: Sân, vườn. Chuồng trại, nhà vệ sinh đặt phía sau nhà phụ;
  • Tổ hợp nhà chính vuông góc với hai nhà phụ: Là giải pháp nhà chính và hai nhà phụ đặt vuông góc với nhau. Nhà chính liên hệ với nhà phụ thông qua các không gian đệm như: Sân, vườn, chuồng trại, nhà vệ sinh đặt phía sau nhà phụ;
Cấu trúc khuôn viên nhà truyền thống

Các thành phần chức năng trong khuôn viên NONT truyền thống:

  • Nhà chính: Có chức năng để ở và thờ cúng, tiếp khách, thường quay hướng Nam hoặc Đông Nam nhìn ra sân rộng trước nhà. Nhà thường là 3-5 gian, 2 chái, nhà một mái hoặc hai mái, hai chái lợp ngói mũi, bên dưới có ngói liệt. Các gian nhà thông nhau và không có vách ngăn, gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách, gian bên là chỗ ngủ của chủ nhà và các sinh hoạt thường ngày của gia đình; hai phòng phụ còn lại, một phòng để đồ đạc quý hoặc lúa thóc, phòng kia là phòng ngủ của phụ nữ và con gái;
  • Nhà phụ: Có tác dụng bổ trợ cho nhà chính về các chức năng hoạt động, sinh hoạt khác như chỗ ở, bếp, kho, chuồng chăn nuôi, vệ sinh, sản xuất phụ…;
  • Sân: Phục vụ sản xuất, làm nghề phụ hay là không gian để phục vụ sinh hoạt chung của gia đình;
  • Vườn: Gồm có vườn cây ăn quả và vườn rau, vườn cảnh. Vườn cây ăn quả lâu năm được bố trí ở phía trước nhà, vườn rau, chuối ở bên cạnh và phía sau nhà;
  • Ao: Nhà có ao thường là nhà có khuôn viên rộng hoặc nhà ở khu vực địa hình trũng nên đào ao để lấy đất đắp nền nhà, nền sân và ao được bố trí phía trước hoặc bên cạnh nhà chính;
  • Cổng: Được bố trí đi vào từ cạnh bên nhà chính, hoặc ở phía trước nhà chính nhưng không bao giờ ở vị trí chính giữa, nhìn thẳng vào gian chính của nhà. Cổng thường xây bằng tường gạch, đá kiên cố, hay có khi chỉ là những thanh tre, nứa đơn giản mang tính chất tạm thời;
  • Hàng rào: NONT đều có hàng rào riêng. Hàng rào có thể được xây bằng gạch hoặc chỉ là cọc tre, cây bụi…
  • Giếng và bể nước: Giếng đào cạnh sân và bếp, tiện cho việc sử dụng. bể nước trong nhà thường được bố trí ở giữa khu nhà chính và nhà phụ để thu nước mưa chảy từ mái nhà xuống;
  • Nhà tắm, nhà vệ sinh: Chỗ tắm thường ở cạnh giếng nước, hoặc có khi chỗ tắm và vệ sinh cạnh nhau ở một góc khuôn viên.
Khuôn viên ông Kiều Anh Bằng xóm Phủ Hậu thôn Đông Sàng – làng cổ Đường Lâm

Những biến đổi chức năng, tác động hoạt động du lịch đến không gian cảnh quan NONT truyền thống tại làng cổ Đường Lâm

Mô hình phát triển du lịch homestay này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa không gian NONT truyền thống và dịch vụ du lịch tham quan trải nghiệm. Ảnh hưởng của mô hình hoạt động du lịch đến tổ chức cảnh quan NONT tại làng cổ Đường Lâm như sau:

1. Khuôn viên:

NONT gắn với du lịch xuất phát điểm ban đầu từ mô hình thăm quan, trải nghiệm không gian NONT truyền thống, trải nghiệm nghề phụ như làm tương, kẹo và các loại bánh. Loại hình du lịch chủ yếu là homestay – Nhà ở có bổ sung thêm các chức năng dịch vụ du lịch mới trong không gian nhà như: Lưu trú, ăn uống giải khát và vui chơi truyền thống. Mặt khác, một số công trình bám theo trục đường có cải tạo bổ sung thêm thêm chỗ đỗ xe chokhách du lịch.

2. Nhà chính: Được cải tạo nâng cấp cho phù hợp với các hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình, đây cũng là không gian tiếp khách chung cho hoạt động dịch vụ du lịch.

  • Mặt bằng: Phòng khách vẫn được giữ là không gian chính. Các không gian phòng ngủ, chái hai bên có thể tận dụng cho các hoạt động lưu trú và trải nghiệm của khách du lịch;
  • Mặt đứng: Có xu hướng giản lược phù hợp với hoạt động du lịch.
  • Kết cấu, vật liệu: Có sử dụng kết cấu mới trong việc cải tạo nâng cấp công trình như bê tông, sắt hộp, mái tôn.

Giải pháp tổ chức không gian NONT gắn với hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm

1. Quan điểm

  • Tuân thủ các quy định, yêu cầu chung về bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm;
  • Việc nghiên cứu cải tạo chỉnh trang không gian NONT phải gắn liền với công tác khảo sát hiện trạng, điều tra thực tế ở địa phương. Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nắm bắt được nguyện vọng của người dân, những thay đổi trong phát triển dịch vụ du lịch, điều kiện sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ du lịch;
  • Xác định các giá trị đặc thù cần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích làng cổ Đường Lâm để từ đó tổng hợp, phân tích, chọn lọc để đưa ra những giải pháp tổ chức không gian NONT phù hợp trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh như hiện nay.

2. Mục tiêu

  • Việc nghiên cứu giải pháp cải tạo chỉnh trang với mục đích định hướng xây dựng các công trình NONT và định hướng cải tạo các công trình hiện có phù hợp với làng cổ Đường Lâm;
  • Định hướng giải pháp tổ chức không gian ở, mối liên hệ các khối chức năng trong công trình phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch;
  • Góp phần làm tăng giá trị di tích làng cổ Đường Lâm trong việc kết hợp giữa cấu trúc không gian văn hóa làng xã truyền thống;
  • Bảo tồn được vốn giá trị làng cổ nhưng vẫn phải đáp ứng được những nhu cầu về tăng chất lượng không gian ở, không gian dịch vụ du lịch…

Giải pháp tổ chức không gian khuôn viên NONT kết hợp dịch vụ du lịch

Mô hình cấu trúc không gian khuôn viên nhà NONT

Trên cơ sở 03 mô hình cấu trúc NONT truyền thống bài báo đề xuất 03 mô hình cấu trúc không gian khuôn viên cho NONT kết hợp du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Cấu trúc không gian lấy không gian sân làm trung tâm, để tổ hợp các hạng mục công trình: Không gian nhà chính kết hợp với sân tạo thành trục không gian chính của toàn bộ bố cục khuôn viên nhà. Không gian nhà phụ được cải tạo nâng cấp và mở rộng để phục vụ các hoạt động du lịch. Tổng diện tích công trình NONT kết hợp du lịch tối thiểu 150m2. Chiều sâu lô đất tối thiểu 20m. Chiều cao công trình không quá 1,5 tầng.

Mô hình cấu trúc không gian NONT gắn với du lịch tại làng cổ Đường Lâm

a. Không gian chính:

Không gian ở là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt và nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, bao gồm các không gian tiếp khách, sinh hoạt kết hợp với không gian thờ cúng tổ tiên. Cũng có nơi là không gian sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hoặc không gian thăm quan cùng trải nghiệm cho du khách.

Không gian sản xuất có chức năng sản xuất, kho chứa nguyên liệu và sản phẩm. Đề xuất bố trí thêm các không gian chức năng dành cho khách du lịch đến thăm quan hoặc tổ chức các hoạt động cho khách du lịch cùng tham gia. Ngoài ra, có thể có các không gian chức năng khác như: Ăn uống, giải khát và lưu trú cho du khách khi có nhu cầu.

Không gian du lịch bố trí rong khu vực sản xuất, làm nghề, bố trí thêm các không gian chức năng khách để trưng bày sản phẩm và thăm quan cho du khách hoặc không gian cho du khách trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

b. Không gian phụ:

  • Vườn rau và cây ăn quả bố trí ở trước nhà chính, bên cạnh hoặc phía sau nhà để tạo cảnh quan và giải quyết các vấn đề vi khí hậu khi tổ chức các hoạt động du lịch bên trong đơn vị cư trú;
  • Bếp được bố trí tách khỏi nhà chính, trong nhà phụ. Trong một số trường hợp bếp được bố trí chung với không gian sản xuất;
  • Sân nhà ở phía trước nhà có thể được dùng trực tiếp làm nơi sản xuất thủ công hoặc là khu vực phơi sản phẩm nghề. Trong đó có thể bố trí các loại bồn hoa, cây cảnh truyền thống để tạo cảnh quan thu hút khách du lịch;
  • Khu sân rửa và bể nước mưa được bố trí ở trước sân của nhà chính hay bên cạnh đầu hồi nhà chính với bếp. Phục vụ trực tiếp cho qua trình sơ chế nguyên vật liệu và thau rửa các vật dụng phục vụ cho sản xuất và du lịch;
  • Cổng nhà là không gian kết nối của đơn vị cư trú và không gian làng cổ. Cổng bố trí liền kề với đường làng, có mái che hoặc không. Cổng thường xây bằng gạch đỏ, gạch đất, đá ong, hoặc đơn giản bằng gỗ và trồng cây xanh;
  • Tường bao, hàng rào được xây bằng gạch đỏ, gạch đất, đá ong (chủ yếu tại các thôn Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh). Hàng rào có thể tạo lập bằng cách trồng cây xén tỉa (chủ yếu tại thôn Cam Lâm và các đơn vị cư trú giáp đồng ruộng, ao hồ);
  • Ngõ kết nối cổng và sân nhà. Hiện nay đa số ngõ sử dụng bằng vật liệu chống trơn trượt như lát gạch nghiêng, đá ong. Phía trên bố trí giàn cây leo tạo bóng mát;
  • Hành lang là bộ phận kết nối không gian nhà chính, phụ với nhau. Trong các đơn vị cư trú cho hộ làm dịch vụ du lịch, hành lang có thể kết hợp giàn cây che nắng tạo bóng mát.
Mặt bằng điển hình tổ chức không gian NONT gắn với du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Kết luận

Ngoài ra, còn một số thành phần chức năng phụ như khu vực gom chất thải sản xuất, khu vực để nguyên vật liệu. Không gian này bố trí cuối hướng gió và xa với nhà chính, khuất tầm nhìn, gần với khu vực chuồng trại.

Kết luận

Bài báo đã làm rõ quan điểm, mục tiêu và giải phát tổ chức không gian NO phù hợp với mục tiêu bảo tồn di tích tại làng cổ Đường Lâm, đồng thời đề xuất mô hình cấu trúc và giải pháp tổ chức không gian NONT ở quy hoạch tổng mặt bằng. Kết quả nghiên cứu của bài báo là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đưa ra các giải pháp tổ chức không gian công trình, thi công xây dựng nhà ở nông thôn tại làng cổ Đường Lâm, hướng tới phát triển bền vững thông qua xác lập các giải pháp phù hợp với cảnh quan chung của làng cổ, bảo tồn phát huy giá trị di tích và đặc biệt cải thiện thu nhập cho các hộ dân.

TS. KTS Nguyễn Hoài Thu
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2021)


Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Đức Thiềm (2000) – Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
  • Nguyễn Đình Thi (2009) – Biến đổi không gian kiến trúc NONT và biện pháp quản lý, thiết kế xây dựng, Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, Hà Nội;
  • Nguyễn Đình Thi (2010) – Nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, Hà Nội.
  • Nguyễn Hoài Thu (2019) – TCKG NONT vùng ĐBSH trong quá trình phát triển CNH, HĐH – Luận án Tiến sĩ, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

The post Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhà ở nông thôn kết hợp dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3uopFWQ
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

UIA phát động Cuộc thi thiết kế Logo cho năm 2022: Thiết kế vì sức khỏe của UIA

Nhằm chọn ra logo phù hợp với nội dung định hướng năm, để xây dựng thương hiệu và quảng bá các hoạt động kéo dài cả năm, UIA phát động cuộc thi logo cho năm 2022 với chủ đề: “Năm thiết kế vì sức khỏe của UIA”.

Sự bùng phát của Đại dịch Covid19 đã nêu bật tầm quan trọng của môi trường trong việc kiểm soát dịch bệnh, giá trị của việc tạo ra không gian an toàn và lành mạnh cho tất cả mọi người và sự cần thiết của việc sử dụng nghiên cứu dựa trên bằng chứng để hỗ trợ thiết kế và hoạch định chính sách liên quan. Chính vì điều này, tháng 7/2021 vừa qua, Đại hội đồng UIA đã tuyên bố năm 2022 là “Năm thiết kế vì sức khỏe của UIA”. Cam kết này như lời kêu gọi tất cả các Hội thành viên của UIA khuyến khích các kiến ​​trúc sư và khách hàng của họ sử dụng thiết kế để tăng cường sức khỏe trong các tòa nhà và thành phố. UIA mong muốn, chủ đề này sẽ tạo điều kiện cho một loạt các sáng kiến ​​nhằm nâng cao nhận thức và cam kết thiết kế vì sức khỏe, bao gồm trung tâm thông tin kỹ thuật số truy cập mở, chương trình nghiên cứu quốc tế và hỗ trợ tạo ra các nguồn lực để giúp các kiến ​​trúc sư trên khắp thế giới tiến hành nghiên cứu về môi trường lành mạnh.

Thông tin cuộc thi: 

  • Tên cuộc thi: Cuộc thi Logo năm 2022: Thiết kế vì sức khỏe của UIA
  • Đối tượng tham dự:
    • Cuộc thi logo này dành cho tất cả mọi người;
    • Bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào cũng có thể thực hiện một hoặc nhiều lần gửi;
    • Một nhóm không được có nhiều hơn 5 thành viên.
  • Giải thưởng: 
    • Giải Nhất: 3.000 Euro và Giấy chứng nhận;
    • Giải Nhì: 1.500 Euro và Giấy chứng nhận;
    • Đề cử danh dự (tối đa 5): Giấy chứng nhận
  • Hội đồng giám khảo: 
    • Wei Yew (Canada) – Nhà thiết kế đồ họa;
    • Camille Vantrou (Pháp)  – Nhà Truyền thông và Lập kế hoạch Chiến lược tại Agence Neth Parisl;
    • Warren Kerr (Úc) – Nguyên Giám đốc Nhóm Y tế Công cộng UIA (2014-2017)
  • Thời gian: 
    • Ngày 27/9/2021: Phát động cuộc thi
    • Ngày 15/11/2021: Hạn nộp hồ sơ
    • Ngày 15/12/2021: Công bố các thiết kế đoạt giải
  • Đăng ký tham dự tại: https://uia.awardsplatform.com/
  • Để biết thêm thông tin cuộc thi:

Chi tiết yêu cầu cuộc thi:

Liên minh Kiến trúc sư Quốc tế (UIA) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Paris. Được thành lập vào năm 1948, đây là tổ chức duy nhất đại diện cho các kiến ​​trúc sư trên toàn cầu làm việc để thống nhất các kiến trúc sư, tác động đến các chính sách công về xây dựng và phát triển, cũng như nâng cao kiến trúc phục vụ nhu cầu của xã hội.

Thụy AnTCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

 

 

The post UIA phát động Cuộc thi thiết kế Logo cho năm 2022: Thiết kế vì sức khỏe của UIA appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3uq4S5m
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Tạo lập những bầu không khí hứng khởi

Trong suốt 5 năm vừa qua, KIENTRUC O đã thực hiện được 6 công trình giáo dục đa dạng, từ quy mô nhỏ đến quy mô rất lớn, từ trường mầm non cho các em nhỏ đến những khối lớp cho trung học, từ cải tạo đến xây dựng mới, từ đô thị đến vùng ven, từ đồng bằng đến đồi núi,… Thông qua 6 công trình trường học trải khắp các vùng miền này phần nào thấy được sự đa dạng của thể loại Kiến trúc Giáo dục tại Việt Nam. Song hành với kiến trúc là tính chất lịch sử, tập quán sinh hoạt con người và những nét đặc trưng văn hóa của từng vùng miền cũng được biểu lộ. Những điều này đã thể hiện khả năng nhạy cảm của kiến trúc giáo dục ngay từ khi thiết kế đến khi hoàn thành, và khi công trình đi vào giai đoạn sử dụng cũng có những tác động tích cực ngược lại cho bối cảnh của bản địa.

Việc thực hiện thiết kế những công trình giáo dục này cũng là cơ hội để Kientruc O có thể tìm hiểu và nhận biết sâu sắc về bản chất của không gian phục vụ giáo dục, những không gian giúp cho các em học sinh có cơ hội khám phá, có cảm hứng tương tác với nhau và tương tác với thiên nhiên trong bầu không khí của hứng khởi.

Công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 1 – 2015

Giai đoạn những năm 2010 tại những thành phố lớn ở Việt Nam như Tp.HCM, nhu cầu xây dựng rất cao. Trên nền tảng đô thị đã hình thành, nhu cầu cải tạo hoặc thay đổi chức năng mới những thể loại công trình có quy mô nhỏ là rất lớn, do có thể thi công luôn và hoàn thành trong thời gian ngắn.

Hiện trạng là một ngôi nhà để ở với cấu trúc rối rắm, việc thực hiện một công trình nhiều hứng thú thật không dễ dàng, mà điều này Kientruc O buộc phải làm cho nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 1 và nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 2.

Trong suốt quá trình tìm hiểu hiện trạng tại tầng áp mái, chúng tôi khám phá lại tuổi thơ của mình qua những góc hẹp khi đứng dưới mái dốc ngôi nhà. Và khá bản năng, tôi biết rằng mình cần làm những gì để có thể bắt đầu với những ý tưởng liên quan đến việc tạo lập. Từ 1 căn phòng cho đến 2 căn phòng và cho đến cả một tổ hợp. Đó là tổ hợp của những vùng không gian nhỏ tạo nên sự an tâm rất bản năng  cho trẻ, và không gian cũng phải bộc lộ sự hấp dẫn khám phá để khơi gợi tính chất hồn nhiên thuần phác của trẻ em khi tham gia và tương tác.

Với trải nghiệm thiết kế đạt được từ công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 1, sự khởi đầu của một ý tưởng thiết kế không đến từ kinh nghiệm thực hành. Tôi đã hiểu hơn về vai trò quan trọng của tiềm thức trong thiết kế, chính điều đó đã tạo nên sự thú vị cho thể loại này.

Và công trình giáo dục đầu tay này đã tạo ra những cơ hội và những chiêm nghiệm về kiến trúc mà chúng tôi thu nhận được trong suốt nhiều năm về sau.

Công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 2 – 2017

Công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 2 cũng được tạo ra từ việc cải tạo cấu trúc một ngôi nhà để ở. Tuy nhiên vị trí xây dựng này ở một khu vực không quá đông đúc và không phải ở vị trí trung tâm thành phố như công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 1.

Bối cảnh của công trình tọa lạc ở một quận ngoại vi, nơi mà những ngôi nhà được bao quanh bởi những khu vườn rộng rãi hơn.

Cách tiếp cận thiết kế được phát triển dựa trên nền tảng lập luận của cơ sở ban đầu, nên đó cũng là cơ hội để chúng tôi có thời gian tập trung nghiên cứu những khả năng tiềm ẩn mà một vùng không gian bên trong có thể được tạo ra với chủ đích đem lại những khám phá mới mẻ cho trẻ nhỏ, cũng như cho đội ngũ giáo viên và nhân viên của ngôi trường.

Thông qua khoảng rỗng là tổ hợp phong phú của những vùng không gian cao thấp – rộng hẹp khác nhau, chúng tôi nhận thấy rõ ràng sự tương tác giữa mọi người để cùng tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho không gian. Chính năng lượng có được này giúp cho không gian luôn mang tính hấp dẫn và sự thân mật cần thiết giữa mọi người, cùng nhau tạo nên sức sống động cho công trình.

Công trình nhà trẻ TTC ELITE BẾN TRE – 2017

Mặc dù đã có kinh nghiệm từ việc thiết kế nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 1 và nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 2, nhưng khi thực hiện thiết kế trường TTC Elite Bến Tre thì lại hơi khác. Tại thời điểm đó, Kientruc O lại không biết phải lựa chọn cách tiếp cận nào tối ưu nhất cho việc thiết kế một công trình giáo dục trên khu đất trống trải có bối cảnh rất lý tưởng này.

Và chúng tôi quyết định sẽ chờ đợi câu trả lời cuối cùng đến từ kết quả của quá trình nghiên cứu cùng lúc 2 giải pháp, với 2 cách đặt vấn đề hoàn toàn khác nhau. Một giải pháp thì tập trung vào sự sinh động tự thân và một phương án tập trung vào sự hòa nhập trọn vẹn cho bối cảnh. Sau quá trình hơn 4 tuần làm việc với cùng đội ngũ tham gia, chúng tôi cố gắng cùng lúc thổi hồn vào 2 giải pháp để nổ lực tìm kiếm câu trả lời chất lượng. Hình ảnh công trình như một ngọn đồi mang đến sự thuyết phục cao khi có được sự hòa nhập trọn vẹn vào bối cảnh, tạo ra sự tương tác rất thú vị giữa những cư dân sinh hoạt tại công viên trước công trình với trẻ em đang chơi đùa trên ngọn đồi thoải. Hình ảnh ngọn đồi này cũng giúp cho trẻ có sự hứng khởi mỗi ngày trước khi đến trường, chờ đợi những điều thú vị sẽ được diễn ra.

Chính quá trình tập trung cho phương án thiết kế cho công trình này, chúng tôi đã có được 1 kinh nghiệm qúy giá đồng thời hiểu rõ hơn về vai trò của công trình giáo dục đối với bối cảnh. Kientruc O hiểu sâu sắc hơn về bối cảnh với khí hậu, những cảm xúc trong thói quen sinh hoạt, về bản chất đô thị trung tâm và đô thị vùng, về lịch sử và con người một vùng đất,… đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo lập kiến trúc cho một công trình.

Kinh nghiệm thực nhận này tuy khá sơ khai nhưng rất thiết thực cho quá trình phát triển phẩm chất nghề nghiệp cần có cho một kiến trúc sư.

Công trình nhà trẻ TTC ELITE SÀI GÒN – 2018

Đây là công trình trường học có quy mô hơn về tầng cao so với 3 dự án giáo dục trước đây của chúng tôi. Khu đất mà chúng tôi nhận tham gia thiết kế là một khu đất đã sẵn có hệ móng hiện trạng. Đó hẳn là một công trình nhà trẻ phục vụ khu dân cư và các căn hộ trong tổng thể được quy hoạch.

Có thể thấy, các khu ở xung quanh công trình này có kiến trúc rất đơn điệu và thô sơ, chỉ có vai trò như những chiếc hộp mang công năng đơn thuần đã được xây dựng trong vòng hơn 10 năm trở lại, để giải quyết nhu cầu ở cấp bách của người dân. Chính vì vậy, Kientruc O mong muốn có thể tạo nên một công trình mang lại sự thú vị với sắc màu tươi mới, tạo sinh khí cho cả khu dân cư này.

 

Vấn đề đặt ra cho chúng tôi là không thể để trẻ em sinh hoạt ở không gian bên trong và nhìn ra những khối nhà vô cảm bao quanh. Vậy nên, chúng tôi quyết định tập trung tìm giải pháp cho các khung nhìn. Công trình có những ô cửa sổ với khung theo chiều sâu mang nhiều màu sắc để khi ánh nắng rọi vào sẽ tạo nên một lớp ánh sáng có màu nhẹ mờ ảo và lung linh hơn. Như cách ta nhìn vào một bức ảnh được thông qua một bộ lọc mang màu sắc của cổ tích.

Công trình này cũng giúp chúng tôi nhận ra rằng 1 kiến trúc sư có khả năng làm tốt được bao nhiêu khi công trình bị ràng buộc bởi những quy định xây dựng và ngân sách hạn chế.

Công trình nhà trẻ BÓ MÔN – 2019

Những công trình trường học từ thiện được xây dựng để giải quyết vấn đề cấp bách về chỗ học tập cho trẻ em ở vùng quê xa xôi và khó khăn là cách các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân đã và đang làm tại Việt Nam. Nhu cầu xây dựng này là rất nhiều và rất cần thiết. Tuy nhiên, việc đơn giản chỉ tạo ra một chiếc hộp có công năng thường là giải pháp lựa chọn trong thể loại công trình này vì nó an toàn, tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí giới hạn của một quỹ từ thiện.

Người Việt có câu châm ngôn: “của cho không bằng cách cho”, ở công trình này Kientruc O mong muốn có thể tạo ra một món quà ý nghĩa cho trẻ em bản địa cả về khía cạnh vật chất và tinh thần. Chúng tôi hi vọng những cảm xúc rung động mà công trình kiến trúc đem lại sẽ tác động đến tiềm thức đẹp đẽ của các em về lâu dài.

Ở công trình này chúng tôi cố gắng nghĩ thêm về sự kết nối của ngôi trường có sự thoải mái, tươi mới cho trẻ em khi vui đùa và học tập với dòng chảy văn hóa lâu đời của người dân tộc địa phương nơi núi rừng. Đồng thời, thiết kế cần có sự mới mẻ, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được phương cách xây dựng đơn giản và hiệu quả.

Ngoài ra, ở công trình này chúng tôi sử dụng hình ảnh liên tưởng đến tính chất của ngôi Đình- công trình cổ của Việt Nam, công trình cộng đồng của mọi người trong làng – với vai trò phụ như 1 trạm dừng chân nghỉ mát trong quá trình di chuyển, điều này là sự phù hợp đúng đắn cho trẻ em miền núi khi các em cần một nơi để vui chơi an toàn thay vì lang thang sau giờ học để chờ cha mẹ đi làm nương rẫy.

Ở công trình này Kientruc O có được sự tự do nhất định trong suy nghĩ về khả năng mà kiến trúc có thể linh hoạt được với nguồn kinh phí thấp và điều kiện xây dựng khó khăn. Thông qua quá trình kết nối trong giai đoạn thi công, chúng tôi có được niềm tin mãnh liệt về kiến trúc tạo ra năng lượng để giúp cho những nỗ lực của mọi người tham gia có thể thành hiện thực.

Công trình trường liên cấp IGC Tây Ninh – 2020

Đây là tổ hợp công trình giáo dục nhiều cấp học được xem là lớn nhất tại thành phố Tây Ninh, một cách khách quan, công trình đã mang tính biểu tượng về thể loại giáo dục cho thành phố.

Về cơ bản, công trình đã đáp ứng những tiện nghi cần thiết của một tổ chức giáo dục từ mầm non đến bậc tiểu học và bậc phổ thông cơ sở và trung học. Cùng với vị thế của khu đất, ở giữa 2 mặt đường rộng, cụm công trình đã có cách tiếp cận rất thuận tiện cho học sinh ở các cấp học và thuận tiện cho công việc điều hành các đơn vị giáo dục độc lập.

Tuy nhiên, việc trải dài của khu đất cũng là một áp lực liên quan đến sự hài hòa cho cả quần thể và sự hài hòa với các công trình dân cư 2 bên trục đường.

Chúng tôi bắt đầu dự án với nhiều giải pháp khác nhau như cách chúng tôi đã trải qua ở công trình trường TTC Elite Bến Tre, qua nhiều quá trình làm việc, chúng tôi đã vận dụng không gian vùng rỗng để làm tăng sự phong phú cho việc trải nghiệm học tập giống như cách chúng tôi đã đạt được từ công trình nhà trẻ Chuồn Chuồn Kim 2. Tuy vậy, ở tổ hợp này các không gian vùng rỗng đã được vận dụng cho các vùng không gian sinh hoạt ngoài trời vì chúng sẽ tạo ra sự kết nối sinh động và trực tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên, điều mà cần phải được làm cho công trình ở các cấp học phổ thông.

Chính các không gian vùng rỗng đã giúp chúng tôi tạo ra sự hài hòa, mang lại nhiều năng lượng cho tổ chức giáo dục và cho cả quần thể trong bối cảnh đô thị.

Thông qua công trình này, chúng tôi nhận ra được rằng khoảng trống giữa các khối vật thể có tầm mức quan trọng. Khoảng cách giữa các tòa nhà không đơn thuần là khoảng cách vật lý, chúng là khoảng không gian của vô hình nhưng nếu được nhà thiết kế quan tâm và nhìn nhận rõ ràng vai trò, thì đó sẽ là những vùng không gian mang lại sự dung hòa bao phủ, cũng như tạo ra lực kết nối giữa con người, kiến trúc với thiên nhiên.

 

5 năm là thời gian không quá dài, tuy nhiên qua đó có thể nhận thấy, môi trường cho các công trình giáo dục tư thục tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đạt được nhu cầu bền vững và mang lại triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, điều này góp phần tạo nên chất lượng cho nền giáo dục của quốc gia.

Bằng chứng thực tế cho thấy rằng, trong giai đoạn 2016-2020 mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR- Compound Annual Growth Rate) (*) ngành giáo dục tư thục Việt Nam đã đạt 11% và tại thời điểm đại dịch Covid 19, mức tăng trưởng vẫn đạt 2-3% vào năm 2020 – là mức tăng trưởng cao so với thế giới.

Vì thế, ở vai trò người thiết kế các công trình giáo dục, việc tạo ra những không gian mang bầu không khí của hứng khởi sẽ giúp cho trẻ em, học sinh và cả đội ngũ giáo viên có được môi trường lý tưởng để cùng nhau tạo nên những cảm hứng sáng tạo và thăng hoa trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

An Ni
© Tạp chí kiến trúc


Ghi chú
(*)  theo tổ chức L.E.K Consulting ghi nhận

The post Tạo lập những bầu không khí hứng khởi appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3kVgjyO
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Xu hướng sinh thái hóa không gian công cộng trong đô thị

Không gian công cộng (KGCC) phản ánh trình độ quản lý, năng lực thiết kế và đặc trưng về tự nhiên – kinh tế – văn hóa – xã hội của một khu vực. Hiện có nhiều xu hướng tổ chức KGCC trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là 06 xu hướng sau: 1. Sinh thái hóa, 2. Quốc tế hóa, 3. Bản địa hóa, 4. Công nghệ hóa, 5. Đa năng hóa và 6. Linh hoạt hóa. Bài viết này luận bàn về xu hướng đầu tiên, hiện đang phát triển mạnh thành một trào lưu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên do quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát gây ra. Chất lượng cuộc sống không chỉ được đo đạc bằng các tiện ích vật chất hoặc tiện nghi khí hậu, mà còn được thể hiện ở nguồn tài nguyên sinh vật giàu có và sự cân bằng sinh thái. Khi triển khai áp dụng tại Việt Nam cần kết hợp sinh thái hóa với 5 xu hướng còn lại theo một tỷ lệ thích hợp, tùy thuộc điều kiện của từng địa điểm, phát triển thành các “gói” giải pháp tích hợp nhằm đạt được hiệu quả mong muốn là đô thị trở nên sinh thái hơn.

1. Dẫn luận

Nhân loại đang phải hàng ngày hàng giờ đối mặt với sự suy thoái môi trường và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên sinh vật (hoặc nâng tầm lên một chút là cả hệ sinh thái, nơi các loài sinh vật thích nghi với môi trường và gắn bó với nhau qua nhiều mối quan hệ phức hợp) là một hợp phần. Các quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã và đang bào mòn hoặc làm rỗng nhiều mảng sinh thái còn lại trong đô thị, khiến cuộc sống của cư dân đang “thừa nhân tạo và thiếu thiên nhiên” và tách biệt khỏi hệ sinh thái tự nhiên hơn bao giờ hết.

Theo quan điểm thiết kế đô thị và sinh thái đô thị hiện đại, thiết kế cảnh quan là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên nhưng lại được con người quy hoạch có hệ thống trong đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu của cư dân, góp phần làm hệ sinh thái đó vận hành thông suốt và cân bằng giống như hệ sinh thái vốn tồn tại trong tự nhiên. Hệ sinh thái cảnh quan trong đô thị có nhiều cấp độ, từ cấp độ lớn (phạm vi toàn đô thị) cho đến cấp độ nhỏ (phạm vi từng công trình). Sinh thái hóa không gian đô thị nói chung và KGCC nói riêng thể hiện qua việc thiết kế cảnh quan đô thị có hiệu quả và đa hình thức – đa chức năng, có tác dụng thúc đẩy quá trình mở rộng nguồn tài nguyên sinh vật trong những không gian nhân tạo vốn dĩ dành sự ưu tiên cao cho con người. Quy trình thiết kế cảnh quan đô thị cần tôn trọng những quy luật của hệ sinh thái tự nhiên. Hệ thống cảnh quan nhân tạo đó phải được thiết lập sao cho gần gũi thiên nhiên nhất có thể, nhằm mục tiêu đảm bảo môi trường sống thực sự lành mạnh cho cư dân, hài hòa với thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên chứ không xung khắc hoặc lấn át thiên nhiên (Bo Yang, Ming-Han Li and Shujuan Li, 2013).

Khi minh họa tầm quan trọng của yếu tố sinh thái trong một đô thị, nhất là đô thị với mật độ xây dựng cao, học giả Nirmal Kishnani (ĐHQG Singapore) trong cuốn sách mới nhất được xuất bản tiêu đề là Ecopuncture (Tạm dịch: “Châm cứu Sinh thái”) đã viện dẫn quan điểm coi sinh thái là một “Vốn quý hay kho báu về hình thái của chủ nghĩa đô thị sinh thái”, điều mà KTS Serge Salat đã chắt lọc và nêu bật trong tác phẩm Cities and Forms – On Sustainable Urbanism (tạm dịch: “Các đô thị và hình thức – Về chủ nghĩa đô thị bền vững”). Theo đó, độ phức hợp của chủ thể nghiên cứu (sinh thái đô thị) được bổ sung bằng những kết nối hoặc thành tuyến, hoặc thành mạng lưới của các yếu tố hàm chứa sinh thái thiên nhiên, bao gồm thảm thực vật và một số loài động vật lấy mảng xanh đó làm môi trường cư trú, chẳng hạn như các dải cây xanh dọc theo đường phố, nút giao cắt, mặt đứng xanh, mái xanh, sân trong của các tòa nhà, những diện tích mặt nước dù nhỏ như bể cảnh trong sân vườn nhà, và quan trọng hơn cả là ý nghĩa nhiều lớp của các yếu tố này – Bởi vì một hình thái tốt hơn về mặt môi trường và sinh thái thì cũng có nhiều ưu điểm hơn xét trên góc độ xã hội và trải nghiệm (Kishnani, 2019).

2. Sinh thái hóa đô thị và sinh thái hóa không gian công cộng trong đô thị

Sinh thái hóa đô thị cần được thể hiện rõ nét và trước hết trong các KGCC, nơi tập trung đông người với nhiều hoạt động minh chứng cho sức sống của đô thị, do đó cần được thiết lập hoặc tái thiết kế xứng tầm với vai trò là “bộ mặt của đô thị”. KGCC trong một đô thị đúng nghĩa, được quy hoạch và thiết kế tốt vì con người, vốn dĩ có độ đa dạng cao và sự phân bố rộng khắp, có thể hiện diện bên trong hoặc bên ngoài khu ở. Dù được bố trí ở đâu, KGCC cũng cần được thiết kế trên quan điểm kiến trúc cảnh quan và trên nền tảng sinh thái học. Nơi nào in quá đậm dấu ấn nhân tạo đến mức thiếu hụt thiên nhiên, thì nơi đó phải được sinh thái hóa trở lại.

Quá trình (tái) sinh thái hóa KGCC bắt đầu bằng việc xanh hóa các khoảng trống chưa được phủ xanh hoặc đã được phủ xanh nhưng không thích hợp hoặc không hiệu quả. Khi quá trình xanh hóa là bước 1 của đa dạng sinh học hoàn tất, thực vật thuộc nhiều chủng loại được trồng thành các tầng lớp xen kẽ nhau và nếu sinh trưởng tốt thì sẽ tạo lập môi trường sống thuận lợi, thu hút một số loài động vật đến cư trú, đồng nghĩa với bước 2 của đa dạng sinh học sẽ đạt được. Cả thiết kế mới trên quan điểm sinh thái học lẫn sinh thái hóa trở lại sẽ khiến KGCC của đô thị trở thành những “kho dự trữ tài nguyên sinh vật” tiềm năng, đưa thiên nhiên gần hơn nữa với con người. Khi cây xanh và mặt nước là hai thành tố cơ bản tạo lập cảnh quan đô thị được phối hợp với nhau thì sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn trong cuộc sống, bao gồm: 1. Sức khỏe cá nhân tốt hơn trên hai phương diện sinh học và tâm lý học khi tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên hàng ngày, 2. Cảnh quan trở nên hấp dẫn hơn khi có nhiều yếu tố góp phần và được bố trí theo các giải pháp khác nhau, thay đổi theo từng vị trí, 3. Môi trường sống được cải thiện đáng kể khi tổ hợp cây xanh và mặt nước có tác dụng cộng hưởng, hạ nền nhiệt độ khu vực hiệu quả gấp đôi so với từng yếu tố riêng lẻ, 4. Tốc độ tiêu thoát nước mưa nhanh hơn và khả năng trữ nước mưa cũng cao hơn, giảm thiểu nguy cơ úng ngập, và hơn hết là 5. Tăng cường tính đa dạng sinh học, khi các sinh vật trên cạn và sinh vật dưới nước cùng tồn tại cạnh nhau, có quan hệ cộng sinh hoặc loại trừ nhau theo quy luật cân bằng trong thiên nhiên, tạo thành một quần xã sinh vật thực sự phong phú ngay trong lòng đô thị.

Đương nhiên, những thành phần sinh thái “ra tấm ra món” như khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cây, hành lang xanh, vùng chuyên canh nông nghiệp, công viên, vườn hoa, sông lớn, hồ rộng, … bên trong cũng như ngoại vi đô thị là điều kiện vô cùng thuận lợi và rất có giá trị, song không phải nơi nào cũng có sẵn (do thiên nhiên ưu ái hoặc nhờ tầm nhìn quy hoạch từ nhiều thế kỷ (thập kỷ) trước). Với những thành phần sinh thái và không gian “nhỏ bé vụn vặt” tưởng chừng như ít giá trị, dễ bị coi nhẹ hoặc thậm chí bị bỏ quên – nhưng trong thực tế vẫn có lợi thế riêng, có thể len lỏi vào từng ngóc ngách của đô thị, làm những không gian xen kẹt tưởng chừng khó sử dụng đó lại trở nên có ý nghĩa, lấp đầy các “hốc” và những “khe trống”, “mảng trắng” mà sinh thái đô thị kiểu “bài bản chính quy” không thể thẩm thấu đến. Điều này đặc biệt đúng với những đô thị có mật độ xây dựng dày đặc như các quận trung tâm Hà Nội, nơi mà không gian trống nếu còn để xanh hóa – sinh thái hóa thì phân bố rải rác lấm chấm kiểu xôi đỗ.

3. Một số gợi ý về giải pháp sinh thái hóa không gian công cộng trong đô thị

Để đảm bảo chắc chắn năm lợi ích nêu trên, các gợi ý sau về sinh thái hóa (xanh hóa) đô thị được khuyến nghị áp dụng cho cả hai trường hợp KGCC trong và ngoài khu ở, được tổng kết từ thành công của một số dự án thực tiễn trên thế giới, theo Alessandro Ossola & Jari Niemelä (2018), Kirsten M. Parris (2016), Hiroyaki Suzuki và cộng sự (2010):

  • Sinh thái hóa – xanh hóa KGCC từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình trước khi đạt được trên quy mô lớn. Đối với khu ở: Sinh thái hóa – xanh hóa từ không gian bán công cộng (nhóm nhà ở) đến KGCC (toàn khu ở). Trong trường hợp ngoài khu ở, quá trình này đi từ cấp khu vực (phường – xã) qua cấp trung gian (quận – huyện) lên cấp cao nhất (toàn thành phố);
  • Sinh thái hóa – xanh hóa KGCC theo từng mảng nhỏ (các không gian trống dạng xen kẹt còn lại, các mảng xanh của hộ từng hộ gia đình – liên hộ hoặc nội bộ cơ quan – trụ sở – đơn vị đóng trên địa bàn), liên kết dần với các mảng xanh trung bình đã có (vườn hoa, công viên) bằng các tuyến cây xanh đường phố, gắn tiếp với các mảng xanh lớn hơn (công viên, rừng cây, hành lang xanh, vùng chuyên canh cây trồng, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên, …), tạo thành mạng lưới liên hoàn và rộng khắp;
  • Tương tự, đối với diện tích mặt nước, nếu có sẵn và điều kiện cho phép, cần liên kết bằng cách nối thông các hồ nhỏ với nhau và hồ nhỏ với hồ lớn bằng kênh dẫn nước, các hồ lớn với nhau và hồ lớn với sông chính bằng sông đào (nếu không có sẵn sông tự nhiên). Những diện tích mặt nước như sông, hồ, kênh, …, nếu muốn để bờ tự nhiên, không có kè và rào chắn, cần tính toán độ sâu của mặt nước trong khoảng 10 m từ bờ trở ra, chỉ sâu 50 – 60 cm để đảm bảo an toàn, trẻ nhỏ nếu trượt chân ngã cũng không bị đuối nước;
  • Những khu vực không thuận lợi cho việc xây dựng (hành lang dọc đường cao tốc, khu đệm cách ly quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu vực có nền đất yếu, khu vực trũng thấp dễ bị ngập lụt, …) theo kinh nghiệm quốc tế có thể được tận dụng, chuyển hóa thành những chuỗi cảnh quan cạn và cảnh quan ngập nước xen kẽ và thông ra sông hoặc ra hồ lớn. Một số khu thuần túy cảnh quan – sinh thái này hoàn toàn có thể được khai thác như không gian công cộng, như một dạng công viên, nếu có một cạnh tiếp xúc hoặc nằm trong khoảng cách đi bộ 400 m từ nhà ở;
  • Với các KGCC quy mô từ trung bình trở lên, diện tích cho phép để kết hợp cây xanh và mặt nước theo phương ngang với một tỷ lệ thích hợp. Trong trường hợp diện tích hạn chế, sự kết hợp này có thể được chuyển sang thực hiện theo chiều đứng, với các mảng xanh bám theo diện tường, bên cạnh các màn nước chảy chậm nhiều tầng bậc từ trên cao xuống một bể cảnh nhỏ ở dưới chân thác rồi lại được bơm ngược lên đỉnh và cứ thế luân chuyển nhiều lần;
  • Trồng các loại cây thành nhiều tầng (trên/dưới), nhiều lớp (trong/ngoài), đan xen nhiều loại (có sẵn/mới), ưu tiên các loài bản địa và có thể chọn một số loài thực vật nhập khẩu được các nhà sinh vật học xác nhận không phải là loài xâm lấn gây hại ngoại lai;
  • Tích hợp canh tác đô thị vào nội dung sinh thái hóa KGCC. Tận dụng những khu đất trống, các khoảng sân xung quanh và sân thượng của các tòa chung cư để làm vườn cộng đồng, bên cạnh các vườn riêng của từng hộ gia đình trong những biệt thự hoặc nhà liền kề. Các loại cây nên trồng không chỉ làm cảnh, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế như cung cấp rau củ quả là thực phẩm hàng ngày, hoăc thân rễ lá là nguyên liệu đầu vào của quá trình bào chế thuốc nam và/hoặc một số loại biệt dược;
  • Để tạo nét nhận diện cho từng khu vực, cần xác định loài cây chủ đạo và không nên lặp lại ở cự ly gần. Những cây khác loại được trồng phối hợp thì không đặt ra yêu cầu hạn chế về số lượng loài hay số lần lặp lại, miễn là phù hợp với cây chủ đạo cả về mặt sinh học (không kỵ nhau hoặc cạnh tranh loại trừ nhau) lẫn về mặt thẩm mỹ (không tạo sự tương phản quá mức). Các cây được chọn cần được các nhà sinh vật học tham vấn cho ý kiến, không chứa chất độc và cũng không hấp dẫn côn trùng có hại như ruồi muỗi, rết, bọ xít, … hoặc động vật nguy hiểm đối với con người;
  • Thay thế các bề mặt không có khả năng thấm hút nước (bê tông, nhựa đường, gach nung) bằng vật liệu có khả năng thấm hút nước (đất trồng cỏ, gạch tự chèn dạng đục lỗ nhồi đất trồng cỏ) để tạo điều kiện bổ sung nước ngầm, không làm gián đoạn chu trình nước trong tự nhiên….

Một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng sinh thái hóa KGCC trong đô thị là công viên trung tâm khu dân cư Tanner Spring ở TP Portland, tiểu bang Oregon tại Hoa Kỳ, được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Thay vì chỉ thiết kế một công viên cạn như các khu ở lân cận, đơn vị tư vấn quy hoạch đã quyết định kiến tạo một khu dự trữ sinh quyển đúng nghĩa ngay trong khu dân cư, có một phần diện tích là hồ sinh học để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt và nước xám đã qua xử lý kỹ thuật từ các cụm nhà gần đó. Đây là không gian nghỉ ngơi thư giãn ngoài trời được ưa thích của cư dân. Các bậc phụ huynh coi đây là bảo tàng mở về sinh thái, dạy cho con em họ những bài học vỡ lòng sinh động về đa dạng sinh học, thiên nhiên tươi đẹp và ý thức giữ gìn môi trường, tình yêu thiên nhiên và bảo vệ hệ sinh thái trước khi đến trường, và trải nghiệm thực tiễn sau khi học trên sách vở.

Công viên dù không lớn (3.600 m2) vẫn được chia thành ba vùng rõ ràng: Vùng 1 ngoài một số cây bóng mát cỡ vừa và nhỏ chủ yếu trồng thảm thực vật là cây bụi, trong khi đó vùng 2 được xác định là phần chuyển tiếp giữa cảnh quan trên cạn và cảnh quan dưới nước, ưu tiên trồng cỏ và các loại lau sậy, còn vùng số 3 là khu ngập nước hoàn toàn, nơi thả rong, tảo, hoa súng và một số loài thực vật thủy sinh khác có khả năng làm sạch nước bằng cách hấp thụ các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan. Khi những loài thực vật này hấp thụ tối đa các chất có trong nước, chúng sẽ được vớt bỏ từng phần và một lượt cây mới thay thế được thả vào, chu trình lọc nước lại tiếp diễn. Thống kê gần nhất ghi nhận có tới 72 loài thực vật đã hiện diện trong công viên (Managing Habitat, 2021). Sự đa dạng của các loài thực vật và mật độ trồng cây được tính toán hợp lý cung cấp môi trường sống thuận lợi cho một số loài động vật nhỏ như chim sâu, giun đất, chuồn chuồn, bướm, bọ rùa, nhện nước, cá vàng, ếch, … có nghĩa là đủ đại diện của cả ba nhóm động vật trên cạn, dưới nước và lưỡng cư. Khả năng tiếp cận của người dân để quan sát các loài động thực vật được tối đa hóa bằng những đường dạo uốn lượn xuyên qua các bãi cỏ và cây bụi, các phiến đá kê trên mặt nước và các bậc ngồi nghỉ trên hai triền dốc dọc theo hai cạnh của công viên.

Dự án sinh thái hóa công viên trung tâm khu ở Tanner Spring (Portland, Oregon, Hoa Kỳ) (Nguồn: Land8)

Lời kết

Sinh thái đô thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt cảnh quan hay khí hậu – môi trường mà còn là một đòn bẩy với xung lực đáng kể nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Vì thế, trong bối cảnh đô thị hóa ngày nay, sinh thái hóa là một nhiệm vụ cấp bách, với những ích lợi to lớn và rõ ràng đến mức không phải bàn cãi, để hoàn trả cho đô thị và không gian sinh sống của con người những khoảng thiên nhiên cần thiết cùng nhiều giá trị sinh thái cơ bản đã bị lấy đi bằng cách này hay cách khác, ở mức độ thấp hoặc mức độ cao. Vấn đề sẽ chỉ gói gọn lại trong câu chuyện con người sẵn lòng trả lại bao nhiêu mét vuông từ quỹ đất xây dựng để dành cho cảnh quan và kiến tạo trong phạm vi đó một hệ sinh thái phù hợp. Những nguyên tắc và quan điểm chính của sinh thái hóa đô thị và sinh thái hóa KGCC trong đô thị có thể được áp dụng rộng rãi, mô hình hóa một cách tổng quát và chi tiết hóa trong từng trường hợp cụ thể với những điều kiện và dữ liệu đầu vào riêng.

NCS. Nguyễn Hải Vân Hiền
Bộ môn Quy hoạch Vùng và Đô thị, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng
PGS. TS. Nguyễn Quang Minh
Bộ môn Kiến trúc Dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2021)


Tài liệu tham khảo
1. Bo Yang, Ming-Han Li and Shujuan Li (2013), Design with Nature for Multi-functional Landscapes: Environmental Benefits and Social Barriers in Community Development, International Journal of Environmental Research and Public Health, No. 10, pp. 5433-5458
2. Nirmal Kishnani (2019), Ecopuncture – Transforming Architecture and Urbanism in Asia, BCI Asia Construction Information Pte. Ltd, Singapore, p. 84
3. Alessandro Ossola & Jari Niemelä (2018), Urban Biodiversity – from Research to Practice, Routledge, London & New York, pp. 187-197, 205-213
4. Kirsten M. Parris (2016), Ecology of Urban Environment, Wiley & Blackwell, New Jersey, pp. 177-192
5. Hiroyaki Suzuki, Arish Dastur, Sebastian Moffatt, Nanae Yabuki & Hinako Maruyama (2010), Eco2 Cities – Ecological Cities as Economic Cities, World Bank, Washington DC, pp. 175, 188, 197
6. Trang web Managing Habitat – Friends of Tanner Spring:
https://ift.tt/2Y4EN06
7. Trang web Land8:
https://ift.tt/3zRNO9w

The post Xu hướng sinh thái hóa không gian công cộng trong đô thị appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.



from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3AUMeVB
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//