Sự phát triển của nghệ thuật dường như luôn là một tiến trình hai chiều. Một mặt, sự đồng chất hoá làm suy giảm và mất dần tính đa dạng. Mặt khác, sự giao lưu làm xuất hiện những kết quả tích hợp mới và những đặc tính đa dạng mới. Trong lĩnh vực nghệ thuật, may mắn thay, tiến trình thế giới hoá văn hoá đã không bị sự đồng chất hoá làm tê liệt sức sống của những yếu tố đặc thù vùng miền, dân tộc. Sự tiếp xúc và giao thoa của nhiều nền văn hoá đã làm phong phú thêm các yếu tố “đặc thù”, hay nói cách khác, nó bổ sung và truyền thêm sinh lực cho những đặc tính cổ truyền ưu trội.
Bước sang thế kỷ 21, sự toàn cầu hoá càng xảy ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở mọi lĩnh vực. Hiện tượng này thúc đẩy nhiều lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, đa phương, và (hoặc) liên văn hoá, khiến cho giới nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, quốc tế cũng như Việt Nam, ngày càng có sự biến chuyển tư duy tích cực, bao quát và tổng hợp hơn. Cuốn sách mới nhất này của TS Trần Hậu Yên Thế là một minh chứng thuyết phục cho một bối cảnh nghiên cứu cởi mở và chủ trương nghiên cứu tích hợp, đa chiều.
Có thể nói, cuốn sách này là chuyến du hành cùng nghệ thuật Việt xuyên không gian và thời gian. Những tác phẩm, địa chỉ và chủ đề khảo cứu trải dài trong một khung thời gian rất rộng, từ thời sơ sử cho tới nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời, mỗi chi tiết hay vấn đề được tác giả nêu lên, biện giải luôn là những mắt xích của sự đan cài nhiều nền văn hoá, nhiều truyền thống tôn giáo hoặc những biến động địa chính trị. Tại mỗi bài viết đơn lẻ, ví như một trạm dừng trong chuyến du hành này, người đọc có được khoảng thời gian thú vị để chiêm ngưỡng kỹ càng – hay “soi” – các tác phẩm, suy tư về những vấn đề được trình bày với một văn phong dung dị của nhà nghiên cứu, đôi khi có sự trích dẫn cả huyền sử hay thi ca, nên càng hấp dẫn song không kém phần thuyết phục bởi những dẫn chứng mang tính phân tích, so sánh liên ngành, từ khảo cổ học, nhân học, địa dư học, cho đến văn hoá học, biểu tượng luận,…
Nếu cho rằng: “Mỹ thuật là một hình thức nhận thức”, thì nghiên cứu mỹ thuật lại càng là một quá trình tự ý thức. Trong nhiều bài viết của cuốn sách, TS Trần Hậu Yên Thế đã hơn một lần trở đi trở lại với những nghiên cứu, phán đoán, nhận định trước đây của mình, để rồi tự phản biện. Và, dưới những góc nhìn mới, có tham khảo và đối chiếu với những kết quả nghiên cứu mới của đồng nghiệp trong nước và quốc tế – rút ra những kết luận mới có giá trị học thuật. Đây là một thái độ khảo cứu nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học, cũng là một điểm sáng của cuốn sách tổng hợp các kết quả nghiên cứu mỹ thuật mới này của tác giả Trần Hậu Yên Thế .
TS Phạm Long
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 11-2021)
Mục lục
Cổ trung đại
1. Nghệ thuật Đông Sơn và hệ sinh thái duyên hải
2. Trống đồng Động Xá và giao lưu văn hóa Điền – Việt
3. Quý ông Lạch Trường và huyền tích Mai An Tiêm
4. Con cừu đá ở đền thờ Sĩ Nhiếp và dấu ấn Tây Vực
5. Nanh rồng Đại Việt và kiểu thức Makara
6. Tượng Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm từ cách nhìn lịch đại và khu vực học
7. Chân tảng chùa Phật Tích và vũ điệu Khương Cư
8. Chim Kalavinka chùa Thái Lạc và nghệ thuật Phật giáo Đông Bắc Á
9. Con rồng ở điện Kính Thiên và kiểu thức phương Nam
10. Chim uyên ương ở Hoàng thành và tâm thức Bách Việt
11. Con nghê, giọt lệ hóa đá và tính chất tưởng niệm phương Đông
12. Tay ải tay ai trên sập rồng đền vua Đinh và thuyết Nhân hóa luận
13. Đình làng Việt và sự xuất hiện của Tổ truyền đăng
14. Khúc hoan ca rồng tiên ở đình Thổ Ngõa và cái chết của họa gia Thịnh Trứ
15. Hình tượng con rồng trên phủ việt đền vua Đinh, vua Lê và cội nguồn dân tộc
Cân hiện đại
16. Sự xuất hiện của khẩu súng Tây ở đình Liên Hiệp và chính sách mở toang ngoại thương Đại Việt
17. Tượng Thổ địa chùa Tây Phương và Quan Công thời Tam Quốc
18. Sập đá ở Thiên Thọ lăng và mỹ học của sức nặng
19. Tranh Tố Nữ Hàng Trống và sách Tố Nữ kinh của Trung Hoa
20. Con rồng, thanh gươm và nhành ô liu trên thành huy Hà Nội thời Pháp thuộc
21. Con nghê trên ngai vàng triều Nguyễn và nhầm lẫn trong ghi chép của Ch.Gosselin
22. Bức phù điêu trừu tượng trên phố Khâm Thiên và danh họa Malaevic
23. Cửa chính Đại học Đông Dương và bóng đèn điện
24. Con phố Victor Tardieu ở Hà Nội và Bảo tàng Corado Feroci ở Bankok
25. Chiếc veston của Hồ Chí Minh và con tem của Nguyễn Sáng
The post “Soi từ phía khác” – Mỹ thuật Việt dưới những góc nhìn mới appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
from Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam https://ift.tt/3Fenw3V
Blog phát triển bởi https://tuvankientrucnha.blogspot.com/
Tìm kiếm đơn vị chuyên xây dựng công trình nhà ở Hà Nội https://thoxay.vn//
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét